Vấn đề từ ngoại lai trong tiếng Việt

9 4.7K 48
Vấn đề từ ngoại lai trong tiếng Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luận văn về Vấn đề từ ngoại lai trong tiếng Việt

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Vấn đề từ ngoại lai trong tiếng Việt (Môn: Phân tích từ vựng tiếng Việt) (2) 1. Đặt vấn đề Là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, ngôn ngữ không ngừng lớn mạnh. So với ngữ âm và ngữ pháp thì từ vựng là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh nhất bởi vì nó trực tiếp phản ánh đời sống xã hội. Theo Stalin: “…từ vựng của một ngôn ngữ là bộ phận dễ chuyển biến nhất thì nó ở trong tình trạng biến đổi liên miên”. Tuy nhiên, muốn nhận ra những đặc điểm mới sinh ra và phát mới phát triển của trong từ vựng của mỗi ngôn ngữ thì thường phải theo dõi sự phát triển từ vựng của nó trong một thời gian dài. Mấy chục năm so với lịch sử phát triển của một ngôn ngữ chỉ là một quãng ngắn, không đáng kể. Nhưng với tiếng Việt, mấy chục năm gần đây lại là thời kỳ diễn ra những biến đổi toàn diện và sâu sắc của hệ thống từ vựng. Cũng như mọi thứ tiếng khác, trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp nhận thêm nhiều từ ngữ, nhiều ý nghĩa và cách cấu tạo từ của ngoại ngữ để làm giàu cho từ vựng của mình. ngoại laitừtiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ cả về nội dung và hình thức. Nguồn tiếp nhận trước hết vẫn phải kể đến tiếng Hán. Từ đầu thế kỷ đến nay, tiếng Việt vẫn chủ yếu tiếp nhận các từ ngữ mới từ tiếng Hán. Nếu tiếp nhận qua con đường sách vở thì những từ gốc Hán này được đọc theo cách đọc Hán-Việt chứ không đọc theo cách phát âm của tiếng Hán phổ thông: cộng hoà, chính trị, đại sứ quán, độc lập, . Nếu tiếp nhận qua con đường khẩu ngữ thì từ ngoại lai lại được đọc theo âm địa phương nào đó: ca la thầu, mì chính, quẩy,… Sau tiếng Hán, một số ngôn ngữ Ấn –Âu mà trước hết là tiếng Pháp là những nguồn quan trọng cung cấp từ ngữ mới cho tiếng Việt: cà rốt, ghi đông, may ô,… Cũng có những từ tiếng Việt tiếp nhận từ các ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam nhưng số này không nhiều: buôn, bản, phai, 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Do đó, căn cứ vào nguồn gốc của các từ, người ta chia từ vựng thành hai lớp: từ bản ngữ và từ ngoại lai. Hai khái niệm này cần được xác định một cách biện chứng và lịch sử. 2. Phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai Bất kì ngôn ngữ nào, trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng thu hút nhiều yếu tố của các ngôn ngữ khác, do đó có nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ của các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt hiện đại của chúng ta ngày nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Nùng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh . Nếu không nhìn nhận vấn đề một cách biện chứng và lịch sử thì rất khó xác định đâu là từ bản ngữ, đâu là từ ngoại lai. Có người cho rằng chỉ có thể gọi một cách hợp lí từ ngoại lai trong một ngôn ngữ nhất định là những yếu tố đã thâm nhập sau cái thời kì ít nhiều chính xác đánh dấu một cách quy ước giai đoạn đầu của ngôn ngữ ấy. Trong thực tế, vấn đề xác định thời gian hình thành của một ngôn ngữ dân tộc nào đó là rất phức tạp và không phải bao giờ cũng cho một câu trả lời chắc chắn. Vì vậy, chúng ta vẫn vấp phải cái khó khăn trong khi phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai. Nội dung của hai khái niệm này chỉ có thể xác định một cách tương đối chắc chắn nếu xét chúng trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định. Các giai đoạn phát triển của một ngôn ngữ kế tiếp lẫn nhau, mỗi giai đoạn bao gồm những yếu tố thuộc ba loại: - Những yếu tố cũ từ giai đoạn trước để lại. - Những yếu tố mới du nhập vào từ các ngôn ngữ khác trong giai đoạn ấy. - Những sản phẩm mới được cấu tạo trên cơ sở những yếu tố cũ và những yếu tố mới du nhập vào. Xét trong giai đoạn ấy, những từ thuộc loại một và loại ba có thể được coi từ bản ngữ, còn những từ thuộc loại hai là những từ ngoại lai. Tuy nhiên, khái niệm từ 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ngoại laitừ bản ngữ được quan niệm một cách biện chứng. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những từ ngoại lai trong giai đoạn này có thể trở thành từ bản ngữ trong giai đoạn tiếp theo. Cách xác định từ bản ngữ và từ ngoại lai căn cứ vào nguồn gốc đòi hỏi phải biết từ nguyên của các từ. Công việc này không phải bao giờ cũng thực hiện được dễ dàng. Trong việc sử dụng ngôn ngữ, chỉ những khác biệt phản ánh tình trạng hiện thời của ngôn ngữ là quan trọng. Vì vậy, từ bản ngữ và từ ngoại lai còn được xác định về phương diện đồng đại thuần tuý. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm từ bản ngữ đồng đại và từ ngoại lai đồng đại. Từ ngoại lai đồng đại là từ có những nét không nhập hệ vào cấu trúc đương thời của tiếng Việt. Từ ngoại lai đồng đại có thể là những từ ngoại lai còn giữ những đặc trưng của ngoại ngữ khiến cho chúng khác với các từ bản ngữ đồng đại. Trong tiếng Việt thì đó là những từ như: - Những từ phiên âm nhưng viết liền như: cácbon, amin, amoniac, ampe . - Những từ phiên âm nhưng viết rời như: a-xít, a-mi-la-da, a-ni-lin, a-nô- phen, a-pa-tít, a-xê-ti-len . - Những đơn vị có cách kết hợp âm vị bất thường như: pa-tê, noãn xào, xoong, séc, loong toong . - Những từ Hán Việt không hoạt động tự do như: sơn, thuỷ, gia, quốc, hải . - Tổ hợp các từ Hán Việt không hoạt động tự do như: ba đào, giai nhân, tham quan, sở dĩ, phạm trù, tiền phong . - Những từ không phải tiếp thu của ngoại ngữ nào nhưng lại có những nét làm cho nó khác hẳn các từ khác và được xử lí một cách khác cũng là từ ngoại lai đồng đại. Thí dụ: leeng keeng, loong coong, bù nhìn, mồ hóng, mồ hôi, lê ki ma, chôôc . Từ bản ngữ đồng đại trong tiếng Việt là những từ mà xét về cấu trúc ngữ âm cũng như hình thái học hoàn toàn nằm trong cấu trúc đương thời của tiếng Việt mặc dù xét về phương diện lịch đại đó có thể là những từ có nguồn gốc ngoại lai: 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Những từ mượn tiếng Hán cổ, những từ Hán Việt đã Việt hoá về ngữ âm và những từ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn-Âu nhưng có dạng ngữ âm trùng với âm tiết: xăng, bì, lốp, gần, đầu, thần, ngọc, bia, phin, phớt . - Những từ Hán Việt đã có khả năng hoạt động tự do như tất cả các từ thuần Việt khác: ông, bà, tài, đức, thọ, học, thanh, hiếm, trí, phô, chúc thọ, chức tước, ông bà, nguy hiểm, sự vật, trí não, học tập, thành phố . 3. Từ ngoại lai Trong lớp từ ngoại lai còn có thể chia thành các loại sau: 3.1. Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật và khái niệm Trong tiếng Việt, nếu căn cứ vào mối liên hệ với sự vật và khái niệm, có thể chia từ ngoại lai thành hai loại: -Những từ ngoại lai biểu thị những sự vật và khái niệm mới xuất hiện, trong bản ngữ chưa có từ biểu thị như: xô viết, công xô môn, đồng chí, hợp tác xã, may ô, xà phòng,… -Những từ biểu thị những sự vật và khái niệm đã có từ trước trong bản ngữ đã có từ biểu thị rồi. Trong trường hợp này, từ ngoại lai đồng nghĩa với từ bản ngữ. Tiếng Việt tiếp nhận từ ngữ tiếng Hán một cách hệ thống, vì vậy có hàng loạt từ gốc Hán đồng nghĩa với các từ thuần Việt như: thiên – trời, địa – đất, cử – cất, tồn – còn, tử – con, tôn – cháu . 3.2. Căn cứ vào thành phần ngoại lai. Nếu xét về thành phần ngoại lai, có thể chia từ ngoại lai thành từ phiên âm và từ sao phỏng. 3.2.1. Từ phiên âm Là từ tiếp nhận cả hình thức lẫn nội dung của từ của ngôn ngữ khác. Hình thức ngữ âm của các từ của ngoại ngữ có thể thay đổi ít nhiều cho phù hợp với quy luật ngữ âm của bản ngữ. Ví dụ: 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phỏp Vit glaùeul layn, dn planton loong toong fromage pho mỏt cravate ca la vỏt, ca ra vỏt, ca vỏt, . 3.2.2. T sao phng L nhng t tip nhn mt mt no ú ca t ca ngụn ng khỏc. T sao phng cú hai loi: sao phng cu to t v sao phng ng ngha. Sao phng cu to t l trng hp dựng cht liu ca bn ng cu to mt t no ú da theo mu v kt cu ca cỏc t tng ng trong ngụn ng khỏc. Thc cht ca loi ny l dch tng yu t cú tớnh cht hỡnh thỏi hc ca cỏc t ca ngụn ng khỏc. Nh vy, nú ch tip nhn mu cu to t trong ngụn ng khỏc m thụi. Vớ d: t ting Nga l sao phng cu to t ca t ting Phỏp subdivision (s chia nh). Nú c thc hin bng cỏch dch tin t sub- bng tin t -, chớnh t -divis- bng -- v hu t -ion bng -. Trong ting Vit, cỏc n v t vng nh chn bựn, chn xớch, chin tranh lnh . cng l sao phng cu to t ca cỏc n v tng ng trong ting Phỏp l garde boue, garde chain, guerre froide . Ngoi hin tng sao phng cu to t hon ton nh nhng thớ d trờn, cũn cú hin tng sao phng cu to t khụng hon ton. Nhng t sao phng kiu ny mt phn l dch cỏc yu t tng ng ca ngoi ng, phn cũn li l tip nhn nguyờn si ca ngụn ng ú. Chng hn t ca ting Nga bt ngun t ting Hi Lp l t eidololatreia (s th thn tng), trong ú, chớnh t - c tip nhn, cũn chớnh t latr- v ph t -eia c dch ra ting Nga l - v -. T (vụ tuyn truyn hỡnh) bt ngun t t televisia trong ú chớnh t - cú ngun gc Hi Lp, cũn chớnh t -vis- v ph t -ia (gc Latin) c dch ra ting Na l -- v -. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Sao phỏng ngữ nghĩa là hiện tượng các từ tiếp nhận thêm ý nghĩa của các từ tương ứng trong ngôn ngữ khác. Cơ sở để từ này có thể tiếp thu thêm ý nghĩa của từ tương ứng trong ngôn ngữ khác là ý nghĩa định danh trực tiếp của chúng phải giống nhau. Từ này chỉ tiếp nhận thêm ý nghĩa bóng vốn chỉ có ở từ kia. Ví dụ: Từ tiếng Nga трогать có thêm ý nghĩa "gây xúc động" là nhờ sao phỏng ý nghĩa của từ toucher trong tiếng Pháp. Cơ sở của sự sao phỏng này là cả hai từ đều có ý nghĩa trực tiếp là "sờ mó". Ý nghĩa "tầm thường, vô vị" của từ плоскиы cũng là do sao phỏng ý nghĩa của từ tiếng Pháp plat mà có. Cả hai từ này đều có ý nghĩa trực tiếp là "bằng phẳng". Từ ngựa trong tiếng Việttừ cheval trong tiếng Pháp cùng chỉ một loài động vật, nhưng từ cheval còn chỉ một đơn vị sức kéo, do đó, từ ngựa đã có thêm cả ý nghĩa này. Nếu hiện tượng sao phỏng cấu tạo từ dẫn đến sự xuất hiện trong ngôn ngữ những từ mới thì hiện tượng sao phỏng ngữ nghĩa chỉ dẫn đến sự xuất hiện những từ đồng âm hoặc những ý nghĩa mới của từ đã có. Hiện tượng tiếp nhận từ ngữ của ngôn ngữ khác không diễn ra một cách đơn giản mà các từ ngữ ngoại lai phải chịu sự biến đổi theo quy luật phát triển của tiếng Việt. Nói chung, quá trình đồng hoá các từ ngoại lai diễn ra trên cả ba mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Mỗi ngôn ngữ có hệ thống ngữ âm riêng. Khi một từ chuyển từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt phải có sự biến đổi diện mạo của mình cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ chủ thể. Chẳng hạn, các từ tiếng Pháp gare, poste, gramme sang tiếng Việt đã đổi thành ga, bốt, gam. Khi đã tồn tại với cách là một thành viên của tiếng Việt, từ ngoại lai lại chịu sự biến đổi theo quy luật riêng của tiếng Việt. Từ ngoại laitừ gốc mà nó xuất thân có thể phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: Vào thời kì của tiếng Hán cổ, cả tiếng Việttiếng Hán đều có phụ âm vô thanh. Từ can của tiếng Hán cổ khi chuyển sang tiếng Việt vẫn giữ nguyên diện mạo như vậy. Nhưng sau đó, các từ trong tiếng Hán biến đổi theo quy luật vô thanh hoá, còn các từ trong tiếng Việt lại biến đổi theo quy luật hữu thanh hoá. Do 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đó, từ can trong tiếng Hán hiện đại vẫn đọc như vậy, còn trong tiếng Việt, can đã đổi thành gan. Ở bình diện ngữ nghĩa, quá trình đồng hoá cũng diễn ra tương tự như vậy. Khi tiếp nhận, tiếng Việt có thể thể không tiếp nhận tất cả các ý nghĩa của từ trong ngôn ngữ khác. Thí dụ: từ balle trong tiếng Pháp có các nghĩa: 1) quả bóng, 2) đầu đạn, nhưng tiếng Việt chỉ tiếp nhận từ này với ý nghĩa thứ nhất mà thôi. Do mối quan hệ với các từ bản ngữ, ý nghĩa của các từ hồng, hoàng, thanh trong tiếng Hán có ý nghĩa tương tự như các từ đỏ, vàng, xanh của tiếng Việt. Khi du nhập vào tiếng Việt, các từ này cũng được dùng để biểu thị những màu ấy nhưng ở sắc độ nhạt hơn. Về mặt ngữ pháp, các từ ngoại lai cũng được đồng hoá theo tiếng Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, hiện tượng chuyển loại xảy ra rất dễ dàng. Nhiều từ tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Pháp cũng tuân theo quy luật đó: double, blue là tính từ, vào tiếng Việt đúp, lơ có thể làm động từ. Nhiều cụm từ tiếng Pháp khi vào tiếng Việt đã được nhận thức như một từ, thí dụ: à la xô (à l’assaut), phú la căng (foutre le camp – "cuốn xéo"), cập bà lời (t’as pas k’eoil) v.v . 4. Kết luận Từ ngoại lai chiếm một số lượng lớn trong vốn từ vựng tiếng Việt nên đây là một trong những vẫn đề được quan tâm nhiều nhất của từ vựng học tiếng Việt. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, khônng chỉ tiếng Việt mà ngôn ngữ nào cũng có sự tiếp thu các yếu tố từ ngôn ngữ khác. Do đó, vấn đề về từ ngoại lai đã được phân tích ở trên không phải chỉ dành riêng cho tiếng Việt. Đây là vấn đề có tính khái quát cao, được các nhà nghiên cứu áp dụng với các ngôn ngữ nói chung . Những từ ngoại lai có xu hướng bị đồng hoá trong quá trình phát triển của bản ngữ. Một từ ngoại lai, nếu không bị thay thế, thì còn trải qua một quá trình chịu những tác động của người bản ngữ mới có vị trí vững vàng. Quá trình ấy là sự đồng 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hoá từ ngoại lai. Nói chung, nó biểu thị mặt tích cực, sáng tạo, của người bản ngữ đối với từ mượn để nhằm tạo nên tính chất thuần nhất trong bản ngữ. Trong tiếng Việt, sự đồng hoá thể hiện ở các hiện tượng đồng hoá về ngữ âm, đồng hoá về ngữ pháp, đồng hoá về ngữ nghĩa, đồng hoá về chính tả, . Một từ ngoại lai khi mới được chấp nhận thì chỉ có một nghĩa và có thể giữ mãi cái nghĩa đó, thường là trong trường hợp thuật ngữ. Nhưng ngoài trường hợp ấy, nó có thể biến đổi nghĩa, sự biến đổi nghĩa cũng là một hình thái đồng hoá của từ ngoại lai, mà lại ở mức độ sâu sắc, tế nhị. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thiện Giáp-Từ và nhận diện từ tiếng Việt-Nxb Giáo dục,1996 2. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên)- Dẫn luận ngôn ngữ học- Nxb Giáo dục,1998 3. Nguyễn Thiện Giáp-Từ vựng học tiếng Việt-Nxb Giáo dục,2003 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC 9 . lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Vấn đề từ ngoại lai trong tiếng Việt (Môn: Phân tích từ vựng tiếng Việt) (2) 1. Đặt vấn đề Là phương tiện giao tiếp trọng. các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Nùng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng

Ngày đăng: 06/04/2013, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan