Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945

53 1.9K 15
Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn về Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC BÁO CÁO KHOA HỌC Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945 SV thực hiện: Lớp : - Hà Nội - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Cao được coi là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng to lớn những tác phẩm như tiểu thuyết( Sống mòn), truyện ngắn( Chí phèo, Một đám cưới…) cả trước và sau cách mạng. Qua những tác phẩm của mình, đặc biệt là truyện ngắn ông đã khắc họa thành công thế giới nhân vật cùng sự miêu tả tâm lí điêu luyện tạo nên một phong cách riêng cho văn xuôi Nam Cao. Và chính thế, tác phẩm của ông trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình Văn học, của các nhà ngôn ngữ học và ngày càng thu hút đông đảo lực lượng nghiên cứu. “Nam Cao toàn tập” là một bộ sách gồm ba tập: Tập I và II gồm những truyện ngắn Nao Cao viết trước cách mạng tháng 8 và truyện dài “Người hang xóm”. Tập III gồm những truyện viết sau cách mạng cùng tiểu thuyết “Sống mòn”. Đây là một tác phẩm có thể nói đã thống kê được khá đầy đủ các tác phẩm của Nam Cao và nó trở thành một nguồn tư liệu đáng quý cho các nhà nghiên cứu về Nam Cao, về tác phẩm của Nam Cao. Thông qua những truyện ngắn này người đọc cũng phần nào thấy rõ được những quan điểm sống, quan điểm sang tác, quan điểm nghệ thuật cùng với cách sử dụng ngôn ngữ trong việc xây dựng cốt truyện, lời kể, lời đối thoại giữa các nhân vật của Nam Cao. Rõ ràng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn có một cảm quan hiện thực và một cảm hứng sáng tác riêng. Hệ thống ngôn ngữ được tác giả sử dụng thường rất dung dị, tự nhiên mang đậm hơi thở của cuộc sống. Hệ thống ấy có thể được tạo bởi thuật ngữ (từ ngữ nghề nghiệp), từ thông tục và cả những thành ngữ và quán ngữ nữa. Trong đó, các thành ngữ được các nhà văn sử dụng rất có hiệu quả. Và Nam Cao cũng không phải là một ngoại lệ, bởi quan điểm sáng tác của ông chủ trương là bám sát đời sống gần gũi với nông dân cùng khổ, với những lời ăn tiếng nói hàng ngày, thoát bỏ mọi quan điểm khuôn sáo ước lệ 2 tượng trưng, cách điệu của ngôn văn học thời trung đại, bảo tồn và phát triển mọi giá trị truyền thống. Thành ngữmột đơn vị ngôn ngữ mang tính chất dân tộc sâu sắc. Nó thường xuyên có mặt trong lời ăn tiếng nói của mỗi người dân trong cuộc sống. Bất kì nơi đâu, trong thời gian nào thì thành ngữ cũng có thể xuất hiện khi viết chuyện, khi viết thư, khi giao tiếp với nhau… Nó là một sản phẩm quý báu cùng với kho tàng tục ngữ, ca dao. Nói cách khác, thành ngữ được sáng tạo ra trên quá trình sinh hoạt xã hội quần chúng. thế chúng, như đã nói ở trên, thường xuất hiện trong môi trường dân dã. Tất cả những đặc điểm trên làm cho thành ngữ trở thành một đối tượng hấp dẫn đối với giới nghiên cứu không chỉ ở ngành ngôn ngữ học mà còn ở nhiều ngành khac như: dân tộc học, văn hóa… Nghiên cứu thành ngữ cũng là một công việc có đóng góp rất lớn trong việc miêu tả một ngôn ngữ, so sánh đối chiếu các ngôn ngữ với nhau. Nam Cao trong các tác phẩm của mình cũng đã vận dụng khá thành công thành ngữ trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật, miêu tả cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ. Nghiên cứu về Nam Cao cùng những tác phẩm của ông từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra được đặc điểm này hay đặc điểm khác trong việc sử dụng từ ngữ của Nam Cao như: cách sử dụng từ “hắn” trong “Chí Phèo”, tìm hiểu tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao thông qua hệ thống các nhân vật như Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Độ (Đôi mắt)… Trong khi đó cách sử dụng thành ngữ của tác giả lại chưa được chú ý đúng mức. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài cho báo cáo của mình là: Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt nói chung có thể nói đến giai đoạn hiện nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công trình nghiên cứu đầu tiên trong tiếng Việt là “Về tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh được công bố năm 1921. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu thành ngữ mới có được cơ sở khoa học nghiêm túc. Cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản từ điển “Thành ngữ tiếng 3 Việt” (1976) của Nguyễn Lực và Lương Văn Đam. Công trình này tuy còn chưa bao quát được hết tất cả các thành ngữ tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một tài liệu bổ ích, có giá trị to lớn. Tiếp đó là năm 1989 xuất bản cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân và “Kể chuyện về thành ngữ tục ngữ” (1988-1990) do Hoàng Văn Hành chủ biên. Các công trình khác sau đó đều đi sâu vào nghiên cứu với mục đich tìm ra sự khác biệt giữa thành ngữ với các đơn vị khác có liên quan, tức là khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa thành ngữ với ngữ định danh, giữa thành ngữ với cụm từ tự do. Có thể kể đến các công trình đó như “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữthành ngữ” (1973) của Cù Đình Tú, “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976) của Nguyễn Văn Tu, “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (1976) của Hồ Lê, “Tục ngữ Việt Nam” (1975) của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri và gần đây nhất là “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc” (2006) của Triều Nguyên. Tuy nhiên, các công trình nêu trên vẫn chưa thực sự thuyết phục được các nhà nghiên cứu. Vậy nên thành ngữ cho đến hiện nay vẫn đang được tiếp cận theo từng khía cạnh khác nhau để có thể lập nên một tiếng nói chung về thành ngữ cho tất cả những ai quan tâm. Một trong những khía cạnh nghiên cứu thành ngữ đó chính là nghiên cứu nghệ thuật sử dụng thành ngữ của các nhà văn, nhà thơ - những tác giả lớn. Một loạt những luận văn thạc sĩ, những khóa luận tốt nghiệp cũng như nhiều báo cáo khoa học, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề sử dụng thành ngữ của những tên tuổi lớn như chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên Hồng, Tản Đà, Tô Hoài… xuất hiện trong thời gian gần đây. Trong khi đó Nam Cao cũng là một đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu, nhiều nhà ngôn ngữ học cũng như những người quan tâm đã dành thời gian khá nhiều cho việc khám phá những đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của Nam Cao, tức là chưa nghiên cứu một cách toàn diện ngôn ngữ trong tác phẩm của ông. Nói như vậy có nghĩa là cách dùng thành ngữ của Nam Cao 4 chưa được chú ý đúng mực, chưa có một chương trình nào nghiên cứu một cách cặn kẽ vấn đề này. 3. Ý nghĩa và dự kiến đóng góp của đề tài Thông qua việc thống kê, khảo sát những thành ngữ xuất hiện trong hơn 50 truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám của Nam Cao chúng tôi hi vọng sẽ góp phần khẳng định sự sáng tạo và những đóng góp to lớn của Nam Cao đối với kho tàng thành ngữ của dân tộc đồng thời, tìm hiểu giá trị phong cách của những đóng góp này. Như vậy ý nghĩa trước hết của đề tài này đó chính là khẳng định them một lần nữa tài năng, sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ xây dựng nên những trang văn kiệt tác, cùng với đó là làm rõ thêm giá trị của những thành ngữ mà ông sử dụng. Bài báo cáo khoa học này cũng còn một mong muốn khác đó là bằng việc nghiên cứu, phân tích kĩ những đặc điểm thành ngữ về cấu trúc, ngữ nghĩa, phân loại về loại hình, về phản ánh cách tư duy, về văn hóa ngôn từ trong giao tiếp để chúng tôi có thể cung cấp thêm nhiều thành ngữ hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn cho cuốn từ điển thành ngữ sau này. Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như do khả năng của chúng tôi còn chưa cao nên chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám chứ chưa thể khảo sát các đơn vị thành ngữ trong toàn bộ các tác phẩm của ông. Chính thế, với đề tài này chúng tôi chỉ hi vọng sẽ đóng góp một phần rất nhỏ trong công việc nghiên cứu thành ngữgiai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu Phương pháp chúng tôi sử dụng để hoàn thành bài báo cáo này chủ yếu là phương pháp thống kê, sau đó so sánh và đối chiếu theo khuôn mẫu của cấu trúc thành ngữ. Tư liệu nghiên cứu của chúng tôi là các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 in trong cuốn “Nam Cao toàn tập”, Nxb Hội Nhà văn. Cụ thể là 51 truyện ngắn dưới đây: 5 1. Tình già 2. Hai người ăn tết lạ 3. Nửa đêm 4. Đón khách 5. Điếu văn 6. Lang Rận 7. Nhìn người ta sung sướng 8. Một truyện Xú vơ nia 9. Rình trộm 10. Rửa hờn 11. Ở hiền 12. Tư cách mõ 13. Mua danh 14. Thôi, đi về 15. Trẻ con không biết đói 16. Làm tổ 17. Từ ngày mẹ chết 18. Một bữa no 19. Quái dị 20. Trẻ con không được ăn thịt chó 21. Đòn chồng 22. Một đám cưới 23. Con mèo 24. Lão Hạc 25. Đôi móng giò 26. Dì Hảo 27. Giờ lột xác 28. Chú Khì 29. Nghèo 30. Cái chết của con Mực 31. Chí Phèo 32. Đui mù 33. Hai cái xác 34. Nguyện vọng 35.Hai khối óc 36. Một bà hào hiệp 37. Cảnh cuối cùng 38. Những cánh hoa tàn 39. Cái mặt không chơi được 40. Những chuyện không muốn viết 41. Trăng sáng 42. Mua nhà 43. Truyện tình 44. Nhỏ nhen 45. Đời thừa 46. Sao lại thế này 47. Quên điều độ 48. Cười 49. Nước mắt 50. Bài học quét nhà 51.Xembói 6 5. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của báo cáo gồm ba chương: Chương I: Giới thiệu chung về Nam Cao - tác giả và tác phẩm. Chương II: Phân tích, phân loại thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao. Chương III: Các sử dụng thành ngữ của Nam Cao qua các truyện ngắn của ông Ngoài ra báo cáo còn bao gồm phần phụ lục: Danh sách thành ngữcác biến thể của chúng trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45. 7 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NAM CAO - TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM Nam Caomột nhà văn hiện thực. Các tác phẩm của ông đã phản ánh hiện thực bộ mặt xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, một xã hội mà ở đó số phận của những người nông dân chất phác hồn hậu đã bị bần cùng trong đói khổ, quằn quại trong sự chèn ép và thông qua việc sử dụng ngôn ngữ tài tình, tinh tế với những tình huống điển hình Nam Cao đã làm được một việc lớn lao hơn hẳn một số nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu cùng thời là “sự tổng hợp của nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, nhiều lớp ý nghĩa, nhiều màu sắc thẩm mỹ, gợi sự suy ngẫm, liên tưởng” của người đọc khi đọc tác phẩm của ông và qua tác phẩm của ông thấy yêu quý, trân trọng ông – một nhà văn đầy nhân ái, đầy tình người Có thể nói rằng sẽ có một khoảng trống không nhỏ nếu một lý do nào đấy dòng văn học của Việt Nam không có Nam Cao. Không chủ quan khi chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào xếp Nam Cao của chúng ta bên cạnh những Môpatxăng (Pháp), Đôttôiepxki, Bunhin, (Nga) Tác phẩm của Nam Cao không có những xung đột căng thẳng, không đao to búa lớn mà cứ đời thường giản dị, thông qua các tình huống, các cuộc đời nhân vật để nêu bật nên những giằng xé trong nội tâm, những ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Văn Nam Cao viết về những kiếp người mà cuộc đời họ là những chuyển tiếp khác nhau của nỗi buồn, nỗi khổ, của những tâm hồn đẹp đẽ, đáng trân trọng dù là người đàn bà quanh năm bị áp lực của thiếu thốn, lo toan đè nặng, lúc nào cũng nặng mặt, bẳn gắt chì chiết chồng con hay những anh chàng trí thức tiểu tư sản ăn nói độc địa, hằn học Bởi trên tất cả những biểu hiện ấy vẫn toát lên bản chất của họ là hồn hậu, chất phác, chứa chan tình người. Nhà văn đã thấy phần “u tối” của cuộc sống, tìm ra trong đó cái đẹp và ông viết về những người nông dân, những trí thức tiểu tư sản cùng khổ với một thái độ đầy tôn trọng, không phải là sự miệt thị cũng không thi vị hoá. Nam Cao là nhà văn có tầm cỡ còn là bởi ngay từ thời của ông, giữa lúc dòng văn học hiện thực phê phán, dòng văn học lãng mạn đang là một trào lưu mạnh mẽ, Nam Cao đã không quá đắm chìm hoàn toàn theo hướng đó mà ông chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, hướng đi ấy đã góp phần xếp Nam Caomột trong những nhà văn đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Việt Nam : “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa - 1943), ông lên án thứ văn chương “tả chân”, “hời hợt”. Nam Cao đã thông qua một loạt tình huống để miêu tả chiều sâu đời sống nội tâm của con người. Viết về nhân vật “Chí phèo”, về sự tha hoá của con người – cái gã Chí mà chất “con” đôi lúc nhiều hơn chất “người”, lúc tỉnh lúc say, khi thì thật bản năng lúc lại như một con người có ý thức .vậy mà Nam Cao vẫn có cái nhìn đầy nhân ái, ông thấy Chí Phèo không phải là thứ bỏ đi mà là một con người cũng có những khoảng lặng của cảm xúc, có những lúc luôn muốn vươn tới cái tốt, cái người nhất để rồi qua ông, người đọc cũng có cái nhìn bao dung với dạng người như Chí Phèo này, chia sẻ, cảm thông với ước muốn làm người lương thiện của hắn chứ không phải cảm giác ghê tởm, cái nhìn không thiện chí. Lòng nhân ái, tình người còn bao trùm ở Làng Vũ Đại của người nông dân nghèo khổ, của anh thả ống lươn nhặt Chí Phèo xám ngoét từ lò gạch bỏ không mang về, là bát cơm của bác Phó Cối, là bát cháo hành tình nghĩa của Thị Nở, là những người bạn tế nhị xử sự vô cùng nhân ái khi đến nhà người bạn nghèo của mình, chứng kiến những vũng bùn đứa con đau bụng thổ ra từ đêm, chứng kiến cái nhà dột nát, nghèo túng khốn cùng “Anh nào cũng làm ra dễ tính. Sự cố gắng ấy do lòng quý bạn. Cái nhà thật không đáng cho lòng tôi phải bận .” (truyện ngắn “Mua nhà” – năm 1943). Truyện ngắn Nam Cao nói nhiều đến thân phận người phụ nữ. Truyện “Nghèo”, “Dì Hảo”, “Ở hiền”, “Trẻ con không được ăn thịt chó” ., tất cả họ đều nghèo khổ, đói khát và bất hạnh và dẫu cơ hàn người nông dân sống với nhau thật nhân ái, họ quan tâm đến nhau, yêu thương nhau. Hãy nghe người mẹ nhắc con “Khe khẽ cái mồm một chút! réo mãi bố mày nó nghe thì nó chết! Nó đã ốm đấy, thuốc không có, mà còn bực mình thì chết”; thân phận Dì Hảo: “Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt”. Dì Hảo, người phụ nữ đẹp, cô đơn âm thầm, vẻ đẹp đáng quý của nội tâm. Tâm hồn Dì vừa đơn côi vừa bao dung, trắc ẩn. Giọng điệu của truyện ngắn này đã được nhà văn viết ra: buồn phiền, tiếc nuối và xót xa Người phụ nữ trong các truyện của Nam Cao thường gặp phải những ông chồng chết yểu, say rượu, theo gái hoặc gặp tai ương, hoạn nạn .và họ phải chịu đựng, nhà văn hiểu thấu nỗi đau của họ, ông đã đánh động vào tâm linh người đọc qua những mảnh đời muốn vùng thoát mà không sao thoát ra được. Hiện thực cuộc sống luôn là chất liệu để nhà văn phản ánh hay nói như Bandăc “Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại”. Làng Vũ Đại của Nam Cao chỉ là một làng quê như bao làng quê khác, ta thấy có dòng sông hiền hoà hai bên bờ là những vườn chuối thấm đẫm ánh trăng, thấy tiếng dệt cửi và tiếng lao xao của các bà, các chị đi chợ sớm, thấy những vườn trầu không, những vườn mía tả tơi sau bão và trên mảnh đất ấy là những người nông dân chất phác, nhân hậu. Họ bần cùng mỗi người một kiểu. Người mẹ và bầy con nhỏ lê la trên nền nhà vũng nước trộn lẫn bùn; bát cháo cám đắng nghét không thể nuốt nổi; người đàn ông đi lĩnh những đồng tiền ít ỏi về mua thuốc cho đứa con nhỏ ốm đau mà không nỡ trách cứ viên thư ký ở nhà dây thép tỉnh bẳn gắt lại làm thiệt mất củamột đồng bạc bởi lẽ “Điền thấy thương ông ấy quá. Điền tưởng ra cho ông ấy một gia đình đông con túng thiếu tựa nhà Điền. Số lương chẳng đủ tiêu. Sau mỗi ngày công việc rối tít mù, loạn óc lên những con số, những cái bưu phiếu, ông mỏi mệt giở về nhà, lại [...]... Nam Cao nm trong xu hng ny Cũn i vi vic s dng thnh ng li núi ca ming ca dõn gian thỡ Nam Cao ó rt nhun nhuyn trong sỏng tỏc ca mỡnh, c bit l trong cỏc truyn ngn ca ụng giai on 30-45 S xut hin nhng thnh ng vi nhng biu trng ca chỳng lm cho cõu vn uyn chuyn hn, búng by hn v sng ng hn Nh vy, cú th núi Nam Cao l mt trong nhng tỏc gi s dng thnh ng khỏ nhiu v t c giỏ tr cao II V vic s dng thnh ng gc Hỏn Trong. .. + + + - Tc ng + + + + + 3 Phõn loi thnh ng trong ting Vit hin ai Theo Nguyn Thin Giỏp trong T vng hc ting Vit, thnh ng cú hai loi ln ú l thnh ng hp kt v thnh ng hũa kt V mt cu trỳc ca thnh ng ta cú th hỡnh dung h thng thnh ng ting Vit bng hai s tng quỏt sau õy: Thành ngữ Thành ngữ đối xứng Thành ngữ Phi đối xứng Thành ngữ Phi đối xứng dạng so sánh Thành ngữ Phi đối xứng dạng miêu tả Kt cu cỳ phỏp... ng Trong ba cp phong cỏch thỡ phong cỏch ngh thut tri hn hn so vi phong cỏch ngụn ng v phong cỏch tỏc gi Tuy nhiờn phong cỏch ngụn ng ca Nam Cao cng l mt nột c sc trong phong cỏch Nam Cao i vi cỏc tỏc phm ca mỡnh, Nam Cao luụn c gng la chn t ng cng nh phng thc din t sao cho t c hiu qu cao nht V cú th thy rng thnh ng- n v ngụn ng gn gi vi nhõn dõn lao kh xut hin khỏ n nh trong cỏc tỏc phm ca Nam Cao. .. xng Trong mi loi li chia thnh nhiu dng thnh ng nh hn, ch yu l c phõn chia theo trng cỳ phỏp, c bit l cỏc mụ hỡnh Trong bỏo cỏo ny chỳng tụi xin theo cỏch phõn loi ú tin hnh phõn tớch cỏc thnh ng c Nam Cao s dng trong cỏc truyn ngn ca ụng 2 Phõn tớch 2.1 Thnh ng n d hoỏ i xng Thnh ng n d hoỏ i xng l loi thnh ng ph bin nht trong ting Vit Theo thng kờ ca chỳng tụi, trong cỏc truyn ngn ca Nam Cao giai. .. Chng cú ai t nht trờn i/Mi s phn cha mt iu cao c Nam Cao ó tỡm thy nhng ht trõn chõu lúng lỏnh trong sõu thm nhng thõn phn con ngi - Nam Cao t ra rt nhy bộn trong vic miờu t tõm lý nhõn vt, ụng i vo tng ngúc ngỏch tõm hn ca con ngi tỡm ra c nhng cỏi hay, cỏi d trong mi nhõn vt v bao trựm lờn tt c l mt tm lũng nhõn ỏi, tỡnh ngi thm m trong tng trang vit v trong cuc sng thi i no v lỳc no cng cn lũng... vn nh cỏi nghốo cỏi úi, thu mỏ, mt hin tng ni bt trong lng, xúm chớnh vỡ th nờn thnh ng Hỏn ớt xut hin trong nhng trang vn ca Nam Cao cng l iu d hiu Nhng thnh ng Hỏn cú xut hin thỡ cng ch xut hin trong li n ting núi ca nhng nhõn vt cú it nhiu ch ngha nh c bỏ, c hay nhng thy búi, thy cỳng m thụi III S sỏng to ca Nam Cao trong vic s dng thnh ng - Nam Cao ó s dng linh hot nhng thnh ng cú cu trỳc bỡnh... kờ c trong cỏc truyn ngn ca Nam Cao giai on 30-45 thỡ ch cú 9 thnh ng gc Hỏn Nh vy cú th núi, trong tỏc phm ca mỡnh, Nam Cao hu nh rt ớt khi s dng thnh ng gc Hỏn 100% cỏc thnh ng gc Hỏn u c ụng s dng di dng nguyờn bn, tc l s dng nguyờn dng cỏc thnh ng gc Hỏn ch khụng s dng nhng thnh ng dch tng ng tng ch Vớ d: Tht c l vn Tn tõm tn lc Tha phng cu thc Thp t nht sinh Lớ do cú th gii thớch cho vic Nam Cao. .. Nam Cao cú nhiu sỏng tỏc c trc v sau cỏch mng Mc dự Nam Cao vit ớt nhng trc sau ó li cho chỳng ta mt mu mc nh vn, cho vn hc mt s lng tỏc phm giỏ tr Nam Cao khai thỏc ti a ngụn ng nhõn vt Truyn ngn ca ụng khụng di tr Chớ Phốo, Na ờm ch dm trang S trang ngn, lng ch ớt, nờn tỡnh hung truyn phi tht cụ gn, tit kim trong ngụn ng, khi vo truyn thỡ phi vo ngay Cõu ngn v cc dng nh khụng th rỳt ngn hn Nam Cao. .. nhm ln cho ngi c, ngi nghe hay cho tt c ngi dõn Vit Nam cng nh ngi nc ngoi 2.2 Thnh ng phi i xng 2.2.1 Nhúm thnh ng so sỏnh Theo kt qu thng kờ ca chỳng tụi, s lng thnh ng so sỏnh c s dng trong truyn ngn ca Nam Cao xut hin khỏ ln S d nh vy l bi loi thnh ng so sỏnh cú sc thỏi hỡnh nh v tu t rừ rt, cú tn s s dng cao v c bit l trong khu ng Truyn ngn Nam Cao vi mt lot nhng on vn miờu t, hi thoi gia cỏc nhõn... thnh ng nh th ny Nam Cao ó t mt thnh cụng ln trong vic a tỏc phm ca mỡnh, th gii nhõn vt ca mỡnh gn gi vi c gi nhiu hn 2.2.2 Thnh ng miờu t Ngoi s lng khỏ ln loi thnh ng n d húa i xng cng nh thnh ng so sỏnh, trong tng s thnh ng ting Vit c Nam Cao s dng trong cỏc truyn ngn ca ụng cũn cú loi thnh ng miờu t hay cũn gi l thnh ng cú cu trỳc v ng Cú c thy 81 n v cựng vi bin th ca chỳng( trong s 291 ), chim . thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám chứ chưa thể khảo sát các đơn vị thành ngữ trong toàn bộ các tác phẩm của ông.. mình là: Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt

Ngày đăng: 06/04/2013, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan