Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội

113 458 0
Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong quá trình vận động đi lên của hội nhập kinh tế quốc tế đa phần đội ngũ doanh nhân của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã có sự chuyển biến và tiến bộ không ngừng. Từ chỗ dựa dẫm, ăn đong, chụp giật, dễ làm khó bỏ, làm công ăn lương đơn giản…, đến nay một bộ phận đã vượt lên chiếm lĩnh thị trường, chủ động khai thác, phát huy thế mạnh sản phẩm Việt, khẳng định Thương hiệu Việt ở hàng chục quốc gia. Đặc biệt là các loại sản phẩm đồ gỗ, may mặc, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, khảm trai, tranh thêu, ăn uống, gia vị…, đã có rất nhiều doanh nhân Hà Nội thành đạt trên đất bạn như LB Nga, Đức, Nhật Bản, Hàn quốc, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Thái Lan…đã tạo niềm tin cho lớp doanh nhân trẻ Thủ đô tiếp nối và thành công trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động. Bên cạnh những chuyển động tích cực từ thực tiễn đời sống xã hội đó, các cơ quan thông tấn báo chí cũng không ngừng đổi mới tư duy làm báo theo hướng hiện đại. Mạnh dạn hợp tác, liên kết sản xuất với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Tranh thủ sự ủng hộ về tài chính, kinh nghiệm, học hỏi về cách làm, biện pháp tổ chức dây chuyền sản xuất tinh gọn, hiệu quả…của những nơi làm tốt. Hàng chục chương trình theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất ra đời, tính đối thoại, tương tác, giao lưu coi trọng hình ảnh trung tâm là con người, những vấn đề cấp thiết đến con người…, góp phần làm thay đổi màn hình, tạo sự hấp dẫn, đa dạng cho nội dung và hình thức thể hiện, từ đó thu hút ngày càng đông đảo khán giả ở tất cả các thành phần, lứa tuổi. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội không đứng ngoài xu thế đó với nhiều chương trình gây được tiếng vang như: Đuổi hình bắt chữ; Chuyện Phiếm tối thứ 6; Lắng nghe cơ thể bạn; Doanh nhân thời hội nhập; Thế giới Thương hiệu; Nhịp sống hàng ngày; Diễn đàn kinh tế; Sản phẩm Việt… Riêng chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” với kết cấu gồm 3 phần: Câu chuyện doanh nhân, Sức mạnh thương hiệu và Tấm lòng vàng doanh nhân; thời lượng phát sóng 20 phútchương trìnhtuần. Chương trình do Ban biên tập Kinh tế của Đài PTTH Hà Nội phối hợp với Công ty truyền thông Sao Việt sản xuất theo chủ đề, kế hoạch thống nhất hàng tháng. Đây là chương trình hợp tác sản xuất có tính thông tấn cao, tạo hiệu quả tốt trong tuyên truyền lĩnh vực kinh tế của Thủ đô. Từ thực tiễn hoạt động của chương trình cùng với những tri thức được học tập nghiên cứu, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình Doanh nhân thời hội nhập, trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội” (khảo sát từ tháng 3 năm 2010 đến hết năm 2010) làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ của mình.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : “Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình Doanh nhân thời hội nhập, trên sóng Đài PTTH Hà Nội” là một yêu cầu đặt ra từ công chúng khán giả và đòi hỏi của đội ngũ doanh nhân - đối tượng chính của chương trình. Nhằm phát huy tác dụng và hiệu quả xã hội của truyền hình - một phương tiện truyền thông hữu hiệu trong đời sống cộng đồng hiện nay, khi nền kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, phát triển. Đồng thời, thực hiện yêu cầu mà lãnh đạo Đài đề ra là hoàn thiện đội ngũ - “ê kíp” sản xuất chương trình, theo hướng ngày càng chuyên nghiệp trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm từ thực tiễn, học hỏi đồng nghiệp trong cả nước (nhất là các chương trình tương tác, đối thoại của Đài Truyền hình Việt Nam - VTV, Đài Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam - VTC, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - HTV) và các Kênh truyền hình quốc tế, nhằm nâng cao hiệu quả bằng chính chất lượng mỗi chương trình phát sóng hàng tuần (về cả nội dung, hình thức thể hiện, kết cấu, kịch bản, dẫn dắt của MC đến các phóng sự minh họa, đạo diễn hình ảnh, các “đúp hình đắt” của phóng viên quay phim, phần dựng hình hậu kỳ của kỹ thuật viên - KTV và nhạc nền, nhạc cắt chuyển…vv). Qua hơn 4 năm trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã có bước hòa nhập nhanh chóng cả bề rộng và chiều sâu với nền kinh tế thế giới; đã có hàng chục quốc gia công nhận nền kinh tế thị trường Việt Nam; lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế được giám sát chặt chẽ, vừa tạo điều kiện vừa là thách thức cho nước ta khi tham gia “sân chơi chung”, buộc chúng ta phải chấp nhận mọi quy định chung không thể tùy tiện như trước đây. Do đó, tất cả hàng hóa của Việt Nam đều phải chịu sự kiểm duyệt theo tiêu chuẩn quốc tế, tuân thủ tất cả những yêu cầu khắt khe như 150 quốc gia khác. Chính vì vậy các doanh nghiệp của Việt Nam không còn cách nào khác là phải tự vượt lên chính mình 1 nếu muốn trụ vững, tồn tại trước tất cả mọi sức ép của cạnh tranh gay gắt, liên tục diễn ra hàng ngày; cùng với đó là hàng loạt những tác động bất lợi khác từ điều kiện khách quan, chủ quan và của chính nội bộ doanh nghiệp…, có thể nói thương trường hôm nay thực sự là “chiến trường” hôm qua mà mỗi doanh nhân Việt Nam phải thực sự là một chiến sĩ quả cảm, thông minh mới có thể vượt qua để giành chiến thắng. Để ghi nhận và tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân đang góp phần gia tăng của cải vật chất cho xã hội, là “trụ đỡ”cho nền kinh tế nước nhà đứng vững và phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 2005 Nhà nước đã chọn ngày 13/10 hàng năm là ngày “Doanh nhân Việt Nam”; cũng từ đó qua từng năm nhiều hoạt động ý nghĩa, nhiều giải thưởng mang tính xã hội cao đã được tổ chức với quy mô ngày càng lớn, như: Tôn vinh Thương hiệu Việt; Sao vàng đất Việt; giải thưởng Sao Khuê; Doanh nhân Việt Nam; giải thưởng Sao Đỏ; giải “Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam”; giải “Doanh nhân đất Việt”… Tháng 6/2010 Bộ Chính trị đã chính thức phát động Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ngay từ năm đầu tiên “Cuộc vận động” đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân cả nước. Từ chỗ chỉ có 23% - 28% khách hàng mua sản phẩm Việt - (nội), sau hơn một năm con số này đã tăng lên gần 60%. Tâm lý “sính hàng ngoại” được thay đổi nhanh chóng từ nhận thức đến hành động. Cùng với đó phải ghi nhận những nỗ lực vươn lên không ngừng của các doanh nghiệp trong nước khi ngày càng có nhiều sản phẩm đạt và hội đủ các tiêu chuẩn (ISO) về chất lượng, mẫu mã, an toàn thực phẩm và môi trường, giá cả cạnh tranh, thái độ phục vụ tốt, đảm bảo chế độ hậu mãi, bảo trì đúng cam kết với khách hang v.v Đây có thể nói là một bước chuyển về chất của nền kinh tế nước nhà trong quá trình Việt Nam vẫn thực hiện đầy đủ những cam kết đã ký với Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. 2 Trong quá trình vận động đi lên của hội nhập kinh tế quốc tế đa phần đội ngũ doanh nhân của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã có sự chuyển biến và tiến bộ không ngừng. Từ chỗ dựa dẫm, ăn đong, chụp giật, dễ làm khó bỏ, làm công ăn lương đơn giản…, đến nay một bộ phận đã vượt lên chiếm lĩnh thị trường, chủ động khai thác, phát huy thế mạnh sản phẩm Việt, khẳng định Thương hiệu Việt ở hàng chục quốc gia. Đặc biệt là các loại sản phẩm đồ gỗ, may mặc, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, khảm trai, tranh thêu, ăn uống, gia vị…, đã có rất nhiều doanh nhân Hà Nội thành đạt trên đất bạn như LB Nga, Đức, Nhật Bản, Hàn quốc, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Thái Lan…đã tạo niềm tin cho lớp doanh nhân trẻ Thủ đô tiếp nối và thành công trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động. Bên cạnh những chuyển động tích cực từ thực tiễn đời sống xã hội đó, các cơ quan thông tấn báo chí cũng không ngừng đổi mới tư duy làm báo theo hướng hiện đại. Mạnh dạn hợp tác, liên kết sản xuất với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Tranh thủ sự ủng hộ về tài chính, kinh nghiệm, học hỏi về cách làm, biện pháp tổ chức dây chuyền sản xuất tinh gọn, hiệu quả…của những nơi làm tốt. Hàng chục chương trình theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất ra đời, tính đối thoại, tương tác, giao lưu coi trọng hình ảnh trung tâm là con người, những vấn đề cấp thiết đến con người…, góp phần làm thay đổi màn hình, tạo sự hấp dẫn, đa dạng cho nội dung và hình thức thể hiện, từ đó thu hút ngày càng đông đảo khán giả ở tất cả các thành phần, lứa tuổi. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội không đứng ngoài xu thế đó với nhiều chương trình gây được tiếng vang như: Đuổi hình bắt chữ; Chuyện Phiếm tối thứ 6; Lắng nghe cơ thể bạn; Doanh nhân thời hội nhập; Thế giới Thương hiệu; Nhịp sống hàng ngày; Diễn đàn kinh tế; Sản phẩm Việt… Riêng chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” với kết cấu gồm 3 phần: Câu chuyện doanh nhân, Sức mạnh thương hiệu và Tấm lòng vàng doanh nhân; thời lượng phát sóng 20 phút/chương trình/tuần. Chương trình do Ban biên tập Kinh tế của Đài PTTH Hà Nội phối hợp với Công ty truyền thông Sao Việt sản xuất theo chủ đề, kế hoạch thống nhất hàng tháng. 3 Đây là chương trình hợp tác sản xuất có tính thông tấn cao, tạo hiệu quả tốt trong tuyên truyền lĩnh vực kinh tế của Thủ đô. Từ thực tiễn hoạt động của chương trình cùng với những tri thức được học tập nghiên cứu, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình Doanh nhân thời hội nhập, trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội” (khảo sát từ tháng 3 năm 2010 đến hết năm 2010) làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước khi tác giả nghiên cứu và quyết định thực hiện đề tài này thì trên thế giới, quá trình xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình đã diễn ra nhiều năm nay. Những thuật ngữ xung quanh vấn đề “xã hội hóa”, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình đã được sử dụng tương đối phổ biến ở nước ta. Tại Việt Nam đã có một số bài khảo cứu về vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình cũng như nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình xã hội hóa với các công trình như: - Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 ngày 05/01/2006 tại Nha Trang - Khánh Hòa) và lần thứ 26 năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại các hội thảo này, các chuyên gia đã mổ sẻ, tranh luận các vấn đề sản xuất chương trình truyền hình, xã hội hóa như thế nào, xã hội hóa những chương trình truyền hình gì… - Có một số các công trình khoa học đã nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này như của tác giả Vũ Thị Thu Hà với xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình hiện nay; hay Nguyễn Thanh Hà với vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình… - Bên cạnh đó có nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các nhà lý luận về báo chí, truyền hình xung quanh vấn đề này với các nghiên cứu như: xu hướng phát triển truyền hình, nghiên cứu kinh tế báo chí… 4 Tuy vậy, các công trình nghiên cứu và những bài viết đó mới chỉ đề cập đến vấn đề chung của các chương trình truyền hình của nhiều đài truyền hình, hoặc các đài truyền hình khác chứ chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về các chương trình truyền hình xã hội hóa của Đài PTTH Hà Nội. Vì vậy, đây vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn cho tác giả khi thu thập và nghiên cứu cứu để thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, tác giả cũng luôn ý thức là việc phân tích đề tài này cũng trên tinh thần cầu thị, có tiếp thu những ý kiến đóng góp của các tác giả, cũng như các đề tài liên quan trong việc làm sáng tỏ đề tài của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhìn nhận một cách tổng quát và khoa học chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” qua gần 3 năm phát sóng (từ tháng 3 năm 2008 đến hết tháng 12 năm 2010) để đề xuất các giải pháp, điều kiện nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng nội dung phát sóng, nghiệp vụ tổ chức, sản xuất và tay nghề của đội ngũ phóng viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện chương trình. Làm sao qua mỗi chương trình chuyển tải thông điệp tới công chúng khán giả Thủ đô và cả nước về những đổi mới, sáng tạo, ý chí không ngừng vươn lên trong thời kỳ hội nhập của đội ngũ doanh nhân Hà Nội và đất nước. Làm sao qua mỗi chương trình thấy rõ hơn vị trí, vai trò, tác dụng, hiệu quả…, của đội ngũ doanh nhân nước nhà khác với các doanh nhân thời kỳ trước khi hội nhập (trình độ nhận thức về Thương hiệu, các giá trị cạnh tranh của sản phẩm, trình độ ngoại ngữ, giao tiếp, đối ngoại, phong cách, vốn văn hóa v.v…, đòi hỏi ngày càng cao từ thực tiễn yêu cầu). 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên luận văn thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, trình bày cơ sở lý luận nâng cao chất lượng chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” của Đài PTTH Hà Nội trong giai đoạn hiện nay; Hai là, khảo sát thực trạng chất lượng chương trình truyền hình “Doanh nhân thời hội nhập” của Đài PTTH Hà Nội; 5 Ba là, đưa ra đánh giá những ưu, nhược điểm của chương trình qua các mặt như nội dung, hình thức, mục đích, các khâu tổ chức sản xuất và phát sóng… Bốn là, có những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình “Doanh nhân thời hội nhập” của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 3.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các số trong chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” đã phát sóng từ đầu tháng 3 năm 2010 đến hết năm 2010, có khảo sát thêm các số khác, do tính chất lưu giữ băng phát sóng của truyền hình khác với báo in, tạp chí. Số lượng tư liệu khảo sát có giới hạn nhất định. Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội Thời gian nghiên cứu: Chủ yếu từ tháng 3/2010 đến hết tháng 12/2010. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Về cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của báo chí và doanh nhân trong phát triển xã hội. Ngoài ra, luận văn dựa trên cơ sở các lý thuyết truyền thông về phân loại báo chí truyền hình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chung: Dựa trên cơ sở có tính nguyên tắc của lô-gic biện chứng; kết hợp với việc sử dụng một số biện pháp nghiên cứu chung như: phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, mô hình hóa - khái quát hóa. Nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử gắn với quy luật khách quan của quá trình vận động của thực tiễn và đời sống xã hội Thủ đô và đất nước. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chủ yếu là phương pháp phân tích tài liệu (theo cả định tính và định lượng), nhưng chủ yếu là các phương pháp sau: 6 - Nghiên cứu, phân tích tài liệu, nội dung chương trình đã phát sóng; - Thống kê, so sánh giữa các chương trình cùng thể loại, dạng thức; - Phỏng vấn những người trong cuộc và công chúng khán giả; - Quan sát, tìm hiểu bằng nghiệp vụ phóng viên; - Phân tích, tổng hợp các luận cứ, luận điểm liên quan. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài Thông qua đề tài tác giả mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu, tổ chức sản xuất, xây dựng khung chương trình phát sóng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới nội dung chuyên đề, chuyên mục…, của các Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh, thành phố trong xu thế liên kết, hợp tác sản xuất ngày càng mở rộng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Giúp thêm cho đội ngũ những người trực tiếp tham gia sản xuất các chương trình mang tính tương tác và đối thoại, cái nhìn thấu đáo và chủ động hơn, nắm bắt và hiểu tường tận hơn về quy trình tổ chức sản xuất, biên tập đến phát sóng, các chức danh cần thiết tham gia cũng như những công việc phải làm có tính bắt buộc không thể bỏ qua khi thực hiện chương trình. Qua đó trang bị cho họ “cẩm nang” nghề nghiệp, thuận lợi và tự tin hơn khi được giao thực hiện những chương trình tương tự như chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” đang phát sóng trên Đài PTTH Hà Nội. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Từ đề tài, tác giả mong được cung cấp thêm những tư liệu nghiên cứu mới được đúc kết từ thực tiễn thực hiện các chương trình phát sóng, giúp cho công tác khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá, nhận định…, về những công trình, đề tài lớn hơn, công phu hơn có liên quan tới lĩnh vực hợp tác và liên kết sản xuất chương trình theo hướng xã hội hóa. Đồng thời khẳng định xu thế hợp tác, liên kết sản xuất là tất yếu và hết sức cần thiết, phù hợp với quy luật khách quan của xu thế phát triển báo chí hiện đại ngày nay, đặc biệt là 7 lĩnh vực phát thanh và truyền hình - loại hình truyền thông hữu hiệu, tin cậy đối với đông đảo công chúng và xã hội. Ngoài ra, tác giả cũng mong muốn được chia sẻ phần nào những vấn đề chuyên môn nghiệp vụ cần thiết trong quá trình tham gia chỉ đạo, tổ chức sản xuất và phát sóng chương trình, duy trì chất lượng nội dung, từng bước đổi mới hình thức thể hiện “làm mới chương trình” để thu hút khán giả. Thường xuyên trao đổi thông tin với đối tác liên kết, hợp tác sản xuất để tạo ra sự gắn bó nhất trí vì chất lượng chương trình, từ đó tăng thêm nguồn thu, lợi nhuận, hiệu quả hợp tác giữa 2 bên. Không lệch lạc hoặc quá chạy theo nguồn thu mà xem nhẹ chất lượng chương trình, quay lưng với khán giả. Hay chỉ chú trọng nội dung mà thiếu quan tâm đến chi phí sản xuất, ảnh hưởng thu nhập của những người tham gia chương trình. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DOANH NHÂN THỜI HỘI NHẬP CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Truyền hình và chương trình truyền hình 1.1.1. Truyền hình Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'', còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác. Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc 9 sống như được cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung. Có thể phân loại truyền hình theo hướng tiếp cận sau: Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV). Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí, . . Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền hình số (Digital TV). 1.1.2. Chương trình truyền hình Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả. Thuật ngữ chương trình “program” trong chương trình truyền hình được hiểu gồm các chương trình như: chương trình “Thời sự”, “Vì an ninh Tổ quốc”, chương trình “Kinh tế”, “Văn hóa”, “Quân đội”, “Phụ nữ”, “Thiếu nhi”, “Trò chơi (show games)”, … được phân bổ theo các kênh chương trình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua tin, bài, tác phẩm truyền hình. Đối với một đài truyền hình, quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng tạo các tác phẩm truyền hình. Một đài truyền hình thường bao gồm có các bộ phận: lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên. Trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình. Các tác phẩm báo chí truyền hình này thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực và trách nhiệm xã hội của nhà báo truyền hình. Uy tín, ảnh hưởng của một đài truyền hình trước hết được quy định bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện những vấn đề nổi cộm, có ý nghĩa và phản ánh chúng một cách kịp thời tới công 10 [...]... nhiên, có đội ngũ nhà báo giỏi, chưa hẳn đã có được nền báo chí mạnh Điều đó còn phụ thuộc vào năng lực quản lý, phụ thuộc vào kỷ cương phép nước và môi trường pháp lý 1.3 Doanh nhân và sự cần thiết xây dựng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập 1.3.1 Doanh nhân và vai trò của doanh nhân trong phát triển xã hội 1.3.1.1 Doanh nhân Ở nước ta hiện nay doanh nhân là ai? Hiện đã có hàng chục định... xem chương trình và qua nó giáo dục thói quen cho công chúng Phân bố theo nội dung: là sự phân bổ chương trình theo các địa chỉ cụ thể vào thời điểm đã dự tính trong ngày Khi chương trình phát sóng còn hạn chế, vấn đề đó không đặt ra, nhưng khi truyền hình đã phát sóng liên tục với thời lượng phát sóng lớn thì phải tính đến, ví dụ như chương trình “Chào buổi sáng, Thời sự, Thể thao, Văn nghệ, …” Nội. .. thể hiện: nhà báo - tác phẩm công chúng Chương trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp truyền hình Tóm lại, chương trình truyền hình là kết quả truyền hình Trong đó bao gồm các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn và tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau Quá trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp chương trình được gọi là chương trình truyền hình 1.1.3 Các... Việc xuất hiện nhiều kênh truyền hình dẫn đến vấn đề mới là giao thoa trong phân bố thông tin để xây dựng nội dung phát sóng của các kênh truyền hình Nhiều kênh cùng phát sóng một lúc đó là khuynh hướng phát triển chung của truyền hình hiện đại Đặc điểm cơ bản của truyền hình ngày nay là làm thay đổi nhiệm vụ của chương trình Đó là khối lượng phát sóng lớn, thời 14 lượng phát sóng ngày càng tăng chiếm... cách thuận lợi, nhanh nhất và rõ nét trong việc tiếp cận thông tin - Những chương trình truyền hình dựa vào thời gian phát sóng phân ra các chương trình riêng biệt thường có thời lượng được xác định; vào lịch cố định và có tín hiệu, nhạc hiệu riêng Việc phân bố chương trình trở thành phương pháp thu hút sự chú ý của công chúng truyền hình - Kế hoạch của cơ quan đài truyền hình là sự tạo lập kế hoạch... kênh và việc xây dựng chương trình là hai mặt của quá trình truyền tải thông tin trên truyền hình Nếu như một chương trình sắp xếp theo chiều dọc các yếu tố của hệ thống chương trình, thì sự phối hợp của các chương trình là chiều ngang của những yếu tố đó Trong một chương trình bao giờ cũng phải toát lên chủ đề tư tưởng và khuynh hướng chung của chương trình, đó là chủ đề và thể loại Mỗi chương trình. .. sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội Mục tiêu của các chương trình truyền hình phải trở thành hình thức hoàn thiện để phản ánh cơ cấu dân chủ của xã hội Xã hội càng phát triển, nhu cầu thưởng thức văn hóa truyền hình ngày càng cao, do vậy các chương trình truyền hình phải đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời đến mọi người dân về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,... của truyền hình so với các loại hình báo in và phát thanh 1.2.1.5 Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của công chúng Vì vậy, truyền hình có khả năng tác động vào... có cơ hội học tập thêm như chương trình: “Ai là triệu phú” của Đài Truyền hình Việt Nam, “Vượt qua thử thách” của Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, “Rồng vàng” của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh…đó là những chương trình trò chơi kiến thức đang thu hút được sự theo dõi của đông đảo khán giả xem truyền hình Khán giả xem truyền hình không những có được cảm giác hồi hộp, căng thẳng cùng với... hình 1.1.3 Các yếu tố xây dựng chương trình Chương trình truyền hình là chương trình tổng hợp của nhiều loại chương trình đề cập đến các vấn đề chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội Bởi vậy việc xây dựng chương trình phải có khoa học, có kế hoạch mới đảm bảo sự thống nhất trong quá trình truyền thông truyền hình Nếu xét về mức độ cơ cấu thì nội dung chương trình truyền hình trước tiên phải hướng tới . tài : Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình Doanh nhân thời hội nhập, trên sóng Đài PTTH Hà Nội là một yêu cầu đặt ra từ công chúng khán giả và đòi hỏi của đội ngũ doanh nhân - đối. nghiên cứu, tác giả chọn vấn đề Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình Doanh nhân thời hội nhập, trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (khảo sát từ tháng 3 năm 2010 đến hết năm. HÌNH DOANH NHÂN THỜI HỘI NHẬP CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Truyền hình và chương trình truyền hình 1.1.1. Truyền hình Thuật ngữ truyền hình (Television)

Ngày đăng: 06/05/2015, 08:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DOANH NHÂN THỜI HỘI NHẬP

  • CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI

  • TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    • 1.1. Truyền hình và chương trình truyền hình

    • 1.1.1. Truyền hình

    • CHƯƠNG 2

    • THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH

    • TRUYỀN HÌNH DOANH NHÂN THỜI HỘI NHẬP CỦA

    • ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan