Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ

58 5.1K 19
Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lòng yêu nước vốn là truyền thống tinh thần tốt đẹp bao đời của dân tộc Việt Nam.

Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU ^Ö^ I. Lý do chọn đề tài Lòng yêu nước vốn là truyền thống tinh thần tốt đẹp bao đời của dân tộc Việt Nam. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh: “đó là thứ của quý, bấy lâu nay phải cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm nay nhờ cách mạng được đem ra trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê ”. [ 5 . 152 ] Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, nhiều thế hệ người cầm bút luôn hướng về quê hương, đất nước. Vì th ế khi đất nước có giặc ngoại xâm, họ đã hăng hái lên đường tham gia vào công cuộc đấu tranh chung, để giải phóng dân tộc. Là chiến sĩ đồng thời cũng là thi sĩ, các nhà thơ quan niệm rằng: thơ ca là phải phục vụ cách mạng, phục vụ lý tưởng của Đảng. Cho nên mọi sự kiện, mọi vấn đề lớn nhỏ của đời sống cách mạng, thông qua trái tim nhạy cảm của các nhà thơ đều trở thành đề tài và khơi nguồn cảm hứng sáng tác. Những trang thơ thời chống Mỹ đã làm trỗi dậy trong chúng ta những cảm xúc tự hào về Tổ quốc và nhân dân anh hùng, càng thêm mến phục những con người quả cảm không tiếc xương máu hy sinh thân mình cho Tổ quốc được hồi sinh. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khắc hoạ được nhiều hình tượng nổi bật như: hình tượ ng lãnh tụ, hình tượng người chiến sĩ, hình tượng nhân dân… Trong đó, hình tượng đất nước là một “hình tượng đẹp đẽ được xây thành công vào loại bậc nhất” [ 19 . 96]. Như vậy có thể khẳng định: hình tượng đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ giữ một vị trí, vai trò đáng kể và mang vẻ đẹp riêng của nó, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển có tính biện chứng c ủa thơ ca truyền thống dân tộc. Tuy nhiên qua các công trình nghiên cứu về văn học thời kỳ chống Mỹ, hình tượng đất nước chỉ mới được đề cập đến chứ chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Đề tài này được thực hiện xuất phát từ yêu cầu bổ sung nguồn tư liệu còn khá tản mạn và hạn chế về thơ ca kháng chiến chống Mỹ nói chung và hình tượng đất nước nói riêng. Có thể nói so với số lượng tác phẩm, tuyển tập thơ ra đời khá đồ sộ thì tư liệu phê bình nghiên cứu về nó quá ít ỏi, không tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Việc nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không chỉ cung cấp thêm vốn tư liệu cần thi ết cho tôi và các giáo viên Ngữ văn khác trong quá trình giảng dạy mà còn giúp tôi khám phá ra cái hay cái đẹp của hình tượng văn học, hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam trong những năm đau thương mà rất đỗi hào hùng. Qua đó sẽ giúp người đọc bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc thêm sâu sắc. Và mỗi thế hệ thanh niên hôm nay sẽ bước tiếp con đường mà cha ông đã đi, đó là con đường xây dự ng và bảo vệ Tổ quốc. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 2 II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tuy nhiên mỗi công trình lại nghiên cứu một vấn đề khác nhau. Đề cập đến hình tượng đất nước, ta thấy có những công trình đáng lưu ý sau: 1. Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945 - 1975) - Nguyễn Duy Bắc - NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội - 1998 : sách đã tập trung miêu tả hình tượng Tổ quốc qua các bi ểu trưng, mô típ được lặp lại và các hình ảnh tượng trưng khác vừa có tính chất truyền thống vừa có tính cách tân, đổi mới. Đó là các biểu trưng về Tổ quốc trong cái nhìn sinh thái - nhân văn, trong chiều sâu văn hóa lịch sử và trong hình ảnh nhân dân. Tổng kết, hệ thống hóa các biểu trưng của hình tượng Tổ quốc trong tác phẩm này, ta thấy trong tâm thức người Việt Nam, Tổ quốc là môi trường sinh thái của con người xét c ả trong ý nghĩa xã hội lẫn ý nghĩa thiên nhiên. Tổ quốc, trước hết là làng quê, mái rạ, cánh đồng, bến sông, lũy tre, rộng ra là dòng sông, bầu trời, đất nước, là con đường nối các vùng quê, sâu hơn, Tổ quốc là môi trường văn hóa, là lịch sử, nhân dân, con người. Qua đây, hình tượng Tổ quốc được thể hiện mang nhiều sáng tạo mới. Tuy nhiên yếu tố truyền thống vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc sáng tạo hình tượng Tổ quốc của các nhà thơ, với những sắc thái và diện mạo quen thuộc. Đặc biệt trong tác phẩm này, hình tượng Tổ quốc được khám phá từ các tác phẩm thơ của cả hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 2. Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 - Vũ Duy Thông - NXB giáo dục - 1998. Tác giả cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về những biểu hiện của hình tượng đất n ước trong thơ kháng chiến. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng những dẫn chứng cụ thể trong một số tác phẩm thơ của các nhà thơ tiêu biểu như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng, Nguyễn Khoa Điềm… để dẫn chứng, minh họa cho các nhận định của mình. Nhưng những nhận định của tác giả mang tính khái quát cho cả dòng thơ kháng chiến chứ không riêng cho thơ kháng chi ến chống Mỹ. 3. Lịch sử văn học Việt Nam tập 3 - Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) - NXB Đại học Sư phạm - 2002. Tác phẩm có nói đến hình ảnh đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ nhưng chỉ đề cập thoáng qua. Bởi mục đích của tác giả khi viết cuốn giáo trình này nhằm khái quát đặc điểm của văn học, dựa trên sự hình thành các thể loạ i. Qua thành tựu, đóng góp của một số cây bút tiêu biểu, từ đó mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về diện mạo và quy luật phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. 4. Hình tượng đất nước trong thơ ca kháng chiến của Tố Hữu - khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Huỳnh Ngọc Nguyên Hồng - Lớp DH2C1 - thực hiện năm 2005. Khoá luận đã đi sâu nghiên c ứu, phân tích các tác phẩm thơ tiêu biểu trong 5 tập thơ của Tố Hữu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Đồng thời đối chiếu, so sánh nội dung, nghệ thuật biểu hiện hình tượng đất nước trong các Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 3 tác phẩm thơ của một số tác giả như: Phan Bội Châu, Tản Đà, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Bao… Qua khoá luận, hình tượng đất nước đã hiện lên một cách sắc nét, sinh động giúp cho người đọc có cái nhìn rõ, sâu sắc hơn về nội dung biểu hiện và nghệ thuật xây dựng hình tượng đất nước trong thơ Tố Hữu. Khoá luận cũng góp phần khẳng định tài nă ng, vai trò của Tố Hữu đối với sự phát triển nền thơ ca cách mạng của dân tộc; giá trị của thơ ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong thời đại ngày nay. Mặc dù khoá luận đi sâu khám phá hình tượng đất nước trong các tác phẩm thơ của một thi sĩ từng được mệnh danh là “con chim đầu đàn” của thơ ca cách mạng Việt Nam nhưng chưa đủ để khái quát, nhận diện đầy đủ về đặc trưng của hình tượng đất nước trong thơ ca thời kỳ này. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây tuy chưa đi sâu tìm hiểu biểu hiện của hình tượng đất nước, nhưng đều là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và cần thiết cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận khoá luận này. III. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ nhằm những mục đích sau : 1.Khám phá những biểu hiện về nội dung và nghệ thuật xây dựng hình tượng đất nước. Qua đó khẳng định những đóng góp của thơ ca thời kỳ chống Mỹ. 2. Bổ sung kiến thức về thơ kháng chiến chống Mỹ. Vận dụng kế t quả nghiên cứu nhằm phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ 2. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích hình tượng đất nước trong một số tác phẩm thơ tiêu biểu của giai đoạn này. V. Phương pháp nghiên cứu Nhìn chung, khi tiến hành nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ tôi đã sử dụng một số phương pháp sau : 1. Phương pháp hệ thống tư liệu Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại, sắp xếp những tác phẩm thơ theo từng phạm vi biểu hiện của hình tượng đất nước. Lựa chọn tác giả, những bài, đoạn th ơ hay, phù hợp để làm dẫn chứng cho những nhận định nghiên cứu. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 4 2. Phương pháp phân tích tổng hợp Phân tích những câu thơ, đoạn thơ phù hợp để làm nổi bật những biểu hiện của hình tượng đất nước, làm sáng tỏ những nhận định nghiên cứu được trình bày trong khoá luận. VI. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm có 3 chương: Chương I: Khái quát về diện mạo và đặc điểm thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ I. Diện mạo của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ II. Những đặc điểm chính của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1. Thơ ca tập trung phả n ánh hiện thực công cuộc đấu tranh của dân tộc 2. Ý thức công dân, sự gắn bó của nhà thơ - người chiến sĩ với nhân dân, đất nước 3. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Chương II : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ I. Đất nước vốn là những gì gần gũi thân quen 1. Đất nước trong chiều sâu văn hoá, lịch sử 2. Đất nước - làng quê hiền hoà, bình dị m ến thương II. Đất nước trong đau thương máu lửa nhưng rất đỗi hào hùng 1. Quân thù giày xéo quê hương 2. Đất nước vùng lên quật khởi, kiên cường III. Đất nước tươi đẹp 1. Đất nước đẹp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 2. Đất nước đẹp trong chiến đấu và chiến thắng Chương III : Nghệ thuật xây dựng hình tượng đất nước I. Thể loại thơ 1. Thơ tự do 2. Trường ca II. Ngôn ngữ thơ 1. Sự tiếp nhận các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi 2. Vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ III. Hình ảnh thơ 1. Hình ảnh bà mẹ Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 5 2. Hình ảnh màn đêm 3. Hình ảnh ngọn đèn - ngọn lửa VII. Đóng góp của khoá luận 1. Khóa luận giúp cho người đọc có cái nhìn hệ thống hơn về nội dung biểu hiện hình tượng đất nước trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. 2. Qua việc tìm hiểu nội dung khoá luận, người đọc sẽ bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc thêm sâu sắc. Từ đó có ý thức tu dưỡng bản thân, sống có ích cho gia đình và xã hội để xứng đáng với truyền thống của cha ông. Đồng thời, khoá luận còn góp phần khẳng định vai trò to lớn của thơ ca kháng chiến chống Mỹ trong sự phát triển của văn học hiện đại nói riêng và nền văn hoá dân tộc nói chung. 3. Trong chừng mực nào đó, khoá luận cũng đóng góp vào kho tài liệu của tổ bộ môn để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của thầy cô và sinh viên chuyên ngành Ngữ văn. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 6 PHẦN II: NỘI DUNG ^Ö^ CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DIỆN MẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ I. Diện mạo của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ tiến hành cho máy bay ném bom B52, bắn phá miền Bắc nước ta. Cuộc kháng chiến chống Mỹ mở rộng trên địa bàn cả nước. Cả dân tộc bước vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đặt nhân dân ta trước nh ững thử thách vô cùng ác liệt, gay gắt, đòi hỏi huy động triệt để mọi ngu ồn lực tinh thần và lực lượng của cả dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận và văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Cho nên, văn học trong thời kỳ này phải trở thành một vũ khí tinh thần quan trọng, phục vụ cho những mục tiêu cao cả và sống còn của dân tộc. Nền văn họ c cách mạng qua hai mươi năm hình thành và phát triển đã nhanh chóng nhập cuộc, đứng vào đội ngũ chung của dân tộc trong cuộc ra quân vĩ đại. Và hơn bao giờ hết các nhà văn, nhà thơ cần xác định đây là giai đoạn thử thách cao nhất mà mỗi người phải tự vươn mình lên trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ Chế Lan Viên hẳn rất tâm đắc về vị trí và tư thế của người cầm bút lúc bấ y giờ : Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi. (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên) Các văn nghệ sĩ đều có những chuyến đi bám sát các trận địa, các vùng chiến sự ác liệt ngay trên miền Bắc, nhiều người được điều động bổ sung cho lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Nhiều người viết thực sự vừa cầm súng vừa cầm bút, không ít nhà văn đã hy sinh ở chiến trường trong tư cách của người chiến sĩ. Họ hy sinh nhưng hình ảnh của họ sẽ còn sống mãi trong lòng nhân dân, họ mất mà như vẫn sống, sống hào hùng mãi : Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử (Hãy nhớ lấy l ời tôi - Tố Hữu) Đặc trưng của văn học là phản ánh hiện thực. Do đó, hiện thực đời sống chống Mỹ với tất cả những nét khác nhau đã được thể hiện một cách chân thực, đúng với tầm vóc lớn lao của nó trong văn học. Đó là yêu cầu, là đòi hỏi của lịch sử, thời đại. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu thơ nhưng “lịch sử thơ ca dân Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 7 tộc chưa bao giờ biết đến một thời kỳ nào mà thơ lại có một cuộc sống phong phú và sôi nổi đến thế” [ 13 . 117 ] . Thơ có mặt ở khắp mọi nơi: trên chiến hào đánh giặc, trên ba lô hành quân ra trận, trên các tờ báo, trong những đêm liên hoan văn nghệ. Trong vòng 10 năm (1965 - 1975), đã diễn ra bốn cuộc thi thơ trong không khí sục sôi bom đạn nhưng cũng vô cùng náo nhiệt bởi những chiến công vang dội của quân và dân ta ở cả hai miền Nam Bắc. Thơ ca đã bám sát hiện thực và phản ánh trung thành những sự kiện lớn lao của đất nước, phản ánh sự chiến đấu dũng cảm của quân đội và nhân dân anh hùng. Thơ đã ghi lại được nhiều hình ảnh về đất nước, con người trong những năm tháng không thể nào quên. Thơ ca thời kỳ này không ngần ngại cất thành lời kêu gọi, khẩu hiệu, mệnh l ệnh tiến công : Giặc Mỹ mày đến đây, thì ta tiêu diệt ngay (Sao chiến thắng - Chế Lan Viên) Anh chị em ơi! Hãy giương súng lên cao chào xuân 68 (Xuân 68 - Tố Hữu) Trong thơ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta thường gặp hình ảnh con đường ra trận, những cuộc lên đường với khát vọng chiến đấu và niềm tin tưởng tất thắng : Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây (Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật) Cuộc đời trải mút mắt ta Lối mòn nhỏ cũng dần ra chiến trường Cuộc chiến tranh càng lan rộng và quyết liệt, thơ càng bám sát hiện thực chiến tranh, phản ánh nhiều hình ảnh cụ thể chân thực và sinh động. Không chỉ bám sát hiện thực, cuộc chi ến đấu qua những hình ảnh, chi tiết cụ thể như đã nêu trên, thơ chống Mỹ còn kịp thời ghi nhận những sự kiện lớn, những vấn đề hệ trọng trong đời sống chính trị, tư tưởng. Theo hướng đó, thơ ca thời kỳ này giàu tính thời sự và đậm chất chính luận. Các nhà thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh… đều chuyển mạ ch theo hướng thơ chính luận, khuynh hướng ấy cũng chi phối cả lớp nhà thơ trẻ được sinh ra và lớn lên dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa như: Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Thanh Thảo…Nhìn vào diện mạo chung của thơ ca thời kỳ này, ta thấy rõ một điều là chưa bao giờ dân tộc ta có một đội ngũ nhà thơ và người làm thơ đông đảo, sung sức đế n như vậy. Tuy sự đóng góp của các thế hệ nhà thơ chưa thật đồng đều nhưng mỗi thế hệ đều có mặt mạnh và đặc điểm riêng không thể thay thế được. Họ đều có ý thức rút ngắn khoảng cách giữa thơ và cuộc sống, nâng mình lên ngang tầm thời đại để thơ của mình có khả năng bao quát hiện thực, xây dựng những hình tượng, Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 8 biểu hiện những tình cảm lớn của thời chống Mỹ. Viết về đề tài chiến tranh cách mạng, họ thường suy nghiệm về đất nước và dân tộc anh hùng. Tổ quốc thường được khám phá, nhìn nhận trong chiều sâu lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc. Cuộc chiến đấu với một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất của thời đại đòi hỏi dân tộc không chỉ phát huy sức mạnh của hiện tại mà còn biết khơi dậy sức mạnh của quá khứ, lịch sử : Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi Một cây ná, một mũi chông cũng tiến công giặc Mỹ (Bài ca xuân 68 - Tố Hữu) Các nhà thơ còn hướng tới việc khám phá Tổ quốc và dân tộc trong bề rộng của không gian, trong mối liên hệ với thời đại, với các dân tộ c bè bạn năm châu : Đi trước thời gian, đánh thức buổi bình minh Thúc thời đại tiến nhanh lên một bước Ta đứng ở trung tâm của phong trào chống Mỹ Nhìn bốn phương vẫy gọi cả loài người (Quyết thắng - Sóng Hồng) Ta vì ta ba chục triệu người Cũng vì ba ngàn triệu trên đời (Miền Nam - Tố Hữu) Thơ của họ mang tính triết lý, luận bàn về thời cu ộc chính trị và thế thất bại tất yếu của kẻ thù, đề cập đến các sự kiện, các vấn đề nóng bỏng của cuộc chiến đấu để phân tích, tìm ra câu trả lời, đem đến cho người đọc một cách nhìn cách hiểu. Thơ của họ đã phản ánh được số phận, vận mệnh chung của cộng đồng, dân tộc, tuy nhiên, họ vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nhận thức và tình cảm của người đọc. Sự xuất hiện của lớp nhà thơ trẻ đã đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói mới, tươi trẻ, khoẻ khoắn: Tiếng nói của một thế hệ sinh ra và lớn lên trong cái nôi của cách mạng. Tiếng nói của những người trực tiếp xung kích trên mặt trận chống quân thù. Tiếng nói c ủa họ đã thực sự đáp ứng được yêu cầu của thời đại, của nền thơ chống Mỹ. [ 3 . 75 ] Thơ ca những năm kháng chiến chống Mỹ vừa kế thừa những thành tựu xuất sắc của chặng đường thơ cách mạng kể từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 vừa có những đặc điểm riêng. II. Những đặc điểm chính của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1. Thơ ca tập trung phản ánh hiện thực công cuộc đấu tranh của dân tộc Hiện thực cách mạng là nguồn sáng tạo vô tận đối với thơ ca. Thực tế cách mạng đã đem cuộc sống với toàn bộ sự phong phú, đa dạng của nó vào làm giàu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 9 cho thơ. Khác với những sáng tác thơ ca thời kỳ trước cách mạng - những bài thơ có tính chất thoát ly, xa thực tế, những sáng tác thơ sau cách mạng đã trực tiếp đề cập những vấn đề nóng hổi của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mang ý nghĩa và tầm vóc của thời đại. Hi ện thực đời sống chiến tranh hơn bao giờ hết lấp lánh chất thơ. Và cũng hơn bao giờ hết hiện thực chiến tranh tràn vào thơ một cách ồ ạt từ những sự kiện lịch sử to lớn, những thử thách của đời sống chiến trường, phút giáp mặt trong chiến đấu, những tổn thất đau thương, những kỳ tích anh hùng đến những chi tiết hết sức bình thường của cuộc sống. Các nhà thơ hầu hết là những chiến sĩ đi vào cuộc chiến tranh, ở giữa cuộc chiến tranh, trực tiếp tham gia chiến đấu, giáp mặt với kẻ thù. Cho nên hơn ai hết, họ hiểu rất rõ hiện thực cuộc đấu tranh của dân tộc. Hoà trong không khí của thời đại chống Mỹ, trong sức sống mãnh liệt của dân tộc, các nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc hơi thở cũng như niềm vui, nỗi buồn của nhân dân. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nói hộ thế hệ mình bao cảm nhận về sự kỳ vĩ của dân tộc - thời đại - lịch sử : Trong chiến tranh này có ai nói giùm ta Những kỳ diệu của một mùa nước lớn. Phản ánh hiện thực không có nghĩa là sao chép, mô phỏng, chụp ả nh một cách máy móc mà nhà thơ phải lựa chọn sự kiện, chi tiết để đem vào thơ, từ đó nắm bắt được cái cốt lõi của các vấn đề trong cuộc sống. Các nhà thơ đã đưa vào thơ những chi tiết bình thường và những chi tiết nói về cái dữ dội, ác liệt của cuộc chiến đấu chống Mỹ; đồng thời qua đó, các nhà thơ còn khắc hoạ được v ẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam dù trong khó khăn, nguy hiểm vẫn tin tưởng, lạc quan, yêu thương đùm bọc nhau để trông chờ ngày đất nước toàn thắng. Mỗi tác giả đã khai thác một khía cạnh khác nhau của cuộc sống, nhưng nhìn chung, họ đã nhìn ra chất thơ ẩn giấu trong những chi tiết rậm rạp của cuộc sống trong những tháng ngày ác liệt của cuộc chiến tranh. [ 3. 31] 2. Ý thức công dân, s ự gắn bó của nhà thơ - người chiến sĩ với nhân dân, đất nước Mỹ tấn công miền Bắc đã chạm đến tình cảm sâu xa và thiêng liêng của mỗi người Việt Nam, làm bừng dậy sức mạnh lớn lao của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí độc lập tự do. Những tình cảm lớn ấy đã trở thành nguồn mạch cho cảm hứng thi ca. Các nhà thơ tạm thời bỏ m ột số đề tài và cảm hứng về đời sống thường ngày trong hoà bình, hay những vấn đề riêng tư để tập trung ngòi bút của mình vào chủ đề chống Mỹ cứu nước. Thơ ca giai đoạn này gắn bó mật thiết với vận mệnh của dân tộc và trở thành một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp đấu tranh ấy. Nó hướng vào phục vụ cho những nhiệ m vụ chính trị, theo sát các diễn biến của cuộc kháng chiến, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và những tấm gương tiêu biểu cho cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam Bắc. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 10 Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đặt ra cho người cầm bút những nhiệm vụ mới cao quý: phải là người xây dựng pháo đài tâm hồn nhân dân, phải chú ý rèn luyện thường xuyên nâng cao chất lượng tác phẩm, phải nêu lên vấn đề của thời đại, hướng mọi tình cảm vào sự nghiệp chung của toàn dân tộc, phải có sức khái quát cao, giàu những hình ảnh cụ thể sinh động của cuộc đời đầy ch ất anh hùng ca, lạc quan và trữ tình, làm sáng tỏ những mục đích cao quý của cuộc chiến đấu, phải tác động vào tình cảm nâng cao năng lực và ý chí bất khuất để giành chiến thắng. Nhận nhiệm vụ là người phát ngôn cho thời đại, với hai vũ khí trong tay: cây súng và cây bút, đội ngũ ấy ra quân với một khí thế sục sôi tràn trề cảm xúc. Họ làm tròn trách nhiệm của mình qua những tác phẩm chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. B ằng tiếng nói chung của cộng đồng, họ dùng các phương tiện để phát ngôn cho ý chí, khát vọng, tình cảm chung rộng lớn và thống nhất của toàn dân tộc. Như vậy, với ý thức công dân và tinh thần của người chiến sĩ, các nhà thơ đã hăng hái và tự nguyện đem nghệ thuật phục vụ cách mạng trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Đồng thời, họ còn hoà mình với quần chúng nhân dân, bám sát những n ơi mũi nhọn của cuộc đấu tranh. Thời kháng chiến chống Pháp nhiều văn nghệ sĩ đã đầu quân, đi chiến dịch, thời kháng chiến chống Mỹ, nhiều văn nghệ sĩ đi vào tuyến lửa, vào chiến trường miền Nam. Xuân Diệu đã nói lên sự gắn bó của nhà thơ với nhân dân mình như sau : Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu Tôi sống v ới cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao (Những đêm hành quân - Xuân Diệu) 3. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Trong giai đoạn 1954 - 1975, vận mệnh Tổ quốc đứng trước những thử thách gay gắt, cả dân tộc muôn người như một sát cánh trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng chung là độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Nền th ơ ca của giai đoạn lịch sử này không thể là tiếng nói của những số phận cá nhân mà phải là tiếng nói của cả cộng đồng dân tộc và nhân dân. Hiện thực phản ánh trong thơ là hiện thực lịch sử dân tộc, nhân vật trữ tình tiêu biểu là người anh hùng đại diện cho sức mạnh và phẩm chất của dân tộc, giai cấp, cho thời đại và nhà thơ cũng là người phát ngôn cho tư tưởng, lậ p trường, tình cảm, quan niệm của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà ca ngợi và lên án, kêu gọi và cổ vũ. Đó là một nền thơ ca theo khuynh hướng sử thi, nó tiếp cận và phản ánh thực tại từ quan điểm sử thi, cân đo mọi giá trị - kể cả các giá trị thẩm mỹ - từ những tiêu chí và lợi ích của cả cộng đồng. Khuynh hướng sử thi đã hình thành từ những bước kh ởi đầu của nền văn học mới ngay sau cách mạng tháng tám, nhưng từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp và nhất là trong thơ thời kỳ chống Mỹ, khuynh hướng ấy càng phát triển mạnh mẽ. [...]... của những người anh hùng còn mãi với đất nước và sự nghiệp cách mạng Trần Thị Thanh Tuyền 11 Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ CHƯƠNG II : HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ Tình yêu quê hương, đất nước luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho văn học dân tộc bao đời Nó từng xuất hiện sớm và in đậm dấu ấn trong thơ của nhiều nhà thơ yêu nước như: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn,... Tản Đà) Trần Thị Thanh Tuyền 12 Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Phải đến với cách mạng, trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh giữ nước của nhân dân, các cây bút thơ về sau mới có được niềm tự hào về đất nước ở tất cả các góc cạnh của nó, và cất lên lời thơ ca ngợi thiết tha, say mê đất nước mình Có thể nói hình tượng đất nước xuất hiện trong thơ kháng chiến đã thoát khỏi những điển... trong thơ kháng chiến Chưa bao giờ chủ nghĩa yêu nước lại hoà quyện cái tôi và cái ta, lý trí và tình cảm, lý tưởng và hiện thực để cất lên tiếng thơ trong sáng, sảng khoái như giai đoạn này [ 19 96 ] Nhìn chung hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ đã được các nhà thơ cảm nghiệm và khám phá chủ yếu qua những biểu hiện sau đây: I Đất nước vốn là những gì gần gũi thân quen Trong thơ kháng. .. Tuyền 34 Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Từ xa xưa, dân tộc ta đã tự hào về đất nước giàu đẹp với “rừng vàng biển bạc, giang sơn gấm vóc, non nước gấm thêu” Trải qua ngàn năm chiến tranh, nhân dân ta lại thêm tự hào về sức sống bền bỉ, mãnh liệt và kỳ diệu của đất nước đã vượt lên đau thương để chiến thắng sự tàn phá hủy diệt của kẻ thù Các nhà thơ đã nhìn ra vẻ đẹp của đất nước trong. .. tiếng đàn bầu của Trần Đăng Khoa là một biểu tượng sâu sắc về Tổ quốc và con người Việt Nam: ân nghĩa, ân tình, thuỷ chung, son sắt, mềm mại, thẳm sâu Trần Thị Thanh Tuyền 16 Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Các nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ viết về đất nước không chỉ bằng tình yêu tha thiết, chân thành mà còn vì niềm tự hào về một đất nước bốn nghìn năm văn hiến; về những truyền... yêu ấy : Trời đất đêm nay Như chim mới hót Như rượu mới cất Như mật mới đông Đi trong ngào ngạt Niềm vui gieo trồng Thịt da ta cũng Trần Thị Thanh Tuyền 17 Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Toả hơi ruộng đồng (Hương đồng - Trần Đăng Khoa) Nghĩ về đất nước mình đã sinh ra và lớn lên, Bằng Việt luôn có những lời thơ ấm áp tin yêu Trong thơ ông, cảnh vật quê hương, đất nước hiện lên tươi... Tuyền 30 Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ ta, nâng niu gom góp dựng cơ đồ”, nhà thơ Tố Hữu cho ta thấy sự hồi sinh từng ngày của quê hương đất nước Viết cùng đề tài với Tố Hữu, Nguyễn Duy miêu tả đất nước hồi sinh trong sự bền bỉ kiên cường của những “bàn tay vẫy gọi bàn tay” Chi tiết “phố nhà rơi xuống đất rồi “nhà cao lại dưới đất này mọc lên” là những chi tiết độc đáo, gây ấn tượng. . .Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Bên cạnh khuynh hướng sử thi, thơ ca thời kỳ này còn mang đậm cảm hứng lãng mạn Do khuynh hướng và cảm hứng ấy mà xu hướng vận động của tư tưởng và cảm xúc trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ thường là từ hiện tại vươn tới tương lai, trong chiến đấu gian khổ vẫn luôn tin vào thắng lợi, nói đến... tộc Việt Nam; về những trang sử vẻ vang của cha ông ta trong quá trình dựng nước và giữ nước Đó cũng là cơ sở để chúng ta có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ 2 Đất nước - làng quê hiền hòa, bình dị mến thương Bằng sự cảm nhận tinh tế của trẻ thơ, Trần Đăng Khoa đã nhìn, đã nghĩ và đưa vào thơ những hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam Này... Trong thơ kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1975, đất nước không còn là một khái niệm mơ hồ, xa xôi nữa, nó đã trở nên gần gũi, ấm áp gắn liền với tấm lòng yêu quê hương thiết tha của mỗi người Tình yêu đất nước vẫn luôn là mạch cảm hứng tinh khôi, trong suốt và rạo rực trong tâm hồn các nhà thơ thời chống Mỹ Mỗi nhà thơ có nhiều cách gọi tên đất nước: giang sơn, sông núi, nước non, nước Việt, dân . sánh nội dung, nghệ thuật biểu hiện hình tượng đất nước trong các Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền . với nhân dân, đất nước 3. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Chương II : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ I. Đất nước vốn là

Ngày đăng: 06/04/2013, 09:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan