Hình tượng người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao.

24 16.1K 92
Hình tượng người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TrangMỞ ĐẦU 11. Lý do chọn đề tài 12. Lịch sử vấn đề3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc đề tài Chương 1: Giới thiệu về Nam Cao 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao 1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao Chương 2: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao 2.1. Người nông dân có cuộc sống đói rét, bóc lột 2.2. Người nông dân khát khao cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần 2.3. Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dânChương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao 3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao 3.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOMỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1. Nam Cao là cây bút tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán ở nước ta trong thời kỳ 1930 1945. Sáng tác của Nam Cao rất đa dạng và phong phú nhưng ông đạt thành tựu hơn ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Ông được coi là một bậc thầy về truyện ngắn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong nền văn học dân tộc. Các sáng tác của Nam Cao có ý nghĩa khẳng định sự nghiệp văn học của ông. Bên cạnh đó còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam.1.2. Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đối tượng chính là người nông dân và tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Với đề tài viết về người nông dân, Nam Cao là người đến muộn. Khi đó đã có nhiều tác phẩm thành công gắn với tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố....Trên cơ sở kế thừa, học hỏi thành tựu của những người đi trước, Nam Cao bằng cái nhìn sắc sảo, bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, ông đã cho ra đời những tác phẩm tiêu biểu về hình tượng người nông dân. Nam Cao đã xây dựng hình ảnh người ông dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp. Nhà văn đã viết lên những trang văn sâu sắc, đi vào thế giới tâm hồn của họ để mở ra những giá trị đẹp đẽ, từ đó làm tôn lên hình ảnh người nông dân Việt Nam. 1.3. Tác giả Nam Cao có vị trí quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ở trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông. Trước cách mạng tiêu biểu với Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa. Sau cách mạng có tác phẩm Đôi mắt. Tác phẩm của Nam Cao đạt được những thành tựu đáng kể về giá trị trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật. Trong tương lai, tôi sẽ là một giáo viên dạy văn nên việc thực hiện đề tài này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Những nghiên cứu của đề tài sẽ giúp tôi học tập và giảng dạy tốt hơn về truyện ngắn Nam Cao.Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi muốn chọn đề tài Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn của Nam Cao làm đối tượng để nghiên cứu. Từ đó, giúp tôi có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 1945 nói chung và trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng.2. Lịch sử vấn đềNam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn được nghiên cứu từ rất sớm. Ngay từ 1941 đã có người nghiên cứu về tác phẩm của ông. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã bàn về sáng tác của Nam Cao, nhưng mỗi công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở một vấn đề nào đó trong hệ thống quan niệm và thực tiễn sáng tác của ông. Chẳng hạn các công trình: Lịch sử văn học Việt Nam 1930 1945 (Nguyễn Hoành Khung, Nxb GD, H, 1973); Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (Nguyễn Đăng Mạnh, Nxb GD, H, 1996); Nam Cao, đời văn và tác phẩm (Hà Minh Đức, Nxb VH, H, 1997); Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nhiều tác giả, Nxb Hội nhà văn, H, 1999); Nam Cao, về tác gia và tác phẩm (Nhiều tác giả, Nxb GD, H, 1999); Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (Trần Đăng Suyền, Nxb KHXH, H, 2001).Nhìn toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao, ta thấy những sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám phong phú hơn, có giá trị và chiếm vị trí chủ chốt. Nguyễn Hoành Khung nhận xét về truyện ngắn của Nam Cao như sau: Vào khoảng vài chục năm lại đây...càng ngày càng có sức hấp dẫn đặc biệt với công chúng và Về nhiều mặt, tác phẩm Nam Cao đã đánh dấu một bước phát triển mới của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, mới hình thành trong vòng hơn nửa thế kỷ nhưng đang hiện đại hóa với một tốc độ thật nhanh chóng Nguyễn Hoành Khung (1990), Truyện ngắn Việt Nam 1930 1945 (Tập 1), Nxb GD, Hà Nội, tr14. Trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn của ông xứng đáng được xem là một di sản vô cùng quý báu cần được nghiên cứu thấu đáo.Qua những truyện ngắn đặc sắc trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao đã dựng lên một bức tranh tuy không rộng lớn và đồ sộ, nhưng rất mực chân thực về cuộc sống của xã hội thực dân phong kiến hết sức phản động ở nước ta thời kỳ khủng hoảng sâu sắc nhất. Truyện ngắn Nam Cao Đó chính là phẩm chất của những gì thật sự ưu tú, là các giá trị đã có thể đi dần vào quỹ đạo của những gì thuộc về cổ điển Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, 5.Vấn đề hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao cũng được đề cập nhiều. Tuy nhiên do những mục đích nghiên cứu về đối tượng khác nhau nên các tác giả chỉ nhìn nhận ở một số vấn đề mang tính chất chung chung. Các tác giả chưa đi sâu khám phá, phân tích hình tượng nhân vật người nông dân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về truyện ngắn của nhà văn đã từng tạo được dấu ấn riêng trong nền truyện ngắn Việt Nam 1930 1945 nói chung và trong trào lưu văn học hiện thực nói riêng.

1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc đề tài Chương 1: Giới thiệu về Nam Cao 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao 1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao Chương 2: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao 2.1. Người nông dân có cuộc sống đói rét, bóc lột 2.2. Người nông dân khát khao cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần 2.3. Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao 3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao 3.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nam Cao là cây bút tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán ở nước ta trong thời kỳ 1930 - 1945. Sáng tác của Nam Cao rất đa dạng và phong phú nhưng ông đạt thành tựu hơn ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Ông được coi là một bậc thầy về truyện ngắn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong nền văn học dân tộc. Các sáng tác của Nam Cao có ý nghĩa khẳng định sự nghiệp văn học của ông. Bên cạnh đó còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam. 1.2. Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đối tượng chính là người nông dân và tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Với đề tài viết về người nông dân, Nam Cao là người đến muộn. Khi đó đã có nhiều tác phẩm thành công gắn với tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố Trên cơ sở kế thừa, học hỏi thành tựu của những người đi trước, Nam Cao bằng cái nhìn sắc sảo, bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, ông đã cho ra đời những tác phẩm tiêu biểu về hình tượng người nông dân. Nam Cao đã xây dựng hình ảnh người ông dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp. Nhà văn đã viết lên những trang văn sâu sắc, đi vào thế giới tâm hồn của họ để mở ra những giá trị đẹp đẽ, từ đó làm tôn lên hình ảnh người nông dân Việt Nam. 1.3. Tác giả Nam Cao có vị trí quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ở trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông. Trước cách mạng tiêu biểu với Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa. Sau cách mạng có tác phẩm Đôi mắt. Tác phẩm của Nam Cao đạt được những thành tựu đáng kể về giá trị trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật. Trong tương lai, tôi sẽ là một giáo viên dạy văn nên việc thực hiện đề tài này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và 3 ý nghĩa khoa học. Những nghiên cứu của đề tài sẽ giúp tôi học tập và giảng dạy tốt hơn về truyện ngắn Nam Cao. Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi muốn chọn đề tài "Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn của Nam Cao " làm đối tượng để nghiên cứu. Từ đó, giúp tôi có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 nói chung và trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn được nghiên cứu từ rất sớm. Ngay từ 1941 đã có người nghiên cứu về tác phẩm của ông. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã bàn về sáng tác của Nam Cao, nhưng mỗi công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở một vấn đề nào đó trong hệ thống quan niệm và thực tiễn sáng tác của ông. Chẳng hạn các công trình: Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Nguyễn Hoành Khung, Nxb GD, H, 1973); Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (Nguyễn Đăng Mạnh, Nxb GD, H, 1996); Nam Cao, đời văn và tác phẩm (Hà Minh Đức, Nxb VH, H, 1997); Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nhiều tác giả, Nxb Hội nhà văn, H, 1999); Nam Cao, về tác gia và tác phẩm (Nhiều tác giả, Nxb GD, H, 1999); Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (Trần Đăng Suyền, Nxb KHXH, H, 2001). Nhìn toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao, ta thấy những sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám phong phú hơn, có giá trị và chiếm vị trí chủ chốt. Nguyễn Hoành Khung nhận xét về truyện ngắn của Nam Cao như sau: "Vào khoảng vài chục năm lại đây càng ngày càng có sức hấp dẫn đặc biệt với công chúng" và "Về nhiều mặt, tác phẩm Nam Cao đã đánh dấu một bước phát triển mới của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, mới hình thành trong vòng hơn nửa thế kỷ nhưng đang hiện đại hóa với một tốc độ thật nhanh chóng" [Nguyễn Hoành Khung (1990), Truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945 4 (Tập 1), Nxb GD, Hà Nội, tr14]. Trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn của ông xứng đáng được xem là một di sản vô cùng quý báu cần được nghiên cứu thấu đáo. Qua những truyện ngắn đặc sắc trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao đã dựng lên một bức tranh tuy không rộng lớn và đồ sộ, nhưng rất mực chân thực về cuộc sống của xã hội thực dân phong kiến hết sức phản động ở nước ta thời kỳ khủng hoảng sâu sắc nhất. Truyện ngắn Nam Cao - "Đó chính là phẩm chất của những gì thật sự ưu tú, là các giá trị đã có thể đi dần vào quỹ đạo của những gì thuộc về cổ điển" [Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, 5]. Vấn đề hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao cũng được đề cập nhiều. Tuy nhiên do những mục đích nghiên cứu về đối tượng khác nhau nên các tác giả chỉ nhìn nhận ở một số vấn đề mang tính chất chung chung. Các tác giả chưa đi sâu khám phá, phân tích hình tượng nhân vật người nông dân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về truyện ngắn của nhà văn đã từng tạo được dấu ấn riêng trong nền truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945 nói chung và trong trào lưu văn học hiện thực nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người nông dân qua một số truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. 3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Trọng tâm khảo sát và nghiên cứu của đề tài là một số truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám 1945 như: Chí Phèo, Lão Hạc và Một bữa no, với nguồn tài liệu sau: Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao (tên tập 5 truyện mà em khảo sát) 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao - Nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu về hình tượng người nông dân qua một số truyện ngắn của Nam giai đoạn 1930 - 1945. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát - thống kê - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp phân tích - tổng hợp 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được triển khai gồm ba chương: Chương 1. Giới thiệu về Nam Cao Chương 2. Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao 6 Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ NAM CAO 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao 1.1.1. Cuộc đời nhà văn Nam Cao Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cách thành phố Nam Định chừng hơn 10 km). Học xong thành chung, Nam Cao bôn ba nhiều nơi, nhưng bệnh tật đẩy ông về quê. Từ đó, Nam Cao sống chật vật bằng nghề dạy học và viết văn. Năm 1943, ông vào Hội Văn hoá cứu quốc. Tham gia Tổng khởi nghĩa ở quê hương, ông được cử làm chủ tịch xã. Sau Cách mạng, với tư cách phóng viên - Nam Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến, rồi lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ. Cuối tháng 11 năm 1951, trên đường đi công tác vào vùng địch tạm chiếm, Nam Cao anh dũng hi sinh tại làng Vũ Đại, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, khi tài năng đang nở rộ; gần đây (1998), mộ phần của ông đã được đưa về quê hương. Nam Cao là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực (1930 - 1945). Ông là người đi tiên phong trong việc xây dựng nền văn học mới. Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1,1996). 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Trước 1945, tài năng Nam Cao kết tinh trong gần 60 truyện ngắn, một truyện vừa Chuyện người hàng xóm, và tiểu thuyết Sống mòn. Tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh hai đề tài: người trí thức nghèo và nông dân bần cùng. 7 Những tác phẩm tiêu biểu ở đề tài người trí thức nghèo như: Những truyện không muốn viết (1942), Trăng sáng (1943), Đời thừa (1943), Quên điều độ (1943), Sống mòn (tiểu thuyết - 1944). Qua các sáng tác trên, Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người tri thức nghèo trong xã hội cũ. Đó là những “giáo khổ trường tư”, nhà văn túng quẫn, viên chức nhỏ - nghèo Qua họ, ông nêu lên nhiều triết lí sâu sắc, có ý nghĩa xã hội to lớn. Trí thức trong sáng tác của Nam Cao là những người có tài năng, tâm huyết, biết tự trọng và ôm ấp hoài bão lớn lao (xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý) nhưng không thực hiện được vì nạn áo cơm ghì sát đất. Hộ thiết tha viết tác phẩm ăn giải Nô-ben; Thứ mong muốn được đóng góp công sức làm đổi thay nền giáo dục để xã hội công bằng. Vậy mà cả hai đều bị dồn vào tình trạng “chết mòn”, phải sống như “một kẻ vô ích, một người thừa”. Qua đề tài này, Nam Cao phê phán xã hội cũ đã giết chết tài năng, tàn phá tâm hồn những người nghệ sĩ. Ông cũng thể hiện thành công quá trình người trí thức tự đấu tranh, khắc phục mặt hạn chế, vươn lên giữ lối sống đẹp. Ở đề tài người nông dân nghèo, Nam Cao viết chừng hai mươi truyện ngắn phản ánh cuộc đời tăm tối, số phận bi thảm của người nông dân; tiêu biểu là: Chí Phèo (1941), Trẻ con không được ăn thịt chó (1942), Lão Hạc (1943), Một bữa no (1943), Một đám cưới (1944) Trong số những truyện ngắn trên thì truyện "Chí Phèo” xứng đáng là kiệt tác. Viết về đề tài này, Nam Cao khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam xơ xác , bần cùng trong khoảng thời gian 1930 -1945. Ông đặc biệt quan tâm tới tình trạng nghèo đói và quá trình của những người thấp cổ bé họng bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Càng hiền lành họ càng bị chà đạp phũ phàng. Viết về nông dân, Nam Cao kết án đanh thép xã hội thực dân phong kiến đã huỷ hoại nhân hình, sói mòn nhân tính của những con người lương thiện. Không “bôi nhọ” nông dân, ông đi sâu vào nội tâm nhân vật để 8 phát hiện, khẳng định nhiều phẩm chất cao cả của những người bị xã hội dập vùi. Đó là hai đề tài quen thuộc, nhưng vì biết khơi những nguồn chưa ai khơi, Nam Cao vẫn tạo được sự hấp dẫn. Viết về nông dân hay trí thức, sáng tác của Nam Cao luôn luôn thể hiện nỗi băn khoăn day dứt trước số phận con người và thường lấy nguyên mẫu từ quê hương, bản thân. Sáng tác của ông chứa đựng nội dung triết học sâu sắc. Sau Cách mạng, Nam Cao vẫn tiếp tục viết về đề tài người nông dân và trí thức nghèo. 1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao 1.2.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật có khi là con người có tên, có khi không có tên như những thằng bán tơ, kẻ nịnh thần, có khi là một hiện tượng nào đó của thiên nhiên mang nội dung biểu tượng. Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhất. Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào trong tác phẩm nào cũng xây dựng được hình tượng của mình. Một hình tượng chỉ được gọi là điển hình khi hình tượng ấy khái quát được những nét, những tính cách con người, những tư tưởng, những hiện tượng có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội lại đươc miêu tả qua những chi tiết cụ thể sinh động hấp dẫn. Điển hính là khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật. Nhân vật trong tác phẩm văn học có vai trò hết sức quan trọng. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nên nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm của chúng. Trong tác phẩm văn học, hình tượng người nông dân cũng được đề cập 9 đến nhiều. Hình tượng người nông dân là hình tượng phổ biến trong các tác phẩm văn học viết về hiện thực đời sống. Hình tượng nhân vật người nông dân được xây dựng và khắc họa qua số phận cuộc đời đầy bi thảm. Nhân vật người nông dân là những con người ở bậc thang xã hội cuối cùng, cuộc đời không thể nào khổ hơn nữa. Họ bị hoàn cảnh xă hội vùi dập, bị chà đạp cả thể xác lẫn nhân phẩm. Hình tượng người nông dân được các nhà văn Nam Cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố viết nhiều nhất trong văn học giai đoạn 1930 - 1945. Văn học giai đoạn này phản ánh rõ nét về cuộc sống cơ cực, bần cùng của người nông dân trước cách mạng. Qua đó, các nhà văn xây dựng hình tượng người nông dân với những nét đặc sắc nhất. 1.2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao Nhân vật người nông dân nghèo Các tác phẩm viết về người nông dân: Chí Phèo với nhân vật Chí Phèo; Trẻ con không được ăn thịt chó với nhân vật cái gái, cu Nhớn, cu Nhỡ; Lão Hạc với nhân vật Lão Hạc; Một bữa no với nhân vật Bà Cái Tý, Một đám cưới với nhân vật Dần Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm; càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăng nhục tàn nhẫn; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, ông đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông dân. Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945. + Nhân vật người trí thức tiểu tư sản Các tác phẩm tiêu biểu viết về người trí thức: Trăng sáng với nhân vật Điền; Đời thừa với nhân vật Hộ; Sống mòn với nhân vật Thứ… Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo 10 trong xã hội đương thời trước 1945, những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ. Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như "một kẻ vô ích, một người thừa". Nội dung các tác phẩm của Nam Cao phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NAM CAO 2.1.Người nông dân có cuộc sống đói rét, bóc lột Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, cái nghèo, cái đói xơ xác của người nông dân lúc bấy giờ. Cuộc sống của họ bần cùng, hết sức thê thảm, sống trong cảnh đời đói rét tối tăm, càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, bóc lột một cách không thương tiếc, con người lâm vào cảnh luôn bị hắt hủi và đầy rẫy những bất công bao quanh. Họ còn bị lăng nhục tàn nhẫn dẫn đến người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa dưới một xã hội tối tăm lúc bấy giờ. Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Lê Quang Hưng có viết : "Đi vào số phân người nông dân dưới đáy cùng xã hội ở thời kì ngột ngạt, đen tối, nhiều tác phẩm Nam Cao thể hiện sự bần cùng hóa của họ. Đặc biệt, quá trình bần cùng hóa này được Nam Cao gắn với sự đe dọa lưu manh hóa. Hoàn cảnh xã hội điên đảo với sức tàn phá thật khóc liệt. Con [...]... no bình yên con người trong xã hội cũ lúc bấy giờ Đồng thời lên án những tàn dư và sự áp bức bất công mà cái xã hộ đó mang lại dẫn đến biết bao sự khốn khổ của người nông dân Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO 3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Nam Cao đã xây dựng ngoại hình của một số nhân vật như: vẻ lưu manh hóa của Chí Phèo, hình ảnh Lão Hạc,... điệu đan xen tạo nên ấn tượng cho người đọc (Phân tích một chút về ngôn ngữ đối thoại của Thị Nở, Bá Kiến, Chí Phèo "Ai cho tao lương thiện") KẾT LUẬN Sau khi chúng tôi nghiên cứu về hình tượng người nông dân của nhà văn Nam Cao qua ba tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, chúng tôi thấy rằng: Những nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao qua mỗi tác phẩm của nhà văn Nam Cao là một lời tố khổ... thê thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền miên trong bần cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945 Cảnh chết đói: lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh chết đói Bà cái Tí chết vì một bữa quá no, một kiểu chết đói đau thương của người nông dân trước cách mạng Tháng 24 Tám Và sự tha hóa của con người trong chế độ... như không có chỗ đứng trong tác phẩm 19 của Nam Cao Trong "Giáo trình văn học việt nam hiện đại", tác giả Lê Quang Hưng có viết "Mọi vấn đề xã hội, mọi số phận con người đều được Nam Cao gắn với câu chuyện và nhân cách trong tình cảnh xót thương, trân trọng và đòi hỏi cao của con người Tính nhất quán và tầm lớn lao tư tưởng nghệ thuật Nam Cao chính ở chỗ đó Miêu tả người nông dân, Nam Cao không chỉ vạch... số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ Sống trong chính cuộc đời, con người luôn phải có nhiều nỗi lo toan trăm bề mà trong truyện "Lão Hạc" của Nam Cao lại là một bức tranh hiện thực sâu sắc, trong bức tranh ấy người nông dân chân chất hiện lên, với những suy nghĩ, lo toan, tính toán cho tương lai, cái nghèo cái đói vẫn luôn đeo đẳng 15 trong cái xã hội cũ Còn trong Một bữa no,... đêm nhưng người đọc lại thấy một màu xám ngắt bao trùm khắp nơi nơi, nó phủ kín và nuốt chửng tất cả những người nông dân nghèo khổ, cùng cực không lối thoát Người bà trong Một bữa no chỉ là một cá nhân tiêu biểu 16 trong số rất nhiều con người cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám Cái đói cái khổ, sự bóc lột nặng nề trong xã hội cũ đã được nhà văn Nam Cao phần... ra đi: “Thẻ của nó người cha giữ Hình của nó, người ta đã chụp rồi Nó lại đã lấy tiền của người ta Nó là người người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”[Tuyển Tập Nam Cao, trang 249] Tiếng nấc nghẹn ngào bật ra từ đáy lòng của người cha dường như không còn chút gì ấm ức, cam chịu Lời lẽ ngậm ngùi đó khiến ta có cảm tưởng của một bà mẹ hơn một người cha Ở 20 đây, Nam Cao dựng lên một người cha bị cái đói... được qua các hình tượng người nông dân như: Chí Phèo với sự tha hóa hay Lão Hạc cũng chỉ vì cái đói cái khổ mà phải bán đi Con Vàng và đi đến cái chết đau lòng là bà cái Tý vì đói mà cố ăn, ăn cho no, ăn mà bỏ qua sự dèm pha của người khác, để thỏa mãn cái cơn đói lâu ngày, dẫn đến cái "chết no" Những hình ảnh đó gợi lên biết bao suy nghĩ cho người đọc về thực trạng xã hội cũ 2.2 Người nông dân khát khao... tủy, những người nông dân bị rơi vào tình trạng bi kịch, bị trù dập, đối xử thiếu công bằng Và ý nghĩa của những ước mơ đó như ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh rọi đường cho những nhân vật trong truyện của ông mò mẫm đi giữa bối cảnh mờ mịt của chế độ phong kiến thực dân đương thời, nhờ đó họ có thể ngẩng mặt sống trườn qua cơn xoáy ác liệt của hư vô 2.3 Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Nam Cao đã... chất và tinh thần Trong cái tình cảnh cái đói, cái rét bao quanh nhưng chúng ta luôn cảm thấy được sự khát khao tìm ẩn của người nông dân qua tác phẩm của Nam Cao Dù cuộc sống có gian khổ đang đeo đẳng họ hằng ngày, hằng giờ nhưng người nông dân vẫn luôn mơ ước có cuộc sống tốt đẹp hơn và khát khao sống một cuộc sống đúng bản chất con người, không bị tha hóa dưới chế độ xã hội cũ Trong "Chí Phèo", . tác của Nam Cao cũng được đề cập nhiều. Tuy nhiên do những mục đích nghiên cứu về đối tượng khác nhau nên các tác giả chỉ nhìn nhận ở một số vấn đề mang tính chất chung chung. Các tác giả chưa đi. của thiên nhiên mang nội dung biểu tượng. Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhất. Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những. lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như

Ngày đăng: 03/05/2015, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan