Tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”

11 913 2
Tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn về Tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” I. MỞ BÀI Theo hệ thống tưởng nho gia người Phụ nữ xưa phải có đủ Tam tòng - Tứ đức. Tam tòng là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Như vậy có nghĩa là ở nhà, nghe theo cha, lấy chồng nghe theo chồng, chồng chết nghe theo con. Ngày nay, trong xu hướng phát triển của xã hội với sự bình đẳng giữa nam và nữ, Tam tòng đã lỗi thời, không còn phù hợp nữ, nhưng tứ đức thì vẫn còn giữ nguyên giá trị và vẫn là khuôn vàng thước ngọc, là cái đích vươn tới của người phụ nữ mà đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam. Vậy tứ đức là gì mà có sức sống lâu bền đến vậy ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung của nó và sẽ được hiểu sâu hiểu rõ bằng những bài ca dao, tục ngữ, những câu chuyện trong dân gian. Những minh chứng đẹp đẽ cho tứ đức của người phụ nữ Việt Nam xưa. II. NỘI DUNG. Tứ đức là bốn đức tính vô cùng đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam : Công - Dung - Ngôn - Hạnh. 1. Công . Công ở đây được hiểu là công việc, việc làm của người phụ nữ. Và công việc là công việc “kép”, tức công việc trong gia đình và công việc ngoài xã hội . Công việc trong gia đình là việc bếp núc, việc đồng áng - những công việc chăm lo cho đời sống của mỗi gia đình. Do vậy phẩm chất công ở người phụ nữ thể hiện trước hết ở sự chăm chỉ, hay lam hay làm, chịu thương chịu khó để lo cho chồng cho con được no - đủ. Người phụ nữ là “hậu phương” cực kỳ vững chắc, lo mọi chuyện trong gia đình để cho người chồng yên tâm học hành : “Tháng hai cho chí tháng mười Năm mười hai tháng em ngồi em suy Vụ chiêm em cấy lúa di Vụ mùa lúa ré, sớm thì ba trăng Thú quê ra cá đã từng Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan Việc nhà em liệu lo toan Khuyên chàng học tập cho ngoan kẻo mà”. Chồng phải ngày đêm dùi mài kinh sử, người vợ trong bài ca dao trên đã tự tính toán, các mùa vụ trong năm. Vụ chiêm trồng gì, vụ mủatồng gì, đảm đang mọi việc để người chồng yên tâm học tập. Họ làm không ngơi nghỉ, lúc nàocũng việc liền tay : “Một năm chia mười hai kỳ Thiếp ngồi thiếp tính khó gì chẳng ra Tháng giêng ăn tết ở nhà Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm Tháng ba đi bán vải thâm Tháng bốn đi gặt, tháng năm trở về Tháng sau em đi buôn bè Tháng bẩy, tháng tám trởvề đong ngô Chín, mưới cắt rạ đồng mùa ….” Và cũng thật dễ hiểu khi người phụ nữ được ví như con cò - Một con vật luôn luôn cần mẫn kiếm ăn : “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” 2 Và cũng thật dễ hiểu khi người đàn ông đi xa thì cái mà anh nhớ nhất vẫn là : “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai giãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Anh nhớ canh rau muống, cà dầm tương bởi đó là những món mà vợ anh, mẹ anh thường xuyên nấucho anh ăn và anh cũng nhớ lắm, thương lắm người vợ ở nhà vất vả, giãi nắng dầm sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo bát cơm. Đấy là công việc gia đình của người phụ nữ. Nhưng đâu chỉ vậy người phụ nữ còn giỏi cảviệc nước, việc non. Hẳn ta vẫn nhớ truyện bà Nữ Oa đã ngày ngày đội đá vá trời, một công việc nặng nhọc, vất vả. Đây là một câu chuyện thần thoại để giải thích sự hình thành của thế giới.Nhưng sao lại là hình tượng một người phụ nữ mà không phải là một người đàn ông nào. Điều đó nói lên rằng người phụ nữ có thể làm được tất cả mọi việc, thậm chí làm tốt hơn cả những đấng mày râu. Trong thực tế lịch sử, khi đất nước bị quân xâm lược giày xéo, đã không có biết bao người phụ nữ cầm gươm, cầm giáo, lãnh đạo ba quân tướng sĩ để chống giặc, giữ nước. Đó là Bà Trưng : “Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạc thù chồng chẳng quên Chị em nặng một lời nguyền Phất cờ nam tử thay quyền tướng quân…” Hay Triệu Thị Trinh, quê ở Thanh Hoá. Năm 40 dưới ách đô hộ của nhà Hán, người con gái này đã dấy binh khởi nghĩa thể hiện ý chí chống quân xâm lược của dân tộc Việt để đến nay vẫn còn những câu thơ ca tụng : 3 “Ru con con ngủ cho lành Để mẹ xách nước rửa bành con voi Muốn con lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng cưới voi đánh cồng” Tiếp bước hai bà, bao người phụ nữ Việt Nam cũng đã vượt ra ngoài bốn bức tường của buồng the, bếp núc, làm việc nước. Nguyên phi Ỷ Lan là phi của vua Trần Thánh Tông. Bà đã thay vua trị vì đất nước trong thời gian vuađi đánh giặc. Vua Trần Thánh Tôn đánh mãi không thắng đã đêm quân về nhưng khi về đến đâu cũng thấy cảnh dân an, đất nước thái bình, vua như được tiếp thêm sức mạnh tiếp tục đem quân đi và đã chiến thắng. Rồi những nữ tướng, những nữ anh hùng dưới thời vua Quang Trung - Nguyễn Huệ như Bùi Thị Xuân, Đỗ Quyên… Tất cả các bà đã là những minh chứng đẹp nhất, đầy đủ nhất cho cái công trong công việc xã hội của người phụ nữ Việt Nam xưa. Như vậy có thể nói, Công là một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nó rất quan trọng và được xem là tiêu chuẩn đầu tiên để người phụ nữ hướng tới. Hiểu về công phải hiểu mộtcách đầy đủ, đó là có cả công việc trong gia đình và đặc biệt không thể thiếu công việc ngoài xã hội. Điều đó thể hiện tính toàn vẹn, giỏi giang của người phụ nữ Việt Nam. 2. Dung : Dung ở đây được hiểu là dung nhan, nhan sắc của người phụ nữ. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà mỗi người phụ nữ để lại cho người mới quen. Đó có thể là một đôi mắt lúng liếng, có thể là nụ cười, lại có thể là hàm răng, có thể chỉ là mái tóc… Có biết bao câu ca dao, tục ngữ là những tiếng lòng của những chàng trai khi yêu biết bao đôi mắt ấy, đôi má lúm đồng tiền ấy… Có chàng “dạ say lừ đừ, chỉ vì đôi mắt của em : “Hoa thơm hoa ở trên cây 4 Đôi con mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ”. Có chàng trai lại như thấy cả mặt trời khi nhìn thấy nàng cười : “Ngó lên lỗ miệng em cười Như búp sen nở như mặt trời mới lên” Có chàng trai lại “muốn kết nhân duyên” bởi yêu quá “hai má có hai đồng tiền” của nàng : “Vào vườn trảy quả cau con Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên Hai má có hai đồng tiền Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa”. Có chàng trai lại trở nên si tình bởi “đôi mắt liếc” sắc như “dao cau” bởi cổ tay “trắng như ngà” bởi miệng cười hoa ngây, bởi cái khăn đội đầu như một đoá sen trên đầu của cô gái : “Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen”. Và mười thương của chàng trai đối với cô gái thì có đến hơn một nửa là bởi những vẻ đẹp dung nhan của cô : “Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua Năm thương cổ yếm đeo bùa Sáu thương nón thúng quai tua dịu dàng 5 Bẩy thương nét ở khôn ngoan Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh Chín thương cô ở một mình Mười thương con măt có tình với ai”. Nhưng dung không thôi không thể làm nên con người trọn vẹn bởi : “tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”. Vẻ đẹp dung nhan sẽ chẳng làm gì nếu vẻ đẹp ấy chỉ là cái bề ngoài của một con người không phẩm hạnh… Vi vậy người phụ nữ phải luôn luôn tudưỡng rèn luyện , luôn luôn làm đẹp mình lên, tôn mình lên bằng lời ăn tiếng nói và phẩm hạnh . Đó là Ngôn và Hạnh. 3. Ngôn . Ngôn ở đây được hiểu là ngôn từ, ngôn ngữ. Ấy chính là lời ăn tiếng nói của người phụ nữ trong giao tiếp hàng ngày, trong cuộc sống thường nhật. Đã là phụ nữ thì phải ăn nói dịu dàng, phải tế nhị kín đáo. Có như vậy người phụ nữ mới đạt được cái ngôn trong tứ đức : “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Những cô gái xưa, trước những lời tỏ tình rất ý nhị của các chàng trai “Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?” Các cô cũng đã ý nhị trả lời lại rằng : “Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” Mận, đào, vườn hồng ở đây là những hình ảnh ẩn dụ. Mận là chàng trai, đào là cô gái và vườn hồng là trái tim cô. Bài ca dao có thể “dịch nghĩa” ra như sau : 6 “Bây giờ anh mới hỏi nàng rằng nàng đã yêu ai chưa? Nàng trả lời anh rằng : Trái tim em đang còn để ngỏ và đang chờ đợi ạnh”. Nội dung chỉ là vậy nhưng dưới lớp ngôn từ đẹp, đầy tế nhị của chàng trai và đặc biệt là cô gái nội dung đó đã trở nên ý nhị vô cùng. Cách ứng xử của cô gái hái dâu trong bài ca dao : “Sáng ngày em đi hái dâu Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn Hai anh đứng dậy hỏi han Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu -Thưa rằng em đi hái dâu Hai anh đứng dậy đưa trầu cho ăn -Thưa rằng bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người”. thật đẹp. Trước hai anh ngồi câu thạch bàn mà cô gái trên đường đi hái dâu, khi được hỏi cô “vội vàng đi đâu” cô đã lễ phép mà trả lời rằng “thưa rằng em đi hái dâu” khi được mời trầu, cô tế nhị mà vẫn lễ phép từ chối : “Thưa rằng bác mẹ em răn…” Chẳng làm ai mất lòng mà họ lại càng quí cô hơn bởi sự đoan trang, bởi sự dịu dàng, tế nhị của cô. Người phụ nữ bằng lời ăn tiếng nói của mình có thể điều hoà các mối quan hệ trong cuộc sống : “Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi bớt lửa không đời nào khê”. Có nhiều người phụ nữ trong những phút “gây cấn” nhất vẫn có thể làm dịu căng thẳng bằng những lời nói hài hước để người chồng không còn có thể giận được nữa khi nghe những lời như thế, những câu như thế. 7 “Chồng giận thì vợ làm lành Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì ?…” Một người phụ nữ có ngôn phải biết nhường nhịn, nhún nhường đúng lúc : Mẹ già dữ lắm em ơi Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha Nhịn cho nên cửa nên nhà Nên kèo nên cột nên xà tầm vông Nhịn cho nên vợ nên chồng Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà”. Ở đây nhịn không phải là sự cam chịu, ai nói sao nghe vậy mà là sự nhún mình đúng lúc đấy là một thứ ngôn không lời. 4. Hạnh : Hạnh là một phạm trù để chỉ phẩm hạnh, đức hạnh của người phụ nữ. Và đây được xem là đức quan trọng nhất trong tứ đức bởi : “Tốt gỗ hơn tốt nươchính sáchơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”. Mặc dù người xưa rất trân trọng vẻ đẹp và ca ngợi hết lời những “má lúm đồng tiền”, những “tóc đuôi gà” ; những “đôi mắt sắc như là dao cau”, nhưng vẫn luôn luôn gắn với nó là phẩm hạnh của người phụ nữ là sự đoan trang, nết na, là sự thuỷ chung son sắt, là sự hiểu nghĩa trọn vẹn. Cô gái trong bài “em đi hái dâu”, thật đoan trang, nết na bởi cô được hai người đàn ông lịch sự mời ăn trầu nhưng không vì thế mà cô quên lời “bác mẹ, răn dạy: “Thưa rằng bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người”. 8 Cô cũng đã ý thức phẩm giá của một người con gái : phải biết giữ gìn. Còn cô gái trong bài ca dao : “Thân em như tấm lụa đào Còn nguyên hay xé vuông nào cho ai ? -Thân em như tấm lụa đào Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai Em vin cành trúc, em tựa cành mai Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng” thì ý thức sâu sắc về phẩm giá của người phụ nữ. Câu trả lời của cô trước câu hỏi của chàng trai chứng tỏ điều đó : “Dám đâu xé lẻ…” và có phải ý thức sâu sắc về giá trị của phẩm giá mỗi người không mà khi yêu, người phụ nữ Việt Nam yêu hết mình. Người phụ nữ khi nhớ người yêu thì là cái nhớ đến : “Nhớ ai em những khóc thầm Hai hàng nước mắt đầm đia như mưa. Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”. Nhớ đến “ra ngần vào ngơ” đến đầm đìa nước mắt thật mãnh liệt, nồng nàn và thiết tha. Và đặc biệt hơn, người phụ nữ Việt Nam khi đã yêu ai thì yêu đến trọn đời, dù thời gian có là bao nhiêu, dù cuộc sống có đổi thay như thế nào: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Thuyền ở đây là người đàn ông, còn bến là người phụ nữ. Người đàn ông như con thuyền nay neo bến này mai đậu bến khác, và có khi chẳng bao giờ nhớ 9 tới những bến, những bờ mình đã neo đậu nhưng bên ấy, bờ ấy thì lại vẫn một lòng khăng khăng chờ đợi thuyền. Sự chờ đợi ấy có thể là chín tháng, có khi lại tới mười năm : “Sông sâu cá lặn mất tăm Chín tháng cũng đời mười năm cũng chờ” Và thậm chí là cả cuộc đời : “Thuỷ chung em giữ trọn đời Chết thì chịu chết, lìa đời không lìa” Sự chung thuỷ của người phụ nữ còn là một lòng một dạ yêu chồng, không bị những cám dỗ vật chất tầm thường làm suy chuyển : “Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người” Ta hẳn cần còn nhớ nàng Tô Thị. Người chồng nhưng cũng chính lại là người anh trai của nàng sau khi biết sự thật đớn đau là mìnhđã lấy chính em gái đã bỏ đi. Nàng Tô Thị không hề hay biết sự thật và cứ thế nàng vò võ chờ chồng. Nàng đã hoá thành đá sau một đêm mưa gió đứng bồng con trên ngọn núi cao nhất, mắt đăm đắm nhìn về hướng người chồng ra đi. Sự thuỷ chung của người phuu nữ Việt Nam còn đến mức tiết liệt tức dù chết những giữ được tấm lòng son với chồng, họ cũng cam lòng. Người phụ nữ trong “Người con gái Nam Xương”, thật đau khổ khi sau bao năm vò võ chờ chồng, chông về tưởng được sống trong hạnh phúc cho bõ những ngày xa cách nhớ mong thì tai hoạ lại ập xuống. Người chồng có tính hay ghen vì tin vào lời một đứa trẻ con đã nghi ngờ nàng. Nàng giải thích không được và đã quyết tìm đến cái chết để chứng minh cho tấm lòng trinh trắng của mình. Vợ của vua Chiêm Thành cũng đã trẫm mình xuống sông tự vẫn chứ quyết không làm ô nhục tấm thân khi bị vua Trần vì mê sắc đẹp mà bắt theo khi đánh thắng vua Chiêm. 10 [...]...III KẾT LUẬN Tứ đức của người phụ nữ “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” Cuộc sống đang thay đổi nhưng tứ đức vẫn mãi nguyên giá trị, mãi vẫn là khuôn vàng thước ngọc, là cái đích vươn tới của người phụ nữ Việt Nam 11 . : 0918.775.368 Tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” I. MỞ BÀI Theo hệ thống tư tưởng nho gia người Phụ nữ xưa phải có đủ Tam tòng - Tứ đức. Tam tòng là. đẽ cho tứ đức của người phụ nữ Việt Nam xưa. II. NỘI DUNG. Tứ đức là bốn đức tính vô cùng đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam : Công - Dung - Ngôn - Hạnh.

Ngày đăng: 06/04/2013, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan