Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói việt nam từ khởi thủy cho đến những năm 40 của thế kỉ XX

104 851 2
Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói việt nam từ khởi thủy cho đến những năm 40 của thế kỉ XX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lâu nay, khi hình dung về diện mạo văn học kịch và bản thân đời sống kịch, hầu hết các nhà nghiên cứu cũng như những ai quan tâm đến kịch đều có chung một nhận xét về vị trí khiêm tốn của nó so với các thể loại khác như tiểu thuyết hoặc thơ ca. Bản thân đời sống kịch trường hôm nay cũng đang đặt ra rất nhiều vấn đề chưa thể giải quyết được. Chính thực trạng đó đã thôi thúc những ai quan tâm đến thể loại này đi tìm nguyên nhân và lí giải hiện trạng đó. Trong khuôn khổ đó, việc tìm về cội nguồn quá trình nảy sinh và những bước đi đầu tiên của kịch là một hướng đi nhiều hứa hẹn. Bởi ngay trong quá trình nảy sinh ấy, với những tiền đề văn hóa, xã hội, thì những điều kiện thuận lợi cũng như những yếu tố ước thúc sự phát triển kịch đã xuất hiện như là những thành tố trực tiếp tạo nên mô thức trong sự phát triển của kịch. Và đồng thời, những bước đi đầu tiên của kịch sau khi ra đời sẽ cho thấy quán tính phát triển kịch. Với mục tiêu đó, thì công việc đầu tiên thiết tưởng rất quan trọng đó là dựng lại toàn bộ tiến trình phát triển của kịch trong những chặng đường đầu tiên. Đây là việc có ý nghĩa làm nền tảng, là điều kiện tiên quyết để cho những lí giải, cắt nghĩa về sau. Tính khả thi của hướng nghiên cứu này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và thực tế đã có ít nhất hai công trình chuyên khảo viết về vấn đề này. Tuy nhiên, việc lí giải những vấn đề về kịch cho đến nay vẫn chưa có nhiều kiến giải thấu đáo và toàn diện. Chính vì thế việc truy nguyên về sự ra đời và phát triển kịch vẫn là công việc mời gọi những nghiên cứu kĩ càng và cái nhìn mới trong cách cắt nghĩa. Với ý nghĩ đó, chúng tôi xác định công việc của mình là: “Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói Việt Nam từ khởi thủy cho đến những năm 40 của thế kỉ XX”. Đây là một dịp để nhìn lại những đường đi nước bước của kịch trong chặng đường đầu tiên. Đồng thời, bằng cái nhìn có tính phê phán, trong khi tìm về cội nguồn sự phát sinh và phát triển đầu tiên của kịch, chúng tôi mong muốn sẽ phần nào cắt nghĩa được những vấn đề trong bản thân đời sống kịch.

Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lâu nay, khi hình dung về diện mạo văn học kịch và bản thân đời sống kịch, hầu hết các nhà nghiên cứu cũng như những ai quan tâm đến kịch đều có chung một nhận xét về vị trí khiêm tốn của nó so với các thể loại khác như tiểu thuyết hoặc thơ ca. Bản thân đời sống kịch trường hôm nay cũng đang đặt ra rất nhiều vấn đề chưa thể giải quyết được. Chính thực trạng đó đã thôi thúc những ai quan tâm đến thể loại này đi tìm nguyên nhân và lí giải hiện trạng đó. Trong khuôn khổ đó, việc tìm về cội nguồn quá trình nảy sinh và những bước đi đầu tiên của kịch là một hướng đi nhiều hứa hẹn. Bởi ngay trong quá trình nảy sinh ấy, với những tiền đề văn hóa, xã hội, thì những điều kiện thuận lợi cũng như những yếu tố ước thúc sự phát triển kịch đã xuất hiện như là những thành tố trực tiếp tạo nên mô thức trong sự phát triển của kịch. Và đồng thời, những bước đi đầu tiên của kịch sau khi ra đời sẽ cho thấy quán tính phát triển kịch. Với mục tiêu đó, thì công việc đầu tiên thiết tưởng rất quan trọng đó là dựng lại toàn bộ tiến trình phát triển của kịch trong những chặng đường đầu tiên. Đây là việc có ý nghĩa làm nền tảng, là điều kiện tiên quyết để cho những lí giải, cắt nghĩa về sau. Tính khả thi của hướng nghiên cứu này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và thực tế đã có ít nhất hai công trình chuyên khảo viết về vấn đề này. Tuy nhiên, việc lí giải những vấn đề về kịch cho đến nay vẫn chưa có nhiều kiến giải thấu đáo và toàn diện. Chính vì thế việc truy nguyên về sự ra đời và phát triển kịch vẫn là công việc mời gọi những nghiên cứu kĩ càng và cái nhìn mới trong cách cắt nghĩa. Với ý nghĩ đó, chúng tôi xác định công việc của mình là: “Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói Việt Nam từ khởi thủy cho đến những năm 40 của thế kỉ XX”. Đây là một dịp để nhìn lại những đường đi nước bước của kịch trong chặng đường đầu tiên. Đồng thời, bằng cái nhìn có tính phê phán, trong khi tìm về cội nguồn Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -1- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX sự phát sinh và phát triển đầu tiên của kịch, chúng tôi mong muốn sẽ phần nào cắt nghĩa được những vấn đề trong bản thân đời sống kịch. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu thực ra đã được đề cập ngay từ trong tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình công phu, cho đến nay, hầu như rất ít. Và hoạt động sưu tầm tài liệu cũng như nghiên cứu sâu thêm là điều được đặt ra một cách bức thiết. Kịch là loại hình có số phận khá đặc biệt so với thơ và tiểu thuyết, ở chỗ nó là loại hình “nhập ngoại” hoàn toàn, mang màu sắc Âu Tây nhất, không có trong truyền thống văn học của nước ta trước đó. Trong khi thơ và tự sự là những loại hình có lịch sử hàng nghìn năm. Do đó, trong hầu hết các công trình nghiên cứu văn học một cách quy mô và toàn diện, thì kịch bao giờ cũng được giới thiệu như là thể loại trẻ nhất trong nền quốc văn. Vấn đề kịch đã được đề cập sớm nhất trong cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (Nhà xuất bản Tân Dân - 1842). Trong cuốn sách này, tác giả đã khảo văn chương theo nhóm tác giả. “Các kịch gia” được đặt riêng một mục, nói lên sự ghi nhận của ông về thành tựu của thể loại này. Từ sự so sánh kịch với thơ, ông chỉ ra những đặc trưng của kịch. Tiến trình phát triển của kịch được ông điểm theo hệ thống tác giả. Có ba kịch gia được khảo cứu: Vũ Đình Long, người mở đường tiên phong cho một thể loại mới. Vi Huyền Đắc với tác phẩm tiêu biểu như Kim tiền (1932), Ông kí cóp (1938)…Và cuối cùng là Đoàn Phú Tứ, nhà soạn kịch của thanh niên. Từ sự tổng kết của tác giả có thể thấy thể loại kịch được nhìn nhận như một thể loại còn non trẻ và chưa có thành tựu gì nổi bật. Vũ Ngọc Phan khá sáng rõ trong nhận thức nguồn gốc và đặc trưng thể loại của kịch. Tuy nhiên, nhìn chung, đó cũng vẫn là cái nhìn có tính giản lược và đại khái. Kịch cũng được đề cập đến trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của GS. Dương Quảng Hàm (do Nha học chính Đông Pháp xuất bản, năm 1943). Đây là công trình có tính chất giáo trình dùng trong nhà trường Pháp - Việt. Trong chương trình năm thứ ba ban trung học, kịch được đặt trong hệ thống “các thể văn mới” (chương 5: “Sự biến hóa các thể văn : kịch, phê Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -2- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX bình, văn xuôi, văn dịch, văn viết báo”), tuy nhiên, thể văn kịch được nhắc đến một cách rất sơ sài và giản lược. Dương Quảng Hàm đã coi kịch như một thể loại có gốc rễ truyền thống, bằng chứng là tác giả coi tuồng, chèo là “lối kịch cổ”. Lấy mô hình kịch phương Tây làm chuẩn mực và thước đo, ông đã chỉ ra những đặc điểm của tuồng, chèo. Khái lược những thay đổi của kịch, từ những thay đổi về hình thức (sự chia cảnh, bài trí sân khấu theo chuẩn mực kịch Pháp) trong những vở kịch do các nhà nho sáng tác (Hoàng Tăng Bí, Hoàng Cao Khải), cho đến sự cách tân trong lối văn ở các vở chèo cải lương. Kịch nói mà chúng ta đang xem xét được tác giả gọi là “Lối kịch viết bằng văn xuôi”. Ông cho rằng, lối này là theo hẳn lối kịch (thứ nhất là hài kịch) của người Pháp, và chỉ ra một đặc điểm quan trọng: “toàn thiên viết bằng văn xuôi như lời nói thường, chứ không dùng một câu văn vần nào”. Như vậy, trong sự tổng kết của Dương Quảng Hàm, nội hàm khái niệm kịch không tương thích với cách hiểu của chúng ta ngày nay. Ông đã đồng nhất kịch, một thể loại đặc thù của phương Tây với loại hình nghệ thuật biểu diễn nói chung. Do đó, những thể loại sân khấu cổ truyền của xứ Annam cũng được coi là kịch. Đối với riêng kịch theo hẳn lối kịch Pháp, thì những đánh giá dừng lại ở việc chỉ ra một đặc điểm cơ bản nhất chứ không có chiều sâu. Như vậy, nhìn vào hai công trình được đánh giá là quy mô và có ý nghĩa trong giai đoạn này, ta có thể thấy, đối với hai nhà nghiên cứu, kịch được nhìn nhận như một thể loại mới mẻ. Sự giản lược là đặc điểm chung của cả hai công trình. Đó một phần là do sự non trẻ của thể loại tại thời điểm hai nhà nghiên cứu biên soạn sách. Sau Cách mạng Tháng tám, với một độ lùi thời gian thích hợp, các nhà nghiên cứu có điều kiện thuận lợi để biên khảo một cách kĩ lưỡng và chu đáo hơn. Trong thời kì này, kịch được nhắc đến trong cuốn: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ (quốc học tùng thư xuất bản). Đây là công trình có giá trị trong nghiên cứu lí thuyết về kịch tại Việt Nam. Trong chương 5: “Một loại văn mới: thoại kịch_ những nhà viết kịch đầu tiên”, kịch được hình dung với những đặc điểm cơ bản, khá trùng khít với cách hiểu của chúng ta ngày nay về thể loại này. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -3- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX công trình này là tác giả đã đề xuất một khái niệm, định danh cho thể loại, cũng là gọi tên bản chất của thể loại, đó là khái niệm “Thoại kịch”. Khảo về tiến trình phát triển của Kịch nói, Phạm Thế Ngũ cũng triển khai theo lối điểm danh các tác giả cùng những tác phẩm tiêu biểu làm nên đời sống kịch trường trước Cách mạng: Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ. Nhìn chung, công trình này đánh dấu một bước quan trọng trong cách hiểu về kịch ở nước ta. Tiến trình kịch, từ khởi thủy đến khi trở thành một thể loại hoàn chỉnh cũng tránh được cái nhìn giản lược so với hai công trình trước đó. Tuy vậy, sự nhìn nhận của tác giả vẫn chưa triệt để, những khía cạnh phức tạp của đời sống kịch trường không được nhắc đến, mà chỉ dừng lại ở những hiện tượng tiêu biểu nhất. Công trình Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói việt Nam trước Cách mạng Tháng tám của Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý (nhà xuất bản Văn hóa, 1978) cũng là một bước tiến rất dài trong lịch sử nghiên cứu kịch nói nước ta. Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên về thể loại này. Cùng với sự công phu trong sưu tầm tài liệu là nỗ lực dựng lại toàn bộ đời sống kịch trường từ lúc khởi thuỷ cho đến năm 1945 theo ba tiêu chí: tình hình sáng tác gắn với tên tuổi các tác giả; hoạt động biểu diễn gắn với tên tuổi các đạo diễn, thời gian, địa điểm buổi diễn; và cuối cùng là thái độ của công chúng đối với hoạt động kịch nói trong từng giai đoạn cụ thể. Cách trình bày đó làm toát lên không khí của kịch trường mỗi giai đoạn, đồng thời theo sát và khái quát được những bước đi cũng như khuynh hướng kịch trong tiến trình đó. Do vậy, công trình rất có ích đối với những người muốn tìm hiểu và nghiên cứ sâu thêm về kịch nói Việt Nam. Đóng góp lớn nhất của công trình là tư liệu, và việc dựng lại diễn biến kịch của từng giai đoạn. Điều này càng trở nên quý giá, khi mà tình trạng lưu trữ tư liệu của nước ta còn rất hạn chế. Nhiều vở kịch không còn dưới dạng văn bản, bị mất, hoặc thất lạc, có khi chỉ lưu lại trong trí nhớ của những người đương thời hoạc những người trong cuộc. Tuy nhiên, phương pháp luận của công trình lại tỏ rõ tính không khách quan, tính cực đoan khi nhìn nhận vấn đề văn học dưới góc độ xã hội học dung tục. Tác giả nhìn sự phức tạp của kịch bằng con mắt Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -4- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX của đấu tranh chính trị. Do đó, người viết đã tỏ ra không thỏa đáng trong việc đánh giá một số hiện tượng. Sau công trình này Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám, có lẽ giới nghiên cứu đã tạm yên tâm với những gì hai tác giả đã làm được. Cho đến 10 năm sau, kịch được đề cập đến trong một công trình mang tính giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 của hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng. Đây là một công trình quan trọng, có tính chỉ dẫn và gợi mở rất cao cho bất cứ ai tìm hiểu về các vấn đề văn chương và văn hóa học trong giai đoạn này. Từ việc đề ra khái niệm giao thời, công trình đã dựng lại quá trình chuyển mình của tất các thể loại trên văn đàn ở cấp độ bản chất nhất. Đối với kịch nói, (do giới hạn của cuốn sách là nghiên cứu các hiện tượng văn học trong phạm vi từ 1905 đến những năm hai mươi của thế kỉ XX) nên kịch trong giai đoạn này tương ứng với những thí nghiệm, thể nghiệm đầu tiên, tác giả đã phác thảo tinh thần chung của những vở kịch; đồng thời, có cách lí giải khá thuyết phục về ưu thế của kịch nói so với tuồng, chèo, những loại hình sân khấu cổ truyền; sự xâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau giũa một thể loại mới lạ với các thể loại đã tồn tại lâu bền, từ đó, bước đầu hé lộ một gợi ý cho những người đi sau tiếp tục khai thác giới hạn có tính tiền định của kịch nói Việt Nam, trong thế vừa chịu sự chi phối của phương Tây, lại vừa bị quán tính của sân khấu truyền thống ảnh hưởng. Giai đoạn gần đây, đáng chú ý nhất là công trình có tính chuyên luận của Phan Trọng Thưởng Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam (Nửa đầu thế kỉ XX), nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1996. Đây là công trình mang tính kế thừa rất lớn so với công trình chuyên khảo về kịch của Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý trước đó. Điểm mới của công trình này là tác giả đã có cách kiến giải mới về một số vấn đề mà hai tác giả giai đoạn trước chưa làm được. Nhà nghiên cứu đã cắt nghĩa đặc trưng của kịch bằng cách đặt kịch trong sự giao lưu Đông_Tây, trong mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa sự khác biệt trong tập quán thưởng thức loại hình sân khấu truyền thống với thói quen thưởng thức nghệ thuật kịch nói theo kiểu Tây phương. Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -5- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX Tiếp đó, Gs. Hà Minh Đức, trong lời mở đầu công trình Tổng tập văn học Việt Nam, tập 23 (kịch nói Việt Nam), do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, ấn hành năm 1997, cũng đã có đánh giá về những thành tựu của kịch Việt Nam từ khi hình thành đến năm 1945. Nhìn chung, sự tổng kết mang tính khái lược này đã theo sát được những diễn biến của kịch trên những nét lớn. Tuy nhiên, cách nhìn của ông lại tỏ ra phiến diện khi nhìn sự phát triển của kịch theo quan điểm của đấu tranh giai cấp. Do đó, sự khách quan trong đánh giá là chưa có. Bước sang thế kỉ XXI, với độ lùi gần một thế kỉ sau khi tác phẩm kịch nói đầu tiên ra đời, và cũng là lúc có thể soi chiếu các vấn đề văn học dưới ánh sáng của những lí thuyết hiện đại, đây là cơ hội để nhìn nhận lại những bước đi của lịch sử kịch nói. Tiêu biểu là cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX của tập thể Viện văn học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002. Trong công trình này, có ba bài viết về kịch nói Việt Nam. Song có hai bài viết sau đây có thể đối thoại do nó xuất phát từ những cách nhìn khác nhau. 1. Sự đổi mới của kịch Việt Nam thế kỉ XX- từ góc độ thể loại của PGs.Ts Tất Thắng. Bài viết này đi sâu vào việc mô tả sự khai sinh, lớn mạnh đột khởi của hàng loạt hình thức kịch trong thời gian một thế kỉ (thế kỉ XX): kịch nói, kịch thơ, kịch hát Huế, kịch hát ví dặm, kịch hát Chăm, Kịch hát bài chòi…Xét về mặt thể loại, thì các hình thức như: kịch hát ví dặm, kịch hát Dù Kê, kịch hát Huế …có xứng đáng được coi là một thể loại kịch không, và yếu tố kịch thực sự của nó như thế nào thì chúng ta cần phải xem lại. Khi điểm về kịch nói và kịch thơ, thì tác giả cũng đề cập một cách rất sơ sài, thậm chí có những chi tiết sai về mặt văn học sử. Chẳng hạn, ông cho rằng, vở kịch thơ đầu tiên là Bóng giai nhân (1941) của Yến Lan và Nguyễn Bính. Trong khi đó, căn cứ vào thời điểm sáng tác thì những vở kịch thơ đầu tiên đã ra đời từ năm 1935. Và Huy Thông mới là người viết kịch thơ đầu tiên .2.Bài viết Kịch nói từ sau Cách mạng Tháng tám đến nay của Gs.Đinh Quang, dù lấy kịch nói sau Cách mạng làm đối tượng khảo sát, song tác giả bài viết lại có những tổng kết về kịch nói trước Cách mạng: “Trong 25 năm ấy, nó vẫn chỉ là một loại hình tự phát, mang tính tài tử, do một số trí thứ làm cho trí thứ xem, quẩn quanh trong các thành phố lớn, không có Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -6- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX trình độ nghệ thuật thực sự, chỉ là học hỏi qua sách vở của chủ nghĩa cổ điển và lãng mạn Pháp…” Sự tổng kết đó cho thấy người viết đã không thỏa đáng và giản đơn hóa trong cách nhìn về kịch. Thực tế, kịch nói Việt Nam, sau những bước chập chững ban đầu, là quá trình trưởng thành cả về chất lẫn về lượng. Tính chuyên nghiệp đã dần hình thành cùng với sự xuất hiện của các nhà viết kịch và đạo diễn có tâm huyết và tham vọng. Sự trưởng thành đó kết tinh lại trong những tác phẩm xuất sắc, trong đó, bi kịch Vũ Như Tô được coi là đỉnh cao vô tiền khoáng hậu của lịch sử kịch nói Việt Nam cho đến nay. Cái nhìn giản đơn một chiều của tác giả bài viết, đôi khi dẫn đến những quy kết rất vội vàng trước một số hiện tượng phức tạp như kịch lãng mạn cuối những năm 30, ông cho rằng “có bộ phận kịch nói đã rơi vào chủ nghĩa lãng mạn siêu thực thoát li thực tế”. Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết nhỏ đăng trên các tạp chí uy tín, chẳng hạn như các bài viết của nghệ sĩ Nguyễn Đình Nghi, Phan Trọng Thưởng, Phạm Vĩnh Cư,…Tuy nhiên, các bài viết nhỏ này chỉ có thể đề cập đến một đặc điểm nào đó chứ không thể đi sâu, khái quát được cả giai đoạn rất dài và phức tạp này. Đáng chú ý nhất, theo tôi, là hai bài viết của ông Phạm Vĩnh Cư. Bàn về bi kịch Vũ Như Tô và Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam thế kỉ XX (đều đăng trong tạp chí văn học). Đóng góp của hai bài viết này không chỉ về mặt nhận thức mà còn về mặt phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu. Chọn xuất phát điểm từ đặc trưng mĩ học của thể loại bi kịch, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những bước tiến của thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam từ khi khởi thủy đến đỉnh cao là Vũ Như Tô. Như vậy, từ những công trình, bài viết từ trước Cách mạng đến nay, có thể nhận thấy những điểm sau: _Kịch nói trong giai đoạn phát triển đầu tiên, ngày càng nhận được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu văn học. _Các công trình, từ những góc độ và mức độ nhìn nhận khác nhau, đã bổ sung và có xu hướng ngày một hoàn thiện dần hệ thống lí luận về kịch. _Tiến trình phát triển của kịch được biên khảo công phu dần và càng ngày càng được bổ sung về mặt tư liệu. Đây là điều rất quan trọng, bởi đôi Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -7- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX khi, sự phát hiện tư liệu làm đảo lộn những nhận thức quen thuộc của cộng đồng. _Tuy nhiên, thực tế kịch trường vẫn còn rất nhiều điều để ngỏ, gọi mời những ai quan tâm tiếp tục tìm hiểu. Trên đây, chúng tôi đã tái hiện phần nào diện mạo lịch sử nghiên cứu về kịch nói Việt Nam . Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -8- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX 3. Nhiệm vụ của đề tài Nhìn vào các công trình nghiên cứu về kịch từ trước tới nay, có thể nhận thấy một thực tế: việc nghiên cứu kịch nói nước ta còn chưa được quan tâm đúng mức. Và cho tới thời điểm hiện tại, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về kịch hầu như rất ít. Chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Trong số đó, hai công trình sau đây là những công trình được biên soạn công phu hơn cả, thể hiện nỗ lực của các nhà nghiên cứu: Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám của Phan Kế hoành và Huỳnh Lý và Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX của Phan Trọng Thưởng. Tuy nhiên, hai công trình này có những hạn chế nhất định về mặt phương pháp luận. Bởi vậy, những vấn đề về kịch cần được tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi. Trong khóa luận này, chúng tôi xác định cho mình một nhiệm vụ: bước đầu tái dựng lại tiến trình của kịch nói từ khởi thủy cho đến trước 1945. Thời gian hơn hai mươi năm, và đặt trong bối cảnh kịch là thể loại mới mẻ và xa lạ nhất, nền kịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thậm chí đã có đỉnh cao vô tiền khoáng hậu là Vũ Như Tô. Khóa luận của tôi, thông qua sự mô tả, chủ yếu trả lời câu hỏi. 1_Vì sao, chỉ trong vòng hơn hai mươi năm kể từ khi có tác phẩm kịch nói đầu tiên, kịch lại có được thành tựu nhanh chóng như vậy? 2_Tiến trình phát triển của kịch đã chịu sự chi phối có tính định lệ nào của ý thức hệ xã hội, và thông qua những con đường nào? Với việc đặt ra nhiệm vụ đó, chúng tôi hi vọng khóa luận sẽ là công đoạn đầu tiên làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu thêm sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Khi thực hiện khóa luận với tiêu đề: “Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến trước Cách mạng Tháng tám”, chúng tôi tự xác định cho mình những giới hạn nghiên cứu như sau. Trước hết là giới hạn về mặt mốc thời gian. Trong khóa luận này, chúng tôi không có tham vọng khảo sát kịch trong toàn bộ tiến trình của nó Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -9- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX mà chỉ khảo sát quá trình kịch, từ khởi thủy đến những năm 40, cụ thể là khoảng 1943-1944. Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của kịch nói. Với đặc thù kịch nói là loại hình mới lạ hoàn toàn, xa lạ với kinh nghiệm thẩm mĩ và tập quán thưởng thức nghệ thuật của người dân. Thực tế, từ khi người Pháp sang xâm lược và đặt ách đô hộ, thì kịch mới được du nhập vào Việt Nam. Tôi tự mạo muội xác định cho mình một dấu mốc, đó là công trình Nhà hát Tây lớn Hà Nội (nay gọi là nhà hát lớn Hà Nội) hoàn thành vào năm 1911. Đây thực chất là một thiết chế văn hóa, người Pháp xây nên để phục vụ nhu cầu giải trí của người Pháp tại thuộc địa. Nhưng cũng chính từ nhà hát này, khi các đoàn nghệ thuật của Pháp sang diễn tại đây, người Việt mới có những ý niệm đầu tiên về kịch. Từ đây, việc dịch thuật, phóng tác, rồi sáng tác mới được bắt đầu. Khi khảo sát sự ra đời của kịch, chúng tôi tự xác định một nhiệm vụ là phải đi tìm những sự manh nha dẫn đến sự phát sinh kịch nói ở nước ta. Chọn mốc nhà hát lớn là chúng tôi có ý bám vào đặc trưng thể loại của kịch. Thực ra, ngay từ khi người Pháp đến Việt Nam thì họ đã du nhập kịch vào nước ta. Đọc Thư Hà Nội của Tardieu thì thấy, những sĩ quan hải quân đã tổ chức diễn kịch trong doanh trại của mình. Theo nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Thạch thì tầng lớp sĩ quân hải quân đi chiếm thuộc địa là tầng lớp có văn hóa rất cao, một thứ quân nhân quý tộc. Vì thế, trước khi có Nhà hát Tây lớn Hà Nội thì kịch đã xuất hiện, nhưng vì giới hạn của thời gian và tư liệu nên chúng tôi chưa thể khảo sát ngay được. Vì vậy, trong khi chờ đợi một khảo sát tường tận hơn, chúng tôi mạo muội lấy mốc Nhà hát lớn Hà Nội là sự khởi đầu cho sự xuất hiện kịch nói tại Việt Nam. Chúng tôi khảo sát tiến trình kịch cho tới năm 1943-1944, trước Cách mạng Tháng tám. Giới hạn tại đây, không có nghĩa là chúng tôi đã áp đặt sự phân chia văn học theo các sự kiện lịch sử một cách cơ học, giản đơn. Thực tế, sau Cách mạng, kịch phát triển theo một hướng khác. Và trong một dịp khác, chúng tôi sẽ có dịp trở lại sau. Với đề tài này, chúng tôi không có tham vọng bàn sâu vào các vấn đề có tính lí luận liên quan đến sự ra đời và sự phát triển của kịch trong giai Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -10- [...]... K51 Văn CLC -30- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -31- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX Chương 2 Sự ra đời và phát triển của kịch nói từ khởi thủy đến những năm 40 2.1 Sự ra đời Quá trình ra đời của loại hình kịch nói tại nước ta.. .Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX đoạn đầu Chúng tôi ý thức rằng, công việc có tính chất mô tả sẽ là nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo Vì thế, chúng tôi xác định phạm vi của đối tượng, đó là việc dựng lại tiến trình phát sinh và phát triển của kịch từ những mầm mống đầu tiên cho tới khi kịch đạt đỉnh cao là... kịch trường” CHƯƠNG 2 Sự ra đời và phát triển của kịch nói từ khởi thủy cho đến cho đến năm 1945 2.1 Sự ra đời: 2.2 Tiến trình phát triển của kịch nói từ 1921-1945: CHƯƠNG 3 Một vài đặc điểm và quy luật của kịch từ khởi thủy đến những năm 1945 3.1 Quan niệm nghệ thuật về kịch 3.2 Kịch trong mối quan hệ giữa sáng tác và biểu diễn Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -12- Bước đầu tái dựng tiến trình phát. .. tảng, là tiền đề cho những kết tinh giá trị tinh thần, lại vừa là chất xúc tác cho sự phát triển của loại hình Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày những tiền đề tiên quyết đối với sự ra đời và phát triển của kịch Không có tham vọng dựng lại toàn bộ bối Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -13- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX cảnh thời đại,... Văn CLC -16- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX Trong khi đó, mô hình văn chương của Pháp có những thể loại tân kì, mới lạ hoàn toàn Một trong số đó là thể loại kịch nói Người học được làm quen với các kịch bản bất hủ nhất của những tác gia nổi tiếng nhất như Moliére, P.Corneille,… Những vở kịch được giới thiệu phần lớn là kịch cổ điển... Điều này cho thấy chủ ý của nghệ sĩ đối với tác phẩm của mình được thể hiện ở mức cao nhất Do vậy, kịch của thời kì này mang dấu ấn cá nhân rất đậm nét Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành về chất của hoạt Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -29- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX động kịch nói ở nước ta Khi nhà viết kịch không... Nhạn – K51 Văn CLC -19- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX Việt, lựa chọn tác phẩm nào, của tác giả nào có liên quan mật thiết đến sự phát triển của kịch sau này Những dịch giả quan trọng nhất thời kì này là Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, đã ý thức rất rõ cái tính tiền định mà việc dịch thuật đem đến cho nền kịch nước nhà Bản thân sự trăn... tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX NỘI DUNG Chương 1 Tiền đề cho sự ra đời nền kịch nói Việt Nam 1.1 Những tiền đề văn hóa - xã hội Hai mươi năm đầu thế kỉ XX có một vị trí đặc biệt đối với lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam Đây là những năm tháng bản lề, chứng kiến sự thay đổi có tính chất căn bản nhất và sâu nhất, chi phối trực tiếp đến văn học, là... kịch nói làm mốc cho sự manh nha đầu tiên của kịch nói Trước khi có các động thái trực tiếp làm nảy sinh văn học kịch nước ta như (dịch thuật bắt đầu từ Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -32- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX 1915 trên Đông Dương tạp chí, hay chương trình học trong các trường Pháp _Việt chỉ thực sự được hoàn bị sau... nhà hát lớn, các thánh kịch của Giáo hội người Pháp hoặc những buổi diễn kịch của binh lính, tuy sức ảnh hưởng (nhìn chung) khá hạn chế trong dân chúng nhưng cũng đưa người xem một ý niệm sơ khai về kịch Việc tiếp xúc những vở Nguyễn Thị Kim Nhạn – K51 Văn CLC -33- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX kịch này đã đem đến một tác động trực . việc của mình là: Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển của kịch nói Việt Nam từ khởi thủy cho đến những năm 40 của thế kỉ XX . Đây là một dịp để nhìn lại những đường đi nước bước của kịch. -15- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX hội chứa đầy kịch tính. Điều này cho thấy tính hợp lí của sự ra đời và phát triển thể của. -19- Bước đầu tái dựng tiến trình phát triển kịch nói Việt Nam từ khởi thủy đến những năm 40 của thế kỷ XX Việt, lựa chọn tác phẩm nào, của tác giả nào có liên quan mật thiết đến sự phát triển của

Ngày đăng: 03/05/2015, 22:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan