PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN VĂN LANG SO SÁNH VỚI ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN Ở TRUNG QUỐC

8 10.8K 81
PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN VĂN LANG SO SÁNH VỚI ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN  Ở TRUNG QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự ra đời của Nhà Nước là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC --------------- BÀI GIỮA KỲ MÔN: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI ĐỀ BÀI : PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN VĂN LANG SO SÁNH VỚI ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRUNG QUỐC Sự ra đời của Nhà Nước là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người.Điều kiện quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của một Nhà Nước đó chính là sức sản xuất phát triển đến đỉnh cao xuất hiện sự phân hóa xã hội. Nhà nước là sản phẩm tất yếu của một xã hội mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Đó cũng là điều kiện chung của sự ra đời tất cả các nhà nước trên thế giới này. Song bên cạnh đó sự ra đời của mỗi nhà nước còn mang những đặc trưng riêng tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Tiền đề ra đời của nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam cũng thể hiện rõ điều đó, đặc biệt là trong sự đối chiếu với lịch sử nhà nước đầu tiên Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có vị trí địa lý tương đối giống nhau. Trong lịch sử cổ đại đều nằm trong khu vực văn hóa văn minh phương Đông. Do vậy mà xét trên những phương diện cơ bản tiền đề ra đời của nhà nước đầu tiên hai quốc gia hầu như là tương đồng. Điều kiện đầu tiên thúc đẩy sự ra đời của một Nhà nước mọi quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng là sự phân hóa xã hội đạt đến mức cao. Nhân loại dải những bước dài trên chặng đường phát triển của lịch sử. Cùng với sự ra đời của kim khí mà cụ thể là đồ sắt đã đưa nền sản xuất lên một trình độ mới, của cải làm ra nhiều hơn. Nó không chỉ đủ cho nhu cầu hàng ngày mà còn dư thừa. Quá trình này dẫn đến sự tư hữu, song do địa vị xã hội khác nhau mà sự tư hữu cũng khác nhau, người có nhiều người có ít. Sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa đẳng cấp cũng theo đó mà hình thành. Các đẳng cấp không giống nhau thì quyền lợi cũng không thể thống nhất được. đó là lý do tại sao mà mẫu thuẫn giai cấp ngày càng lớn. Giai cấp thống trị muốn duy trì quyền lợi của mình, đàn áp dân chúng thì cần phải tổ chức ra một lực lượng bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Nhà nước ra đời trong bối cảnh như vậy,là kết quả của mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được. Do vậy khi không còn giai cấp thì nhà nước sẽ tư tiêu biến. Lịch sử Việt Nam đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn (khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 1 TCN) nền kinh tế-xã hội đã đạt đến bước phát triển vượt bậc. Trước tiên là kinh tế: Thời kỳ văn hóa Đông Sơn đánh dấu sự thăng hoa của đồ đồng và manh nha của luyện kim. Bên cạnh đóng góp về mặt văn hóa nghệ thuật nó thúc đẩy sự phát triển của công cụ sản xuất, làm cho năng suất lao động ngày một tăng cao. Sức sản xuất của xã hội tăng lên, phân hóa giai cấp ngày một rõ rệt. Thông qua nghiên cứu của giới khảo cổ về mộ táng đã chứng minh rất rõ về điều nay. Tại khu Làng Cả (Việt Trì) phản ánh rất rõ tình trạng phân hóa xã hội này: Trong số 307 ngôi mộ có 258 ngôi mộ không có hiện vật,có 38 ngôi mộ có từ 1 đến 5 hiện vật, 5 ngôi mộ có từ 6 đến 10 hiện vật, 3 ngôi mộ có từ 11 đến 15 hiện vật và có 3 ngôi mộ trên 16 hiện vật. . Mộ của quý tộc, địa chủ giàu có thường mang theo nhiều đồ tùy táng như gươm, dao, dụng cụ quý giá trong cuộc sống hàng ngày .Còn mộ của thường dân thì hầu như không có đồ tùy táng. Sự phát triển của kinh tế cũng kéo theo sự chuyển biến của xã hội. Thứ nhất là công xã thị tộc mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ. chế độ mấu hệ đánh dấu vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ kinh tế mà hoạt động hái lượm còn là phương thức sinh sống chủ yếu của cả thị tộc. Quan hệ hôn nhân trong thời kỳ này là quần hôn, do vậy hầu như người con sinh ra chỉ biết mặt mẹ mình. Sau này khi đồ sắt xuất hiện, người đàn ông là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải vật chất. Họ dần dần chiếm lấy địa vị trong xã hội. Chế độ phụ hệ ra đời, thay thế cho chế độ mẫu hệ. các tác phẩm văn học dân gian của nước ta in dấu bước chuyển biến này như Truyện Chử Đồng Tử- Tiên Dung, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Truyện Trầu Cau….đề cao vai trò của người đàn ông. Đồng thời thông qua các câu chuyện cổ tích dân gian này cũng cho thấy sự ra đời của các gia đình hạt nhân là quá trình tan của công xã thị tộc với chế độ quần hôn. Thay vào đó là hôn nhân đối ngẫu hay là cặp đôi về hôn nhân. Thứ hai là công xã thị tộc phát triển thành công xã nông thôn. Công xã thị tộc sinh sống trong một phạm vi không gian xác định giữa các thành viên trong công xã đó được xác định theo quan hệ huyết thống. Sản xuất phát triển, diện tích một nơi cố định không còn đủ cho nhân dân phát triển. họ phải đi đến những miền đất xa hơn. Những cộng đồng người tụ tập quây quần bên các dòng sông không chỉ đơn thuần là quan hệ huyết thống mà còn quan hệ ngoài huyết thống. Đó chính tiền thân của làng. Nhà Nước được xem là một tập hợp của nhiều phần tử làng. Do vậy mà có thể nói, sự chuyển biến về kinh tế xã hội của văn hóa Đông Sơn đã tạo nền móng cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang về sau. Ngược dòng chảy của lịch sử, đi qua sự ngăn trở của không gian, chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử Trung Quốc với quá trình xây dựng những tiền đề đầu tiên cho sự ra đời của nhà nước. Cũng giống như nước ta, điều kiện quan trọng bao trùm lên tất cả là sự phân hóa xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được. Giai cấp ra đờidấu hiệu của xã hội mà kinh tế đã có những tiến bộ vượt bậc Thời kỳ văn hóa Đại Vấn Khẩu (cách ngày nay 4000-5000 năm) là thời kỳ mà Trung Quốc có sự chuyển biến lớn trong kinh tế- xã hội. Với sự tiến bộ trong công cụ sản xuất đã đưa lại những bước phát triển cho nông nghiệp.Sản xuất nâng cao tạo điều kiện cho của cải dư thừa và nguồn gốc tạo nên phân hóa xã hội. Các di chỉ mộ táng Đại Vấn Khẩu minh chứng rất rõ cho những kết luận này. Có một số ngôi mộ có rất nhiều đồ tùy táng, mộ táng càng nhiều thì chứng tỏ lúc còn sống người chết rất giàu. Ngôi mộ nhiều đồ tùy táng nhất có tới 180 món, không chỉ có vậy mà họ cũng phát hiện rằng trong một số ngôi mộ chỉ có một vài đồ tùy táng sài hoặc là không có. Cũng thông qua các di chỉ khảo cổ các nhà khoa học đã phát hiện ra một ngôi mộ hợp của cặp nam nữ tại vùng Đại Vấn Khấu thuộc huyện Thái An tỉnh Sơn Đông ngày nay, đó là di chỉ của hội thị tộc phụ hệ cách ngày nay 4000-5000 năm trước. Đây cũng là bước chuyển biến của chế độ mẫu hệ từ thời văn hóa Hà Mẫu Độ lên chế độ phụ hệ, khẳng định vai trò của người đàn ông là lực lượng lao động chính của nông nghiệp, vươn lên nắm quyền trong xã hội. Vì vậy mà thay vì “gả” những người con trai của thị tộc mình cho thị tộc khác, người ta đã “lấy’ những người con gái của thị tộc khác về, người phụ nữ phải theo chồng suốt đời. Do sự khác biệt về lịch sử mà nhà nước đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời sớm hơn của Việt Nam. Trung Quốc: cách đây 4000-5000 năm, Việt Nam:2700 năm. Còn lại đều được cấu thành trên những điều kiện tương đối giống nhau, và giống với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đó là sự phát triển không kìm hãm được của mâu thuẫn giai cấp dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Song Phương Đông huyền bí đã vốn mang trong mình nhứng yếu tố khác lạ. Điều kiện để hình thành nên nhà nước đầu tiên trong lịch sử còn có những đặc trưng rất phương Đông.Ph.Enghen đã giải thích về sự ra đời của nhà nước nơi đây: “trên cơ sở phân hóa xã hội là tiền đề vật chất không thể thiếu được yêu cầu tổ chức công trình tưới nước và yêu cầu đấu tranh tự vệ làm cho Nhà nước ban đầu vốn là “chức năng xã hội’ tiêu biểu cho lợi ích chung của cộng đồng, rồi chuyển sang địa vị độc lập với xã hội”. Như vậy nói rõ ra để một nhà nước Phương Đông ra đời còn cần có thêm hai điều kiện, đó là nhu cầu trị thủy và nhu cầu đấu tranh chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời cũng không ngoài quy luật này. Trước tiên là sự gắn kết cộng đồng bắt đầu từ nhu cầu trị thủy, thủy lợi. Khi công cụ sản xuất bắt đầu tiến bộ, nhu cầu sản xuất của cư dân Việt cổ không chỉ dừng lại trong những hang động của thị tộc mình mà họ bắt đầu tràn xuống vùng đồng bằng, nơi gần các con sông có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Vùng đồng bằng sông Hồng là nơi mà cư dân Việt cổ đã chọn để khai phá. Song sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, khi chảy vào Việt Nam trên địa bàn có độ dốc cao thì sông Hồng lại trở thành con sông khá “nguy hiểm”. Do vậy mặc dù lượng phù sa đây rất cao song để chinh phục được nó cũng là một quá trình khó khăn, gian khổ. Để có thể chủ động tưới tiêu vào mùa khô và chống lũ lụt vào mùa mưa, cư dân Việt cổ không chỉ “trông trời trông đất hay là thần Sấm thần Sét” mà cần có những công trình trị thủy. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ thời kỳ Hùng Vương, cư dân đồng bằng sông Hồng đã biết đắp đê, xây dựng một số công trình nhân tạo như kênh, phai, đập…Song điều đáng nói đây là công việc chống ngập lụt chưa bao giờ là công việc của một cá nhân, một gia đình cụ thể nào mà đó là công việc đòi hỏi nhiều người, nhiều khu vực với sự cố kết của cộng đồng rất cao. Ban đầu thì nhu cầu trị thủy này chỉ là xuất phát từ lợi ích chung của cả cộng đồng nhưng rồi dần dần nó đã trở thành chức năng của nhà nước đối với xã hội. Không chỉ Việt Nam mà ngay Trung Quốc, sự ra đời của nhà Hạ- nhà nước đầu tiên cũng là trên nền tảng của nhu cầu trị thủy. Cư dân Trung Hoa cổ đại sinh sống chủ yếu vùng hạ lưu của hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang, do vậy mà từ rất sớm nhu cầu thủy lợi đã trở thành công việc quan trọng của các bộ lạc. Tương truyền rằng thời Thuấn làm thủ lĩnh của các bộ lạc ven lưu vực sông Hoàng Hà, nạn lũ lụt thường xuyên đe dọa dân chúng. Vì vậy ngay sau khi ông kế nhiệm Nghiêu lên làm thủ lĩnh thì ông đã chọn Vũ (còn gọi là Hạ Vũ hay Đại Vũ) phụ trách trị thủy. Vũ với tài đức và trí thông minh, thông qua nghiên cứu địa hình sông núi ông đã quyết đinh xây dựng kênh đào, mương máng khơi thông nguồn nước mỗi địa phương. Cách làm của Vũ vừa dẫn lũ ra biển vừa tạo ra nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp,kích thích sản xuất phát triển. Hơn 13 năm gian khổ của Vũ cống hiến cho sự nghiệp trị thủy là 13 năm ông đoàn kết cư dân vùng lưu vực sông Hoàng Hà cùng nhau chinh phục thiên nhiên. Với những gì đã hy sinh cho cộng đồng đương thời Vũ đã được nhân dân rất tín nhiệm vì thế Thuấn đã nhường lại vị trí thủ lĩnh liên minh các bộ lạc cho Vũ. Sau khi lên ngôi Vũ đã từng bước tổ chức liên minh các bộ lạc đó thành nhà nước. Đúng như sự phân tích của Ph.Enghen nhà nước trước tiên ra đời từ nhu cầu lợi ích của cộng đồng, phục vụ nhân dân sau đó nó mới “vươn lên thành thống trị với xã hội”. Nhà nước Văn Lang Việt Nam hay là Nhà Hạ Trung Quốc đều được ươm mầm từ trong nhu cầu trị thủy của cộng đồng.Nhưng để cố kết được một cộng đồng rộng lớn thành một tổ chức duy nhất là Nhà nước,ngoài những điều kiện đã nêu trên phương Đông còn xuất phát từ nhu cầu tự vệ, chống giặc ngoại xâm. Nước ta có vị trí địa lý tương đối nhạy cảm, nằm trung tâm Đông Nam Á, tiếp giáp với biển Đông. Việt Nam trở thành đầu mối giao lưu của các khu vực không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa. Do vậy mà nước ta cũng sớm trở thành miếng mồi ngon để cho ngoại bang thèm muốn.Yêu cầu tự vệ chống lại các thế lực bên ngoài càng trở thành một vấn đề quan trọng của cả cộng đồng. Truyền thuyết dân gian đã nhắc nhiều đến các cuộc đấu tranh chống “giặc Man”, “giặc Ân”, “giặc Hồ Tôn”, “giặc Hồ Xương”, “giặc Thục”….Đặc biệt tình đoàn kết dân tộc đã trở thành một hình tượng đẹp trong văn học dân gian: “hình ảnh Thánh Gióng chống giặc Ân ” lớn lên trong sự nuôi dưỡng của quần chúng nhân dân, là biểu trưng cho mong ước luôn có một lực lượng chiến đấu giữ gìn hạnh phúc cho “bách tính”. Vào thời các vua Hùng, nhu cầu đoàn kết toàn dân lại càng bức thiết khi Đại Hán phía Bắc mở rộng sự bành trướng xuống phương Nam. Từ thời Xuân Thu- Chiến Quốc(770-221TCN), nước Sở mà cụ thể là Việt Vương Câu Tiển đã có lần sai sứ xuống dụ vua Hùng thần phục nhưng thất bại. Vào đầu thế kỷ 3TCN, đế chế Tần thành lập và nguy cơ xâm lăng của nhà Hán lại càng nặng nề hơn, nguy hiểm hơn. Trong điều kiện như vậy đã buộc các bộ lạc người Việt tập hợp nhau lại và cùng chung sức chung lòng chiến đấu chống bọn xâm lược. Điều đó đã tác động đến sự hình thành nên nhà nước đầu tiên lãnh thổ nước ta. Cũng được ra đời từ nhu cầu chống lại sự xâm lược của ngoại bang, nhưng Trung Quốc lịch sử liên minh các bộ lạc để chống lại sự xâm lược bên ngoài diễn ra rất sớm. Truyền thuyết kể lại rằng Viêm Đế và Hoàng Đế là hai thủ lĩnh bộ lạc nổi tiếng thời kỳ cuối của xã hội nguyên thủy, cả hai bộ lạc của họ đều nằm khu vực tỉnh Thiểm Tây ngày nay của Trung Quốc. Vào thời đó Si Long thủ lĩnh của tộc Cửu Lê - nằm phía Đông đã dẫn quân đánh bại tộc người của Viêm Đế. Viêm Đế hoảng hốt đã cầu cứu tộc người của Hoàng Đế. Hoàng Đế liên minh với một số bộ lạc vùng hạ lưu sông Hoàng Hà dẹp tan quân của Si Long mà lịch sử gọi là đại chiến Trác Lộc. Từ đó bộ lạc của Viêm Đế Hoàng Đế liên minh với nhau sinh sống tại vùng đất màu mỡ của lưu vực sông Hoàng Hà. Hoàng Đế trở thành vị thủ lĩnh kiệt xuất trong lịch sử các tộc người của Trunq Quốc thời kỳ cổ đại, và được tôn vinh là tổ tiên của tộc người Hoa Hạ. Về sau chức vị thủ lĩnh liên minh các bộ lạc tiếp tục truyền lại cho Nghiêu, Thuấn, Hạ Vũ… Từ rất sớm cư dân Trung Hoa cổ đại đã cho mình là trung tâm văn minh của thế giới, những tộc người phía Đông như Man, Di, Nhung, Địch đều là các tộc lạc hậu. Đó cũng chính là những kẻ thù đầu tiên mà họ phải đấu tranh, chống lại sự xâm lấn lãnh thổ, xâm nhập văn hóa của họ. Liên minh các bộ lạc từ buổi đầu tiên ấy đã làm nền móng cho sự ra đời của nhà nước sau này (khi Vũ lên làm thủ lĩnh thay cho Thuấn.). Như vậy nhu cầu trị thủy, nhu cầu chống giặc ngoại xâm cùng với sự phân hóa xã hội đã làm cho yêu cầu ra đời tổ chức nhà nước trở thành tất yếu của lịch sử các xã hội phương Đông lúc bấy giờ. Thông qua những tìm hiểu trên đây có thể thấy rằng các điều kiện để hình thành nên nhà nước đầu tiên Trung Quốc rõ ràng hơn điển hình hơn Việt Nam. Việt Nam, Nhà nước Văn Lang nhà nước đầu tiên ra đời vào giai đoạn văn hóa Đông Sơn khoảng thiên niên kỷ thứ 1TCN, cách ngày nay 2500-2700 năm.Còn Trung Quốc, nhà nước đầu tiên nhà Hạ được thành lập vào thế kỷ 21TCN Mặc dù các nhà nước đầu tiên rađời còn hết sức đơn sơ, song sự ra đời của các nhà nước biểu hiện sự phát triển của xã hội đó đồng thời từ đó chính bản thân nhà nước lại mở ra một trang sử mới với một bước tiến mới cho toàn bộ nhân loại. . ĐẠI ĐỀ BÀI : PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN VĂN LANG SO SÁNH VỚI ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN Ở TRUNG QUỐC Sự ra đời. điều kiện để hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Trung Quốc rõ ràng hơn điển hình hơn Việt Nam. Ở Việt Nam, Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên ra đời

Ngày đăng: 05/04/2013, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan