Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính

22 2.1K 25
Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU2PHẦN NỘI DUNG41. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên42. Phép biện chứng và phép siêu hình với khoa học máy tính113. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học máy tính163.1. Khoa học máy tính là một thế giới vật chất163.2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan173.3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất183.4. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng20PHẦN KẾT LUẬN21TÀI LIỆU THAM KHẢO22

Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 4 2. Phép biện chứng và phép siêu hình với khoa học máy tính 11 3. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học máy tính 16 3.1. Khoa học máy tính là một thế giới vật chất 16 3.2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan 17 3.3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất 18 3.4. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng 20 PHẦN KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 2 PHẦN MỞ ĐẦU Lịch sử hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên nói chung và khoa học máy tính nói riêng đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức ấy luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn chứng minh rằng, triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc để khái quát nên những nguyên lý, quy luật chung nhất của mình, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên. Việc nghiên cứu và nắm vững mối quan hệ này có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, đặc biệt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu các môn lý luận chính trị nói chung, triết học nói riêng, cũng như trong nghiên cứu, giảng dạy các ngành khoa học tự nhiên. Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển như vũ bão, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi tận gốc rễ bộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự giải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể và vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với các khoa học cụ thể có ý nghĩa quan trọng. Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện và giúp người khác rèn luyện phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹ thuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trình bày, … và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phong chính xác, …”. Đối với Nhà trường đồng chí nói: “Ở trường Đại học, điều chủ yếu là học phương pháp bên cạnh việc học được Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 3 điều này điều nọ. Điều này điều nọ có người nói là sau 8 - 10 năm, có thể là sau 15 năm sẽ trở nên lạc hậu. Cái còn lại đáng quý là phương pháp. Nếu anh tự vũ trang được một phương pháp vững mạnh thì anh dùng nó suốt đời vì anh phải học mãi mãi.” (Bài nói chuyện trước Đại hội Đại biểu lần thứ tư Hội liên hiệp học sinh đại học Việt Nam). Như vậy, ngay từ những thập niên 1960 -1970, các đồng chí lănh đạo Đảng và Nhà nước đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Triết học Mác và các khoa học cụ thể, và chỉ có việc nắm vững, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng về các vấn đề này của các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể thực hiện được những vấn đề mà các đồng chí lãnh đạo đã dặn dò. Triết học tác động vào khoa học tự nhiên nói chung và khoa học máy tính nói riêng trước tiên là thông qua thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với khoa học tự nhiên. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, với tính cách là phương pháp luận của khoa học tự nhiên, giúp cho việc khái quát và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa học. Trong những điều kiện ngày nay, khi khoa học tự nhiên đang ra sức tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con đường để làm phong phú và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và tác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển của khoa học cũng chính là ở đây. Nếu chúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là không hiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cách sáng tạo. Từ những lý do trên nên tôi quyết định chọn chủ đề nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa triết học và khoa học máy tính” làm đề tài tiểu luận của bản thân. Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 4 PHẦN NỘI DUNG 1. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên Lịch sử phát triển của triết học cũng như của khoa học tự nhiên đã cho thấy, không phải bất kỳ trào lưu triết học nào cũng giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn đối với khoa học tự nhiên, thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển, và ngược lại, không phải các thành tựu của khoa học tự nhiên là cơ sở khoa học để chứng minh cho những luận điểm của mọi trào lưu triết học. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người ngày một cao hơn, những hiểu biết về những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội ngày một phát triển, các nguyên lý, các lý thuyết về thiên văn học, toán học, vật lý, hoá học,… dần dần được tích luỹ với những phát triển của khoa học triết học nói chung và khoa học cụ thể nói riêng. Thực tế đã cho thấy, càng đi sâu vào nghiên cứu các hiện tượng khác nhau của tự nhiên, khoa học tự nhiên càng vấp phải nhiều vấn đề mà tự nó không giải quyết được vì những vấn đề đó tuy gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên nhưng lại là những vấn đề triết học. Điều này đã được A. Einstein khẳng định: “Những khó khăn mà vật lý hiện nay đang vấp phải trong lĩnh vực của mình đã buộc ông ta phải đề cập đến những vấn đề triết học nhiều hơn so với các nhà vật lý của các thế hệ trước”. Quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên, với các khoa học chuyên biệt nói chung trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức còn đang ở điểm xuất phát, tri thức khoa học còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết học hầu như là dạng thức lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất cả các vấn đề về tự nhiên, xã hội và tư duy, mà lúc ấy thực ra cũng chỉ là những phác thảo sơ lược, chưa thấy cụ thể, chưa hoàn thiện. Tính bao trùm ấy của tri thức triết học khiến nó được xem như “môn khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các môn khoa học khác”. Quan niệm này tồn tại khá lâu trong lịch sử và Ph. Ăngghen đã gọi hệ thống Hegel là “cái thai đẻ non cuối cùng” theo nghĩa này. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, cùng với quá trình chuyên biệt hoá tri Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 5 thức, triết học, xét về tính chất của nó không còn đóng vai trò là “khoa học của các khoa học” nữa. Trong thời đại của chúng ta các nhà khoa học có thể trở thành những triết gia, chứ không phải ngược lại. Ý tưởng “triết học – khoa học của các khoa học” biểu thị một truyền thống, hơn là thực chất của vấn đề. Ngày nay, đứng trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thì những khái niệm, những phạm trù, những tư tưởng, những phương pháp nghiên cứu mới không ngừng ra đời. Mặt khác, cuộc cách mạng ấy cũng đang đặt ra hàng loạt vấn đề về phong thái tư duy khoa khọc, về những bước phát triển mới của nhận thức, của khoa học trong tương lai. Và đứng trước những đổi thay lớn lao của cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên hiện đại, thì nhà khoa học không còn có thể chỉ dừng lại ở những vấn đề chuyên môn hẹp của mình, họ không chỉ vấp phải những vấn đề phương pháp luận mà cả những vấn đề triết học do chính lĩnh vực của mình đặt ra và buộc họ phải suy nghĩa để giải quyết. Như Max Born (1882-1970) – nhà vật lý lý thuyết người Anh, một trong những người sáng lập ra cơ học lượng tử, đã nhận xét: “Mỗi nhà vật lý đều tin tưởng sâu sắc rằng công việc của ông ta quyện chặt với triết học, và nếu không có sự hiểu biết nghiêm túc tài liệu triết học thì đó sẽ là một việc làm hết sức vô ích. Bản thân tôi đã chịu sự chi phối của tư tưởng đó và tôi cố gắng truyền nó cho học trò của mình”. Lâu nay một số người quan tâm đến triết học đã có sự ngộ nhận rằng, triết học là một khoa học chỉ thuộc về nội dung của phạm trù khoa học xã hội – nhân văn. Nhưng ngược dòng thời gian, chúng ta biết rằng, ngay từ khi mới ra đời, triết học và khoa học tự nhiên đã không tách rời nhau và được gọi bằng một tên chung: Triết học tự nhiên, bắt đầu từ khoa học tự nhiên. Nhưng như chính C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định, việc khôi phục triết học tự nhiên theo nghĩa đen của nó, vào thời kỳ nửa sau của thế kỷ XIX là điều không thể. Bởi vì, khoa học triết học và các khoa học cụ thể hiện nay đã tồn tại trong môi trường mới với những yêu cầu mới được đặt ra từ cuộc sống và từ vấn đề học thuật. Tuy vậy, mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên không vì thế mà giảm đi ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 6 Đặc biệt là mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên là mối quan hệ qua lại, nương tựa lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Có thể nói rằng, từ khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời thì mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên mới thật sự bước sang một giai đoạn mới. Từ những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại trong thế kỷ đã tạo nên những cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về sự nhận thức của con người đối với thế giới. Chính điều này đã buộc các nhà khoa học tự nhiên phải tìm đến với một thế giới quan triết học đúng đắn để từ đó lý giải những vấn đề cụ thể trong lý thuyết khoa học của mình. Như Albert Einstein đã viết: “Các kết quả nghiên cứu khoa học thường gây nên những sự thay đổi trong các quan điểm triết học đối với những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của những lĩnh vực rất hạn chế của bản thân khoa học”. Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên chẳng những giúp cho các nhà triết học hiểu biết thêm những tri thức về khoa học tự nhiên mà còn làm cho họ thấy rõ được cơ sở khoa học chính xác, khách quan để triết học dựa vào đó khái quát thành những nguyên lý, những quy luật và những phạm trù triết học. Đồng thời, nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên đã giúp cho các nhà khoa học tự nhiên nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học vào quá trình nghiên cứu khoa học tự nhiên, làm cho họ luôn luôn ý thức được rằng, chỉ có cho mình một phương pháp biện chứng duy vật thì họ mới có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn vào các lĩnh vực mà họ đang và sẽ nghiên cứu. Khi đưa ra nhận định về con đường phát triển phức tạp của vật lý học V.I.Lênin đã viết: “Vật lý học hiện đại đang và sẽ đi, nhưng nó đi tới phương pháp duy nhất đúng, đi tới triết học duy nhất đúng của khoa học tự nhiên, không phải bằng con đường thẳng, mà bằng con đường khúc khuỷu, không phải tự giác mà tự phát, không nhìn thấy rõ “mục đích cuối cùng” của mình, mà đi đến mục đích đó một cách mò mẫm, ngập ngừng và thậm chí đôi khi giật lùi nữa. Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ. Nó đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Một cuộc sinh đẻ đau đớn. Kèm theo sinh Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 7 vật sống và có sức sống, không tránh khỏi một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bả nào đó phải vứt vào sọt rác. Toàn bộ chủ nghĩa duy tâm vật lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng trưng, v.v… đều thuộc những thứ cặn bả phải vứt bỏ đi ấy”. Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên còn góp cho con người thấy rõ được nguồn gốc chung của sự nảy sinh triết học và khoa học tự nhiên đó là giới tự nhiên; giúp cho chúng ta thấy được rằng, sự liên kết giữa triết học và khoa học tự nhiên là không thể tránh khỏi và sự hợp tác giữa các nhà triết học với các nhà khoa học tự nhiên là một tất yếu lịch sử. Bởi, nếu không có sự liên kết và hợp tác đó thì chẳng những triết học và khoa học tự nhiên không thể tiến lên được mà các nhà triết, các nhà khoa học tự nhiên cũng không thể chiến thắng nổi trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo vốn đã kìm hãm và trói buộc sự phát triển của triết học và khoa học tự nhiên. Trong mối quan hệ giữa triết học duy vật và khoa học tự nhiên, một mặt, các khoa học cụ thể đem đến cho triết học chất liệu sống, căn cứ vào đó các nhà triết học nêu lên và luận chứng các quan điểm của mình phù hợp (dù không bao giờ có tính tuyệt đối) với những biến đổi của lịch sử, và góp phần cùng những lĩnh vực tri thức khác dự báo, gợi mở những vấn đề của tương lai. Mặt khác, triết học mà tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật biện chứng, đóng vai trò lớn đối với các nhà khoa học, vai trò đó có thể tìm thấy ở cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học. Như Ph. Ăngghen đã viết: “Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó… Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hoá, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất. Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề là ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”. Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 8 Bên cạnh các khám phá thời đại ấy trong khoa học tự nhiên, được cổ vũ bởi sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của kinh tế, kỹ thuật, mỗi ngành đều để lại dấu ấn của mình lên các trang vàng của lịch sử, nhất là từ nửa sau thế kỷ XIX. Những thành tựu của khoa học tự nhiên đã chứng minh được tính chất biện chứng của các quá trình diễn ra trong tự nhiên. Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên, những thành tựu mới nhất của nó đã khiến cho phương pháp tư duy siêu hình cần phải được thay thế. Theo Ph. Ăngghen, sự phát triển của khoa học tự nhiên, những thành tựu mới nhất của nó từ thế kỷ XVI trở đi cho thấy tính tất yếu của tư duy biện chứng, và chứng tỏ rằng, trong tự nhiên không có những phạm trù và những quan hệ bất biến. Cũng chính từ việc khẳng định về tính tất yếu của tư duy biện chứng như đã nêu trên nó giúp chúng ta đi tới khẳng định: phép biện chứng chính là cơ sở phương pháp luận đối với khoa học tự nhiên, giúp các nhà khoa học khắc phục những hạn chế trong khi tiếp cận với các vấn đề lý luận chung. Điều này đã được Ph.Ăngghen luận giải: “Phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác”. Rõ ràng các nhà khoa học trước hết là những người đang phải giải quyết những vấn đề cơ bản, những vấn đề có tính chất nền tảng của khoa học, dù muốn hay không cũng buộc phải tìm đến triết học. Nhưng triết học, như chúng ta đã biết, có nhiều trường phái khác nhau. Có triết học đúng, khoa học, cũng có triết học sai lầm, phản khoa học. Vậy, trong tình hình phát triển như vũ bảo của khoa học như hiện nay, thì thứ triết học nào thực sự là thứ triết thực sự khoa học có thể đóng vai trò phương pháp luận phổ biến, đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khoa học? Thực tiễn phát triển của khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, một phương pháp luận như thế chỉ có thể là phép biện chứng duy vật. Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 9 Như chúng ta đều biết, để có thể nhận thức được sự vật, đi sâu vào nghiên cứu chúng, khám phá những bí ẩn của chúng, thì điều quan trọng đối với người nghiên cứu là phải có trong tay những phương pháp, tức là các hình thức nắm vững hiện thực về mặt lý luận và thực tiễn, xuất phát từ những quy luật vận động của khách thể được nghiên cứu. Phương pháp không phải là những quy luật vận động trình bày tùy tiện muốn như thế nào cũng được. Ngược lại, bao giờ nó cũng được xây dựng trên cơ sở các quy luật khách quan của sự vật mà con người đã nhận thức được. Phương pháp có nhiều loại, tùy thuộc vào tính chất của các quy luật mà dựa vào đó phương pháp được xây dựng. Đối với những khoa học riêng biệt chúng ta có quy luật riêng và đi cùng với nó là phương pháp riêng. Với những quy luật chung hơn tác động trong nhiều nhóm sự vật thì ta có phương pháp đặc thù. Nếu là quy luật mang tính phổ biến tác động trong tất cả mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy thì chúng ta có phương pháp chung nhất, áp dụng được cho tất cả mọi bộ môn khoa học. Một phương pháp như vậy chỉ có thể là phương pháp biện chứng vì cơ sở khách quan của nó là quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy do phép biện chứng duy vật nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là, nắm được phương pháp biện chứng, tức là “phương pháp nắm sự vật và phản ánh sự vật trong tư tưởng, chủ yếu là trong sự liên hệ, ràng buộc, vận động, phát sinh và tiêu vong của sự vật” nhà khoa học sẽ có một công cụ hiệu nghiệm để nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực khoa học nào và ngược lại, trong bất kỳ lĩnh vực khoa học nào, người nghiên cứu muốn đạt được chân lý thì cũng phải áp dụng phương pháp biện chứng. Nhà nghiên cứu cần phải tuân theo phương pháp đó, không phải vì bị ai đó bắt buộc mà vì bản thân khách thể nghiên cứu đòi hỏi phải như thế. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ cần nắm vững và vận dụng phương pháp biện chứng là đã đủ để đạt tới chân lý trong từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Phương pháp biện chứng là phương pháp chung nhất, phổ biến nhất, nhưng cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình, bất cứ cái riêng nào cũng không được bao quát hoàn toàn trong cái Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 10 chung. Vì vậy, phương pháp biện chứng cần phải được cụ thể hóa, cá biệt hóa cho từng khoa học cụ thể. Việc áp dụng phép biện chứng duy vật có thể diễn ra một cách tự giác, cũng có thể diễn ra một cách tự phát. Lịch sử của khoa học đã chứng minh nhiều trường hợp như vậy. Ví như: Từ hiện tượng năng lượng tách ra từ Ra, những người theo chủ nghĩa Makhơ và thuyết duy năng ở cuối thế kỷ XIX đã rút ra kết luận: chủ nghĩa duy vật đã bị phá sản. Do đó, họ cho rằng không cần tìm đại biểu vật chất của các thuộc tính phóng xạ. Nhưng M. Curie – nhà khoa học thiên tài người Pháp lại đặt vấn đề ngược lại: Khả năng phát ra các tia phóng xạ gắn liền với cái gì? Với trạng thái vật lý tạm thời của vật thể như sự điện phân hay đó là một thuộc tính cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt? Nếu nó gắn liền với trạng thái vật lý tạm thời của vật thể thì trong trường hợp đó việc tìm kiếm các nguyên tố phóng xạ sẽ là vô nghĩa. Nhưng nếu đó là một thuộc tính cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt thì trong khi đo các phóng xạ (vận động), cần tìm đại biểu vật chất của nó. Qua đây chúng ra thấy, với những người theo chủ nghĩa Makhơ và thuyết duy năng, những kết luận của họ chỉ đi tới sự kìm hãm của phát minh khoa học, phản khoa học. Còn với M. Curie, việc áp dụng phép biện chứng một cách tự phát nhưng lại đi tới phát minh khoa học. Hay như việc phát minh ra định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học của Mendeleev và một ví dụ điển hình khi nói về tác dụng của tư tưởng duy vật biện chứng tới nghiên cứu khoa học tự nhiên. Điều này đã được Ph. Ăngghen khẳng định: “Nhờ áp dụng – một cách không có ý thức – quy luật của Hegel về sự chuyển hóa lượng thành chất, Mendeleev đã hoàn thành một kỳ công khoa học có thể tự hào đứng ngang hàng với kỳ công của Joseph Le Verrier (1811-1877) khi ông tính ra quỹ đạo của hành tinh sao Hải vương tinh mà người ta chưa biết”. Như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng đã góp phần giúp cho các nhà khoa học nhìn nhận được sự vật đúng như chúng vốn có, nhờ đó giúp nhà khoa học sớm phát hiện ra được sự [...]... cuộc đấu tranh triết học trong khoa học máy tính Khi mà khoa học máy tính ngày càng đạt đến tầm cao mới thì phép biện chứng càng thể hiện vai trò to lớn của nó, đúng như Ph.Ăngghen đã nói: “là phương pháp tư duy duy nhất, cao nhất và thích hợp nhất Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 16 với giai đoạn phát triển hiện nay của khoa học 3 Mối quan hệ giữa triết học và khoa học máy tính “Vật chất... phát triển và vận động đó cũng gắn liền với sự phát triển và vận động của tư duy các nhà khoa học máy tính Sự phát triển không ngừng đó của khoa học máy tính đã tạo ra sự phát triển về việc ứng dụng Tin học vào các môn khoa học khác và vào thực tế cuộc sống Khoa học máy tính ngày càng phát triển thì khả năng ứng dụng của nó vào thực tiễn ngày càng cao Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 20... phương pháp luận của triết học đối với khoa học tự nhiên nói chung và khoa học máy tính nói riêng Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Triết học Mác – Lênin của Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2 Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học – Nhà xuất bản chính trị - hành chính 3 Và một số nguồn trên... như thể các hiện tượng Nếu triết học nghiên cứu về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng thì khoa học máy tính nghiên cứu về thông tin và thực hiện sự tính toán và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính Điều đó cho thấy rằng khoa học máy tính và triết học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Cụ thể như sau: 3.1 Khoa học máy tính là một thế giới vật chất Theo chủ nghĩa duy vật, vật chất... nhằm giảm thiện hại xuống mức thấp nhất biện pháp vào tránh Vì vậy ta cần chú ý khi xem xét xử lý thông tin trong trạng thái vận động không cứng nhắc để tránh sai lầm Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 19 Sự vận động phát triển đó còn là sự vận động và phát triển của các kiến thức khoa học máy tính nói chung Tất cả các kiến thức khoa học máy tính phát triển hàng ngày hay ngày thậm chí hàng... chuyên môn rất hẹp và do đó dễ nhìn sự vật một cách phiến diện Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh của việc tổng hợp tri thức khoa học ngày nay 2 Phép biện chứng và phép siêu hình với khoa học máy tính Vào thế kỷ XIX, trong lịch sử triết học và khoa học, người ta nói đến phương pháp siêu hình là một phương pháp nhận thức khoa học, được đưa vào khoa học từ nửa cuối thế kỷ XV và là yếu tố... (thông tin) được nhà nghiên cứu thuôc lĩnh vực khoa học máy tính dựa trên sự ràng buộc giữa chúng, và trong sự vận động không ngừng Tất cả các thông tin trong lĩnh vực khoa học máy tính đều có mối quan hệ biện chứng Ví dụ: thông tin đi được đưa vào máy tính để xử lý thì sẽ được gọi là dữ liệu Dữ liệu tồn tại trong máy tính dưới dạng các bit 0 và bit 1 Trong triết học “thế giới vật chất có trước, phép biện.. .Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 11 thật và xây dựng các lý thuyết phản ánh sự vật một cách chính xác hơn, tránh được các sai lầm phiến diện, giản đơn hay máy móc, giáo điều trong công tác nghiên cứu của mình Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học đã có sự phân ngành ngày càng sâu sắc, khi mà khoa học tự nhiên đã và đang đi vào những lĩnh... khi bùng nổ công nghệ thông tin, với đối tượng nghiên cứu là thế giới vi mô, có cấu trúc và quy luật vận động khác hẳn so với thế giới vĩ mô, lúc này hệ thống các khái niệm và quan điểm cũ và chủ nghĩa duy vật siêu hình bị sụp đổ hoàn toàn Từ đây, quan điểm biện chứng về trạng thái tồn tại của thế giới và quan điểm tiếp cận nhận thức toàn Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học máy tính 15 bộ, biện chứng... triết học duy vật và khoa học tự nhiên, chúng ta thấy rằng, hai lĩnh vực tri thức này luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Mối liên hệ giữa triết học nói chung, triết học duy vật biện chứng nói riêng với khoa học tự nhiên là một tất yếu có tính quy luật và ngày càng phát triển Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn đặt cho mình nhiệm vụ phải khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên

Ngày đăng: 08/05/2015, 12:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • PHẦN NỘI DUNG

    • 2. Phép biện chứng và phép siêu hình với khoa học máy tính

    • 3. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học máy tính

      • 3.1. Khoa học máy tính là một thế giới vật chất

      • 3.2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan

      • 3.3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

      • 3.4. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

      • PHẦN KẾT LUẬN

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan