Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng

194 1.6K 10
Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong ngôn ngữ của một dân tộc, thành ngữ là một đơn vị đặc trưng và thành ngữ tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Bởi vì, thành ngữ không chỉ là một phần quan trọng trong từ vựng của mỗi một ngôn ngữ, mà còn là một nguồn tư liệu quý báu lưu giữ những tri thức văn hóa của dân tộc sở hữu nó. Nói một cách khác, thành ngữ chính là những đơn vị ngôn ngữ kết tinh nét văn hóa của dân tộc rõ nhất và là công cụ phản ánh đặc điểm văn hóa xã hội điển hình nhất của dân tộc. Chính vì vậy, không chỉ các nhà ngôn ngữ học, mà cả các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, những nhà nghiên cứu văn hóa nói chung thường rất quan tâm đối tượng này. Với lượng tri thức phong phú mà kho tàng thành ngữ lưu giữ, người ta có thể tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau, bằng những phương pháp khác nhau. Vì thế, khi có một cách tiếp cận mới, người ta có thể sẽ tìm ra thêm được những vấn đề mới. Một trong những cách tiếp cận mới chưa được tiến hành ở bất cứ công trình nào ở Việt Nam, đó là hướng tiếp cận thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Ngôn ngữ học nhân chủng là một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Những nước có môi trường ngôn ngữ đa dân tộc như Mỹ, Trung Quốc hay có truyền thống nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội như Anh, Pháp v,v từ lâu đã quan tâm đến hướng nghiên cứu này. Ở nước ta, đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ chưa được nhiều người lưu ý. Vì thế tiếp cận ngôn ngữ học từ bình diện nhân chủng sẽ góp phần làm phong phú những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về ngôn ngữ học ở nước ta hiện nay. Từ cách đặt vấn đề như vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng” cho luận án của mình với mong muốn khai thác một vấn đề không mới bằng một cách tiếp cận được cho là mới, góp phần làm phong phú thêm những khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta hiện nay.

MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài Trong ngôn ngữ của một dân tộc, thành ngữ là một đơn vị đặc trưng và thành ngữ tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Bởi vì, thành ngữ không chỉ là một phần quan trọng trong từ vựng của mỗi một ngôn ngữ, mà còn là một nguồn tư liệu quý báu lưu giữ những tri thức văn hóa của dân tộc sở hữu nó. Nói một cách khác, thành ngữ chính là những đơn vị ngôn ngữ kết tinh nét văn hóa của dân tộc rõ nhất và là công cụ phản ánh đặc điểm văn hóa xã hội điển hình nhất của dân tộc. Chính vì vậy, không chỉ các nhà ngôn ngữ học, mà cả các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, những nhà nghiên cứu văn hóa nói chung thường rất quan tâm đối tượng này. Với lượng tri thức phong phú mà kho tàng thành ngữ lưu giữ, người ta có thể tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau, bằng những phương pháp khác nhau. Vì thế, khi có một cách tiếp cận mới, người ta có thể sẽ tìm ra thêm được những vấn đề mới. Một trong những cách tiếp cận mới chưa được tiến hành ở bất cứ công trình nào ở Việt Nam, đó là hướng tiếp cận thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Ngôn ngữ học nhân chủng là một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Những nước có môi trường ngôn ngữ đa dân tộc như Mỹ, Trung Quốc hay có truyền thống nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội như Anh, Pháp v,v từ lâu đã quan tâm đến hướng nghiên cứu này. Ở nước ta, đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ chưa được nhiều người lưu ý. Vì thế tiếp cận ngôn ngữ học từ bình diện nhân chủng sẽ góp phần làm phong phú những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về ngôn ngữ học ở nước ta hiện nay. Từ cách đặt vấn đề như vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng” cho luận án của mình với mong muốn khai thác một vấn đề không 1 mới bằng một cách tiếp cận được cho là mới, góp phần làm phong phú thêm những khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta hiện nay. 0.2. Mục đích của luận án Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng tới những mục đích sau đây: Thứ nhất, ứng dụng một số tri thức của ngôn ngữ học nhân chủng vào nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Do đó, có thể coi đây là một cách tiếp cận mới về thành ngữ, góp phần bổ sung thêm lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam. Cách làm này sẽ giúp chúng tôi thu nhận được một cơ sở lý luận quan trọng để từ đó có thể gợi mở những vấn đề khác trong ngôn ngữ học nhằm tiến hành nghiên cứu thêm trên những nguồn tư liệu khác nữa của tiếng Việt. Thứ hai, từ cách tiếp cận của ngôn ngữ học nhân chủng, luận án hy vọng góp phần làm nổi bật những đặc điểm văn hóa xã hội của người Việt được phản ánh trong đơn vị ngôn ngữ đặc biệt là thành ngữ. Qua đó luận án góp phần chỉ ra những vấn đề liên quan đến thành ngữ mà những cách tiếp cận trước đây chưa chú ý hoặc chưa chỉ ra một cách tường minh, cụ thể. 0.3. Nhiệm vụ của luận án Xuất phát từ mục đích nói trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau đây: Một là, trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài gồm một vài vấn đề liên quan đến ngôn ngữ học nhân chủng, những quan điểm nhận diện và nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt cũng như các hướng tiếp cận thành ngữ trước đây. Trên cơ sở đó xác định cho mình những nội dung cụ thể trong nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Hai là, khảo sát một vài vấn đề liên quan đến đặc điểm văn hóa xã hội trong thành ngữ tiếng Việt. Đương nhiên, khi thực hiện việc khảo sát này luận án sẽ xuất phát từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng để nhằm chắt lọc ra 2 một số nội dung mà những cách tiếp cận trước đây chưa chú ý đúng mức. Qua đó, luận án sẽ bước đầu nêu ra những đặc điểm đặc trưng về nội dung này của thành ngữ tiếng Việt. Ba là, qua việc phân tích ẩn dụ có trong thành ngữ tiếng Việt, luận án sẽ làm rõ thêm tính ẩn dụ (metaphoricality) thể hiện qua mối quan hệ giữa ý niệm nguồn (source) và ý niệm đích (target) của thành ngữ tiếng Việt. Qua đó thể hiện cách nhìn nhận thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng của luận án. 0.4. Ý nghĩa của luận án Về mặt lý luận, luận án được thực hiện trên cơ sở kế thừa và vận dụng một vài nội dung liên quan đến lý thuyết ngôn ngữ học nhân chủng. Vì vậy, luận án sẽ góp phần vào làm đa dạng hóa các cách tiếp cận khác nhau trong việc nghiên cứu một vấn đề của ngôn ngữ học. Ở đây, thành ngữ tiếng Việt sẽ được nhìn nhận từ một cách tiếp cận mới và do đó, những đặc điểm văn hóa xã hội của thành ngữ sẽ có điều kiện được tập trung làm rõ thêm hơn. Về mặt thực tiễn, luận án sẽ góp phần hữu ích vào việc hiểu và giải thích thành ngữ tiếng Việt. Việc hiểu rõ về thành ngữ tiếng Việt không chỉ có ích đối với mỗi người Việt Nam nói chung, mà còn có ích đối với các bạn học sinh, sinh viên, đặc biệt là với những sinh viên nước ngoài học tiếng Việt nói riêng. Từ đó, phần nào giúp cho mọi người có thể hiểu thêm về các vấn đề văn hóa xã hội của Việt Nam, hiểu rõ thêm đặc trưng văn hóa của người Việt được thể hiện trong ngôn ngữ. 0.5. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Như vậy, đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là thành ngữ tiếng Việt. Hiện nay, đã có rất nhiều từ điển thành ngữ tiếng Việt được xuất bản. Căn cứ vào tính chất của những cuốn từ điển ấy và để thuận tiện cho việc xử lý, tư liệu mà chúng tôi dùng trong luận án sẽ được tổng hợp từ những nguồn sau đây: 3 - Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1995). - Từ điển thành ngữ Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên (NXB Văn hóa, Hà Nội 1993). - Phần “Sưu tập và phân loại thành ngữ” tiếng Việt trong cuốn Thành ngữ học tiếng Việt của Hoàng Văn Hành (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2004). Tổng số thành ngữ tiếng Việt được chúng tôi thu thập để tiến hành khảo sát là 8.780 đơn vị. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thành ngữ của các ngôn ngữ khác làm dẫn chứng minh họa và so sánh. Những tư liệu nước ngoài này được trích dẫn từ các sách, từ điển hay luận án đã được nêu ra trong phần tài liệu tham khảo. 0.6. Phương pháp nghiên cứu Luận án được tiến hành nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học, trong đó chủ yếu là phương pháp miêu tả, phần nào là phương pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó, các thủ pháp nghiên cứu như thống kê và phân loại tư liệu, phân tích v.v cũng sẽ được áp dụng để phục vụ mục tiêu nghiên cứu. 0.7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố của tác giả, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương viết này sẽ làm rõ một vài vấn đề liên quan đến lý thuyết ngôn ngữ học nhân chủng và những vấn đề lý thuyết đã có về thành ngữ. Từ đó luận án sẽ xác định hướng nghiên cứu cụ thể mà ngôn ngữ học nhân chủng có thể áp dụng để nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. - Chương 2: Một vài đặc điểm văn hóa xã hội của thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Chương này sẽ trình bày khái 4 quát một vài nội dung trong thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng nhằm làm rõ những vấn đề mà các cách tiếp cận khác còn chưa có điều kiện chỉ ra. - Chương 3: Tính ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Chương này lựa chọn vấn đề ẩn dụ như là một trong những nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng để qua đó góp phần chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong thành ngữ. Và đó cũng chính là cách để làm sáng tỏ những đặc điểm của tính ẩn dụ có trong thành ngữ tiếng Việt. Cách giải thích ấy đến lượt mình cho chúng ta biết ngôn ngữ và văn hóa tác động qua lại lẫn nhau như thế nào và chính sự hiểu biết đó chỉ ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ học nhân chủng với các phân ngành khoa học khác. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Dẫn nhập Trong xu thế phát triển hiện nay, ngày càng có nhiều hướng nghiên cứu mới với những phạm vi nghiên cứu giáp ranh giữa các ngành khoa học. Ở đó, các đối tượng nghiên cứu được xem xét từ nhiều góc độ có thể nói là toàn diện hơn nhờ những cách tiếp cận liên ngành. Ngôn ngữ học nhân chủng là một ngành khoa học liên ngành ra đời trong xu thế đó. Ở nhiều nước trên thế giới, ngôn ngữ học nhân chủng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu ở Bắc Mỹ như Mỹ, Canada và tiếp đó là các học giả ở Anh, Úc, Pháp, Trung Quốc Ở Việt Nam hiện nay, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào như sách chuyên luận hay giáo trình đại học về ngôn ngữ học nhân chủng được công bố. Vì thế, luận án này có thể được coi như là một sự cố gắng bước đầu ứng dụng những kết quả lý luận của ngôn ngữ học nhân chủng vào việc nghiên cứu tiếng Việt. Trong tình hình như vậy, ở chương này, chúng tôi sẽ giới thiệu về ngôn ngữ học nhân chủng nhằm cung cấp một cái nhìn cơ bản nhất về chuyên ngành ngôn ngữ học này phục vụ cho nhiệm vụ của luận án. Việc giới thiệu ở đây là chỉ nhằm nêu ra những vấn đề có thể ứng dụng cách tiếp cận của chuyên ngành ngôn ngữ học này trong nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Vì thế, chúng tôi không có hy vọng làm thỏa mãn những hiểu biết đầy đủ về ngôn ngữ học nhân chủng. Việc giới thiệu của chúng tôi một mặt là cơ sở lý luận cho các chương tiếp theo của luận án, mặt khác trong một chừng mực nào đó có thể góp phần vào việc phát triển lý luận về ngôn ngữ học nhân chủng giúp ích cho việc nghiên cứu những đối tượng ngôn ngữ khác ở Việt Nam. 6 1.2. Một số vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học nhân chủng. 1.2.1. Việc sử dụng thuật ngữ trong luận án Về mặt thuật ngữ, hiện vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa việc dịch sang tiếng Việt và sử dụng hai thuật ngữ tiếng Anh anthropological linguistics và linguistic anthropology. Sự giống nhau giữa hai thuật ngữ này là ở chỗ, cả hai đều dùng để gọi tên một lĩnh vực liên ngành được hình thành từ hai ngành anthropology - “nhân học” hay “nhân chủng học” và linguistics - “ngôn ngữ học”. Trong các tài liệu ở Việt Nam, thuật ngữ anthropological linguistics có thể được dịch là “ngôn ngữ học nhân học” hoặc “ngôn ngữ học nhân chủng”, hoặc “ngôn ngữ học nhân chủng học” và linguistic anthropology có thể được dịch là “nhân học ngôn ngữ”, “nhân chủng học ngôn ngữ”, “nhân chủng học ngôn ngữ học”. Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn cách dịch anthropological linguistics là “ngôn ngữ học nhân chủng” và linguistic anthropology là “nhân chủng học ngôn ngữ” với hai lý do sau đây: (1) Chúng tôi nghĩ rằng trong một thuật ngữ khoa học không nên có hai chữ học đồng thời có mặt. Vì vậy, cách gọi “nhân học ngôn ngữ học”, “ngôn ngữ học nhân học”, “ngôn ngữ học nhân chủng học” khiến cho thuật ngữ bị lặp một cách chưa hợp lý. (2) Cách chuyển dịch “ngôn ngữ học nhân chủng” sẽ mang tính hệ thống của thuật ngữ hơn trong mối tương quan với các chuyên ngành ngôn ngữ học khác như “ngôn ngữ học ứng dụng”, “ngôn ngữ học xã hội”, “ngôn ngữ học tâm lý”, “ngôn ngữ học tri nhận” v.v. Theo đó, yếu tố “ngôn ngữ học” chỉ ra rằng đây là chuyên ngành nghiên cứu về ngôn ngữ và yếu tố “nhân chủng” chỉ ra hướng tiếp cận ngôn ngữ từ bình diện nhân chủng. Tương ứng với thuật ngữ tiếng Việt “ngôn ngữ học nhân chủng”, thuật ngữ tiếng Anh linguistic anthropology được chúng tôi dịch là “nhân chủng học 7 ngôn ngữ” và ở đây được hiểu nó là chuyên ngành nhân chủng học tiếp cận từ bình diện ngôn ngữ. 1.2.2. Khái quát về ngôn ngữ học nhân chủng Ngôn ngữ học nhân chủng là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành có liên quan đến hai chuyên ngành độc lập là nhân chủng học và ngôn ngữ học. Do đều là khoa học nghiên cứu về con người, bản thân nhân chủng học và ngôn ngữ học vừa có sự đan xen lẫn nhau, vừa có sự trùng lặp về đối tượng hay khách thể nghiên cứu, do đó vừa có tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Nói như vậy là vì, tư liệu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ với tư cách là phương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy. Đó là thứ phương tiện và công cụ mà chỉ có con người mới có đặc quyền sở hữu với tư cách là một thành viên của một cộng đồng xã hội gắn liền với một nền văn hóa nhất định nào đó. Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của nhân chủng học là con người, bao gồm tất cả các đặc điểm sinh lý, các đặc điểm tâm lý, tình cảm, tư duy v.v, tức là các hoạt động đặc trưng của con người. Trong các hoạt động đặc trưng ấy, hoạt động ngôn ngữ được coi là đặc hoạt động phức tạp nhất và cũng là điển hình nhất của loài động vật cao cấp này. Hơn thế nữa, ngôn ngữ còn được xem như một tiêu chí quan trọng để xác định và phân biệt một tộc người và đặc trưng văn hóa của tộc người đó. Cho nên, ngôn ngữ là một phần quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu nhân chủng học. Về mặt lịch sử, trước khi ngôn ngữ học nhân chủng ra đời, người ta thường quen dùng thuật ngữ nhân chủng học ngôn ngữ. Có thể nói, thuật ngữ nhân chủng học ngôn ngữ gắn liền với nhân chủng học văn hóa - một trong bốn lĩnh vực truyền thống của nhân chủng học, bên cạnh nhân chủng học hình thể, khảo cổ học, dân tộc học. Trong giai đoạn đầu phát triển, nhân chủng học ngôn ngữ được xem là một phần của nhân chủng học văn hóa. Khi đó, các 8 nhà nghiên cứu điền dã nhân chủng học trong quá trình nghiên cứu các tộc người đã nhận thấy vai trò của ngôn ngữ là hết sức quan trọng đối với nghiên cứu dân tộc học. Và vì vậy, ngôn ngữ được các nhà nhân chủng học quan tâm nghiên cứu như là một ánh phản của văn hóa tộc người. Cho nên, nhân chủng học coi ngôn ngữ, và vì thế cả ngôn ngữ học, là nền tảng của một khoa học về con người, bởi vì nó cung cấp một sự hiểu biết về mối liên hệ giữa cấp độ sinh học và văn hóa xã hội. Tuy nhiên, chỉ đến khi “Một số người thấy trong phương pháp luận ngôn ngữ học hiện đại có một mô hình hay mầm mống của một phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu cấu trúc hành vi của con người” (D.Hymes – trích từ [63,143]) thì từ đó, ngôn ngữ và các hệ thống lý thuyết ngôn ngữ học không thể được xem là một bộ phận trong nhân chủng học văn hóa nữa. Bởi vậy, thuật ngữ ngôn ngữ học nhân chủng ra đời. Nó nhằm khẳng định vai trò của ngôn ngữ và các lý thuyết ngôn ngữ học đối với việc nghiên cứu nhân chủng. Các nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc tạo nên nền tảng văn hóa xã hội của con người, trong việc đồng thời góp phần tạo nên tính đa dạng và tính chỉnh thể cho các hệ thống văn hóa xã hội đó. Do đó, ngôn ngữ học nhân chủng là hướng nghiên cứu ngôn ngữ thông qua các yếu tố thuộc về con người, mà cụ thể là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy, giữa ngôn ngữ và xã hội. Nói một cách khác, ngôn ngữ học nhân chủng có thể được hiểu như là một chuyên ngành nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ của loài người dựa vào các dữ liệu văn hóa xã hội và xử lý những dữ liệu ấy bằng các phương pháp của ngôn ngữ học. Như chúng ta đều biết, những mối quan hệ vừa kể ở trên cũng là sự quan tâm của rất nhiều phân ngành ngôn ngữ học khác như ngôn ngữ học tri 9 nhận, ngôn ngữ học tâm lý v.v và người anh em gần gũi với ngôn ngữ học nhân chủng là ngôn ngữ học xã hội. Chính bởi vậy, ngôn ngữ học nhân chủng dường như có phạm vi nghiên cứu bao trùm và thậm chí, nó còn có xu hướng tích hợp nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Khi nói về đối tượng nghiên cứu truyền thống của ngôn ngữ học nhân chủng, các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ thường chỉ chú trọng đến những ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ phương Tây. Nói một cách khác, họ đặc biệt quan tâm đến các ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ, nhất là các ngôn ngữ không có chữ viết hay còn gọi là các ngôn ngữ tiền văn tự. Điều này là do ngôn ngữ học nhân chủng ra đời bắt nguồn từ những công trình nghiên cứu ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ của Boas, Sapir và Whorf. Đây là những người được coi là sáng lập ra ngành ngôn ngữ học này. Trong các công trình nghiên cứu của họ, đối tượng nghiên cứu chính là các ngôn ngữ còn được lưu giữ trong những bộ tộc thổ dân mà ít người biết đến. Sau này, cùng với xu hướng phát triển rộng khắp trên nhiều nước, đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng được mở rộng. Và vì vậy, nó không còn giới hạn ở các ngôn ngữ thổ dân nữa mà là ngôn ngữ loài người nói chung. Việc mở rộng đối tượng nghiên cứu cũng là bước phát triển về chất của ngôn ngữ học nhân chủng. Về mặt phương pháp, ngôn ngữ học nhân chủng kế thừa và vận dụng các phương pháp của cả ngôn ngữ học và nhân chủng học. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học mà ngôn ngữ học nhân chủng thường sử dụng là phương pháp phân tích miêu tả, phương pháp so sánh - lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu; còn phương pháp nghiên cứu cơ bản của nhân chủng học hay được sử dụng là phương pháp quan sát tham dự, phương pháp khảo tả dân tộc học. “Vốn đã là một lĩnh vực liên ngành, nó dựa vào và mở rộng các phương pháp đã có trong các ngành khác, đặc biệt là ngôn ngữ 10 [...]... dung chính mà ngôn ngữ học nhân chủng đề cập Cho nên, việc lựa chọn thành ngữ tiếng Việt để nghiên cứu từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng ở chương 3 chính là cách làm tốt nhất nhằm chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ và sự tương tác trong đó giữa ngôn ngữ - văn hóa - xã hội được phản ánh trong thành ngữ tiếng Việt Nhưng trước khi tiếp cận thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng để chỉ... trong thành ngữ đã được nhiều tác giả đề cập đến trong một vài công trình nghiên cứu về thành ngữ nói chung Nhưng trong số đó chưa có một công trình nào nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ cách tiếp cận ngôn ngữ học nhân chủng Ngoài ra để nhận diện thành ngữ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học còn đặt khái niệm thành ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị như cụm từ tự do, từ ghép /từ phức, quán ngữ và tục ngữ. .. 1.3.2.2 Thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng Có 3 tiêu chí cơ bản sau đây mà đa số tác giả nghiên cứu thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học truyền thống đều thống nhất để nhận diện nó, đó là: - Một là, về mặt cấu trúc, thành ngữ có khả năng hoạt động như một từ độc lập, tương đương với cấp độ từ - Hai là, thành ngữ có cấu trúc bền vững, khó bị phá vỡ, thường là một tổ hợp từ, một... quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và/hoặc giữa ngôn ngữ và xã hội cũng như việc đồng thời chỉ ra cách thức gắn kết hay tương tác giữa ba thành tố đó chính là nhiệm vụ hay nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng hiện nay 1.2.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học nhân chủng và một số chuyên ngành ngôn ngữ học khác Ngôn ngữ học nhân chủng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chuyên ngành ngôn ngữ học khác Nói... pháp hóa ra sao” [14,24] Nói khác đi, ngôn ngữ học tri nhận tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ của một cộng đồng Trong khi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng cũng là ngôn ngữ của con người, nhưng là ngôn ngữ xét trong bối cảnh văn hóa - xã hội của một cộng đồng dân tộc thì đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ tự nhiên của con người trong mối... coi đối tượng nghiên cứu của mình (tức ngôn ngữ) là 25 một hiện tượng tri nhận (hay nhận thức) của con người, còn ngôn ngữ học nhân chủng coi đối tượng nghiên cứu của mình (ngôn ngữ) là một hiện tượng văn hóa xã hội của con người Trong những vấn đề nêu trên, ngôn ngữ học nhân chủng cũng quan tâm đến một số nội dung của ngôn ngữ học tri nhận, chẳng hạn như, quá trình tạo sinh và hiểu ngôn ngữ, quá trình... ra một mô hình thành ngữ tiếng Việt gồm có 3 bậc như sơ đồ 1.3 dưới đây để “khảo sát” trong luận án của mình: Sơ đồ 1.3 Thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng 1 2 3 Nghĩa biểu trưng của thành ngữ Các đặc điểm văn hóa xã hội: Ẩn dụ và so sánh Các từ tạo nên thành ngữ gồm kết cấu và nghĩa đen của chúng Theo sơ đồ này, có thể hiểu (3) là dạng thức tồn tại của thành ngữ trong ngôn ngữ và lời nói,... bên - ngôn ngữ học xã hội - có thể đã thỏa khi chỉ ra mối liên hệ, còn bên kia - ngôn ngữ học nhân chủng - chỉ thực sự thỏa mãn khi chỉ ra được “nguyên do” của mối liên hệ ấy Rõ ràng, đối tượng là như nhau nhưng mục tiêu là khác nhau Như vậy, có thể thấy rằng, ngôn ngữ học nhân chủng và ngôn ngữ học xã hội là hai cách tiếp cận đối tượng ngôn ngữ nhằm vào hai mục đích khác nhau Ngôn ngữ học nhân chủng. .. thuật ngữ, kết quả nghiên cứu, thậm chí cả một số nội dung nghiên cứu của các chuyên ngành khác theo cách riêng của mình Đồng thời, do là một phân ngành ngôn ngữ học, nó cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của ngôn ngữ học như những phân ngành khác Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng quan tâm đến các diễn ngôn diễn ra trong bối cảnh tự nhiên, nên phân tích diễn ngôn và... khảo tả dân tộc học, các nhà nghiên cứu rất chú trọng đến phương pháp quan sát tham dự Bởi vì, đối tượng của ngôn ngữ học nhân chủng là ngôn ngữ nhưng không phải là ngôn ngữ trong sự phân biệt với lời nói mà ngôn ngữ ở đây được hiểu là bao gồm cả lời nói Vì vậy phương pháp quan sát các diễn ngôn tự nhiên là rất quan trọng Điều này liên quan đến lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng Chuyên ngành . trình nào ở Việt Nam, đó là hướng tiếp cận thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Ngôn ngữ học nhân chủng là một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ đã được nhiều học giả. dịch là nhân chủng học 7 ngôn ngữ và ở đây được hiểu nó là chuyên ngành nhân chủng học tiếp cận từ bình diện ngôn ngữ. 1.2.2. Khái quát về ngôn ngữ học nhân chủng Ngôn ngữ học nhân chủng là. ngành nghiên cứu về ngôn ngữ và yếu tố nhân chủng chỉ ra hướng tiếp cận ngôn ngữ từ bình diện nhân chủng. Tương ứng với thuật ngữ tiếng Việt ngôn ngữ học nhân chủng , thuật ngữ tiếng Anh linguistic

Ngày đăng: 03/05/2015, 22:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan