Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La

111 1.2K 9
Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý, là công cụ phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước. Thanh tra luôn gắn liền với quản lý, là một nội dung của quản lý và là phương thức phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, phát hiện và xử lý những biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí và những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý. Dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào thanh tra cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Đồng thời, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng phát hiện các sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực và tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, quản lý xã hội của bộ máy nhà nước. Thanh tra quản lý chi ngân sách là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, hành vi tham nhũng của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động thanh tra, đặc biệt là thanh quản lý chi ngân sách do các cơ quan thanh tra Nhà nước thực hiện chưa thường xuyên, nhiều đơn vị trong thời gian dài chưa được thanh tra để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các vi phạm, để các vi phạm kéo dài nhiều năm, khi được phát hiện, mức độ sai phạm xẩy ra nghiêm trọng, gây thiệt hại trên nhiều mặt.Để khắc phục tồn tại trên, nhằm tăng cường thanh tra quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà nước, em đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa những sai phạm gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước, của nhân dân trong việc quản lý, sử dụng ngân sách chi cho thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  VŨ TIẾN ĐĨNH TĂNG CƯỜNG THANH TRA QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Công Hoa Hà Nội - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013 Tác giả Vũ Tiến Đĩnh MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Association of Southeast Asian Nations APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation ADB: Asian Development Bank Ngân sách: Ngân sách nhà nước OECD: Organization for Economic Co-operation and Development; UBND: Ủy ban nhân dân WTO: World Trade Organization XSKT: Xổ số kiến thiết DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU BIỂU Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  VŨ TIẾN ĐĨNH TĂNG CƯỜNG THANH TRA QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP Hà Nội - 2013 TÓM TẮT LUẬN VĂN Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý, là công cụ phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước. Thanh tra luôn gắn liền với quản lý, là một nội dung của quản lý và là phương thức phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, phát hiện và xử lý những biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí và những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý. Dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào thanh tra cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Đồng thời, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng phát hiện các sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, quản lý xã hội của bộ máy nhà nước. Thanh tra quản lý chi ngân sách là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, hành vi tham nhũng của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động thanh tra, đặc biệt là thanh quản lý chi ngân sách do các cơ quan thanh tra Nhà nước thực hiện chưa thường xuyên, nhiều đơn vị trong thời gian dài chưa được thanh tra để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các vi phạm, để các vi phạm kéo dài nhiều năm, khi được phát hiện, mức độ sai phạm xẩy ra nghiêm trọng, gây thiệt hại trên nhiều mặt. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thanh tra quản lý, chi tiêu các nguồn lực tài chính của nhà nước, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, chấn chỉnh sai phạm gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng Ngân sách, việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự, cấp bách về mặt lý luận và thực tiễn nhằm chủ động phòng ngừa những sai phạm gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước, của nhân dân trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. i Với đối tượng nghiên cứu là hoạt động thanh tra chi ngân sách của các cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện, Thanh tra sở) đối với những đơn vị thực hiện chi Ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La. Luận văn tập trung xem xét thực trạng hoạt động thanh tra; các dạng sai phạm chủ yếu của các đơn vị sử dụng Ngân sách phát hiện qua thanh tra, từ đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế các cơ quan thanh tra cần phải khắc phục trong thực hiện thanh tra quản lý chi Ngân sách, đồng thời, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thanh tra quản lý chi Ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Luận văn được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thực tiễn hoạt động thanh tra chi Ngân sách của các cơ quan thanh tra nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La. Số liệu thống kê và tài liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ các cơ quan thanh tra và một số cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012; luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá…dựa trên cơ sở những văn bản pháp lý về thanh tra và số liệu thực tiễn về thanh tra quản lý chi Ngân sách của các cơ quan thanh tra nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La. Luận văn đã đạt được các kết quả sau: Đánh giá tổng quan về một số công trình nghiên cứu có liên quan để tìm ra hướng nghiên cứu cho để tài. Làm rõ cơ sở pháp lý về thanh tra chi Ngân sách và thực tiễn hoạt động thanh tra quản lý chi Ngân sách, cụ thể: Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo về lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Thanh tra quản lý chi ngân sách được hiểu là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo công tác chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị ii thực hiện theo đúng qui định của pháp luật, nhằm phát huy, nhân rộng các mặt tích cực, kịp thời chấn chỉnh hoặc xử lý các sai phạm (nếu có) phát hiện qua thanh tra. Qua phân tích xem xét, đánh giá kết quả thanh tra quản lý chi Ngân sách thời gian qua cho thấy: Cùng với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, công tác thanh tra đã được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm của các tập thể, cá nhân trong quản lý chi ngân sách theo qui định của pháp luật; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân trong thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, qua xem xét, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra quản lý chi Ngân sách do các cơ quan thanh tra: Thanh tra tỉnh; Thanh tra sở và Thanh tra các huyện, thành phố thực hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm vừa qua còn một số các tồn tại, hạn chế như: Đội ngũ cán bộ thanh tra viên trình độ, năng lực, cơ cấu chuyên môn còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ; còn nhiều cán bộ, công chức chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản; trang bị phương tiện, điều kiện vật chất phục vụ cho công tác thanh tra còn thiếu; số lượng các cuộc thanh tra về quản lý chi ngân sách tại các đơn vị còn chiếm tỷ lệ thấp, chưa quan tâm đúng mức đến thanh tra các đơn vị dự toán cấp sở và các đơn vị trực thuộc sở; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp huyện; chưa thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng về quản lý chi ngân sách; việc xử lý, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra từng lúc, từng nơi còn chưa kịp thời, gây dư luận xấu trong xã hội; thanh tra đã phát hiện nhiều vụ việc sai phạm, song số vụ việc tham nhũng phát hiện qua thanh tra chưa nhiều… Trên cơ sở phân tích thực trạng thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La, luận văn đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thanh tra quản lý chi Ngân sách trong thời gian tới. Cụ thể: Với mục tiêu của thanh tra quản lý chi Ngân sách là đảm bảo các nguồn chi ngân sách được thực hiện chi đúng, chi đủ theo qui định của pháp luật, kịp thời chấn chỉnh hoặc xử lý các sai phạm (nếu có) phát hiện qua thanh tra; đồng thời qua đó giúp các nhà quản lý trong phạm vi chức trách nhiệm vụ được giao có các biện pháp hữu hiệu, tăng cường quản lý, sử iii dụng tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả nguồn tài chính quốc gia trong thực hiện phát triển kinh tế, xã hội vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh” và chủ động phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, đúng pháp luật các sai phạm trong quản lý chi Ngân sách. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp sau: 1. Đổi mới phương pháp chỉ đạo hoạt động thanh tra: Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, hàng năm Thanh tra tỉnh có trách nhiệm khảo sát tình hình của địa phương để hướng dẫn các tổ chức thanh tra trong tỉnh xây dựng chương trình công tác năm phù hợp với điều kiện và thực tế của đơn vị: chương trình thanh tra hàng năm phải đảm bảo cơ cấu các lĩnh vực công tác theo qui định của pháp luật, tránh tình trạng chỉ tập trung thanh tra vào lĩnh vực chuyên ngành, bỏ qua hoặc không chú trọng hoạt động thanh tra hành chính. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai xây dựng chương trình công tác và việc thực hiện chương trình công tác hàng năm của các tổ chức thanh tra; kịp thời ngăn chặnviệc lợi dụng các quy định về xây dựng chương trình công tác thanh tra để bao che các hành vi vi phạm của các đối tượng thanh tra, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước. 2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan thanh tra: Qua thực tế nghiên cứu, lực lượng thanh tra tài chính hiện nay của ngành thanh tra Sơn La cơ cấu chưa hợp lý; năng lực, nghiệp vụ thanh tra không đồng đều. Để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay cần phải tăng cường lực lượng cho các tổ chức thanh tra; rà soát cơ cấu cán bộ chuyên môn chuyên ngành và chất lượng cán bộ tại từng vị trí công tác phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng địa phương. Thanh tra tỉnh phải chủ trì phối hợp với các ngành, các huyện rà soát, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra ổn định, cân bằng về trình độ để có đủ lực lượng và cơ cấu chuyên môn thực hiện thanh tra quản lý chi ngân sách ở ngành, địa phương. 3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra: Thanh tra tỉnh cần chủ động phối hợp với Trường cán bộ thanh iv [...]... đầu, kết luận nội dung của luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan về thanh tra quản lý Ngân sách Chương 2: Những vấn đề cơ bản về thanh tra quản lý chi Ngân sách Chương 3: Thực trạng thanh tra quản lý chi Ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2008 đến năm 2012 Chương 4: Giải pháp tăng cường thanh tra quản lý chi Ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La 14 CHƯƠNG... nghiên cứu của đề tài Chưa có luận văn, đề tài nào đề cập đến tăng cường thanh tra quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La 1.3 Định hướng nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra quản lý chi ngân sách nhà nước Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La của các cơ quan thanh tra nhà nước để từ đó rút... tính khả thi để tăng cường thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm tiếp theo Do vậy, với đề tài Tăng cường thanh tra quản lý chi Ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La tác giả hy vọng sẽ kế thừa được những luận điểm của các công trình đã nghiên cứu, gắn với thực tế của địa phương đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thanh tra trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách, đồng thời... hình thanh tra quản lý ngân sách do các cơ quan thanh tra: Thanh tra tỉnh; Thanh tra sở và Thanh tra các huyện, thành phố thực hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm vừa qua, rút ra các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong thanh tra quản lý chi Ngân sách - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thanh tra quản lý chi Ngân sách, để công tác thanh tra có hiệu quả... cấp trên như: Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Sơn La về một số vấn đề có liên quan để tăng cường thanh tra quản lý chi Ngân sách trong thời gian tới Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song luận văn không tránh khỏi những hạn chế, như: chưa có mẫu điều tra về thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh đối với các tổ chức sử dụng ngân sách và các đơn vị thanh tra quản. .. phí trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động thanh tra chi Ngân sách của các cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện, Thanh tra sở) đối với những đơn vị thực hiện chi Ngân sách Tập trung xem xét thực trạng hoạt động thanh tra; các sai phạm chủ yếu của các đơn vị sử dụng Ngân sách phát hiện qua thanh. .. đến thanh tra quản lý chi Ngân sách trên địa bàn tỉnh, qua đó làm cơ sở cho việc phân tích, nhận định, so sánh, đánh giá - Dữ liệu sơ cấp: Dự kiến sẽ thực hiện thu thập thông tin tại các cơ quan thanh tra nhà nước về thực trạng thanh tra quản lý chi Ngân sách Nhà nước; thu thập thông tin từ một số đối tượng được thanh tra và những kiến nghị, đề xuất của các đối tượng trên về thanh tra quản lý chi ngân. .. tại trên, nhằm tăng cường thanh tra quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà nước, em đã lựa chọn đề tài: Tăng cường thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa những sai phạm gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước, của nhân dân trong việc quản lý, sử dụng ngân sách. .. thanh tra, từ đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế các cơ quan thanh tra cần phải khắc phục trong thực hiện thanh tra quản lý chi ngân sách thời gian tới Luận văn được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thực tiễn hoạt động thanh tra chi Ngân sách của các cơ quan thanh tra nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La Số liệu thống kê và tài liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ các cơ quan Thanh tra và một số cơ quan quản. .. ngân sách Đối tượng thu thập dữ liệu: thu thập thông tin, số liệu về thực hiện thanh tra công tác quản lý ngân sách tại các cơ quan thanh tra nhà nước: Thanh tra tỉnh; thanh tra các huyện, thành phố; Thanh tra các sở ngành trong tỉnh o Phân tích dữ liệu: Tất cả thông tin sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn hoạt động thanh tra chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn . về thanh tra quản lý chi Ngân sách Chương 3: Thực trạng thanh tra quản lý chi Ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2008 đến năm 2012 Chương 4: Giải pháp tăng cường thanh tra quản lý chi. thực trạng hoạt động thanh tra quản lý chi Ngân sách do các cơ quan thanh tra: Thanh tra tỉnh; Thanh tra sở và Thanh tra các huyện, thành phố thực hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm. tồn tại trên, nhằm tăng cường thanh tra quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà nước, em đã lựa chọn đề tài: Tăng cường thanh tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La làm

Ngày đăng: 07/05/2015, 11:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan