Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Trung Quốc năm 2008

21 2.3K 12
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Trung Quốc năm 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2 Đề tài: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA TRUNG QUỐC NĂM 2008 Sinh viên thực hiện : Nhóm 10 Khóa : 50 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Xuân Bình Tên thành viên 1.Đinh Hồng Ngọc 2. Trần Thị Hà 3. Lê Thị Bảo Ngọc 4.Nguyễn Ngọc Hà 5. Nguyễn Thị Sáng Sáng 6. Trịnh Thị Hoài Thanh 7. Bùi Thị Hằng 8. Nguyễn Thị Thu Phương 9. Lưu Hoàng Phương 10.Phan Huyền Trang 11.Trần Minh Trang 12.Trần Thị Ngọc Anh Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014 1 Mục lục Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có khá nhiều biến động có liên quan nhiều tới vấn đề tài chính - tiền tệ. Gần đây nhất chính là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đã đặt ra những dấu hỏi lớn trong việc điều hành, quản lý các chính sách của các quốc gia, đặc biệt là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Lý do là bởi đây là hai công cụ ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng và có có tính ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn. Vào thời kỳ này, mỗi quốc gia đều có những chính sách riêng nhằm thoát khỏi khủng hoảng và phát triển nền kinh tế. Một trong những quốc gia đã có những bước thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên sớm nhất, chính là một trong ba nền kinh tế lớn nhất toàn cầu - Trung Quốc. Đó là kết quả của việc tiến hành đúng đắn nhiều chính sách kinh tế của chính phủ nước này và đặc biệt cần nhắc tới là cơ chế điều hành quản lý chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Với các nhà chính sách nhiều nước và ngay cả với Việt Nam thì bài học từ Trung Quốc trong việc áp dụng chính sách tài chính - tiền tệ mang nhiều ý nghĩa quan trọng và thiết thực. Với mục đích tìm hiểu cơ sở lý thuyết của các chính sách tài khóa tiền tệ cũng như thực trạng áp dụng và tác động của các chính sách này tới nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2008, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin trình bày một số tìm hiểu của mình về các vấn đề xung quanh đề tài: “Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Trung Quốc năm 2008”. 3 NỘI DUNG A. LÍ THUYẾT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I.CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.Chính sách tài khóa a.Khái niệm Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. b. Công cụ Công cụ của chính sách tài khóa là chi tiêu chính phủ và thuế. Cụ thể khi chi tiêu chính phủ tăng hoặc thuế giảm dẫn đến tổng cầu sẽ tăng kéo theo sản lượng tăng. c. Điều kiện áp dụng + Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng. + Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt. 2. Chính sách tiền tệ a. Khái niệm. Chính sách tiền tệ là việc thực hiện tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của Ngân hàng Trung ương nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô thông qua việc chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc b. Công cụ 4 - Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. - Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. - Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. - Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. - Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phai chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. - Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. c. Điều kiện áp dụng + Chính sách tiền tệ mở rộng còn gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng là chính sách tăng cung ứng tiền vào lưu thông .Khi mà nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái thì ngân hàng 5 trung ương sẽ hoạch định chính sách này để khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm. + Chính sách tiền tệ thắt chặt là chính sách tiền tệ thu hẹp lượng tiền cung ứng,dẫn đến trong lưu thông khan hiếm tiền.Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế có lạm phát gia tăng.Tuy nhiên nếu áp dụng chính sách này trong thời gian dài sẽ làm cho trong lưu thông khan hiếm tiền>lãi suất tăng>hạn chế đầu tư>sản xuất giảm>việc làm giảm>thu nhập giảm>kinh tế suy thoái II) M Ô HÌNH IS - LM TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 1 ) Khái niệm chung - Đường IS: là tập hợp các cách kết hợp khác nhau của thu nhập và lãi suất để thị trường hàng hóa cân bằng. - Đường LM: là tập hợp các cách kết hợp khác nhau của thu nhập và lãi suất để thị trường tiền tệ cân bằng. - Tỷ giá hối đoái: là giá trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. - Cán cân thanh toán (BP): Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. - Đầu tư nước ngoài ròng (NFI): là số tiền mà các nhà đầu tư trong nước cho nước ngoài vay trừ số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài cho vay trong nước. + Chính sách tài khoá mở rộng làm đường IS dịch phải, chính sách tài khoá thắt chặt làm đường IS dịch trái. + Chính sách tiền tệ thắt chặt làm đường LM dịch trái, chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch phải 2) Mô hình Mundell-fleming trong nền kinh tế nhỏ mở cửa, tỷ giá thả nổi + Chính sách tài khoá mở rộng làm IS dịch phải, lãi suất trong nước tăng i>i*, dòng vốn chảy vào trong nước, đồng nội tệ lên giá, xuất khẩu ròng giảm, IS dịch trái trở về vị trí cũ , Y không thay đổi. 6 Hình 1. Mô hình chính sách tài khóa mở rộng trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa Trong điều kiện tỷ giá thả nổi, chính sách tài khoá mở rộng không có hiệu quả. + Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng cung tiền, LM dịch phải, lãi suất trong nước giảm, luồng tiền chảy ra nước ngoài, đồng nội tệ giảm giá, cán cân thương mại có lợi. Việc giảm giá đồng nội tệ làm cho xuất khẩu ròng tăng tương ứng với Ms tăng ban đầu, IS dịch phải, thu nhập tăng từ Y1 lên Y2, lãi suất tăng từ i1 lên i*. Trong điều kiện tỷ giá thả nổi,chính sách tiền tệ rất hiệu quả. 3)Mô hình ngắn hạn về nền kinh tế quy mô lớn và mở cửa, tỷ giá thả nổi Trung Quốc là một nền kinh tế lớn mở cửa. Nền kinh tế lớn và mở cửa khác với nền kinh tế nhỏ mở cửa vì lãi suất của nó không bị cố định bởi thị trường tài chính thế giới. Trong nền kinh tế lớn và mở cửa, chúng ta phải xem xét mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư nước ngoài ròng (NFI). Khi lãi suất trong nước giảm xuống, các nhà đầu tư trong nước phát hiện ra rằng cho vay ở nước ngoài hấp dẫn hơn. Như vậy NFI có quan hệ tỉ lệ nghịch với lãi suất. Nếu tính trên bình diện cả nền kinh tế thì NFI=NX. Khi đó mô hình IS-LM trở thành: Y = C(Y-T) + I(r) + G + NFI(r) IS M/P = L(r,Y) LM 7 Hình 2. Mô hình chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa NFI NFI NX e e1 YY1 IS LM r r1 NFI1 r Mô hình IS-LM Xuất khẩu ròng Hình 3. Mô hình ngắn hạn về nền kinh tế lớn, mở cửa 3.1. Chính sách tài khoá Hình 4. Chính sách tài khoá mở rộng trong nền kinh tế lớn, mở cửa 8 r 1 NX Hình trên cho thấy chính sách tài khoá mở rộng làm tăng thu nhập trong nền kinh tế lớn và mở cửa, khác với nền kinh tế nhỏ mở cửa với tỷ giá thả nổi. Tuy nhiên, tác động đối với thu nhập nhỏ hơn so với nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế mở quy mô lớn: khi lãi suất tăng, NFI giảm, tỷ giá hối đoái lên giá và NX giảm xuống. 3.2. Chính sách tiền tệ Hình 5. Chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế lớn, mở cửa Mô hình này cho thấy chính sách tiền tệ mở rộng làm thu nhập tăng và lãi suất giảm, lãi suất thấp dẫn đến đầu tư nước ngoài ròng cao hơn. Sự gia tăng của NFI làm tỷ giá hối đoái giảm. Vì hàng nội tệ trở nên rẻ hơn so với hàng ngoại, xuất khẩu ròng tăng. B) CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA TRUNG QUỐC NĂM 2008 I) T ÌNH HÌNH T RUNG Q UỐC NĂM 2008 Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc kinh tế và thương mại toàn cầu lớn và hiện đang là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất, và nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai, điểm đến 9 lớn thứ hai của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là nhà sản xuất lớn nhất, quốc gia nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất, và chủ nợ lớn nhất thế giới (1) . Nửa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan ra khắp thế giới, nhanh chóng trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều nền kinh tế lớn và Trung Quốc, nơi được coi là “công xưởng của thế giới” cũng không thể là ngoại lệ. Bên cạnh đó, cũng trong năm này, Trung Quốc phải hứng chịu nhiều thiên tai lớn, những trận động đất kinh hoàng, những trận mưa bão, lũ lụt lịch sử gây thiệt hại vô cùng lớn về cả người và của. Có thể nói, nền kinh tế Trung Quốc đã gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã xuống tới mức thấp nhất trong vòng 5 năm (2004-2008). Theo hạch toán sơ bộ (2) , GDP cả năm đạt 30.067 tỷ NDT, tăng 9,0% so vối năm trước. Đây là mức thấp nhất trong suốt 5 năm qua, sau khi tăng trưởng nhiều năm liên tục và đạt mức 13,0% năm 2007 thì năm 2008 là năm nền kinh tế quốc dân Trung Quốc đã bắt đầu bước vào giai đoạn suy giảm tăng trưởng. Giá tiêu dùng dân cư tăng 5,9% so với năm trước và cũng là mức cao nhất trong vòng năm năm, khi mà nó đột ngột tăng từ 1,5% (2006) lên mức 4,8% ngay năm tiếp theo (2007) (2) . 10 [...]... Sâm, Trung Quốc với khủng hoảng tài chính toàn cầu: tác động và đối sách , Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 8(87) – (2008) III) ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH Năm 2008, tỉ giá hối đoái của TQ theo cơ chế thả nổi có điều tiết Ta phân tích ba giai đoạn của năm 2008: đầu năm, giữa năm và cuối năm * Vào thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008, Trung Quốc có nền tăng trưởng kinh tế quá nóng, GDP tăng trưởng 11,9% và chỉ... tế TTXVN, 27-12 -2008, tr.4 9 Trung Quốc nỗ lực ứng phó với khủng hoảng tài chính , Tin kinh tế TTXVN, 26/12 /2008, tr.5 10 Các biểu đồ trong bài được trích từ “Công báo thống kê phát triển kinh tế quốc dân và xã hội năm 2008 nước CHND Trung Hoa”, Cục Thống kê Nhà nước nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ngày 26/02/2009 II) CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA TRUNG QUỐC NĂM 2008 Để đối phó với... nền kinh tế Trung Quốc mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới Trong giai đoạn 1996 tới nay, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế, đáng kể là năm 2008 Bằng việc kết hợp linh hoạt và hợp lý chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, Trung Quốc đã mau chóng thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và để lại... 3. Trung Quốc với khủng hoảng tài chính toàn cầu: Tác động và đối sách , Nghiên cứu Trung Quốc số 8(87), 2008 4 “Kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm 2008 tăng trưởng 10,4%”, Asset.vn, ngày 22/07 /2008 5.“Tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2008 và dự báo năm 2009”, Nghiên cứu Trung Quốc số 4(92), 2009 6 Lưu Đức Tiêu - Trung Quốc còn chưa có năng lực cứu thế giới”, Thương báo Quốc tế (Bộ Thương mại Trung. .. cao 4,8% * Giai đoạn đầu năm, chính phủ Trung Quốc đề ra hai mục tiêu là: giảm tốc độ tăng trưởng và bình ổn giá cả Theo đó, chính phủ Trung Quốc đưa ra các chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt Các giải pháp được đưa ra một cách đồng bộ, linh hoạt và hợp lý Ưu điểm và hiệu quả của chính sách: - Tiêu thụ thị trường trong nước tăng trưởng nhanh: nửa đầu năm, tổng kim ngạch bán... động của nền kinh tế Trong thời gian cuối năm 2008, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bắt đầu hạ lãi suất và mức độ hạ rất mạnh Trong khi quý 4 của năm 2008 lãi suất cho vay là 3,34% thì sang đến quý 1 của năm 2009 chỉ còn 2,4% Đây cũng là sự tính toán trước để thực hiện hợp lý chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa nhằm đối phó với nguy cơ thiểu phát Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. .. kinh tế quốc dân và xã hội năm 2008 nước CHND Trung Hoa”, Cục Thống kê Nhà nước nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ngày 26/02/2009 (National Statistics Bureau of China, 2008 Annual Report), (bản dịch của Viện nghiên cứu Trung Quốc) 4 PGS TS Đỗ Tiến Sâm: Trung Quốc với khủng hoảng tài chính toàn cầu: Tác động và đối sách , Nghiên cứu Trung Quốc số 8(87), 2008 5 “Kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm 2008. .. ngày 3-12 -2008 Chú thích 1 Số liệu công bố của Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc http://www.cbc.gov.tw/mp2.html 2 PGS.TS Tôn Lập Hành, “Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ với Trung Quốc và đối sách , Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6(94) - 2009 3 Ths Đỗ Ngọc Toàn, Ths Hà Thị Hồng Vân, Ncv Nguyễn Thị Thu Hiền, “Tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2008 và dự báo năm 2009”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số... nhiều quốc gia trong việc duy trì và điều hành một nền kinh tế đang phát triển cao độ Đối với tình hình thực tế của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO và chịu ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, việc tìm hiểu và phân tích Chính sách tài khóa và tiền tệ của Trung Quốc từ năm 1996 đến nay có những ý nghĩa rất quan trọng Trên tinh thần học hỏi và rút... đồng bộ của chính sách tài chính nhằm đối phó với cơn bão táp tài chính do cuộc khủng hoảng gây ra - Ưu điểm của chính sách Việc chính phủ Trung Quốc áp dụng mười nhóm giải pháp kích cầu và đầu tư là một sự tập hợp trí tuệ của nhiều người và nhận được sự đồng tình của nhiều người.Nhà nước đã can thiệp và điều tiết nền kinh tế thị trường một cách có hiệu quả Nhờ sự áp dụng các chính sách linh hoạt và phù . hiểu của mình về các vấn đề xung quanh đề tài: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Trung Quốc năm 2008 . 3 NỘI DUNG A. LÍ THUYẾT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I.CHÍNH. TIỀN TỆ I.CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1 .Chính sách tài khóa a.Khái niệm Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế. tế quốc dân và xã hội năm 2008 nước CHND Trung Hoa”, Cục Thống kê Nhà nước nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ngày 26/02/2009 II) CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA TRUNG QUỐC NĂM 2008 Để

Ngày đăng: 03/05/2015, 22:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

    • A. LÍ THUYẾT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

      • I.CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

        • 1.Chính sách tài khóa

          • a.Khái niệm

          • b. Công cụ

          • c. Điều kiện áp dụng

          • 2. Chính sách tiền tệ

            • a. Khái niệm.

            • Chính sách tiền tệ là việc thực hiện tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của Ngân hàng Trung ương nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô thông qua việc chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc...

            • b. Công cụ

            • c. Điều kiện áp dụng

            • II) MÔ HÌNH IS-LM TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

              • 1)Khái niệm chung

              • 2) Mô hình Mundell-fleming trong nền kinh tế nhỏ mở cửa, tỷ giá thả nổi

              • 3)Mô hình ngắn hạn về nền kinh tế quy mô lớn và mở cửa, tỷ giá thả nổi

                • 3.1. Chính sách tài khoá

                • 3.2. Chính sách tiền tệ

                • B) CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA TRUNG QUỐC NĂM 2008

                  • I) TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC NĂM 2008

                    • Chú thích:

                    • 1. Wayne M. Morrison: “China’s Economic Rise: History, Trends,

                    • II) CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA TRUNG QUỐC NĂM 2008

                      • Chú thích

                      • III) ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH

                      • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan