NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GÒN –THƯỢNG HẢI

67 279 0
NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GÒN –THƯỢNG HẢI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Đề án mở đường bay quốc tế Sài Gòn – Thượng Hải là bước đột phá chiến lược nhằm vào hai mục tiêu: thứ nhất, tiếp tục phát triển mạng bay tới Trung Quốc, một thị trường du lịch, hàng không lớn, có tốc độ phát triển cao nhất trên thế giới trong thập niên đầu thế kỷ 21; thứ hai, tăng cường khai thác khách thương quyền qua Việt Nam. Cho đến thời điểm này, các yếu tố khách quan và chủ quan đã chín muồi để Việt Nam Airlines có thể thực hiện được bước đột phá chiến lược này. Về điều kiện khách quan, trước hết phải kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng khách du lịch đi, đến châu Á nói chung và đặc biệt là đi, đến Trung Quốc và Việt Nam sẽ đạt mức cao nhất thế giới trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21. Tiếp theo, việc bình thường hoá quan hệ Việt –Trung vào năm 1991 và các bước phát triển vượt bậc trong quan hệ giữa hai nước về biên giới, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá là một điều kiện khách quan thuận lợi, đồng thời là một cơ hội để Việt Nam Airlines phát triển sang thị trường Trung Quốc. Trong các quan hệ hợp kinh tế giữa hai nước, quan hệ về du lịch đã có một bước phát triển vượt bậc đánh dấu bằng việc Trung Quốc công nhận Việt Nam là điểm đến cho công dân Trung Quốc vào cuối năm 2000. Trước thời điểm này, lượng khách du lịch giữa hai nước cũng đã đạt số lượng và tốc độ phát triển đột biến mặc dù những hạn chế về xuất nhập cảnh. Về điều kiện chủ quan Việt Nam Airlines cũng đã đạt đến độ chín trong sự phát triển cả về tiềm lực kinh tế cũng như trình độ, kinh nghiệm của lực lượng cán bộ, nhân viên để có thể tham gia vào những thị trường có tốc độ cạnh tranh khốc liệt. Sau thời kì 15 năm phát triển liên tục với tốc độ cao, vượt qua những cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và cùng với sự trợ giúp của chính phủ, Việt Nam Airlines đã có được một cơ sở vật chất kĩ thuật, đội bay tương đối khá và đội ngũ nhân viên trưởng thành. Mặt khác cũng sau giai đoạn phát triển liên tục này, Việt Nam Airlines đã gặp các khó khăn về thị trường nếu chỉ tập trung khai thác thị trường khách thương quyền 3,4 và đến lúc cần điều chỉnh cơ cấu mạng bay và thị trường để có thể phát triển theo chiều sâu với các thị trường thương quyền 5,6 tiềm năng. Thực tế, với các kế hoạch phát triển mạng bay đã được thực hiện thành công như bay thẳng Pháp - Việt Nam, tăng tần suất khai thác đến Thái Lan; mở đường bay thẳng Hà Nội – Tokyo, tăng tải trên đường bay giữa Việt Nam và Đài Loan, việc phát triển các đường bay đến các thị trường có khả năng khai thác khách thương quyền 6 như Trung Quốc là một yêu cầu cấp thiết với sự phát triển trong hiện tại và tương lai của Việt Nam Airlines. Với các ý nghĩa và mục đích như trên, việc mở đường bay từ Sài Gòn đến Thượng Hải, trung tâm kinh tế lớn nhất Trung Quốc là đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn về mọi mặt, đòi hỏi có định hướng hoàn chỉnh, đầu tư nghiên cứu kĩ lưỡng, kế hoạch hành động chính xác, thận trọng và một sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt theo những phõn kỡ cú mục tiêu và chính sách rõ ràng. CHƯƠNG I: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG TRUNG QUỐC 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trước khi trưởng thành như ngày nay. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam Airlines bắt đầu bay với tư cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm. Qua hơn 48 năm, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều thay đổi. Và với mỗi đổi thay, Việt Nam Airlines không ngừng phát triển, mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1976, Vietnam Airlines đổi tên thành Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Cũng trong năm đó Việt Nam Airlines bắt đầu đi vào hoạt động thường xuyên, chuyên chở 21.000 hành khách trong đó 7.000 hành khách trên chuyến bay quốc tế và 3.000 tấn hàng hoá. Năm 1993, Vietnam Airlines đổi tên thành Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Năm 1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của nhà nước. Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tầu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Từ đó đến nay, Việt Nam Airlines đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong kinh doanh vận chuyển hành khách và các loại hình dịch vụ khác Trong 3 năm trở lại đây, Vietnam Airlines không ngừng phát triển mạng bay và tiếp tục mở thêm nhiều đường bay mới quốc tế và nội địa. Hiện nay, Việt Nam Airlines khai thác và hợp tác đến 18 thành phố trong nước và 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ. Năm 2006, Vietnam Airlines đã vận chuyển được gần 6,8 triệu hành khách trong đó có gần 3,1 triệu khỏch trờn cỏc chuyến bay quốc tế, và 3,7 triệu khỏch trờn cỏc chuyến bay nội địa. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng chuyên chở được khoảng 106 nghìn tấn hàng hoá. Để làm cho sản phẩm của Vietnam Airlines đa dạng, phong phú và tiện lợi hơn đối với hành khách, Việt Nam Airlines đã liên danh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua các hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ và các hợp đồng trao đổi; chia chặng đặc biệt 1.2. Nhiệm vụ chức năng của công ty Việt Nam Airlines Hiện nay, phạm vi kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bao gồm những lĩnh vực sau: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộ đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn kinh doanh một số ngành nghề khác như: Xăng dầu, các dịch vụ thương mại tại các cảng hàng không, dịch vụ ủy thác xuất – nhập khẩu, các dịch vụ thương mại tổng hợp, vận tải mặt đất, nhựa cao cấp, in, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình, cung ứng lao động chuyên ngành Ngoài những nhiệm vụ về kinh tế phải thực hiện thì bên cạnh đó Việt Nam Airlines cũng phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mình với quốc gia như nhiệm vụ chuẩn bị nhưng chuyên cơ, những chuyến bay cho những nguyên thủ quốc gia khi đi đến các nước hay những nhiệm vụ chính trị quân sự khác được nhà nước giao phó cho. Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam Airlines đã xây dựng những định hướng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam Airlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Việt Nam Airlines Thị trường của công ty hàng không Việt Nam Airlines chia làm hai khu vực thị trường chính là thị trường hàng không nội địa và thị trường hàng không quốc tế. 1.3.1 Thị trường hàng không nội địa: Mạng nội địa của công ty hàng không Việt Nam Airlines được xây dựng dựa trên cơ sở ba trung tâm vận chuyển chính là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với ba sân bay là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và sân bay thứ ba là sân bay Đà Nẵng, trong đú cú hai sân bay quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Lấy các đường bay nối ba trung tâm này làm trục : Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh –Đà Nẵng, từ ba trung tâm này thành lập các đường bay tới các tỉnh, các thành phố khác với thời gian nối chuyến giữa các chuyến bay hợp lý Hà Nội –Đà Nẵng, Điện Biên, Nà Sản, Huế, Nha Trang. Từ Đà Nẵng cú cỏc đường bay thẳng đi Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Nha Trang. Từ thành phố Hồ Chí Minh cú cỏc đường bay đến Playku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Phú Quốc, Rạch Giá. Các đường bay này đã liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong nước. Thị trường hàng không nội địa của Việt Nam Airlines tăng trưởng rất nhanh qua các năm. Năm 1991 là năm mà kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng thì lúc đó cả nước mới có 9 đường bay nội địa, vận chuyển được 250.000 lượt khách và 2,4 nghìn tấn hành hoá. Đến năm 1993 mạng nội địa đã bao phủ cả nước với 18 đường bay. Trong năm 1993 này tổng công ty hàng không Việt Nam đã tập trung củng cố mạng bay thông qua điều chỉnh cơ cấu đường bay, lịch khai thác và tăng tần suất. Nhờ những nỗ lực đó cho đến nay Việt Nam Airlines đó cú một mạng bay nội địa hệ thống hoá theo hướng trục nan, đáp ứng được nhu cầu đi lại và nối chuyến thuận lợi. Mạng đường bay nội địa hiện nay đã khai thác được 17 điểm, 23 đường bay nối ba trung tâm chính là Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng, lấy 3 trung tâm này làm trục. Năm 1993, tải hành khách là 65.000. Từ đó đến nay thị trường hàng không tăng trưởng rất nhanh, vận tải hành khách tăng trung bình 25%/năm, hàng hoá trung bình tăng 30%/năm. Năm 2001, tổng lượt khách nội địa là 2,2 triệu lượt, khách nước ngoài chiếm 28%, tổng sản lượng hàng hoá vận chuyển lên đến 35000 tấn, chiếm 85% thị phần hành khách và 75% thị phần hàng hoá. Năm 2002, lượng khách vận chuyển trên mạng nội địa đã tăng lên 20%, hàng hoá vận chuyển đã tăng 26% so với cựng kỡ năm ngoái. Mười năm sau khi tiến hành thực hiện tổng cải cách 1993-2004, lượng khách vận chuyển tăng lên gấp 4 lần, thị phần đạt 88%. Năm 2005, tổng lượng khách quốc tế, nội địa đã đạt 10.038.206 khách, tăng 17,8% so với năm 2004. Trong đó khách quốc tế đạt 6.306.185 khách, tương đương với mức tăng là 116,8%, khách nội địa đạt 3.732.021 khách, đạt mức tăng trưởng là 119,6% so với cựng kỡ năm 2004. Số ghế luân chuyển tăng lên 16,9%, ghế suất đạt 69,4%, thị trường tăng lên 3,9 điểm. Trong đó mạng nội địa tăng 19,6%, thị phần đạt 87,8%, ghế suất đạt 79,9%. Năm 2006, tổng số khách vận chuyển đã tăng lên đạt 6.834.643 khách, tăng 8,38%. Trong đó khách quốc tế đạt 2.995.662 khách, tăng 8.38%. Khách nội địa đạt 3.838.981 khách, tăng 6,93%. Mức ghế suất mạng toàn phần đạt 68.64%. Thị phần quốc tế đạt 41,57%, thị phần nội địa đạt 85,12%, doanh thu khách hàng 12.544.908 triệu VND. 1.3.2 Thị trường hàng không quốc tế: Hiện nay Việt Nam Airlines đã có đường bay đến 38 thành phố khác nhau trên thế giới như châu Âu, Á, Úc và Bắc Mỹ với lượng khách trên các chuyến bay quốc tế gần 3.1 triệu lượt khách. Việt Nam Airlines đã mở những đường bay thẳng đến rất nhiều nước, bỏ qua quá trình transit ở các nước khác đã nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam Airlines trên thị trường quốc tế. Gần đây nhất là đường bay thẳng đến Nhật và Đức và hứa hẹn trong năm nay sẽ là đường bay thẳng đến Thượng Hải và Mỹ bỏ qua quá trình transit ở Nam Ninh và Dubai. Khi đường bay thẳng đến Thượng Hải và Mỹ của Việt Nam Airlines được thực hiện thì đây sẽ là một thị trường mới đầy tiềm năng của hãng. Sau đây là một số thị phần lớn của Việt Nam Airlines trên thị trường quốc tế (thị phần khách bay từ khu vực đó về Việt Nam ) Thị phần Đông Dương :92,39% Thị phần Đông Dương : 92,39% Thị phần Đông Bắc Á :39,6% 39,6% Thị phần Đông Nam Á:25,74% Thị phần Đông Nam Á: 25,74% Thị phần Bắc Mỹ:49,13% Thị phần Bắc Mỹ: 49,13% Thị phần châu Úc:100% Thị phần châu Úc: 100% Thị phần châu Âu :63.52% 63.52% Vietnam Airlines luôn coi trọng việc duy trì và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các hãng hàng không trong khu vực và thế giới để nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại của thị trường khách quốc tế và nội địa. Hiện nay Vietnam Airlines Hiện nay Vietnam Airlines đã ký 89 Hợp đồng công nhận chứng từ vận chuyển với các hãng hàng không quốc tế và 10 Hợp đồng Liên danh khai thác với các đối tác lớn trong khu vực là Cathay Pacific, Korean Air, Singapore Airlines, China Airlines, China Southern Airlines, Japan Airlines, Philippine Airlines, Malaysia Airlines, Laos Airlines và American Airlines. Việt Nam Airlines tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ hợp tác lâu dài và liên doanh với các hãng, trao đổi về việc thay đổi lịch bay và số chỗ, mua bán chỗ phù hợp với kế hoạch khai thác, khả năng bán và quyền lợi mỗi bờn. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện hợp tác quốc tế là điều Việt Nam Airlines không thể tránh khỏi nếu muốn giữ được thị phần đáng kể như hiện nay. 1.4. Trung Quốc 1.4.1. Vị trí địa lý, dân số Trung Quốc nằm ở phía Đông của Châu Á, có đường biên giới bộ với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Mông Cổ, Triều Tiên, Ấn Độ, Pakistan, Lào, Việt Nam v.v , biên giới biển với biển Nam Trung Quốc (biển Đông), Vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải. Trung Quốc cú diện tích là 9,6 triệu Km 2 (chiếm 1/5 diện tích đất trên toàn thế giới) là nước lớn thứ 3 trên thế giới; có thủ đô là Bắc Kinh. Trung Quốc được chia làm 23 tỉnh, 5 vùng tự trị, 4 đặc khu kinh tế và hai đặc khu hành chính là Hồng Kụng và Ma Cao. Trung Quốc có 663 thành phố, trong đó có 16 thành phố trên hai triệu dân ( thống kê của năm 2005 ). Với dân số gần 1.6 tỷ, Trung Quốc là nước đông dân nhất trên thế giới gồm có 56 dân tộc khác nhau, trong đó người Hán chiếm tới 91%. Tiếng phổ thông là quốc ngữ dùng trong giao tiếp và là một trong 5 ngôn ngữ chính của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó các tôn giáo chính là Phật Gớao, Thiên Chúa Gớao, Tin lành, đạo Lão, đạo Hồi. Như vậy Trung Quốc là một quốc gia có vị trí địa lý thuận tiện cho việc đi lại với rất nhiều các quốc gia cả bằng đường hàng không, đường thuỷ hay đường bộ. Mặt khác, với quy mô dân số lớn như vậy nhu cầu đi lại của người dân sẽ rất lớn, thị trường giao thông của Trung Quốc sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà khai thác. Nhu cầu đi lại của người dân Trung Quốc trong những năm trở lại đây tăng lên rất nhanh, không chỉ có nhu cầu đi lại trong nước mà nhu cầu đi ra các nước khác cũng tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, trong hiện tại và cả tương lai, thị trường Trung Quốc sẽ là một mảnh đất đầy hứa hẹn với các nhà khai thác dịch vụ đi lại nói chung và các nhà khai thác đường hàng không nói riêng. 1.4.2 Kinh tế Đảng Cộng sản Trung Quốc đó đưa ra chiến lược tăng tốc cho sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc thông qua 3 bước: bước 1, đến năm 1990 tăng gấp đôi GDP so với 1980; bước 2, đến cuối thế kỉ 20 tăng gấp đôi GDP so với năm 1990; bước 3, đến giữa thế kỉ 21, GNP tính theo đầu người đạt mức các nước phát triển trung bình. Trước mắt, cho đến năm 2010, mục tiêu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là tăng gấp đôi GDP so với năm 2000. Từ cuối năm 1978, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đó cố gắng đưa nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đó tiến hành hàng loạt chính sách cải cách đem lại biến chuyển tích cực trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong hội nghị TW 3 vào tháng 11/1993, Trung Quốc đó nờu nghị quyết có tính cương lĩnh cho giai đoạn 1993 -2020, xây dựng xong thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa gồm 5 trụ cột chính: hai Hệ thống điều tiết (Nhà nước và Thị trường thống nhất ); ba Chế độ (Xí nghiệp hiện đại, Phối thu nhập, Bảo hiểm xã hội). Chính sách phát triển kinh tế đã đem lại những kết quả khả quan. Trong giai đoạn 1979 – 1997, tốc độ phát triển trung bình trên 9,7%/ năm. Giai đoạn 1997 -2006 tốc độ phát triển kinh tế trung bình là trên 8% (so sánh với tốc độ phát triển trung bình của thế giới là 3,3 %, các nước phát triển là 2,5% và châu Á là 7,3%).Từ một nước kinh tế nông nghiệp lạc hậu trong nửa đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đó vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xếp thứ hai về đầu tư nước ngoài và dự trữ ngoại tệ, xếp thứ 7 về GDP, xếp thứ 8 về doanh thu du lịch và xếp thứ 10 về ngoại thương Thị trường vận chuyển hàng hoá của Trung Quốc cú quy mô rất lớn và ngày càng tăng trưởng mạnh. Trung Quốc đó xuất ra các nước khác rất nhiều hàng hoá từ những nguyên vật liệu thô, rau quả cho đến các sản phẩm máy móc tinh vi khác. Những hàng hoá này được vận chuyển không chỉ bằng đường thuỷ, đường bộ mà còn được vận chuyển bằng đường sắt, đường hàng không, nguồn hàng vận chuyển rất dồi dào và ổn định. Kinh tế ngày càng phát triển nhanh làm cho thu nhập của người dân Trung Quốc được tăng lên khá nhiều trong thời gian qua. Mức sống của đại đa số tầng lớp dân cư được nâng cao hơn, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Khác với trước đõy, những dịch vụ xa xỉ như du lịch được người dân Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều, cả du lịch trong nước lẫn du lịch quốc tế. Tổng lượng khách du lịch Trung Quốc chiếm khoảng 13% số khách du lịch [...]... và khách nội địa đạt 2 đến 2,5 tỷ người Nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế đạt 38 đến 43 tỷ USD và từ du lịch trong nước đạt 1 đến 1,05 nghìn tỷ nhân dân tệ CHƯƠNG II: NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GềN – THƯỢNG HẢI 2.1 Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống lâu đời và hơn 1.400 km đường biên giới trên đất... rất lớn cho việc mở những đường bay mới giữa Việt Nam và Trung Quốc Hơn nữa Thượng Hải còn là một thành phố phát triển nhất Trung Quốc nờn bên cạnh sự hợp tác phát triển về du lịch, quan hệ ngoại giao, láng giềng tiến triển tốt và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Thượng Hải sẽ là yếu tố thuận lợi làm tăng lưu lượng khách công vụ, thương nhân Ngoài ra, đối với đường bay Sài... nay việc nới lỏng chính sách không tải của Trung Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho Việt Nam Airlines khi cho phép Việt Nam Airlines mở một số đường bay mới đến các thành phố lớn của Trung Quốc trong đó có Thượng Hải Mặt khác việc cho phép tăng tải trong hai mùa bay cũng tạo cho Việt Nam Airlines tăng khả năng khai thỏc trờn cỏc đường bay 3.1.2 Điều kiện về không vận Mặc dù đường bay. .. bộ, đường sắt hay đường hàng không Những địa điểm được người Trung Quốc ưa thích khi đặt chân đến Việt Nam là Sài Gòn và Hà Nội rồi từ đó đi đến các nơi lân cận Tương tự như vậy, người dân Việt Nam khi du lịch Trung Quốc thỡ hai thành phố lớn là Bắc Kinh và Thượng Hải là những địa điểm được lựa chọn nhiều nhất Khi chính phủ Trung Quốc xiết chặt và quản lý việc xuất nhập cảnh bằng đường bộ thì việc. .. ở nhiều nơi, còn với những khách công vụ hay thương gia thì đây là một trong những lí do mà việc đi lại bằng đường sắt lại quá bất tiện .Việc bay vòng qua các sân bay khỏc thỡ mất rất nhiều thời gian transit qua các sân bay Với điều kiện thị trường rộng mở vẫn còn rất nhiều tiềm năng khai thác thỡ đõy cũng là một điều kiện thuận lợi cho Việt Nam Airlines khi khai thác trên đường bay này Bên cạnh đú... năm, trong đó Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan là những địa điểm được người dân lựa chọn nhiều nhất Khi đến Trung Quốc những địa danh được du khách lựa chọn nhiều nhất là Thượng Hải, Bắc Kinh, Hàng Chõu…Hiện nay đường bay đến Bắc Kinh đang được khai thác rất tốt, tần suất ghế luôn đạt trên 75% Trong tương lai khi đường bay Sài Gòn – Thượng Hải được mở ra thỡ đõy sẽ là một cơ hội lớn cho Việt Nam... không vận Mặc dù đường bay đến Thượng Hải đã được chính phủ hai nước đồng ý nhưng hiện nay chỉ có một hãng hàng không khai thác đường bay Sài Gòn – Thượng Hải là Shanghai Airlines Cục hàng không Dân dụng Việt Nam đã và đang nỗ lực tác động tới các cơ quan liên quan phía Trung Quốc, ngoài ra Việt Nam cũng có tác động thông qua các đối tác làm việc như Uỷ ban Nhân dân Thượng Hải, Tổng cục Du lịch Trung... xuất khẩu hải sản sang thị trường Thượng Hải với khối lượng khá lớn, vì vậy khi mở thêm đường bay Sài Gòn – Thượng Hải Việt Nam Airlines sẽ có khả năng khai thác được nguồn hàng này - Giao thông vận tải: Thượng Hải là đầu mối giao thông đường hàng không, đường sắt, đường ụtụ lớn nhất ở miền Hoa Đông, là hải cảng lớn nhất của Trung Quốc và là một trong 10 cảng lớn của thế giới Cảng Thượng Hải là... trọng, là một trong những sân bay quốc tế lớn nhất thế giới, có đầy đủ đường bay nối các thành phố lớn của Trung Quốc và thế giới Với vị trí hết sức thuận lợi như vậy Thượng Hải có mạng lưới giao thông rất phát triển Do Thượng Hải là một sân bay quốc tế lớn, nếu hoạt động du lịch của nước ta phát triển thì việc khai thác khách du lịch từ các quốc gia khác transit tại Thượng Hải để đến Việt Nam cũng... Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ éụng sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm Sân bay quốc tế Tân . quốc tế đạt 38 đến 43 tỷ USD và từ du lịch trong nước đạt 1 đến 1,05 nghìn tỷ nhân dân tệ. CHƯƠNG II: NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GềN – THƯỢNG HẢI. 2.1 Quan hệ. hoạch hành động chính xác, thận trọng và một sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt theo những phõn kỡ cú mục tiêu và chính sách rõ ràng. CHƯƠNG I: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG HÀNG. Việt Nam đến Trung Quốc( hay ngược lại) chủ yếu bằng đường bộ, đường sắt hay đường hàng không. Những địa điểm được người Trung Quốc ưa thích khi đặt chân đến Việt Nam là Sài Gòn và Hà

Ngày đăng: 06/05/2015, 15:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan