ĐỂ HỌC TỐT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

17 341 0
ĐỂ HỌC TỐT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công thức làm văn nghị luận Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn. Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết. * Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận 1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần: Gợi - Đưa - Báo : tức là Gợi ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì. Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau: Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ. Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi. 2. Thân bài Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn: Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa 2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu Gì: Cái gì, là gì Nào: thế nào Sao: tại sao Do: do đâu 1 Nguyên: nguyên nhân Hậu: hậu quả hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng 2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa - Mặt: các mặt của vấn đề - Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài ) - Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945 ) - Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều ) - Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ ) 2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng: Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức: Nào - Sao - Cảm Nào: thế nào Sao: tại sao Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài 3. Kết bài Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này Tóm: tóm tắt vấn đề Rút: rút ra kết luận gì Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân 2 I/ MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY TRƯỚC HẾT PHẢI LÀ 1 BÀI VĂN ĐÚNG. 1. Cần tìm hiểu phẩn tích để nhận diện chính xác yêu cầu của đề bài. Đó là điều kiện trước tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất. Vì chỉ khi đã biết phải viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì thì người viết mới xác định được mình phải viết như thế nào, phải làm sáng tỏ vấn đề gì trong phạm vi kiến thức nào, phải sử dụng thao thác lập luận nào là chính và phải diễn đạt, hành văn thế nào cho phù hợp với mục đích, tính chất của bài làm Dĩ nhiên không phải cứ nhận thức đúng đề bài là bài văn sẽ đúng. Nhưng khi đã nhận thức đề bài không đúng thì bài văn chắc chắn sẽ đi chệch mục tiêu. => Xác định đúng yêu cầu của đề bài. 2. Để làm nên 1 bài văn đúng thì việc phân tích chính xác đề bài dù là điều kiện cần nhưng chưa là điều kiện đủ. Phân tích đúng đề chỉ đem đến cho bài làm 1 định hướng, 1 chuẩn đích. Còn có đi theo được định hướng đó hay không còn phụ thuộc vào thực lực của người viết bài. Thực lực thể hiện ở hệ thống luận điểm, luận cứ được nêu trong bài. Muốn bài văn đúng thì các luận điểm, luận cứ không được phép sai. Nếu vậy thì quan điểm ý kiến của người viết phải phù hợp với chủ đề được đưa ra bàn luận; phải có căn cứ từ lẽ phải (sự thật hiển nhiên) đồng thời phải tổ chức một cách rõ ràng, chặt chẽ sao cho những lời nói hợp với lẽ phải và sự thật đó tìm được lối đi vào trí tuệ và tâm hồn người đọc, để lay chuyển nhận thức của họ, thuyết phục họ nghe theo đường hướng và cách thức mà người viết đã vận dụng để giải quyết vấn đề. [ ] => Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chính xác. 3. [ ] Sự phối hợp các luận điểm, luận cứ để bài văn đạt mục đích nghị luận mà đề bài đã quy định và người viết đã đặt ra gọi là luận chứng hay lập luận. Trong 1 bài văn công việc lập luận cần được tiến hành theo những bài bản, quy trình kỹ thuật đã được các khoa học có quan hệ với môn làm văn đúc kết. Khái niệm thao tác lập luận sinh ra trên cơ sở đó. Muốn bài văn đúng thì việc lựa chọn và vận dụng các thao tác lập luận không được sai lầm. Việc phân tích đề có thể giúp người viết tránh được sự lầm lẫn trong khâu lựa chọn. Chẳng hạn không thể dũng thao tác lập luận chứng minh hoặc dùng chứng minh làm thao tác chính khi đã nhận ra nhiệm vụ của mình là làm cho người đọc hiểu 1 vấn đề. Cũng không thể coi thao tác lập luận chính của bài làm là giải thích, chứng minh, so sánh, bác bỏ khi kết quả phân tích đề đã chỉ rõ: phải có trách nhiệm thuyết phục người đọc nghe theo ý kiến đánh giá và bàn bạc của mình về 1 hiện tượng 1 vấn đề trong đời sống, trong văn học. Trong việc làm văn hiểu được mình phải vận dụng những thao tác lập luận nào vẫn là chưa đủ. Người tập làm văn còn phải khổ công rèn luyện để có thể thực hiện 1 cách thành thao từng thao tác, cũng như kết hợp được những thao tác đó với nhau. Có như thế mới mong đáp ứng được mục đích riêng của mỗi bài làm cụ thể. Và khi đó bài văn mới có hy vọng được coi là đúng đắn. => Lựa chọn đúng các thao tác lập luận. 4. Những điểm trên chỉ giúp giải quyết được phần ý của bài làm. Nếu chỉ có ý người ta chưa thể hoàn thành 1 bài văn. [ ] Bài văn sẽ không được coi là đúng nếu lời văn sai về ngữ pháp hoặc nội dung. Diễn đạt ý thành lời là cả một quá trình cực khổ. Thật không dễ gì để nói ra cho hết ý, và để những câu chữ không phản lại cái điều mình đang muốn nói ra. Với người đang tập làm văn, cách thức duy nhất để làm cho lời văn đạt yêu cầu là phải không tiếc công luyện tập, để viết được những câu văn không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chấm câu và làm rõ được những gì mình cần biểu lộ. Mặt khác phải làm bài sạch sẽ ngay ngắn, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, để qua đó giành được mối thiện cảm của những người đọc. => Không mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt. 3 II- MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY CÒN PHẢI THỂ HIỆN ĐƯỢC SỰ SÁNG TẠO RIÊNG ĐẶC SẮC. 1. Sự sáng tạo chỉ sinh ra khi con người đã nắm chắc những kiến thức cơ bản về công việc của mình. Kiến thức cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất trong môn làm văn là: hoạt động tập làm văn vốn có nguồn gốc từ đời sống. Bởi thế học sinh không được đối lập nó với cuộc đời nếu không bài văn sẽ như chùm hoa giả, "chữ, chữ, toàn là chữ": toàn những ký tự vô hồn. Những bài văn, câu văn nghị luận hay đều được viết bởi những con người coi văn chương chính là máu thịt của cuộc đời. Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cũng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồn rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta" Những câu văn tuyệt vời và con là tiếng nói xuất phát từ đáy lòng của một cái tôi cá nhân đắm chìm trong nỗi mơ màng, buồn khổ, đang cất lên lời tâm sự với những người đồng bệnh và với mình. Để có bài văn nghị luận hay, có thể khiến người đọc tìm được niềm hứng thú về tư tưởng, thẩm mĩ, người viết phải sống nghiêm túc, biết hoà trí tuệ và cảm xúc thật vào từng dòng chữ. => Gắn việc làm văn với đời sống hiện thực. 2. Kẻ thù của sáng tạo là nhàm chán, khuôn sáo, thói quen đi trên lối mòn. Theo Vũ Trọng Phụng thì người đọc sẽ thấy "khổ lắm" nếu người viết cứ "nói mãi" những điều ai nấy đã "biết rồi". Một bài văn nghị luận hay cần hấp dẫn người đọc bằng ít nhất là một đôi điều mới mẻ. a) Người viết phải dám xem xét lại những cách nhìn, cách hiểu theo các chuẩn tắc thông thưởng. Phải có đủ can đảm để đặt những hiện tượng quen thuộc dưới một góc nhìn mới. Như cách nghĩ từ khá lâu chị Dậu là nhân vật thuộc về một thế giới tắt đèn, số phận của người nông dân ấy tối đen y như câu kết của thiên tiểu thuyết: "Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị". Nhưng Nguyễn Tuân lại rọi vào hình tượng đó một cái nhìn khác. Nhà văn nhìn thấy người đàn bà kia chẳng khác nào cây lúa đồng quê đang khát thèm ánh sáng. "Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra. Một nhân vật khoẻ và mạnh như chị Dậu, có thể ngừng cuộc đời mình ở đấy KHông/ Hay là nó phải tuông ra khỏi cái tối như mực? Vì cái tiền đồ tối như mực ấy mà không tuông ra khỏi thì sao có thể sống được? Tôi ngờ rằng câu kết này cũng mới chỉ là cái chấm hết của thiên truyên dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tăt phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như có lần nào, tôi đã gặp chị Dậi ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa [ ]. Đúng thế đất, Tắt đèn chỉ là một đoản thiên" Đây là ý kiến mới mẻ, táo bạo, gây đảo lộn cách nghĩ quen thuộc của một lớp người nào đó, ở một thời nào đó. Chính vì thế, nó đưa lại cho người đọc những hứng thú bất ngờ. Rồi mỗi người nhân thấy cảm nhận văn học của mình nhờ thế mà trở nên sâu sắc, giàu có thêm. Những câu văn hay thường chứa những hiểu biết, vẻ đẹp mà trước đó có thể chúng ta chưa biết tới. => Nhìn nhận vấn đề ở những quan điểm mới, cách nhìn mới. b) Nói thế không phải khuyến khích thái độ vội vàng, hấp tấp đưa ra những ý kiến tự cho là mới mẻ mà chưa kịp thông qua sự kiểm tra, suy xét. Không thể chấp nhận thứ quy tắc cứng nhắc nào như cái quy tắc xô bồ, "vơ đũa cả nắm" mà các sĩ tử thời xưa dùng để xét đoán những quan điểm trước đó: "Đường, Ngu Tam đại thì khen Hán, Đường trở xuống thì lèn cho đau rồi cứ từ đấy mà suy: "Hán Văn đế và Đường Thái Tôn đều là hậu nhân, tất nhiên phải lèn cho đau. Nếu không tức là trái mẹo" Học sinh muốn tìm ra ý mới cần khổ công "động não, mở rộng liên tưởng, suy nghĩ về điều cần nghị luận trên nhiều góc độ, phương hướng; phải mổ xẻ kiểm nghiệm sự vật mà các ý kiến bàn luận có vẻ đã ổn định rồi". 4 Nếu chịu tìm hiểu kĩ lưỡng tỉ mỉ, ta vẫn có khả năng bắt cả những con số khô khan phải nói lên những điều sinh động, lí thú: "Ban-dắc" sinh năm 1799 tại Tua-ra-in, một tỉnh giàu có, quê hương vui tươi của Ra-bơ-le (nhà văn lớn của nước Pháp). Niên đại đó đáng ghi nhớ. Đó là năm mà Napoleon [ ] từ Ai cập trở về, nữa là người chiến thắng, nửa là người bỏ trốn. [ ] Năm 1799, năm sinh của Ban-dắc là năm khởi đầu của Đế Chế. Thế kỉ mới không còn biết tới "viên tướng bé nhỏ", người phiêu lưu của đảo Coóc-xơ nữa. Từ nay, nó chỉ biết có Napoleon, đức hoàng đế của người Pháp. Trong mười năm, cả trong mười lăm năm nữa - đó là những năm tuổi của Ban-dắc - những giấc mơ tham lam của ông, tựa như con đại bàng cất cánh, đã giăng ra khắp thế giới, từ phương Đông đến tân phương Tây. Với một người góp phần mạnh mẽ vào tất cả những gì xảy ra xung quanh anh ta, với một Ban-dắc, anh không thể thờ ơ với việc là mười sáu năm đầu tiên tỉnh giấc vào đời trùng khớp chính xác với mười sáu năm của Đế chế - thời kỳ có lẽ là hư ảo nhất trong lịch sử thế giới. [ ] Đó là những sự kiện huyền diệu, qua các giác quan tham lam rộng mở ra thế giới chung quanh cuả cậu, thâm nhập vào đời sống cá nhân câu, gieo hàng ngàn hồi ức cụ thể và lốm đốm màu sắc vào vũ trụ còn trinh nguyên của tâm hồn cậu". Những dòng văn làm sống dậy những năm tháng ấu thơ của một nhà văn kiêt xuất, làm nên từ rất nhiều công phu tra cứu, tưởng tượng, dẫn tác giả tới một ý tưởng thật đặc sắc, lý thú: "Như Napoleon, Ban-dắc biến nước Pháp thành xứ sở bậc thầy của thế giới, với Pa-ri làm trung tâm [ ]. Như Napoleon, ông bắt đầu chiếm lĩnh Pa-ri. Đoạn, ông chiếm lấy các tỉnh, tỉnh này sang tỉnh khác". => Chịu khó tìm tòi nâng cao vốn kiến thức hiểu biết. 3. Nhưng những ý kiến, quan điểm dù lí thú, đặc sắc thì cũng chỉ làm nên một nửa thành công. Nửa còn lại là lời. Bài văn hay, lời văn cũng phải hay, không thể chỉ ở mức đúng. Lời văn hay không từ những ý cạn hẹp, tầm thường. Giữa ý và lời là giữa điều được nói và cách nói. Có ý hay mới có lời hay. Song không phải có ý hay thì lời hay cũng đến. Để có lời hay thì ý phải được nghiền ngẫm, "chưng cất", nung nấu. Công việc diễn đạt ý thành lời đòi hỏi ngời viết chịu khó rèn luyện trang bị một vốn liếng dồi dào về ngôn từ, cách đặt câu. Cần biết chăm chỉ nhặt nhạnh, tích luỹ những chữ, câu văn, cách nói hay. Bởi người làm văn đâu dễ tìm ra lối viết chặt chẽ hùng hồn, trang trọng. "Tất cả mọi ngời sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai chối cãi được [ ]. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trừơng học. Chúng thẳng tay chém giết những ngời yêu nước thơng nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. [ ] Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa [ ]. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. [ ] Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập [ ] Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập". Có thể thấy rằng viết ra những lời nghị luận hay là một vấn đề nghệ thuật đồng thời cũng là vấn đề kỹ thuật. Đòi hỏi người viết phải có kiến thức sâu rộng, phương pháp suy nghĩ đúng đắn, chặt chẽ, nhất là một tâm hồn đẹp. Bởi "văn tức là người". Nhưng đồng thời người viết phải có vốn ngôn từ phong phú, tinh xảo, đủ khả năng làm chủ ngôn từ. Muốn viết hay, trước hết là tu dưỡng, rèn luyện con người. Phải chịu đọc, học, phân tích, tìm hiểu những bài văn, câu văn mẫu mực của văn chương nghị luận. Học là để thực hành. Đọc, tìm hiểu, sưu tầm, tích luỹ nhiều áng văn hay nhưng nếu cứ để cho ý đẹp đông cứng trong sổ tay hoặc dại dột đưa nguyên những lời mình chép được vào bài làm để bài văn thành "của giả", "áo nâu vá mụn gấm", hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Nhớ rằng sáng tạo vẫn là yêu cầu tất yếu của vận dụng thực hành. Làm văn nghị luận hình thức ngôn từ không tách 5 rời nội dung, ý nghĩa. Lời văn là hay khi nó hoà hợp với ý văn, bộc lộ hết chiều sâu, vẻ đẹp vốn có của ý văn. => Có vốn hiểu biết về ngôn từ sâu sắc. Biết cách diễn đạt ý đẹp thành lời hay. Chứng minh câu ca dao:"1 cây làm chẳng nên non " Đề bài:Chứng minh câu ca dao sau: "Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao." BÀI LÀM MB: Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao." TB GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC VỀ CÂU CA DAO) Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. (CHỨNG MINH THEO ỪNG THỜI KÌ-THEO THỜI GIAN) Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng- Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng. Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại tành công" Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ, Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo? Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta. KB: Vậy là qua câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao." Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới. 6 Chứng minh người V.N luôn sống theo đạo li " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " và " Uống nước nhớ nguồn " Mb: Dẫn dắt vào đề, trích dẫn nguyên văn vấn đề TB:_Giải thích khái niệm hai câu tục ngữ _Liên tưởng vào thực tế, đời sống con người _Nêu mối quan hệ ( tại sao phải thực hiện hoặc chứng minh bằng phản chứng ) _Dẫn chứng +Các đời trước đã hi sinh để ngày sau độc lập => chúng ta phải bít trân trọng, biết ơn, noi gương theo đúng câu tục ngữ +Ngày xưa có các tấm gương như thì ngày nay chúng ta cũng có những tấm gương tiêu biểu như +Họ luôn nhớ ơn các anh hùng đời trước +Tự suy nghĩ thêm các dẫn chứng khác KB _Tóm lại _Liên hệ bản thân BÀI VIẾT Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là 7 một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này. Giải thích câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên" Đề bài: Ông cha ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ đó. Bài làm Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó. Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời. Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục. Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta. Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt. 8 Đề : Giải thích câu tục ngữ "Người ta là hoa đất" Đề bài: Dân gian ta có câu “Người ta là hoa đất”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ trên. Bài làm “Giá trị của con người”. Khái niệm đó đã được người xưa hiểu từ rất lâu đời. Những nhà trí thức thời xưa thì đã có óc nhận xét, phân tích sâu sắc và thể hiện dưới những lời ca, truyền từ đời này sang đời khác. Trong kho tàng văn học Việt Nam, để thể hiện giá trị của con người thì có vô số tục ngữ, ca dao. Nhưng có một câu tục ngữ thể hiện điều đó lại mang một hình thức ẩn dụ, rất sâu sắc khiến người đọc phải tò mò mà ngẫm nghĩ, nhẹ nhàng mà thấm thía các ý sâu xa. Đó chính là câu tục ngữ “Người ta là hoa đất”.Câu tục ngữ có 5 chữ nhưng mang nhiều điều hàm ẩn, hình ảnh hoa là một thứ đẹp đẽ, thuần tuý, là kết tinh tạo hoá ban tặng mang một hương thơm nồng nàn, một vẻ đẹp kiều diễm. Vậy thì hoa đất là gì? Hoa đất chính là mạch sống của đất trời, cũng có thể nói hoa đất chính là con người. Tại sao vậy? Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ - đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Trí tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi khám phá, những kiến thức khoa học tạo nên những bước ngoặt thành đạt thật đáng khâm phục. Con người có thể xây nên những toà tháp có giá trị cả về kinh tế lẫn lịch sử, những máy móc hiện đại để phục vụ con người. Những nền văn minh từ cổ đại tới hiện đại đều do một tay con người tạo ra. Trong quá trình đấu tranh thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai khẩn đất hoang, con người đã tin ở trí thông minh và sức lực của mình, con người đã đứng lên xây dựng một xã hội, một tinh cầu văn minh. Câu tục ngữ trên đã khẳng định điều đó. Dường như mọi tinh hoa, vẻ đẹp đều hội tụ vào con người. Và nó còn đẹp trong lòng yêu thương của mỗi cá nhân. Sự gắn bó đi kèm với ý chí chính là thứ để con người trường tồn cùng thời gian. Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất mà còn là tâm điểm của vũ trụ, Từ xa xưa, con người đã biết dựa vào nhau để sống, đã biết trao đổi của cải vật chất. Trải theo cùng năm tháng, thời gian thì những bông hoa đất đó đã tạo nên được những thành tựu như ngày nay. Tất cả những điều đó đều thể hiện con người là ngọn đèn bất diệt. Không đâu xa lạ, ngay trên đất Việt Nam này, nhân dân ta đã phấn đấu xây dựng đất nước mình suốt từ Bắc chí Nam. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã làm cho đất nước càng tươi đẹp. Nhân dân ta có mối tình cao cả, đoàn kết anh em từ miền ngược tới miền xuôi. Các Vua Hùng có công dựng nước, nhân dân mọi thời có công giữ nước. Những vị danh nhân, những nhà thành đạt toả sáng trên đường đời. Những điều đó phần nào đã làm sáng tỏ được câu tục ngữ trên. Thời xưa ông cha ta có những lối suy nghĩ và câu từ giản dị nhưng nó chứa đựng biết bao nhiêu điều mà khiến chúng ta ngày nay thấm thía, cảm nhận mãi mà vẫn chưa thể lĩnh hội hết được. Câu tục ngữ trên là một điển hình rõ nét. Có thể nói câu tục ngữ này mang nhiều ý tứ sâu xa nhưng đúc kết lại bài học của nó là sự trân trọng về giá trị con người. Đó không chỉ là một lời ca ngợi mà còn là một sự khẳng định, một luận điểm đúng đắn sôi nổi thu hút nhiều suy nghĩ của những người xung quanh. 9 Giải thích câu tục ngữ "Người sống đống vàng" Đề bài: Dân gian ta có câu “Người sống, đống vàng”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ trên. Bài làm Trên thế gian này, con người là quý giá nhất. Con người có thể làm ra mọi thứ. Con người nắm giữ, sử dụng thời gian, làm ra vàng bạc, lúa gạo, biết suy nghĩ. Sức lao động của con người là vô hạn và cũng là cái để con người thực hiện những ước mơ, là phương tiện tồn tại cùng với thời gian. Điều đó cũng được ông cha ta hiểu từ xưa tới giờ và được đúc kết lại bằng câu tục ngữ: “Người sống, đống vàng”. Câu tục ngữ trên thuộc câu so sánh ẩn dưới hai vế đối xứng với nhau. Vần lưng giữa câu làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu. Câu tục ngữ mang hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất dân gian ví con người quý như vàng bạc, làm tôn giá trị tới mức đỉnh cao. Nghĩa thứ hai là có con người thì sẽ có của cải, vật chất. Đúng như câu tục ngữ, người xưa cũng đã từng có câu: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Thật vậy, từ ngày xưa, nhân dân ta không có những phương tiện máy móc như hiện giờ, mọi người chỉ biết dựa vào sức người, đôi tay và khối não. Đó chính là những công cụ sống mà được truyền từ đời này sang đời khác và bất kì thời nào thì giá trị của con người vẫn luôn được xem là bậc nhất, luôn được mọi người quan tâm hàng đầu. Ngay cả từ thời trái đất còn sơ khai, con người đã biết săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi để tồn tại. Trải qua thời gian thì những phát minh được ra đời, những kinh nghiệm được đúc kết lại làm hành trang vững bước cho thế hệ sau. Cứ dần dần như vậy mà ngày nay, chúng ta đã được hưởng một thành quả lớn nhất là đời sống ổn định, có của ăn, của để, có cây trồng, vật nuôi phục vụ đời sống. Có thể nói con người làm chủ trên trái đất này, không có con người thì tất cả sẽ vô vị, trở nên lạnh lẽo, dù có nhiều của cải đến đâu thì cũng chỉ là vô nghĩa vì không được con người khai thác, sử dụng. Con người với năng lực của mình đã xây dựng nên được những tháp chùa, nhưng toà lâu đài cổ kính trường tồn cùng thời gian. Năng lực của con người sẽ mãi là một thứ vũ khí mạnh nhất để chống lại bất kì kẻ thù nào và cũng là cái để làm nên tất cả. Nói tóm lại, câu tục ngữ trên khẳng định tầm quan trọng và đề cao năng lực giá trị con người. Nó không chỉ là một sự khẳng định mà nó còn là một lời khuyên, một bài học, một tư tưởng đúng đắn dành cho mỗi chúng ta. Giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch " Đề bài: Ông cha ta câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ đó. Bài làm Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. 10 [...]... dẫn viết bài văn nghị luận chứng minh Hướng dẫn viết bài văn nghị luận giải thích Hướng dẫn viết bài văn nghị luận kết hợp chứng minh và giải thích Hướng dẫn viết văn bản hành chính Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “sự giàu đẹp của Tiếng Việt” Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Hướng dẫn học sinh... văn là hay khi nó hoà hợp với ý văn, bộc lộ hết chiều sâu, vẻ đẹp vốn có của ý văn => Có vốn hiểu biết về ngôn từ sâu sắc Biết cách diễn đạt ý đẹp thành lời hay KẾ HOẠCH DẠY THÊM MÔN NGỮ VĂN 7 Giáo viên: Phạm Thị An Hà Số tiết 4 10 15 10 10 10 2 2 2 2 2 2 4 4 4 1 1 2 2 2 2 2 4 Tên bài dạy Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận Cách viết một bài văn nghị luận hay- đúng Cách viết một bài văn nghị luận. .. những bài văn, câu văn mẫu mực của văn chương nghị luận Học là để thực hành Đọc, tìm hiểu, sưu tầm, tích luỹ nhiều áng văn hay nhưng nếu cứ để cho ý đẹp đông cứng trong sổ tay hoặc dại dột đưa nguyên những lời mình chép được vào bài làm để bài văn thành "của giả", "áo nâu vá mụn gấm", hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia" Nhớ rằng sáng tạo vẫn là yêu cầu tất yếu của vận dụng thực hành Làm văn nghị luận hình... đó Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ để việc học hỏi đạt kết quỷ thật tốt, chúng ta fải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành ng` lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn fải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH c)phân tích nguyên... nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!! 12 Đề: Em hãy lam sáng tỏ cau nói học, học nữa ,học mãi!!! 1/MB: nêu vấn đề nghị luận: học! học nữa! học mãi” học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay Nó giúp con ng` mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến... mình Kiến thức cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất trong môn làm văn là: hoạt động tập làm văn vốn có nguồn gốc từ đời sống Bởi thế học sinh không được đối lập nó với cuộc đời nếu không bài văn sẽ như chùm hoa giả, "chữ, chữ, toàn là chữ": toàn những ký tự vô hồn Những bài văn, câu văn nghị luận hay đều được viết bởi những con người coi văn chương chính là máu thịt của cuộc đời Đời chúng ta nằm trong... hiểu văn bản “Ý nghĩa văn chương” Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Sống chết mặc bay” Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Ca Huế trên sông Hương” Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Quan Âm Thị Kính” Câu rút gọn Câu đặc biệt Thêm trạng ngữ cho câu Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Dùng cụm chủ - vị để mở... cho mình nhiệm vụ: học! học nữa! học mãi!” 2/TB: A-BÌNH: a)giải thích câu nói (or nêu các biểu hiện của vấn đề )học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học chúng ta fải tìm tòi, suy nghĩ them để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là khuyên chúng ta fải luôn học hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng... dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động 3/KB: thái độ,kết luận chung của bài nghị luận Rõ rang nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm long, ước muốn thiết tha của lê-nin II- MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY CÒN PHẢI THỂ HIỆN ĐƯỢC SỰ SÁNG TẠO RIÊNG ĐẶC SẮC 1 Sự sáng tạo chỉ sinh ra khi... nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã . NGỮ VĂN 7 Giáo viên: Phạm Thị An Hà Số tiết Tên bài dạy Ghi chú 4 Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận Phần tập làm văn 10 Cách viết một bài văn nghị luận hay- đúng 15 Cách viết một bài văn. bài văn nghị luận hay thể hiện được sự sáng tạo, đặc sắc. 10 Hướng dẫn viết bài văn nghị luận chứng minh 10 Hướng dẫn viết bài văn nghị luận giải thích 10 Hướng dẫn viết bài văn nghị luận kết. Sự phối hợp các luận điểm, luận cứ để bài văn đạt mục đích nghị luận mà đề bài đã quy định và người viết đã đặt ra gọi là luận chứng hay lập luận. Trong 1 bài văn công việc lập luận cần được tiến

Ngày đăng: 03/05/2015, 17:00

Mục lục

  •  Giải thích câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên"

  • Đề :  Giải thích câu tục ngữ "Người ta là hoa đất"

  • Giải thích câu tục ngữ "Người sống đống vàng"

  • Giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch..."

  • Giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng..."

  • Giải thích câu tục ngữ: "Có công mài sắt..."

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan