Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp về công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng đặc dụng tây côn lĩnh hà giang

25 1.1K 2
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp về công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng đặc dụng tây côn lĩnh   hà giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

chuyên đề : “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp về công tác quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh - Hà Giang.” Phần i đặt vấn đề Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, vì nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Là nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, rừng điều hoà khí hậu, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn là nhà máy lọc khổng lồ. Ngoài giá trị về kinh tế, môi trường, rừng còn có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên, du lịch văn hoá, danh lam thắng cảnh, an ninh quốc phòng Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, quanh năm cây cối xanh tươi. Rừng tự nhiên cũng vậy, với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về thành phần động thực vật, đã bao đời nay rừng cung cấp lâm, đặc sản, thuốc chữa bệnh cho con người, thế nhưng mấy thập niên gần đây dân số tăng nhanh, sức ép về diện tích đất canh tác ngày càng tăng đối với rừng. Mỗi năm có hàng triệu ha rừng bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều loài động thực vật đã vĩnh viễn mất đi, nguồn Gen các loài động thực vật quý hiếm ngày càng cạn kiệt. Hiện nay diện tích rừng nước ta đã suy giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân:dân số tăng nhanh, nạn khai thác chặt phá rừng bừa bãi, tập quán của người dân…Do vậy công tác quản lí và bảo vệ rừng hết sức quan trọng. Tỉnh Hà Giang hiện nay có 5 khu bảo tồn thiên nhiên đó là : Tây Côn Lĩnh, Phong Quang, Bát Đại Sơn, Du Già, Bắc Mê. Mục đích của việc thành lập các khu bảo tồn này là nhằm bảo vệ nguồn Gen của các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ sinh thái môi trường, phát huy tác dụng phòng hộ, vai trò đầu nguồn xung yếu của sông Lô, sông Chảy, sông Gâm, sông Miện …Rừng bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh là một trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia. Đây là một khu vực có kiểu rừng 1 kín thường xanh á nhiệt đới ẩm vùng núi cao cùng với sinh cảnh rừng trên núi đá vôi với nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm. Nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nhiều thập niên trở lại đây, cả nước nói chung, khu Tây Côn Lĩnh nói riêng dưới áp lưc của dân số tăng nhanh và cách thức sử dụng tài nguyên không hợp lý, đã gây những tác động to lớn đến tài nguyên và môi trường sinh thái. Một số loài thực vật, động vật rừng có giá trị về khoa học, kinh tế cũng đã bị biến mất hoặc bị đe dọa săn đuổi. Mất rừng dẫn đến đất bị xói mòn rửa trôi, nguồn nước không được điều hoà và thời tiết diễn biến thất thường. Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã thực hiện chuyên đề:“Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp về công tác quản lý và bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh-Hà Giang”. Kết quả nghiên cứu của chuyên đề hi vọng sẽ giúp được Ban quản lí rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có cơ sở để quản lý và bảo vệ rừng tốt hơn trong thời gian tới. Phần ii Mục đích yêu cầu của chuyên đề 2 I. Mục đích - Đánh giá tình hình quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, thực hiện chuyên đề nhằm tìm ra hạn chế trong công việc quản lý bảo vệ rừng,Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới. II. Yêu cầu - Nắm được phương pháp điều tra, thu thập số liệu. - Số liệu phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo cho công việc đánh giá hiện trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. - Đánh giá hiệu quả việc quản lý bảo vệ rừng. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý bảo vệ rừng. - Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ rừng , nhằm ngăn chặn nạn chặt phá rừng III. Nội dung. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng ở ban quản lý. - Phân tích ảnh hưởng của 1 số nhân tố đến công tác quản lý rừng. - Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, nhằm ngăn chặn nạn chặt phá rừng nhằm ngăn chặn những tác động xấu nhất tới rừng. Phần iii Tình hình cơ bản nơi thực hiện chuyên đề I. Điều kiện tự nhiên 3 1.1 Vị trí địa lý 1.1.1. Đặc điểm chung Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh I được thành lập năm 1994, đến năm 1999 sáp nhập với Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh II và chính thức theo Quyết định số 642/ QĐ-UB ngày 19/ 03/2002 của UBND Tỉnh Hà Giang. Với những mục tiêu chính của Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh là : - Bảo vệ khu rừng nhiệt đới, á nhiệt đới trên núi cao phía bắc Việt Nam thuộc Tỉnh Hà Giang. - Bảo vệ đa dạng về kiểu rừng, cấu trúc tầng thứ của rừng và tất cả các loài động thực vật. Bảo tồn nguồn Gen, các giá trị khoa học, địa chất, cảnh quan thiên nhiên. - Phát huy vai trò đầu nguồn xung yếu của hai hệ thống sông là Sông Lô và Sông Chảy. - ổn định đời sống kinh tế xã hội của bộ phận dân cư đang sinh sống trong khu bảo tồn thông qua các giải pháp kỹ thuật lâm sinh, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh vùng biên giới. Tổng số cán bộ công chức viên chức Ban quản lý rừng dặc dụng Tây Côn Lĩnh hiện nay là 09 người, trình độ đại học 04 người, trung cấp 03 người đang học đại học 02 người. Về tuổi đời : trên 50 có 02 người, còn lại đều ở độ tuổi từ 25 đến 45, nhìn chung cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh là trẻ khoẻ, nhiệt tình hăng say trong công tác. 1.1.2 Vị trí địa lý Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có toạ độ địa lý: - Từ 22 0 39 đến 22 0 50 độ vĩ bắc - Từ 104 0 39 đến 104 0 59 độ kinh đông Bao gồm 10 xã thuộc 03 huyện thị : xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thuỷ, Phương Tiến, Cao Bồ, Quảng Ngần, Thượng Sơn- huyện Vị Xuyên ; xã Phương Độ - thị xã Hà Giang và Túng Sán – huyện Hoàng Su Phì. Tổng diện tích khu bảo tồn là 32.910 ha trong đó : - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 15.805 ha 4 - Phân khu phục hồi sinh thái là 12.456 ha - Còn lại là diện tích vùng đệm và vùng hành chính Khu vực có ranh giới hành chính như sau : - Phía Bắc giáp bản Nà Toong xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên - Phía Nam giáp thôn Bó Đướt xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên - Phía Đông giáp thôn Cao Bành xã Phương Thiện, thị xã Hà Giang - Phía Tây giáp xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì. 1.2. Đặc điểm địa hình Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh nằm ở phía Bắc Tỉnh Hà Giang, đây là khu vực với nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở. Dãy núi chạy dài từ Tây sang Đông, nổi tiếng với đỉnh Tây Côn Lĩnh, có độ cao 2.428,5m, từ đây phát triển thành một dãy núi lớn khác chạy xuống phía Nam. Đường phân thuỷ xuống phía Tây đổ xuống Sông Chảy, Phía đông đổ xuống Sông Lô. Do địa hình hiểm trở cho nên vùng quy hoạch cho khu Bảo tồn vẫn còn giữ được một khu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới với diện tích liền vùng khá lớn (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích là : 15.805 ha). Là vùng núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh cho nên tạo ra các vùng có địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa dạng và phong phú. 1.3. Khí hậu thuỷ văn * Khí hậu Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ nhiệt : + Nhiệt độ trung bình năm 22,6- 23 0 C + Nhiệt độ trung bình cao nhất : 27,2 – 27.5 0 C +Nhiệt độ tối thấp trung bình: 1.5 0 C 5 Các tháng 11, 12, tháng 1, 2 năm sau nhiệt độ xuống rất thấp, nhiều vùng nhiệt độ xuống dưới 0 0 C, nhiều năm xuất hiện băng, tuyết. Biểu.1 : Các yếu tố thời tiết khí hậu ( Số liệu khí tượng được theo dõi trong năm 2007 của trạm đài khí tượng Hà Giang). 1.4.Địa chất thổ nhưỡng. - Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có 5 loại đá mẹ chính: Đá gralit, đá phiến thạch sét, đá hỗn hợp, đá vôi, đá Sa thạch. Trong khu bảo tồn có những loại đất chủ yếu sau : - Đất mùn alít trên núi cao. Phát triển trên đá gralít và đá hỗn hợp, phân bố ở độ cao trên 1.000m đặc điểm của nhóm đất này là tầng đất mỏng, tầng mùn dầy. Loại đất này cần được bảo vệ. - Đất Feralit mùn xám vàng phát triển trên đá mắc ma axít và đá hỗn hợp. Phân bố ở độ cao từ 700m – 1.700m. Đặc điểm của nhóm đất này là lượng mùn tầng đất mặt khá cao, hơi chua. Thích hợp trồng các cây Thông, PơMu, Sa Mộc. - Đất Feralít vàng xám núi thấp được hình thành trên đá mẹ hoặc mẫu chất nghèo kiềm, phân bố ở điều kiện nhiệt đới ẩm, Đặc điểm của loại đất này là tầng đất thịt dầy, thích hợp trồng các loại cây Sa Mộc, Chè Yếu tố tháng Nhiệt độ trung bình ( 0 C) Số lượng nắng trung bình (giờ) Lượng mưa bình quân (mm) Độ ẩm không khí (%) 1 16,8 57 3,6 82 2 18,4 31 56,2 86 3 20,6 43 30,1 84 4 25,3 107 59,4 80 5 26,4 102 151,6 76 6 28,7 138 279,5 82 7 28,9 156 294 87 8 27,3 149 344 88 9 26,4 182 66,1 83 10 25,1 96 104,2 85 11 22,5 141 32,6 83 12 17,2 80 36,8 81 6 - Đất feralit xám núi trung bình phát triển trên sa thạch. Đặc điểm của loại đất này là thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, Độ chua lớn. Thích hợp trồng các loại cây nông nghiệp như Lúa, Ngô, Khoai, Sắn… Đất phát triển trên đá vôi. Đặc điểm của đất này là thịt nặng, dễ bị hạn vào mùa khô, tầng đất thịt mỏng. thích hợp trồng các loại cây : Lát Hoa, Pơ mu, Nghiến… Biểu 2. Hiện trạng sử dụng đất RĐR Tây Côn Lĩnh STT Hiện trạng Tổng (ha) Tỷ lệ % Ghi chú 1 Đất có rừng tự nhiên 22.287 67.72 2 Đất có rừng trồng 3.098 9.41 3 Đất không có rừng 370 1.12 4 Đất canh tác nông nghiệp 6.436 19.5 5 Đất thổ cư 634 1.92 6 Đất khác 85 0.25 7 Tổng DTTN(ha) 32.910 100 II. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội 2.1 Dân tộc, dân số lao động và phân bố dân cư Các xã trong khu bảo tồn đều là những xã có điều kiện kinh tế xã hội ít người như dân tộc Cao Lan có 5 hộ, La Chí 3 hộ, Mường 2 hộ và dân tộc Giấy có 1 hộ. Các dân tộc chung sống với nhau rất hoà thuận và đoàn kết, tuy nhiên mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, chính vì vậy mà họ thường sống theo cộng đồng dân tộc riêng rẽ. Nhìn chung các dân tộc phân bố không đều, sống rải rác trên các sườn dốc, sườn núi. Người H’Mông sống ở vùng cao nhất, thấp hơn là người Dao, thấp hơn nữa là người Tày, Nùng. Người Kinh chủ yếu sống ở vùng thấp nhất và thuận tiện giao thông, trung tâm xã, nơi thuận tiện giao thương hàng hóa. - Nằm trong khu vực rừng đặc dụng có 5.300 hộ và 27.193 nhân khẩu, phụ nữ chiếm 50,7 %. Số lao động chiếm 43% trong tổng số nhân khẩu. Dân tộc Dao chiếm tỷ lệ cao nhất 49,21%, dân tộc Tày chiếm 32,12%, dân tộc H’Mông chiếm 10,16%. Dân trí thấp đa số phụ nữ và người già không biết tiếng phổ thông, nhất là dân tộc H’Mông, dân tộc Dao và dân tộc Clao. Người dân ở đây hầu như không hiểu gì về giá trị về môi trường của rừng, họ chỉ biết là rừng chỉ là một phần thu nhập và là nguyên liệu trước mắt phục vụ đời sống của họ. 2.2 Cơ sở hạ tầng – văn hoá xã hội 7 * Giao thông vận tải. - Trục đường quốc lộ 2 chạy quanh khu bảo tồn dài 15km, đây là tuyến đường chính nối liền thị xã Hà Giang với cửâ khẩu Thanh Thuỷ. - 100% các xã đều có đường ô tô và điện lưới đến trung tâm xã, các xã Thanh Thuỷ, Phương Tiến, Phương Độ, Quảng Ngần có đường nhựa - Đường ô tô đã đi đến nhiều thôn trong xã, tất cả các thôn đều có đường xe máy đi đến tận thôn, đó là điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội, nhưng đó cũng là mặt tiêu cực trong việc quản lý bảo vệ rừng, vì nơi nào có giao thông thuận tiện thì nơi đó tệ nạn khai thác, vận chuyển lâm sản thường xuyên sảy ra. * y tế. - Các xã đều có trạm y tế, mỗi trạm y tế có từ 2 đến 4 y tá và 2 y sĩ. Trung bình cứ 570 người dân có 1 cán bộ y tế. Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã, đội ngũ y tế trên địa bàn còn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, y tế dự phòng, đặc biệt là công tác sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình. * Giáo dục - 100% các xã có trường mầm non và tiểu học, 6 xã có trường trung học phổ thông, xã Phương Tiến còn có trường cấp II- III. Các thôn ở xa trung tâm xã còn có các điểm trường để các em học sinh có điều kiện được đến trường * Văn hoá xã hội - 9/ 10 xã đã có trụ sở 2 tầng, duy nhất có xã Túng Sán có trụ sở xã là nhà cấp IV. - Khu vực trung tâm xã Thanh Thuỷ các cơ quan, hải quan, bưu điện, ngân hàng và đồn biên phòng được xây dựng tương đối tốt.Cửa khẩu Thanh Thuỷ đã và đang mở ra nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế và du lịch. 2.3 Một số điều lưu ý về mối quan hệ giữa các cộng đồng và đa dạng sinh học. Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh là hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm á nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Theo số liệu điều tra, tại đây đã ghi nhận được 382 loài thực vật với 44 loài quý hiếm. Về động vật có 252 loài trong số đó có 34 loài quý hiếm. Nhiều loài quý đã bị đe dọa tuyệt chủng trong 8 vùng. Tuy nhiên số liệu này khác với con số do Viện điều tra quy hoạch rừng phát hiện năm 2002. Hiện nay chưa hề có thêm các cuộc điều tra về giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Mặc dù tại một số khu vực của rừng đặc dụng, rừng đã bị thay bằng việc trồng cây Thảo quả (Amomumplantation), bị chặt rải rác và bị đốt để sản xuất nông nghiệp, nhưng số liệu điều tra năm 2002 đã cho thấy khu bảo tồn vẫn còn là một vùng rừng rộng lớn với các dạng rừng khác nhau, đa dạng về các sinh cảnh và hệ sinh thái, có giá trị cao về bảo tồn nguồn Gen và nghiên cứu khoa học. Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có nhiều loại sản phẩm rừng quý hiếm và là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã. Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh đóng một vai trò quan trọng về môi trường và sinh thái, điều chỉnh các nguồn nước phục vụ đời sống hàng ngày của người dân địa phương và cho nền sản xuất nông nghiệp của họ, đặc biệt là công tác bảo vệ các khu rừng đầu nguồn của hệ thống Sông Lô và Sông Chảy. Việc xây dựng Ban quản lý cho thấy sự đóng góp của Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh đối với việc làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái cùng với khu hệ các loài động thực vật quý hiếm. Xây dựng khu bảo tồn cũng sẽ góp phần nâng cao mức sống của người dân bởi các chương trình phát triển kinh tế vùng đệm, các chương trình trồng, khôi phục và bảo vệ rừng theo định hướng, cũng như việc sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên rừng. 2.4.kinh tế xã hội. - Các xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thủy, Phương Tiến trong cuộc chiến tranh biên giới (1979) đã phải đi sơ tán ở những nơi khác, đến những năm 1987 một số hộ mới bắt đầu tái định cư. Khi đi sơ tán hầu hết các hộ đã bỏ lại đa số tài sản, cho nên cuộc sống rất khó khăn, chính vì lý do đó mà cuộc sống của họ một phần là nhờ vào tài nguyên rừng. Các dân tộc trong các xã thuộc rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Tập quán canh tác chủ yếu là lúa nước trên ruộng bậc thang, ngoài ra còn trồng Ngô, Đậu tương, Sắn, kết hợp chăn thả gia súc, gia cầm. Ngoài ra còn có thu nhập từ chè, thảo quả (cây thảo quả thường trồng dưới tán rừng trong khu bảo tồn), một số bộ phận không nhỏ thường xuyên vào khu bảo tồn khai thác gỗ, thu hái, quả, hạt, hoa và một số cây dược liệu. 9 - Người dân ở đây hầu như không hiểu gì về giá trị về môi trường của rừng, họ chỉ biết rừng chỉ là một phần thu nhập và là nguyên liệu trước mắt phục vụ đời sống của họ. Hiện tại ranh giới của khu bảo tồn chưa được phân định rõ ràng. Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh không có bản đồ quy hoạch, bản đồ hiện trạng của rừng đặc dụng. Ranh giới của rừng đặc dụng chưa được cắm mốc, cho nên việc quản lý tài nguyên rừng, điều tra các điều kiện dân sinh kinh tế độ chính xác chưa cao.Sự lấn chiếm rừng và đất rừng, đốt nương làm rẫy đã làm mất đi tính nguyên vẹn trong vùng lõi của khu rừng. Lý do là giá trị kinh tế của cây Thảo quả cao nên có một bộ phận không nhỏ người H’Mông và người Dao ở các xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thuỷ, Phương Tiến, Phương Độ, Cao Bồ, Túng Sán trồng thảo quả trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và đã có sự tranh chấp diện tích đất trồng Thảo quả giữa các thôn bản, các xã. Dân tộc H’Mông và dân tộc Dao là 02 dân tộc rất giỏi sản xuất súng săn tự chế, hiện tại nhà nước đã nghiêm cấm việc sử dụng và tàng trữ súng săn, nhưng một số hộ dân vẫn lén lút cất giấu súng săn ở trên rừng để đi săn bắn. Cây lương thực chính trong khu vực này là lúa nước, ngoài ra còn sắn, ngô… Gia súc, gia cầm có trâu, bò, lợn, gà, dê…Do tập tục chăn thả gia súc cho nên trâu, bò, dê, lợn thường xuyên phá hoại cây nông nghiệp. Trâu còn được sử dụng vào việc vận chuyển lâm sản khai thác trái phép từ khu vực thuộc rừng đặc dụng. Chăn nuôi bị chết nhiều trong mùa đông. Củi đun rất quan trọng, ngoài việc đun nấu củi còn để sưởi ấm trong mùa đông cho nên tất cả các hộ đều sử dụng nó một cách phổ biến. Phương pháp đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa được triển khai trong khu vực Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, rừng, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để có những tác động có hiệu quả đến khu vực rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh và tài nguyên thiên nhiên khác thì cần có sự ổn định về kinh tế, cần được sự quan tâm từ các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các hộ dân trong khu vực rừng đặc dụng. III. HIệN TRạNG CÔNG TáC QUảN Lý Và BảO Vệ RừNG 3.1. Diện tích các khu của rừng Tây Côn Lĩnh 10 [...]... sản xuất từ rừng đời sống văn hoá và tinh thần của người dân được tăng lên rõ rệt II Tồn tại Bên cạnh những kết quả thu thập được chuyên đề vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: - Chuyên đề chỉ đề cập về thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh Do thời gian có hạn nên chuyên đề không mở rộng được nhiều vấn đề khác - Với số liệu hiện có của đề. .. Nguyên nhân chính là do con người chặt phá rừng làm nương rẫy, tập tục canh tác còn lạc hậu Do thiếu cán bộ và phương tiện nên công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh chưa đạt được hiệu quả cao - Sau khi Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh thực hiện khoán rừng cho dân thì ý thức của người dân trong việc quản lý và bảo vệ rừng đã được nâng lên, môi trường sinh thái... hưởng trực tiếp đến công tác quản lý bảo vệ rừng - Điều kiện tự nhiên: Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh quản lý một diện tích rừng rất lớn, phần lớn là đường khó khăn, địa hình hiểm trở Vì vậy việc quản lý và bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn, đất đai được phát triển trên phiến đá, thạch đá feralit có nhiều tầng đất khác nhau - ảnh hưởng của khí hậu đến công tác quản lý bảo vệ rừng: Khí hậu thuộc... sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chưa được người dân quan tâm và đầu tư nên hiệu quả mang lại từ rừng cho họ chưa cao - Công tác khoán bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình: Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã vận động tổ chức cho nhân dân triển khai công tác khoán rừng, bảo vệ rừng Nhờ công tác quản lý bảo vệ rừng có tích cực đến các hộ gia đình được thực. .. khu bảo tồn con nguyên vẹn , các đặc trưng về sinh cảnh của các loài động vật thực vật có giá trị cao về khoa học, du lịch 19 2.4 Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng - Bảo vệ rừng là biện pháp quan trọng, không thể thiếu được trong công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng, đó là công việc nhằm duy trì tính ổn định toàn bộ diện tích rừng hiện có, ngăn chặn tác động xấu đến rừng đảm bảo cho rừng. .. của công việc Thiếu người, thiếu phương tiện đang là những vấn đề bức xúc tại ban quản lý Hiện nay, mỗi cán bộ không những chỉ phụ trách 1000 ha mà họ phải phụ trách, quản lý, bảo vệ vài nghìn ha rừng Lực lượng làm công tác quản lý, bảo vệ tại ban quản lý rừng quá mỏng, nên không phát hiện, ngăn chặn kịp thời những người dân vào rừng khai thác lâm sản và săn bắn thú rừng trái phép II.các biện pháp quản. .. phân bố ở các khu rừng đặc dụng - Khai thác các tài nguyên sinh vật - Chăn thả gia súc - Gây ô nhiễm môi trường - Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng Đốt lửa trong rừng và ven rừng Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh cần phối hợp chặt chẽ lực lượng bảo vệ rừng với chính quyền xã, các hộ đang sinh sống trong khu bảo tồn thực hiện nghiêm ngặt công tác quản lý, bảo vệ rừng 2.2.Đối với... Bồ đề, Chè Shan tuyết, Gạo, Cọ, Sấu và những cây có giá trị cảnh quan… Là những cây tiên phong cho phục hồi rừng, làm nguồn thức ăn cho động vật Tính đa dạng của hệ động thực vật rừng nhờ đó sẽ dần dần được cải thiện - Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý và bảo vệ rừng để làm cơ sở hoàn thiện công tác quản lý và bảo vệ rừng, vì quản lý và bảo vệ rừng. .. là rất quan trọng và cấp thiết đối với rừng đặc dụng - Khẩn trương thực hiện đề án tổ chức theo Nghị định 119/2006/ NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về việc thành lập các Hạt Kiểm lâm rừng Đặc dụng, để tăng cường công tác pháp chế trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng Vì vậy tôi kính mong các ban nghành, các cấp quan tâm hơn nữa về việc quản lý và bảo vệ rừng 22 Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Lâm nghiệp... Lâm nghiệp – Nguyễn Văn Đọ 2 Dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh- tỉnh Hà Giang – năm 2002 3 Giáo trình Thực Vật rừng – Trường đại học Lâm nghiệp năm 2000 4 Giáo trình quản lý và bảo vệ rừng 5 Giáo trình sinh thái môi trường 6 Quy chế quản lý rừng đặc dụng 7 Báo cáo tổng kết năm 2007 của Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh 23 Mục lục STT Phần I Phần II I II III Phần III I . chuyên đề : Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp về công tác quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh - Hà Giang. ” Phần i đặt vấn đề Rừng là một nguồn. xuất biện pháp về công tác quản lý và bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh- Hà Giang . Kết quả nghiên cứu của chuyên đề hi vọng sẽ giúp được Ban quản lí rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh. dung. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Phân tích ảnh hưởng một số nhân tố đến công tác quản lý và bảo vệ rừng. - Xác định diện tích rừng trọng điểm. - Đề xuất biện

Ngày đăng: 08/05/2015, 08:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan