luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks

52 2.1K 32
luận văn Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần sách MCBooks

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐề tài:

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤTBẢN - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH MCBOOKS

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT THƯƠNG MẠI

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực tập:

Họ và tên: Th.S Nguyễn Thị Nguyệt Họ và tên: Trần Thị Hồng Bộ môn: Luật chuyên ngành Lớp: 47P3

Hà Nội, 2015

Trang 2

TÓM LƯỢC

Chương 1 khóa luận nghiên cứu một cách chi tiết về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tác giả, quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Bên cạnh đó, khóa luận còn chỉ ra quá trình hình thành và nội dung của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới và tại Việt Nam.

Đối với chương 2, khóa luận tập trung đánh giá về thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản và thực trạng thi hành pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản áp dụng tại Công ty Cổ phần Sách MCBooks Qua việc đánh giá về thực trạng thi hành nhằm rút ra được những khuyết điểm, những thiếu sót của hệ thống pháp luật hiện tại và rút ra được những khó khăn trong việc áp dụng và thi hành các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản.

Sau khi đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản nói chung, khóa luận cũng đã nghiên cứu một cách chi tiết thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần Sách MCBooks Từ đó trong chương 3 khóa luận đã đưa ra được các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, cho phép em gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Kinh tế - Luật Trường Đại học Thương Mại đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Bốn năm học trên giảng đường là khoảng thời gian chúng em tích lũy vốn kiến thức và rèn luyện kỹ năng để chuẩn bị bước vào môi trường làm việc thực tế Trên hành trình đó không thể thiếu vắng hình bóng các thầy cô ngày đêm tận tụy chỉ bảo chúng em Và đặc biệt, trong thời gian này, khi chúng em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp các thầy cô đã dành rất nhiều thời gian để chỉ bảo và hướng dẫn cho chúng em.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt đã tận tâm hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này Với trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, bài khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để có thể hoàn thiện thêm vốn kiến thức về đề tài này cũng như có một nền tảng vững chắc cho những bài nghiên cứu sau này.

Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô Khoa Kinh tế - Luật và cô Nguyễn Thị Nguyệt thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hồng

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4 WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới

Trang 6

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp

Thế kỷ XXI đánh dấu sự phát triển rực rỡ của nền kinh tế tri thức, mà trong đó sở hữu trí tuệ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Do đó việc bảo hộ các tài sản trí tuệ chung của nhân loại cũng như tài sản trí tuệ của mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập luôn là vấn đề được đặt ở tầm quốc gia và quốc tế Quyền tác giả là một bộ phận quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, nó có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như quá trình hội nhập phát triển của mỗi quốc gia Chính vì thế mà việc bảo hộ quyền tác giả đã trở thành một nhu cầu tất yếu ở tất cả các quốc gia.

Với Việt Nam hệ thống sở hữu trí tuệ của nước ta thực sự ra đời và phát triển kể từ khi Viêt Nam chuyển mình sang nền kinh tế thị trường Sự xuất hiện của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng như việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ vào tháng 6/2009 đã đánh dấu những bước phát triển quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng ở Việt Nam Cho tới nay hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả cũng như thực thi quyền tác giả tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể Tuy nhiên tình trạng xâm phạm quyền tác giả trên thực tế vẫn tiếp tục diễn ra Điều này không chỉ gây thiệt hại đáng kể cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sáng tạo, mà còn tác động xấu đến xã hội, môi trường cạnh tranh hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn chung tình trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ những lĩnh vực khá phổ biến như xuất bản, âm thanh, truyền hình…cho tới những lĩnh vực khá mới mẻ như môi trường kỹ thuật số Tuy vậy tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản vẫn được coi là vấn nạn thường xuyên nhất, dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú hơn cả Xâm phạm quyền tác giả cũng có nghĩa là triệt tiêu sự sáng tạo và kìm hãm sự phát triển của ngành xuất bản Việc vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản tuy không còn mới nhưng ngày càng trở nên tinh vi và đa dạng hơn trước Nó dẫn tới sự thiệt hại nghiêm trọng cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng như chính những nhà xuất bản tham gia vào hoạt động xuất bản Đây chính là lý do em chọn đề tài:

Trang 7

“Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tại công

ty Cổ phần sách MCBooks’’để nghiên cứu.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản nói riêng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.Trong những năm qua đã có nhiều bài viết, những nghiên cứu của giới học thuật về vấn đề này Tiêu biểu có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu:

- Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam

trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường /

Trường Đại học Luật Hà Nội; Vũ Thị Hải Yến chủ nhiệm đề tài, Hà Nội Trong bài

nghiên cứu này tác giả đã làm rõ nội dung quyền tác giả quyền liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam Bên cạnh đó nghiên cứu chỉ ra tình hình thực thi quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO, cũng như những yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trong thời đại mới Tuy nhiên do đề tài nghiên cứu khá rộng nên vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong một lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực xuất bản chưa được đề cập đến ở đây

- Vũ Thị Thơm (2011), “Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình - Pháp

luật, thực trạng và giải pháp”, Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Thơm do ThS Nguyễn ThịTuyết hướng dẫn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Là một đề tài có nhiều thông tin

gần với nội dung nghiên cứu của đề tài khóa luận, bài nghiên cứu phân tích khá rõ các vấn đề cơ bản về bảo hộ quyền của nhà xuất bản ghi âm, ghi hình, đặc biệt có điểm qua vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với các nhà xuất bản nói chung theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên và sự tương thích của pháp luật Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả phân tích, nhận định và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại của hoạt động bảo hộ quyền của nhà xuất bản ghi âm ghi hình tại Việt Nam Trên cơ sở đó mà đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường bảo hộ đối với vấn đề này Mặc dù có sự nghiên cứu chi tiết vấn đề bảo hộ quyền tác giả liên quan đến nhà xuất bản, nhưng bài khóa luận chưa chỉ rõ đối với các nhà xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học thì quyền tác giả được thực thi như thế nào?

Trang 8

- Hồ Thiệu và Nguyễn Đức Tiếu ( 2006) , “ Quyền tác giả và hoạt động xuất bản” ,Công trình nghiên cứu dịch thuật, Nhà xuất bản Hội nhà văn trung tâm quyền tác giả văn

học Việt Nam, Hà Nội Công trình này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu bản gốc tiếng pháp của Emmanuel Pierrat Trong công trình nghiên cứu của mình tác giả làm rõ quyền tác giả được thể hiện như thế nào trong hoạt động xuất bản Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, các hợp đồng liên quan đến quyền tác giả trong thực tế: hợp đồng xuất bản, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, hợp đồng sử dụng tác phẩm Hơn thế nữa những quy định của pháp luật Pháp trong hợp đồng xuất bản về quyền tác giả, quyền nhà xuất bản, thù lao lệ phí…được phân tích một cách chi tiết, từ đó mà giúp người đọc có cái nhìn soi chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này

Trong những bài viết nghiên cứu khoa học trên các tác giả tập trung luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu ở dạng bài báo đăng trên tạp chí, báo cáo hội thảo khoa học, các chuyên đề khoa học cũng như các sách đã được xuất bản ví dụ như:

-Vũ Hoan (2009), “ Quyền tác giả trong xuất bản” Tạp trí Nhịp cầu tri thức, số11/2009

- Ths Trần Văn Hải ( 2010) “ Những bất cập trong quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan và đề xuất hoàn thiện”,

Chuyên đề giảng dạy, Trường Đại Học Khoa Học xã hội và nhân văn.

- Th.s Vũ Thị Hải Yến (2011), “Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về

quyền tác giả”, Chuyên đề giảng dạy, Trường ĐH Luật Hà Nội.

- Vũ Mạnh Chu (2009), “ Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt

Nam”, Sách xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc qia Hà Nội năm 2009

-Lê Việt Long: “Xâm phạm sở hữu trí tuệ Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”,Tạp trí nghiên cứu lập pháp 10/2008.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập tới tầm quan trọng của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, đánh giá sự tác động của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với sự phát triển của nền kinh tế tri thức và có giá trị khoa học nhất định đối với cả lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản còn là một vấn

Trang 9

đề cần khai thác với nhiều nét đặc thù và mang ý nghĩa thiết thực trong một lĩnh vực cụ thể.

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết vấn đề nghiên cứu hoàn thiện và bổ sung những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản thông qua việc so sánh với Công Ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và Pháp luật của Đức, Pháp về quyền tác giả Vì vậy, em xin đề xuất đề tài khóa luận là:

“Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản – thực tiễn áp dụng tạicông ty Cổ phần Sách MCBooks’’.

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về các khái niệm, các quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản và sự tương thích của các quy định này với các cam kết quốc tế về bảo hộ quyền tác giả - quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã tham gia Bài khóa luận cũng đi sâu vào việc phân tích, so sánh với các quy định của vấn đề này được thể hiện trong các văn bản luật quốc tế như Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật Thêm vào đó, bài nghiên cứu lấy dẫn chứng những quy định của pháp luật Đức 1, Pháp2 về quyền tác giả để soi chiếu và có cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh vấn đề này Đồng thời trong bài khóa luận có sử dụng tư liệu về các tình huống thực tế liên quan đến việc bồi thường thiệt hại phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản.

- Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vự xuất bản, đồng thời đánh giá được thực trạng bảo hộ quyền tác giả diễn ra trên thực tế, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn pháp luật

1 Đức có Bộ luật dành riêng cho quyền tác giả và quyền liên quan - Gesetz über Urheberrecht

und verwandte Schutzrechte và cả Luật xuất bản - Verlagsgesetz (ra đời từ năm 1901)

2 Pháp có Bộ luật về quyền sở hữu trí tuệ

Trang 10

sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả Cụ thể bài nghiên cứu cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Trình bày những vấn đề pháp lý chung về quyền tác giả, pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung và trong lĩnh vực xuất bản nói riêng.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Từ đó nhận thấy được những mặt hạn chế của pháp luật điều chỉnh vấn đề này.

+ Đề xuất những kiến nghị với Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn của pháp luật

sở hữu trí tuệ quy định về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản tại Việt Nam hiện nay Nhìn chung, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định về bảo hộ quyền tác giả từ góc độ lý luận đến thực tiễn áp dụng còn tồn tại nhiều bất cập Các quy định hiện hành điều chỉnh về vấn đề này nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ Luật dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật xuất bản năm 2012 Vì vậy, khi tiếp cận để nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản, đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau: (i) Những lý luận cơ bản về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản; (ii) Thực trạng và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về vấn đề này bao gồm: Đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, chủ thể của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, nội dung quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản và bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Như vậy, với phạm vi nghiên cứu đã được chỉ rõ, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá và đưa ra quan điểm cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản

+ Về không gian, Khóa luận chủ yếu nghiên cứu các quy định của Pháp luật Việt

Nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản, có đối chiếu tham khảo với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cũng như những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền tác giả trong hoạt động xuất bản Bên cạnh đó, khóa luận

Trang 11

cũng đi vào xem xét thực trạng bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam Công ty cổ phần Sách MCBooks là ví dụ điển hình trong trường hợp này Từ đó mà đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luât điều chỉnh vấn đề này.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp chủ yếu sau đây:

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, liệt kê: tổng hợp các quan điểm, các quy định của

pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản.

Phương pháp phân tích và so sánh pháp luật: xem xét tính tương thích của các quy

định về pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản của Việt Nam với các quy định trong các cam kết quốc tế về bảo hộ quyền tác giả mà Việt Nam tham gia, cũng như các văn bản pháp luật của các nước trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả.

Phương pháp phân tích tình huống và lựa chọn giải pháp: phân tích, đánh giá những

tình huống phát sinh trong thực tiễn và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất liên quan tới quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam.

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận gồm 3 phần:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hộ quyền tác

giả trong hoạt động xuất bản.

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền tác

giả trong hoạt động xuất bản tại công ty Cổ phần Sách MCBooks.

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt

động xuất bản.

Trang 13

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

1.1 Khái niệm chung về tác giả, quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản1.1.1 Khái niệm tác giả

Xác định rõ ràng “tác giả là gì?” là vấn đề quan trọng để xác định đối tượng của

việc nghiên cứu sau này Dưới góc nhìn của một người nghiên cứu khái niệm tác giả cần được xem xét dưới cả góc độ lý luận khoa học lẫn quan điểm pháp lý Nhờ việc xem xét nhiều chiều này khái niệm tác giả được định hình một cách rõ ràng để người đọc dễ tiếp cận với vấn đề bài nghiên cứu đang đề cập là tác giả trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam Theo đó tác giả được hiểu theo hai phương diện cụ thể như sau:

Xét về mặt văn học: Tác giả được hiểu là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nào đó Trong nghiên cứu văn học nói chung, phạm trù tác giả bên cạnh những ngữ nghĩa như nói trên còn mang thêm các đặc

tính về phẩm chất thẩm mỹ do các tác phẩm, đứa con tinh thần, của họ mang lại Tác giả

ở đây thường được hiểu là tác giả tác phẩm văn học, là người sáng tạo ra các giá trị văn học mới trong sự kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của cá nhân Tác giả văn học là một đơn vị, một điểm nhìn, một bộ phận hợp thành quá trình văn học, là một gương mặt không thể thay thế tạo nên diện mạo chung của một thời kỳ hoặc một thời đại văn học Ở phương

diện này, khái niệm tác giả có thể tương ứng với các khái niệm về cá tính sáng tạo, phongcách (phong cách cá nhân) Nói tóm lại tác giả văn học nói riêng hay tác giả nói chung

đều thể hiện là người sáng tạo ra tác phẩm bằng lao động trí óc của mình và thể hiện sự sáng tạo và cái tôi cá nhân trong đó.

Nhìn nhận dưới phương diện pháp lý mà nói, định nghĩa tác giả được hiểu theo nhiều cách khác nhau và được quy định chi tiết cả ở Bộ luật dân sự năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 SĐBS năm 2009 và cả các nghị định dưới luật.

Theo quy định tại Điều 736 Bộ luật dân sự năm 2005, tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Tại Khoản 2 của điều này cũng quy định những người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là tác giả tác phẩm dịch đó, người phóng tác từ tác phẩm đã có người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình này sang loại hình khác là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên,

Trang 14

chuyển thể đó, người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo là tác giả của tác phẩm biên soạn, chú giải tuyển chọn đó

Căn cứ theo quy định tại Điều 736 Bộ luật dân sự năm 2005, tác giả được chia thành hai nhóm Nhóm tác giả sáng tạo ra tác phẩm gốc và nhóm tác giả dựa trên tác phẩm gốc của người khác để sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật mới thuộc các loại hình văn học khác nhau.

Nhóm tác giả thứ nhất: Được hiểu là người trực tiếp sáng tạo ra tòan bộ hoặc một

phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học, là hoạt động tư duy của tác giả trực tiếp làm ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Một tiểu thuyết, một bài thơ, một bản nhạc hay một kịch bản phim Hoạt động tư duy của tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là phương thức tư duy hình tượng nghệ thuật để xây dựng hay còn gọi là sáng tạo ra tác phẩm Trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm, tác giả đã dùng ý chí chủ quan, tâm tư tình cảm của mình để gửi gắm vào tác phẩm Tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm gốc một cách trực tiếp – tác phẩm gốc là tác phẩm đầu tiên do tác giả sáng tạo ra.

Nhóm tác giả thứ hai hay còn gọi là tác giả của tác phẩm phái sinh: là những người

dựa trên tác phẩm gốc đã có của người khác hoặc của chính mình để sáng tạo Những tác giả của tác phẩm này bao gồm: người sưu tầm những tác phẩm đã công bố của người khác để làm tuyển tập, hợp tuyển, sắp xếp lại theo chủ đề nhất định, có tính sáng tạo thì được công nhận là tác giả của các tuyển tập này Bên cạnh đó, những người như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là tác giả của tác phẩm dịch đó, người phóng tác, cải biên, chuyển thể tác phẩm từ thể loại này sang thể loại khác là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể đó

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả

Tác giả bao giờ cũng đi kèm với những quyền hạn nhất định của mình, như đã nói tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm – là sản phẩm của tư duy trí tuệ vì vậy họ có quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng Tuy nhiên phạm vi bài khóa luận chỉ đề cập đến quyền tác giả Theo đó, quyền tác giả được hiểu theo những cách thức sau:

-Khái niệm quyền tác giả:

Trang 15

Hiểu một cách đơn giản quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phấm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp Ví dụ, tác giả một tác phẩm văn học (quyển sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế) được làm chủ thành quả lao động của mình, được độc quyền công bố xuất bản quyển sách của mình Việc sao chép phổ biến nội dung tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả hay là xâm phạm quyền tác giả

Về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

Theo nghĩa khách quan, quyền tác giả là một chế định pháp luật dân sự, được quy định trong BLDS và trong các văn bản pháp luật liên quan, là một trong hai bộ phận cấu thành nên quyền sở hữu trí tuệ Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ thì không có định nghĩa về quyền tác giả hoặc quyền liên quan mà chỉ có nói đến quyền của tác giả và quyền của người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng, đĩa ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát thanh, truyền hình đồng thời theo quy định thì quyền tác giả tự đồng phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể là tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ Tức là cứ miễn một người sáng tạo ra một tác phẩm mới được công nhận là tác giả thì lúc đó mặc nhiên phát sịnh quyền tác giả đối với tác phẩm của mình Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 Luật SHTT).

Từ những định nghĩa khác nhau ở trên ta thấy quyền tác giả có những đặc trưng sau:

-Đặc điểm quyền tác giả:

Bản chất của quyền tác giả là quyền sở hữu trí tuệ Vì vậy nó cũng sẽ mang những đặc điểm chung nhất của quyền sở hữu trí tuệ như: tính vô hình của đối tượng, sự giới hạn về thời gian bảo hộ, Ngoài ra, quyền tác giả cũng có những đặc điểm riêng như sau:

Trang 16

Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không

phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật3 Mặt khác, nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm, còn tác phẩm là sự hình thành một ý tưởng dưới một hình thức nhất định Quyền tác giả chỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo vệ nội dung tác phẩm Vì thế, quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định Nói một cách khác quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm

Thứ hai, tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt

chước tác phẩm khác4 Điều đó không có nghĩa là tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả sáng tạo ra.Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ phải do chính sức lao động trí óc của tác giả sáng tạo ra Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có tính kế thừa Ví dụ tác phẩm “Truyện Kiều’’ của Nguyễn Du là chuyển thể thơ của tiểu thuyết “ Đoạn trường tân thanh’’của Thanh Tâm Tài Nhân , nhưng cả Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài Nhân đều được công nhận là tác gỉa của các tác phẩm của mình.

1.1.3 Khái niệm xuất bản và quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề quyền tác giả trong một lĩnh vực cụ thể đó là lĩnh vực xuất bản Vì vậy trước tiên cần làm rõ xuất bản là gì? đồng thời hiểu được những đặc điểm cơ bản của ngành để thấy được những biểu hiện cụ thể của quyền tác giả được thể hiện trong đó

-Khái niệm xuất bản:

Xuất bản là hoạt động tổ chức nội dung, hình thức, in ấn và phổ biến các ý tưởng dưới dạng văn bản như sách, báo, tạp chí, hay hiện đại hơn là những cuốn sách điện tử ghi trong đĩa CD, trên mạng Internet để đông đảo công chúng có thể tiếp cận được Ý tưởng ở đây có thể là một tập thơ, một tập truyện ngắn, một bộ sách khoa học v.v… Nơi tổ chức thực hiện quy trình đó để xuất bản các ấn phẩm chính là nhà xuất bản, các công ty sách 3 Nguồn: Đỗ Bá Thích (2014), “ Thế nào là quyền tác giả?”,

4Nguồn: Đỗ Bá Thích (2014), “Thế nào là quyền tác giả?”,

<http://www.lawfirms.vn/so-huu-tri-tue/the-nao-la-quyen-tac-gia.html>

Trang 17

Xuất bản là lĩnh vực hoạt động liên quan đến việc chuyển tải cũng như phản ánh hầu hết các giá trị sáng tạo tinh thần về văn học nghệ thuật cũng như khoa học dưới hình thức xuất bản phẩm Nó giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, khuyến khích lao động sáng tạo cũng như nâng cao tri thức lao động nói chung

Theo quy định của pháp luật, xuất bản được hiểu là việc tổ chức khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in để phát hành và phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử - Khoản 1 Điều 4 Luật xuất bản năm 2012 Theo Điều 1 Luật xuất bản năm 2004, SĐBS năm 2008 thì hoạt động xuất bản bao gồm: “các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành ấn bản phẩm.’’

-Đặc điểm của xuất bản:

Xuất bản vừa là hoạt động mang tính tinh thần lẫn vật chất Mang đặc trưng là một ngành kinh tế, xuất bản mang những đặc điểm đặc thù nhất định Lao động xuất bản trong đó trung tâm là biên tập, một loại lao động khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn học nghệ thuật, mang tính sáng tạo và bản quyền cao Chính lao động của các biên tập viên đã là lao động vật chất Họ đã vật chất hóa các ý tưởng của nhà xuất bản của nhà văn, nhà khoa học thành các bản thảo, với công cụ đối tượng lao động đặc thù Nhưng như vậy, lao động đó mới chỉ là lao động sáng tạo ra bản gốc, bản mẫu Quá trình này được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương tiện và kỹ thuật của công nghiệp in Tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học, sau khi được nhà xuất bản hoàn chỉnh, được đưa in thành hàng loạt Các ấn phẩm mà họ tạo ra mang lại giá trí kinh tế để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày

Bên cạnh đó, xuất bản phẩm là kết quả của quá trình tư duy và quy trình sản xuất đặc thù Xuất bản là một loại ngành nghề, nó trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật đạt lợi nhuận cao Toàn bộ quy trình sản xuất ra ấn phẩm là quá trình vận dụng tư duy sáng tạo trí tuệ và lao động tâm huyết để cho ra đời một sản phẩm văn hóa tinh thần Các ấn phẩm thể hiện sự sáng tạo và cái tôi cá nhân của tác giả, vì vậy càng quan trọng hơn khi quyền tác giả được bảo hộ

-Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản:

Quyền tác giả, với tư cách là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế Chính vì lẽ đó mà vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản nói riêng đặt ra như một nhu cầu tất yếu của quá trình khuyến khích, phát triển lao động sáng tạo Luật xuất bản của nước ta dành hẳn 1 Điều

Trang 18

(Điều 19) để quy định về quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Theo đó, “việc xuất bảntác phẩm, tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có hợp đồng với tác giả hoặcchủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật”

Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, xét cho cùng cũng là một dạng cụ thể của quyền tác giả nói chung Nếu dựa trên khái niệm về quyền tác giả được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, có thể hiểu quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có liên quan tới hoạt động xuất bản Theo đó việc sáng tạo ra 1 tác phẩm văn học, nghệ thuật mang lại cho tác giả quyền nhân thân như: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên trên tác phẩm…và quyền tài sản như: làm tác phẩm phái sinh, sao chép tác phẩm, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm… Bên cạnh đó, vì quyền tác giả xét trong một lĩnh vực cụ thể nên nó mang những đặc trưng nhất định liên quan đến ngành xuất bản Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản là quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật được thể hiện dưới hình thức là văn bản Đồng thời tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả được bảo đảm quyền của mình khi tham gia vào giao kết hợp đồng sử dụng tác phẩm hay hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả Hơn thế nữa, do các ấn phẩm của ngành xuất bản là kết quả của hoạt động tư duy sáng tạo của trí óc con người tạo ra do đó khó mà định giá được giá trị mà các tác phẩm này mang lại Do vậy khi quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản được bảo đảm sẽ khuyến khích sự sáng tạo và động viên tinh thần cho tác giả.

1.2 Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản được hiểu rằng các ấn phẩm của ngành xuất bản như báo chí, sách khi xuất bản ra mang bản quyền của tác giả và chỉ khi nào được sự cho phép của tác giả thì mới được xuất bản những ấn phẩm này Có thể nói tác giả có quyền cho phép nhà xuất bản in tác phẩm của mình nếu họ đáp ứng được nhu cầu quyền lợi của tác giả Những việc làm này đảm bảo quyền lợi cho tác giả, như một phần đảm bảo cho công sức mà họ đã sáng tao ra tác phẩm Với đặc trưng là sản phẩm của quá trình tư duy sáng tạo, các ấn phẩm của tác giả cần được bảo hộ cả hình thức và nội dung.

Xét về mặt pháp lý mà nói, bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản là việc bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học ( được quy đinh tại Điều 738 Bộ luật dân sự và các Điều 18,19,20 của Luật sở hữu trí tuệ) ở trong hoạt động xuất bản theo Điều 3 Nghị định 100/ 2006/ NĐ-CP Có thể xem đây là

Trang 19

việc bảo hộ quyền tác giả trong một lĩnh vực cụ thể, với một đối tượng cụ thể trong phạm vi hẹp Do đó bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản mang những đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả nói chung và có cả những đặc điểm đặc thù, cụ thể như:

- Về đối tượng:

Giống như bảo hộ quyền tác giả nói chung, đối tượng trong bảo hộ quyền tác giả đối với hoạt động xuất bản là tác phẩm, theo định nghĩa tại Khỏan 7 Điều 4 Luật sửa đổi

bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì tác phẩm là “sản phẩm sáng tạotrong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hìnhthức nào” Và để trở thành đối tượng của quyền tác giả nó phải cần 2 điều kiện sau: Là

sáng tạo nguyên gốc và được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định Thêm vào đó, trong lĩnh vực xuất bản đối tượng của quyền tác giả phải được thể hiện dưới hình thức ấn phẩm – hình thức thể hiện bằng văn bản, không thể là lời nói hay âm thanh Đây được xem như là điểm đặc trưng cơ bản nhất của quyền tác giả trong hoạt động xuất bản.

- Về chủ thể:

Trong hoạt động xuất quan hệ pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đựợc thể hiện rõ nét trong quan hệ giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nhà xuất bản và người sử dụng tác phẩm5 Đó là mối quan hệ giữa một bên là chủ thể nắm giữ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm và một bên là những người được phép khai thác, sử dụng tác phẩm dưới hình thức nhất định Sự xuất hiện của nhà xuất bản với tư cách là một trong những chủ thể của quan hệ pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản là một đặc trưng khác của quan hệ pháp luật này

- Về nội dung:

Trong các quan hệ giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhà xuất bản và người sử dụng tác phẩm những ràng buộc pháp lý được thể hiện chủ yếu thông qua những quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi về nhân thân và tài sản đối với tác phẩm được xuất bản, gồm có toàn bộ các quyền nhân thân và một số quyền tài

5 Nguồn: Hồ Thiệu và Nguyễn Đức Tiếu ( 2006) , “ Quyền tác giả và hoạt động xuất bản” , Công

trình nghiên cứu dịch thuật, Nhà xuất bản Hội nhà văn trung tâm quyền tác giả văn học Việt

Nam, Hà Nội.tr 205 – 215.

Trang 20

sản như quyền sao chép tác phẩm, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc bản sao tác phẩm Theo đó, những quyền như quyền sao chép hay quyền phân phối được xem như là những tính chất đặc thù của các chủ thể trong quan hệ pháp luật này Đặc trưng tiêu biểu nhất của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản được thể hiện thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm.

Các quy đinh về chuyển nhượng quyền tác giả được ghi tại điều 45 – 48 Luật SHTT năm 2005 Quyền tác giả có thể bị hạn chế hoặc không hạn chế Ngoại trừ các quyền nhân thân không gắn liền với tài sản, các quyền còn lại đều có thể chuyển nhượng

Nếu chủ sở hữu quyền tác giả mong muốn chuyển toàn bộ quyền tác giả cho chủ thể khác, họ có thể gia kết hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả Đây là một loại hợp đồng dân sự, có các quyền và nghĩa vụ được Bộ Luật dân sự và Luật SHTT năm 2005 điều chỉnh.

Nếu chủ sở hữu quyền tác giả không muốn chuyển nhượng toàn bộ mà chỉ muốn chuyển quyền sử dụng một hay một số quyền của mình thì họ sẽ ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với bên nhận quyền Hợp đồng sử dụng tác phẩm là hợp đồng được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng tác phẩm về chuyển một hay một số quyền sử dụng tác phẩm

1.3 Khái quát về pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thếgiới và ở Việt Nam

1.3.1 Vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới

Ý tưởng về bảo hộ bản quyền tác giả chỉ được bắt đầu từ khi sáng chế ra công nghệ in ấn cho phép các tác phẩm văn học được nhân bản nhờ các tiến trình cơ khí thay cho việc sao chép bằng tay Điều này dẫn tới sự ra đời một nền thương mại mới Qua nghiên cứu các tài liệu lịch sử, được biết quyền tác giả chỉ thực sự ra đời cuối thế kỷ XV, vì trước đó, khi con người còn phải dùng vỏ lá cây, da thú hoặc mảnh tre để viết chữ lên đó, tiến thêm một bước là khắc chữ lên gỗ, nhưng số lượng in ra cũng không nhiều6 Chỉ từ khi có máy in các tác phẩm mới được in ra một cách dễ dàng Nhưng muốn in nhiều thì phải có tiền, vì vậy, các ông chủ nhà in đã đầu tư tiền bạc với hy vọng được bù đắp và có lãi Để làm

6Nguồn: Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến( 2009), “ Giáo trình luật sở hữu trí tuệ”, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 17 - 22.

Trang 21

được điều đó, việc trước tiên họ cần được đảm bảo là được độc quyền, để các nhà in khác không in tác phẩm đó Chính vì thế, đã nảy sinh việc bảo hộ đặc quyền cho các nhà in tác phẩm Chính vì vậy, chủ nhà in đã nhận được lời từ việc in tác phẩm.

Tuy thế, chẳng bao lâu người ta nhận ra rằng, nếu không có tác giả, những người sáng tạo ra tác phẩm thì các ông chủ nhà in lấy tác phẩm ở đâu để mà in, điều đó nói lên mục đích của việc ban hành luật đầu tiên về quyền tác giả Luật này được gọi là Đạo luật của Nữ hoàng Anmo, ra đời ngày 10/4/17107 Đây là đạo luật đầu tiên thừa nhận tác giả có một số quyền như 21 năm đối với sách đã in trước ngày ban bố đạo luật và thêm 14 năm nữa nếu tác giả còn sống thì hết hạn đầu tiên Nhưng để được hưởng bản quyền đó, tác giả phải đăng ký tác phẩm và tên tác giả, phải nộp lưu chiểu 9 bản tác phẩm cho các trường đại học và thư viện.

Sau Đạo luật Anmo, phải nói đến Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, trong mục 8, Điều 1 đã cho phép Quốc hội có quyền “đẩy mạnh tiến bộ khoa học và nghệ thuật có ích, bằng cách bảo đảm, trong một thời gian hạn định cho các tác giả và người sáng chế độc quyền về những bản viết và phát minh của họ” Năm 1770, Đạo luật liên bang đầu tiên về quyền tác giả đã ra đời Luật này cũng yêu cầu tác giả phải thực hiện một số thủ tục như đăng ký, nộp lưu chiểu Luật bảo hộ tác phẩm như sách, bản đồ, đồ án với thời hạn là 14 namư và có thể gia hạn nếu tác giả còn sống khi thời hạn lần thứ nhất đã hết.

Còn ở Pháp, vào thời kỳ cách mạng, đã công bố văn bản về quyền tac giả Đó là hai nghị định được ban hành năm 1791 và 1793 Hai nghị định này khẳng định tác giả được bảo hộ một cách lâu dài và đồng thời còn được thừa nhận là chủ tài sản trên tác phẩm của mình, đồng thời không phải thực hiện bất cứ thủ tục nào

1.3.2 Sơ lược về Pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản ở ViệtNam

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam đã có những quy định liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Thực vậy, Hiến pháp 1980 đã có các nguyên tắc cơ bản bảo hộ quyền tác giả Các nguyên tắc này được cụ thể hóa tại Nghị định số 142/ HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng bộ trưởng quy định quyền tác giả Ngoài ra pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả ban hành ngày 02 tháng 12 năm 1994 thể chế hóa điều 60 Hiến pháp

1992 “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiếncải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia

7Nguồn: Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến( 2009), “ Giáo trình luật sở hữu trí tuệ”, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 30 – 32.

Trang 22

các hoạt động văn hóa khác Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu côngnghiệp.” Từ đó có những quy định chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ của tác giả, chủ sở

hữu tác phẩm công trình khoa học

Trên thực tế, ngay từ trước năm 1992, một loạt các văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ đã ra đời, tạo tiền đề phát triển cho công cuộc đổi mới, đó là Điều lệ nhãn hiệu hàng hóa ngày 5/12/1988 Nghị định 49/HĐBT ngày 4/3/1991 hướng dẫn thi hành pháp lệnh chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam 5/12/1988…Điều lệ li xăng ngày 28/12/1984, Nghị định 214/HĐBT về quyền tác giả năm 1988 Tuy nhiên do một số văn bản được ban hành từ trước Hiến pháp năm 1992 nên vẫn còn những bất cập của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời kỳ bao cấp và cơ chế bảo hộ trong thời kỳ kinh tế thị trường

Xã hội càng phát triển, sản xuất càng phát triển đòi hỏi một hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp ngày càng được hoàn thiện Ngày 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa IX đã thông qua, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thiết lập chế độ pháp lý cao nhất cho việc xác lập , bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Sau khi ra đời, một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành cũng được ban hành Đó là Luật về quyền tác giả Việt Nam được xây dựng từ những năm 1970 và kết quả đầu tiên là Nghị định 84/CP về quyền tác giả, ra đời năm 1989 Sau đó, với sự giúp đỡ của WIPO, chúng ta đã soạn thảo và ban hành pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả trong năm 1994, trong đó các điều luật đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn của công ước Berne, mặc dù Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của Công ước (cho tới tháng 10 năm 2004) Ngày 23 tháng 11 năm 1995, Quốc hội đã thông qua, trong đó Chương 1, Phần 6 (quyền tác giả) được lấy từ pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả Có thể nói sự ra đời của hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam là nên tảng quan trọng cho sự ra đời của các văn bản pháp luật chuyên ngành xuất bản sau này.

Kết luận chương 1

Quyền tác giả tại Việt Nam được quy định chi tiết trong BLDS 2005

LSHTT và Nghị định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, LSHTT về quyền tác giả và quyền liên quan Theo đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở

Trang 23

hữu Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản là một dạng cụ thể của quyền tác giả nói chung Quyền tác giả trong hoạt động xuất bản nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế hiện nay của mỗi quốc gia đặc biệt là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật như hiện nay thì đã tạo ra nhiều hình thức, phương pháp mới để khai thác tác phẩm và truyền bá chúng trong thời gian ngắn, khiến cho việc xác định và bảo hộ quyền tác giả cần thiết hơn bao giờ hết Về nội dung pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản bao gồm nội dung chủ yếu như: quy định về đối tượng, chủ thể, nội dung và các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Đây là những quy phạm của pháp luật còn tồn tại những bất cập, vướng mắc, đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện và cũng là những nội dung được tập trung giải quyết trong luận văn này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁPLUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH MCBOOKS.

2.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đối tượng của quyền tácgiả trong lĩnh vực xuất bản.

Trong lĩnh vực xuất bản, đối tượng của quyền tác giả chính là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức ấn phẩm, còn gọi là xuất bản phẩm Đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa đối tượng của quyền tác giả nói chung và đối

Trang 24

tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản nói riêng Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, song không phải tất cả trong số đó là đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Trong lĩnh vực xuất bản, đối tượng của quyền tác giả được thể hiện dưới các hình thức sau:

+ Thứ nhất, là các xuất bản phẩm: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa giáo

trình các tác phẩm khác được thể hiện bằng chữ viết, hoặc ký tự khác Đây là loại tác phẩm được thể hiện bằng chữ viết hoặc ký tự khác thay cho chữ viết (ví dụ như chữ nổi hay ký hiệu tốc ký), mà các đối tượng có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau Ở lĩnh vực xuất bản tác phẩm là đối tượng của quyền tác giả được thể hiện dưới hình thức này là phổ biến nhất Các tác phẩm văn học, sách báo, tạp chí hay sách giáo khoa giáo trình được xuất bản với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của công chúng và được trình bày dưới dạng ấn phẩm

+ Thứ hai, Tác phẩm báo chí: Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Luật sở

hữu trí tuệ năm 2005, hướng dẫn thi hành chi tiết tại Điều 11 Nghị định 100/2006 / NĐ -CP bao gồm các thể loại phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nổi, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác Tuy nhiên, đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản chỉ được xác định trên hình thức báo in, nghĩa là phải được thể hiện bằng văn bản Báo nói hay báo điện tử không đựợc xem là đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản mà phải là tác phẩm thể hiện dưới dạng ấn phẩm, nên những tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng … theo quy định của pháp luật không thể là đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực này Tuy nhiên, nếu những tác phẩm âm nhạc, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay tác phẩm văn học dân gian được biên soạn và phát hành dưới dạng một ấn phẩm tập hợp, tuyển chọn thì chúng sẽ trở thành đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản Bởi lúc này các tác phẩm đó đã thuộc vào trường hợp: “các tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác” theo Điểm a, Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 Các tác phẩm là đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản có thể là tác phẩm gốc, cũng có thể là tác phẩm phái sinh Theo đó tác phẩm gốc là tác phẩm được tạo ra lần đầu tiên với nội dung hình thức thể hiện không hề trùng lặp với các tác phẩm có sẵn, do tác giả sáng tạo độc lập mà không dựa trên bất cứ tác phẩm nào khác Còn tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra khía cạnh nào đó như nội dung hay cách thể hiện, trình

Trang 25

bày… Tuy nhiên mặc dù là tác phẩm gốc, hay tác phẩm phái sinh chỉ cần thỏa mãn về điều kiện đặc trưng của đối tượng quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản thì nó vẫn được xác định là đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực này

Như vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã quy định chi tiết và khá đầy đủ các đối

tượng của quyền tác giả nói chung Nó phù hợp với những quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia Cụ thể, trong Khoản 2 Điều 1 Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật cũng có quy định về đối tượng được bảo hộ quyền tác giả như:

“Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực vănhọc, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thứcnào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác…’’

Từ đó xét vào một lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực xuất bản thì có thể chắt lọc được những đối tượng phù hợp mà không có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật chung và luật chuyên ngành (Luật sở hữu trí tuệ và Luất xuất bản) Những quy định này của pháp luật Việt Nam cũng tương đồng với Luật bản quyền của Pháp Cụ thể, tại chương II: Các

tác phẩm được bảo hộ có quy định về các tác phẩm trí tuệ được bảo hộ trong đó có: “những cuốn sách, sách mỏng và các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học’’ - Điều

L.112 -2 Luật về Quyền sở hữu trí tuệ của Pháp.

- Trên thực tế, trong hoạt động xuất bản chủ yếu cũng chỉ sử dụng đến những ấn bản phẩm – được thể hiện bằng hình thức văn bản Có thể thấy, sách giáo khoa giáo trình, sách văn học, tạp chí hay báo là những ấn bản phổ biến trong ngành sản xuất in ấn hiện nay Ví dụ, hàng tháng công ty Cổ phần sách MCBook in và tái bản hàng trăm đầu sách tiếng anh cho các trung tâm ngoại ngữ cũng như các trường đại học trên phạm vi toàn quốc Ấn phẩm của công ty chủ yếu là sách giáo trình để phục vụ hoạt động học tập nghiên cứu của công chúng MCBooks đã mua bản quyền thành công với các tác giả nổi tiếng trên Thế giới của các nước như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Đồng thời, Công ty tiếp tục chủ trương mở rộng thêm sách ngoại ngữ bản quyền nhiều thứ tiếng phổ dụng trên Thế giới với những tác giả lớn và đơn vị uy tín của các nước như: Ấn, Độ, Singgapo, Đài Loan, Pháp…Đến nay, những ấn phẩm của MCBooks là các đầu sách ngoại ngữ được biên soạn bởi những nhóm tác giả: The Windy- sách tiếng Anh, The Sakura- sách tiếng Nhật, The Zhishi- sách tiếng Trung của MCBooks …

2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về chủ thể của quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

Trang 26

Xác định tư cách chủ thế của quyền tác giả có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của chính họ Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì “Tổ chức cánhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩmvà chủ sở hữu quyền tác giả quy định từ các Điều 37 đến Điều 42 của Luật này” Nói

cách khác, chủ thể của quyền tác giả chính là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Trong hoạt động xuất bản, chủ thể của quyền tác giả vẫn là hai đối tượng này.

2.2.1 Tác giả

Theo Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan có thể hiểu tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Chỉ có những cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học mới được công nhận là tác giả của tác phẩm đó Những người làm công việc hỗ trợ, đề xuất ý kiến, hay cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm thì không được coi là tác giả Theo đó thì một chủ thể muốn được công nhận là tác giả của một tác phẩm thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tác giả chỉ có thể là cá nhân Theo quy định tại Điều 736 BLDS thì tác

giả chỉ có thể là một con người cụ thể chứ không phải là tổ chức hay pháp nhân Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến trường hợp đồng tác giả Đồng tác giả là trường hợp có hai hay nhiều người cùng sáng tạo tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.

Thứ hai, tác giả phải là người trực tiếp tạo ra tác phẩm: Đó là người thực hiện các

hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm Nói cách khác, tác phẩm chính là thành quả hoạt động lao động sáng tạo được thể hiện trên hình thái vật chất nhất định hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định, có tính độc lập tương đối, mang tính mới về nội dung, ý tưởng hoặc mang tính mới về sự thể hiện tác phẩm Ngoài ra các hoạt động hỗ trợ như cung cấp kinh phí, vật chất, phương tiện kỹ thuật… thì không được công nhận là tác giả.

Thứ ba, người tạo ra tác phẩm phải ghi tên thật hoặc bút danh của mình lên tác phẩm

được công bố: Trước hết cần khẳng định đây là quyền của tác giả Là một trong những quyền nhân thân của tác giả thì người sáng tạo có thể lựa chọn việc có đứng tên hay

Ngày đăng: 06/05/2015, 03:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp

  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

  • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

  • 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

    • 1.1. Khái niệm chung về tác giả, quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

      • 1.1.1. Khái niệm tác giả

      • 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả

      • 1.1.3. Khái niệm xuất bản và quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

      • 1.3. Khái quát về pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới và ở Việt Nam

        • 1.3.1. Vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới

        • 1.3.2. Sơ lược về Pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam

        • 2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nội dung quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

          • 2.3.1. Nhóm quyền nhân thân

          • 2.3.2. Nhóm quyền tài sản

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan