Logic và tiếng việt - Một số kiểu lập luận về tài ứng đối qua một số chuyện trạng truyền tụng trong dân gian Việt Nam (theo “Kho tàng truyện trạng Việt Nam”)

14 1.1K 0
Logic và tiếng việt - Một số kiểu lập luận về tài ứng đối qua một số chuyện trạng  truyền tụng trong dân gian Việt Nam (theo “Kho tàng truyện trạng Việt Nam”)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn về Logic và tiếng việt - Một số kiểu lập luận về tài ứng đối qua một số chuyện trạng truyền tụng trong dân gian Việt Nam (theo “Kho tàng truyện trạng Việt Nam”)

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Logic tiếng việt - Một số kiểu lập luận về tài ứng đối qua một số chuyện trạng truyền tụng trong dân gian Việt Nam (theo “Kho tàng truyện trạng Việt Nam”) I. Đại cương Trong cuộc sống, con người luôn luôn cần dùng đến lập luận. Dùng lập luận để chứng minh một điều gì đó. Dùng lập luận để thanh minh, để giải thích một sự kiện nào đó, để thuyết phục người khác tin vào một sự kiện cũng có thể lập luận để bác bỏ một ý kiến khác. Vì vậy, sự lập luận có tầm quan trọng đặc biệt [191,1]. Từ xa xưa cũng như hiện nay chúng ta gặp rất nhiều lập luận không phải là những logic hình thức nhưng lại hoàn toàn chấp nhận được vì chúng là những logic đời thường, lí lẽ đời thường. Đó là những lí lẽ dựa trên những nền tảng đạo lí, tập tục, văn hoá xã hội của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Những loại lý lẽ này không thể tìm thấy trong logic học hình thức. Chính vì vậy, nó là cơ sở để ra đời logic học phi hình thức. Hay nói chính xác hơn đó là phương thức lập luận. Như ta đã biết, lập luận muốn có sức thuyết phục cần dựa trên những lí lẽ đáng tin cậy. Ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của những lí lẽ trong lập luận. Nó được xem là “xương sống” của lập luận. Sử dụng tốt phương pháp lập luận có nghĩa là chúng ta đã nắm giữ được nghệ thuật quý báu của ngôn từ một tư duy mạch lạc. Phương pháp lập luận cùng những tư duy logic gắn liền với ngôn ngữ. Kỹ năng truyền đạt càng có hiệu quả thì phương pháp lập luận càng thành công. Do đó, những người có công việc gắn liền với việc sử dụng ngôn từ đều rất chú trọng tới phương thức lập luận. Đó là những chính khách, những nhà ngoại giao, những luật sư, thẩm phán ., ngay cả trong cuộc sống thường nhật hàng ngày nó cũng rất cần thiết. Trong truyện “Trạng hoá cọp” có giai thoại như sau: “Cuối thế kỷ XI vào thời nhà Lý, trạng nguyên Lê Văn Thịnh (giữ chức Lang trung binh bộ) sang đàm phán với sứ giả nhà Tống là Thanh Trạc bàn về cương giới thuộc hai châu Quy Hoá Thuận An. Chính tại cuộc hội nghị này, Lê Văn Thịnh nói rõ hai vùng đất Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ấy là của nước ta, đã bị bọn tù trường ở biên giới, nhân lúc lộn xộn, đem nộp cho nhà Tống để mong tránh nạn binh hoả nay xin nhà Tống trả lại. Phái đoàn Thanh Trạc không chịu lập luận rằng: - Những đất mà quân Tống đánh chiếm vừa qua, bây giờ đem trả lại thì đúng. Còn những đất mà người địa phương coi giữ đã xin quy phụ về thiên triều, thì không có lí gì phải trả lại. Lê Văn Thịnh đã trả lời: - Đất thì có chủ. Bọn được giao cho coi giữ mang nộp trốn đi thì đó là đất ăn trộm. Chủ giao cho mà lại trộm của chủ, là phạm tội không tha thứ được. kẻ ăn trộm kẻ tàng trữ vật trộm cắp đều sai, huống chi, bọn chúng lại mang đất trộm đến dâng là làm bẩn sổ sách của thiên triều”. Lời nói khéo léo mà nghiêm khắc của Lê Văn Thịnh đã làm cho bọn sứ thần nhà Tống phải hổ thẹn. Sự lập luận của ông đã “đập gẫy” lập luận của bọn sứ giả nhà Tống. Lập luận đầu tiên rất chắc chắn của ông là: Đất thì có chủ. Đó cũng là một lí lẽ hiển nhiên, khẳng định rõ chủ quyền của đất nước ta. Lập luận tiếp theo là: Bọn được giao coi giữ mang nộp trốn đi thì đó là đất ăn trộm, với lí lẽ bọn được giao không xin phép chủ mà mang cho người khác. hơn nữa là ông đã vạch rõ: Kẻ ăn trộm kẻ tàng trữ vật trộm cắp đều sai, để từ đó đưa ra một lời nhận xét đầy thâm ý: Đất trộm cắp đến dâng là làm bẩn sổ sách của thiên triều. Với cách lập luận sâu chuỗi của ông, điều sai trái của thiên triều nhà Tống đã bị vạch rõ. Bọn chúng thực chẳng khác gì bọn trộm cắp tự làm bẩn danh tiếng của mình. Qua ví dụ trên, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của phương pháp lập luận trong ngoại giao. Nó cũng là một hình thức “khẩu chiến” hay gọi là “nghệ thuật hùng biện”. 1. Định nghĩa khái quát về lập luận Lập luậnmột hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một ( / một số) kết luận hay chấp nhận một ( / một số) kết luận nào đó. 2. Một số khái niệm cơ sở Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 * đồ khái quát của một lập luận D C (Tiền đề, sự kiện) (Kết đề) L (Lí lẽ, luật suy diễn) Trong một lập luận, có 3 thành tố logic là: Tiền đề: là một hoặc nhiều dữ kiện xuất phát làm căn cứ cho lập luận, từ đó suy ra kết đề. Kết đề: là một khẳng định đích hay là một khẳng định mục tiêu. Lí lẽ: (gọi là luật suy diễn hay là luận chứng) là những yếu tố mà nhờ đó từ tiền đề chúng ta suy ra kết đề. Những yếu tố này có thể là những nguyên lý, quy luật tự nhiên, những định lý, định luật, quy tắc trong các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, cũng có thể là những lí lẽ trong logic đời thường. Tác tử lập luận: là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một định hướng nghĩa tạo nên tiềm năng cho một lập luận xác định. Kết tử lập luận: là yếu tố liên kết tiền đề với kết đề trong một lập luận. Theo ví dụ trên, trong cách lập luận của Lê Văn Thịnh có câu: “Bọn được giao cho coi giữ mang nộp trốn đi thì đó là đất ăn trộm” ta có: Tiền đề là: Bọn được giao cho coi giữ đất lại đem cống nộp rồi trốn đi Kết đề là: Đất đem cống đó là đất ăn trộm. Lí lẽ: Bọn được giao cho đất, đã không xin phép chủ lại đem cống cho người khác rồi trốn đi thì rõ ràng đó là đất ăn trộm. Kết tử lập luận: là liên từ “(nếu) thì .” hoặc có thể là “(hễ) thì .” đều chấp nhận được. ở trong lập luận kết từ liên từ trên được rút gọn chỉ còn một từ “thì”. Ví dụ 2:Trong sách viết về Khổng Tử có đưa ra những lời nhận xét của Nhan Hồi với tấm lòng cảm phục về ông như sau: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 “ Giữa anh em mình với nhau, có thể đánh giá cao thấp lẫn nhau nhưng với thầy thì không được thế .” Tiền đề: Giữa học trò với nhau có thể đánh giá cao thấp. Kết đề: Không thể so sánh trò với thầy. Lí lẽ: Vì người thầy thường là người có kiến thức cao hơn hẳn trò, huống hồ đây lại là Khổng Tử. Tác tử lập luận: là từ “nhưng”. Nó đã đảo hướng lập luận, vì thông thường việc so sánh giữa thầy trò có thể chấp nhận được, nhưng ở đây ta phải xem xét người thầy đó là ai. Thế nên trong ví dụ trên tuy ngược với việc so sánh thông thường mà vẫn hợp lí. 3.Khái quát về chuyện trạng Việt Nam Cái tên gọi trạng có lẽ ra đời từ khi nước ta có khoa thi trạng nguyên. Việt Namtrạng nguyên khá sớm. Sử sách đã chép việc Khương Công Phụ đỗ vào đời nhà Đường. Đã có sử thi truyền tụng rằng trạng nguyên Tống Trân sống vào thời Tiền Lý. Nhân dân ta hiếu học quý trọng tài năng. Người có học vị cao tất nhiên được kính phục, ca ngợi. Chuyện trạng khởi đầu phải là chuyện về các ông trạng nguyên, những người có tài năng uyên bác, siêu việt. Đó là những chuyện “người thật, việc thật”: chuyện tiểu sử đặc sắc, chuyện học hành công phu, chuyện ứng xử tài tình linh hoạt trong ngoại giao, trong chính sự. Dần dần những mẩu chuyện ấy được truyền đi phát huy tác dụng riêng của nó. Phải có người mới có chuyện. Nhưng khi đã có chuyện thì người ta nhớ đến chuyện chứ không nhất thiết nhớ đến người, hoặc cũng có thể lầm người nọ sang người kia mà không cần thiết phải cải chính. Chuyện trạngtruyện lưu truyền chứ không phải là truyện nghiên cứu là như vậy. Trong quá trình lưu truyền, nó sẽ mang đậm chất dân dã để trở thành giai thoại Folklore. Chuyện trạng ra đời từ ngày có trạng song những câu chuyện về con người thông minh, tài giỏi, những người láu lỉnh khôn ngoan thì lại có trước đã lâu rồi. Những câu chuyện ấy vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gây hấp dẫn tạo ra những tiếng cười thoải mái. Chuyện trạng trên chặng đường biến hoá nhất định đã du nhập thêm các mẩu này vào, cùng với nội dung vốn đã phong phú Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của nó lại thêm một lần biến hoá. “Chuyện trạng” trở nên một cách rộng nghĩa không ngờ. Có kể “chuyện trạng”, có “nói trạng” có các nhân vật được mang “danh hiệu trạng” (trạng theo học vị hay trạng dân phong). Đúng vậy, trong kho tàng cổ tích, tiếu lâm Việt Nam, có khá nhiều nhân vật được mang danh hiệu trạng. Họ không có học vị đã đành, nhưng tên tuổi họ đi vào dân gian lại không phải chủ yếu vì tài năng học tập mà do “hành trạng” của họ có những nét gì đó mang phong cách trạng đậm màu cổ tích (cổ tích thế sự, không phải cổ tích thần kỳ). Cái để chuyện trạng tồn tại đến bây giờ chính là giá trị giáo dục mang tính trí tuệ lại khá dí dỏm được cha ông ta đúc kết lưu truyền lại. Trong đó tài ứng đối thông minh khéo léo được đề cập nhiều hơn cả chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn nó để viết tiểu luận này. Tài ứng đối thông minh luôn gắn liền với việc sử dụng nghệ thuật ngôn từ cũng như việc sử dụng các phương pháp lập luận đầy sức thuyết phục. Ta có thể thấy rõ, ông cha ta trước đây luôn có ý thức sử dụng từ ngữ trong mọi tình huống. Họ biết làm thế nào để gò gẫm tiếng nói thông thường theo những kiểuluận thông tục nhất là theo cách nói lái rất tài tình, độc đáo của ngôn ngữ Việt. Trong tiểu luận này, tôi lựa chọn ngẫu nhiên một vài ví dụ về tài ứng đối được giới hạn trong “Kho tàng truyện trạng Việt Nam” nhằm chỉ ra những phương pháp lập luận phi hình thức. Để từ đó chúng ta càng hiểu cái hay, cái đẹp, cái tài, cái thú vị trong ứng đối của người xưa. Điều đó đáng được gìn giữ trân trọng. Mục đích nhằm chỉ ra các phương pháp lập luận nên tôi đã không lựa chọn những ví dụ với tài ứng đối qua thơ, qua chơi chữ . mà chủ yếu là qua tài hùng biện, qua đối đáp câu từ. II. Một số kiểu lập luận về tài ứng đối trong giai thoại trạng Việt Nam 1. Lập luận chứng minh bác bỏ 1.1. Chứng minh Là một thao tác logic để xác định tính chân thực của một luận đề nào đó. Muốn chứng minh một phán đoán B cần dựa trên những luận cứ, những phán đoán khác, gọi chung là A. Quá trình suy từ A ra B được dựa trên một chuỗi các Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 lập luận sắp xếp theo một trật tự xác định. Luận cứ: những yếu tố xuất phát A Luận đề: là một phát ngôn nêu điều cần chứng minh, thường là nêu quan hệ logic cần chứng minh giữa hai sự kiện. Luận chứng : chuỗi các lập luận để suy từ A ra B đồ logic của một luận đề : A B : “Từ A suy ra B” (“Vì A nên B”, “Nếu A thì B .”) Ví dụ: “ Mạc Đĩnh Chi cùng sứ bộ đến Bắc Kinh, gặp đám triều thần nhà Nguyên, chúng thấy ông nhỏ bé, xấu xí nên tỏ vẻ khinh thị. Viên tề tướng nước ấy mời ông vào phủ nói chuyện. Trên bức tường phía cửa sổ có thêu một con chim sẻ sắc vàng trông rất giống như con chim thực đậu trên cành trúc. Mạc Đĩnh Chi bèn tiến lại gần đưa tay định bắt chơi, khiến các quan nhà Nguyễn cả cười chê là ngớ ngẩn. Mạc Đĩnh Chi biết mình lầm nhưng không thèm nói nửa lời, kéo luôn tấm trướng xé toạc ra. Tất cả mọi người đều kinh ngạc nhìn ông, bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới ung dung nói: - Trúc là bản sắc của người quân tử mà tước (chim sẻ) là hình dáng của kẻ tiểu nhân. Thế mà xem bức tranh này lại thấy tiểu nhân đè lên đầu quân tử! Tôi e rằng ở quý quốc đạo của tiểu nhân lớn làm tiêu mất đạo quân tử đi, nên tôi phải vì thánh đế mà huỷ bức tranh này.” (Dẫn “Lưỡng quốc trạng nguyên”) Cách lập luận tài tình của Mạc Đĩnh Chi đã giải thích hợp lí hành động lầm lẫn của ông. Ông đã dùng tài hùng biện hơn người của mình để chuyển “bại thành thắng”, chuyển “nguy thành an” khiến không ít người khâm phục. Luận cứ: Trúc là bản sắc của người quân tử, chim sẻ là hình dáng kẻ tiểu nhân (trong bức tranh có thêu hình con chim sẻ đậu trên cành trúc) Luận đề: là vì thánh đế mà huỷ bức tranh. Luận chứng: Theo như bức tranh thì tiểu nhân đè lên đầu quân tử, đạo tiểu nhân lớn làm tiêu mất đạo quân tử. đồ logic: biểu hiện một quan hệ ngầm ẩn mọi người đều chấp nhận nhờ có luận chứng (lí lẽ) rất hợp tình hợp lý: “Vì có hình ảnh trái đạo như vậy Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nên đáng huỷ bức tranh” 1.2. Bác bỏ Cũng là chứng minh. Đó là chứng minh một luận đề nào đó là sai lầm hoặc không có căn cứ để bác bỏ luận đề đó. * Bác bỏ luận đề: Bác bỏ dữ kiện của luận đề. Một luận đề sẽ bị bác bỏ nếu dữ kiện của nó bị bác bỏ. Bác bỏ hệ quả của luận đề. Một luận đề sẽ bị bác bỏ nếu hệ quả của nó bị bác bỏ. Một luận đề a có hệ quả b có nghĩa là a là điều kiện đủ của b. Nếu b bị bác bỏ, tức là có ∼b, có nghĩa là a không còn là điều kiện đủ nữa. Như vậy, a đã bị bác bỏ. Đây chính là suy luận theo luật MT: ((a b) & (∼b))  ∼a Chứng minh một luận đề khác để bác bỏ một luận đề đối lập với nó. Ví dụ: “Muốn thử tài Thơ Mênh Chây, vua bày trò chơi vịt đẻ trứng. Để làm cho Thơ Mênh Chây bị bất ngờ, vua ngầm bày mẹo trước cho các đình thần. Mỗi người được giấu một quả trứng trong áo, sau khi xuống nước tắm lúc lên bờ thì kêu: “cạp . cạp” đẻ một quả trứng dâng vua. Đâu đấy, vua gọi các đình thần cho cả Thơ Mênh Châu cùng chơi. Khi vua ban lệnh trò chơi “vịt đẻ” bắt đầu thì mỗi người sau khi xuống nước vùng vẫy ngụp lặn theo kiểu vịt lúc lên đều kêu: “cạp .cạp” đẻ một quả trứng dâng lên vua. Ai cũng làm việc đó rất dễ dàng, chẳng là họ đã được chuẩn bị trước. Đến lượt Thơ Mênh Chây cũng bắt chước vịt tắm, lúc lên bờ kêu: “kẹp . kẹp”. Tiếng vịt có vẻ nhỏ khàn, cũng chạy qua trước mặt vua nhưng chẳng dâng trứng. Vua hỏi: - Trứng vịt của Chây đâu? - Dạ thưa, tôi là vịt trống. Giống đực không đẻ được ạ!” (Dựa “Thơ Mênh Chây”(Khơ me Nam Bộ)) Trong ví dụ trên, vua đã bị mắc hỡm kẻ bị bất ngờ (không chuẩn bị trước) chính là vua chứ không phải Thơ Mênh Chây. Theo như ý lập luận của vua trong trò chơi thì “làm vịt là phải đẻ trứng kêu “cạp . cạp””. Bác bỏ sai lầm của phép suy luận đó không hiệu quả bằng việc chứng minh một luận đề khác gây bất ngờ rất logic: “làm vịt đực” thì “không thể đẻ trứng chỉ kêu Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 “kẹp . kẹp””. Điều đó khiến Thơ Mênh Chây vẫn thắng trong cuộc chơi phản lại đối phương. Lập luận đó khiến nhà vua không thể trối cãi được. * Bác bỏ về cương vị của người phát luận đề. Mặc dù vậy người nói vẫn có quyền khẳng định, bảo vệ lại tư cách của mình, ví dụ như: “Chúa Dương Vương là Trịnh Tạc, muốn thử xem lòng người có phục không, đã sai quân lính đắp một cái đài ở Thăng Long . Chúa đến tận nơi xem xét, đem cả Nguyễn Quốc Trịnh đi theo. Nhìn quan cảnh đầy triển vọng nguy nga, chúa hỏi: - Thế nào, ý ông ra sao? - Khải chúa thượng, xây đắp thế nào chẳng được, nhưng lòng thiên hạ không vui đâu Chúa tái mặt hỏi: - Thiên hạ trăm nghìn người, một mình ông làm sao biết được trăm nghìn bụng? Nguyễn Quốc Trịnh ung dung đáp: - Thiên hạ là tôi đây: Lòng tôi không vui thì biết lòng thiên hạ” (Dựa “Trạng Nguyệt áng”) Trên đây là một kiểu đối đáp khá khẳng khái của một người vì dân nước. Trước sự lập luận của chúa bác bỏ về cương vị “một người không thể là trăm ngươi”. Nguyễn Quốc Trịnh đã khẳng định lại “Thiên hạ là tôi” để thay mặt, đại diện cho người dân nói lên suy nghĩ của họ: “Lòng thiên hạ không vui”. 2. Lập luận ngộ biện ngụy biện Có những lập luậnvẻ như theo đúng logic hình thức nhưng thực ra đã phạm sai lầm ở một điểm nào đó, nghĩa là chúng là những lập luận không theo đúng những quy tắc đảm bảo cho sự suy diễn được đúng đắn. Nói cách khác: Có những lập luận không đúng đắn mặc dù chúng có hình thức của những lập luận đúng đắn. Chúng ta gọi đó là những ngộ biện. Trong khi tranh luận, gặp những người lập luận có bài bản với những lí lẽ dường như thật sự theo đúng quy tắc suy diễn logic, nhưng người nói đã cố tình vi phạm một cách tinh vi một quy tắc suy luận nào đó để dẫn tới một hoặc một số kết Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 luận ngược đời nào đó, rõ ràng là trái ngược với những cảm nhận thông thường, những kết luận ai cũng cảm thấy là “sai lè lè” nhưng lại rất khó bác bẻ. Đó là những ngụy biện. Ví dụ: “Một lần Chung Nhi theo bố sang làng bên, đến nhà một ông quan tri sở mua lợn . Nghe có người ồn ào, ông quan tỉnh giấc, mắt nhắm mắt mở quay ra hỏi. Biết là có người đến mua lợn, nhưng vì vừa ngủ dậy nên quan cũng chẳng mặn mà gì. Ông ta đứng dậy ngáp dài, đưa tay dụi mắt rồi vuốt từ mặt xuống cằm, rẽ chòm râu ra làm đôi, lại búi mớ tóc xổ tung cho gọn, chẳng nói chẳng rằng lững thững vào nhà trong. Trông thấy thế, Chung Nhi liền bảo bố rằng quan lớn đồng ý bán lợn rồi có ra hiệu là lợn giá 18 quan, mua được thì vào chuồng mà bắt . Bà quan ở đâu về thấy chuyện như vậy thì la lối gọi bố con Chung Nhi vào mắng. Chung Nhi lễ phép thưa: - Bẩm, chúng con thấy rõ ràng là quan lớn lấy tay vuốt ngang mặt lại vuốt xuống dưới, lại rẽ râu ra làm đôi, rành rành là chữ thập bát (18). Quan còn búi tóc rồi trở vào thì đúng là quan bảo chúng con thuận thì cứ vào chuồng mà trói lợn, nên mới dám bắt đấy ạ!” (Dẫn “Trạng Lợn”) Rõ ràng, đây là một lối ngụy biện rất thông minh. Chung Nhi đã lập luận dựa theo sự miêu tả điệu bộ, hình dáng của lão quan để ‘không những mua được lợn mà còn mua với giá rẻ’. Sự nguỵ biện của Chung Nhi là ở chỗ ‘điệu bộ của ông quan ấy chỉ là điệu bộ của người mới ngủ dậy’ chứ đâu có phải là ‘cử chỉ ra hiệu mua bán gì’. Mặc dù biết là sai nhưng mọi người đều chấp nhận nó một cách vui vẻ. Cái hay của ngụy biện trong tài ứng đối là ở chỗ đó. 2.1. Ngộ biện từ tính mơ hồ của từ ngữ Ngôn ngữ tự nhiên mơ hồ trên mọi cấp độ. Từ ngữ lại đa nghĩa nhiều từ đồng âm. Đặc biệt là từ ngữ Việt Nam thì vô cùng phong phú đa dạng. Thế nên có không ít những ngộ biện do hiện tượng mơ hồ ngôn ngữ gây ra: Ví dụ: “Trong kỳ thi hội khoa Mậu Thìn, năm Đoan Khánh đời Lê Uy Mục (1508). Qua các kỳ thi, quan trường đã dự định: Hứa Tam Tỉnh đỗ trạng nguyên, Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nguyễn Giản Thanh đỗ bảng nhãn thám hoa là Nguyễn Hữu Nghiêm. cả ba vị đỗ cao được đưa vào yết kiến nhà vua . Buổi ấy, vua thấy Giản Thanh là người phủ Từ Sơn cùng phủ với quê ngoại mình (làng Phù Chẩn), bèn hỏi: - Làng Ông Mặc cách làng Phù Chẩn bao xa? Nguyễn Giản Thanh biết là hai làng xa nhau nhưng khôn khéo bảo: - Tâu bệ hạ hai làng liền một cánh đồng ạ! . Vua nghe thấy lấy làm vui mừng, truyền lấy Giản Thanh đỗ trạng còn Tam Tỉnh chỉ đỗ bảng nhãn thôi ". Trong phép tỉnh điền, mỗi đồng là những 500 dặm, Nguyễn Giản Thanh dùng chữ đồng âm: đồng cũng có nghĩa là cánh đồng để tỏ ra là gần. Giản Thanh đã khôn khéo dùng từ ngữ mơ hồ để lấy lòng vua. Sự mơ hồ ở đây chính là việc chuyển từ đơn vị thực (500 dặm) sang đơn vị ảo (một cánh đồng). Do đó, người nghe dễ bị lầm tưởng. Tuy nhiên, với những kiểu nói, kiểu sử dụng từ ngữ mơ hồ như trên thì hiểu theo nghĩa thực cũng đúng mà hiểu theo nghĩa ảo cũng đúng. Chính vì vậy, người ngụy biện có thể đảo lộn phải trái gây nhiều bất bình trong xã hội. 2.2. Lập luận làm lẫn lộn Phương pháp làm lẫn lộn chính là việc lấy lí lẽ của mình gài bẫy đối phương, khiến đối phương bị lẫn lộn lúc nào mà không hay biết. Hình thức của phương pháp này thường là những kiểu lập luận qua đối thoại liên tục giữa hai đối tượng : người làm lẫn lộn người bị lẫn lộn. Ví dụ : “- Thơ Mênh Chây ! Biết ngươi có tài nói dối. Vậy, cho phép ngươi hãy nói dối ta nghe. - Dạ thưa, đức vua đã biết trước, làm sao tôi còn nói dối được nữa ạ. Vả lại nói có sách mách có chứng, mà sách của tôi bỏ ở nhà ạ! - Ta cho phép ngươi về lấy lên đây. - Dạ thưa ! Hay là đức vua cho người phi ngựa về nhà tôi lấy lên cho nhanh vậy. Vua bằng lòng sai một viên quan cưỡi ngựa đi ngay về nhà Chây. Đến nơi được bà mẹ Thơ Mênh Chây cho hay: [...]... pháp lập luận mang nhiều màu sắc của nghệ thuật ngôn từ Nó được biến hoá linh hoạt tương ứng với sự biến động vô cùng của từ ngữ, nhất là từ ngữ Việt Nam Tuy nhiên, nó vẫn tuân theo một logic, logic đời thường mà tuỳ vào từng hoàn cảnh văn hoá xã hội, đạo lý, tập tục của mỗi dân tộc Thông qua một số chuyện trạng được lưu truyền trong dân gian mà chủ yếu là về tài ứng đối, chúng ta đã chỉ ra được một vài... lên hai phương thức lập luận khá chủ yếu đó là : lập luận chứng minh bác bỏ ; lập luận ngụy biện Trong đó, lập luận chứng minh bác bỏ thường là đối với những nhân vật chính khách, có tài ngoại giao, giỏi hùng biện Tài ứng đối của họ không những được lưu truyền trong sách sử mà còn vang danh với bạn bè năm châu Đó là những người thực, việc thực hết sức sống động Còn những lập luận ngụy biện thường... chỉ ra được một vài lập luận phi hình thức (lí thuyết lập luận) Đó là lập luận chứng minh bác bỏ, lập luận ngụy biện (trong lập luận ngụy biện còn có những lập luận nhỏ) Tất nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn chúng ta có thể phát hiện ra những lập luận khác nữa Nhưng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 do hạn chế của việc giới hạn tiểu luận thời gian nên tôi chưa đưa... phương pháp lập luận trong truyện, cũng như tần suất được lặp lại của những lập luận đó Tuy nhiên, chỉ giới hạn trong tập truyện này thì phương thức lập luận ngộ biện ngụy biện vẫn chiếm đa số Bởi truyện mang giá trị văn hoá, giá trị thẩm mỹ nhiều hơn giá trị lịch sử nên nó phải là những truyện dễ nhớ được đúc kết qua cách ứng xử khôn khéo của ông cha xưa III Kết luận Có thể nói, logic phi hình... thoại được truyền tụng trong dân gian Những nhân vật trong truyện thường là những người mang danh hiệu trạng mang đậm tính cổ tích - tiếu lâm, hay những nhân vật hài hước thông minh trong dòng truyện trạng Trên đây chỉ là những phân tích mang phần nhiều chủ quan của bản thân, bởi việc lấy ví dụ một cách ngẫu nhiên đã đem lại ít nhiều hạn chế Do đó, tôi chưa thể đưa ra một cách chính xác số liệu về phương... ngôn ngữ của người Việt nên mọi người có thể dễ dàng chấp nhận nó Cách đọc chệch âm trên đã cho thấy sự ‘thiên biến vạn hoá’ của ngôn ngữ Việt, đồng thời cũng khiến trạng thắng cuộc trong tài đấu trí với sứ Tàu Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3 Nhận xét chung Qua việc phân tích những ví dụ về tài ứng đối trong một số giai thoại chuyện trạng Việt Nam, chúng ta có... được tầm khái quát cao hơn Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo bạn đọc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Đức Dân, Nhập môn logic hình thức logic phi hình thức, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1996 2 Nguyễn Đức Dân, Ngữ nghĩa của cặp từ, Ngôn ngữ, số 2, 1984 3 Vương Tất Đạt, Logic hình thức, Nxb Giáo dục, 1994 4 Kho tàng truyện trạng Việt Nam, Nxb Văn học, 1988 5 Trần Dục Tú, Khổng Tử (Tủ sách danh nhân... thay đổi nghĩa của từ, đưa người nghe vào một lập luận với ý nghĩa hoàn toàn khác nhằm đạt tới một dụng ý nào đó Đánh tráo từ ngữ cũng còn là một cách ‘chơi chữ’ hết sức tài tình Điều này được thể hiện trong ví dụ sau : ‘Sứ Tàu sang bên ta muốn đấu trí để thử tài người Nam Y sai lấy một cây gỗ như thế như thế bào nhẵn cho bằng đầu bằng đuôi rồi quét sơn kín lên đề vào đó 3 chữ : ‘Hồ bất thực’ rồi đem... do đó “phải về nhà lấy sách” Chính điều này đã làm cho vua lẫn lộn Lẫn lộn giữa ‘việc nói dối’ của Thơ Mênh Chây với thực tế đời thường khi giao tiếp, để đến lúc tự rơi vào tình thế lẫn lộn lúc nào không hay Đây cũng được xem như một kiểu ‘gài bẫy ngôn từ’ mà người ứng đối phải có cách đưa ra tình huống hết sức thông minh tài trí 2.3 Lập luận đánh tráo trật tự từ ngữ Đánh tráo trật tự trong từ ngữ... ‘Hồ bất thực’ rồi đem hỏi đó là cây gì ? Chưa ai nghĩ ra thì trạng đã nói : - Hồ bất thực là cáo chẳng ăn Cáo chẳng ăn thì cáo đói Cáo đói thì cáo gầy, cáo gầy là cây gạo! Chăng tin cứ bổ ra xem Sứ Tàu chịu tài, vì đó là cây gạo thực.” (Dẫn Trạng Lợn’) Trạng đã đánh tráo từ ‘cáo gầy’ thành ‘cây gạo’, một cách đọc chệch âm khá thú vị Cách lập luận để dẫn tới ‘cáo gầy’ cũng rất có lí khi chuyển từ nghĩa . Logic và tiếng việt - Một số kiểu lập luận về tài ứng đối qua một số chuyện trạng truyền tụng trong dân gian Việt Nam (theo “Kho tàng truyện trạng Việt. với tài ứng đối qua thơ, qua chơi chữ... mà chủ yếu là qua tài hùng biện, qua đối đáp câu từ. II. Một số kiểu lập luận về tài ứng đối trong giai thoại trạng

Ngày đăng: 06/04/2013, 09:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan