Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9- THCS Mỹ Trinh 2010-2011.doc

4 286 0
Đề và đáp án thi học sinh giỏi  môn Lịch sử  9- THCS Mỹ Trinh 2010-2011.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỸ TRINH MÔN : LỊCH SỬ THỜI GIAN 150 PHÚT. Câu 1: Trình bày nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?( 4 đ) Câu 2 : Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình? (3đ) Câu 3 : So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX( mục đích , thành phần lãnh đạo, phương thức hoạt động, tổ chức và lực lượng tham gia ).(4đ) Câu 4 : Trình bày kết cục , ý nghĩa của các đề nghị cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.( 3đ) Câu 5 : Trình bày phong trào độc lập dân tộc của Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Nhận xét tình hình Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.( 3đ) Câu 6 : Nêu đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.( qui mô, thành phần tham gia, lãnh đạo, hình thức đấu tranh) (3đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu1 : Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt : - Cách đánh tiến công : để uy hiếp tinh thân giặc trước khi đưa quân sang nước ta , Lý Thường Kiệt đã chủ trương “ không ngồi yên đợi giặc” mà chủ trương tiến công phá tan căn cứ tiến công và kế hoạch triển khai chiến tranh xâm lược của địch ngay trên đất của chúng . đây là cách đánh giặc táo bạo , thể hiện ở trình độ cao tư tưởng chủ động, tư tưởng tiến công .(0,75đ) - Cách đánh phòng thủ : sau trận Ung- Khâm – Liêm đại thắng , Lý Thường Kiệt lại tổ chức và đánh thắng trận phòng ngự trên chiến tiến sông Như Nguyệt . với trận này , Lý Thường Kiệt đã phá tan được mưu kế tấn công tốc quyết của chúng , tạo ra thế trận và thời cơ phản công chiến lược có lợi cho quân ta .(0,75đ) - Cách đánh phản công : sau thất bại trong việc tấn công vào phòng tuyến Như Nguyệt của ta , quân Tống hoàn toàn bị động buộc phải chuyển sang phòng ngự , cầm cự cố thủ với ta . Lý Thường Kiệt đã lập tức tung toàn lực mở trận phản công lớn để tiêu diệt toàn bộ đạo quân xâm lược nhà Tống .(0,75đ) - Cách kết thúc chiến tranh: khi quân địch ở vào tình thế khó khăn , tuyệt vọng ,tiến không được rút lui không xong . Thời điểm kết thúc chiến tranh đã đến , Lý Thường Kiệt chủ động thương lượng giảng hoà .Theo Lý Thường Kiệt chủ trương như vậy là “ không nhọc tướng tá , không tốn xương máu mà bảo tồn được tôn miếu” .(0,75đ) - Ngoài ra trong chỉ đạo chiến tramh, Lý Thường Kiệt còn sử dụng và kết hợp chặt chẽ giữa tập trung đánh lớn của quân chủ lực với phân tán đánh nhỏ của quân địa phương và dân binh , kết hợp giữa tiến công với phòng ngự để đánh bại cuộc tiến công xâm lược của nhà Tống.(0,7đ) Lý Thường Kiệt cũng rất giỏi trong việc nắm thời cơ , hành động đúng thời cơ và trong việc sử dụng yếu tố bất ngờ để đánh địch.(0,25đ) Câu 2 : Điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và Ba Đình . * Giống nhau :(0,75) - Bộ phận lãnh đạo : văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp (0,25đ) - Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân (0,25đ) - Tinh thần yêu nước chống Pháp quyết liệt của nghĩa quân và sự ủng hộ to lớn của nhân dân.(0,25) * Khác nhau : - Cách bố trí công sự chiến đấu : + Ở Ba Đình : xây dựng công sự kiên cố dưới mặt đất (0,5đ) + Ở Bãi Sậy: bố trí trên mặt đất (0,5đ) -Chiến thuật : + Ở Ba Đình : phòng thủ bị động (0,5đ) + Ở Bãi Sậy : đánh du kích , linh hoạt, khi ẩn khi hiện , lợi dụng chỗ sơ hở và điểm yếu của giặc.(0,75đ) Câu 3 : So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Nội dung Xu hướng cứu nước cuối TK XIX Xu hướng cứu nước cuối TK XX Mục đích (0,75đ) Đánh Pháp giành độc lập dân tộc , khôi phục chế độ phong kiến Đánh Pháp giành độc lập dân tộc , xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hoà tư sản kết hợp với cải cách xã hội Thành phần lãnh đạo (0,5đ) Văn thân sĩ phu phong kiến yêu nước Tầng lớp nho học trẻ đang trên đường tư sản hoá Phương thức hoạt động (0,75đ) Phong trào đấu tranh vũ trang Phong trào đấu tranh vũ trang , tuyên truyền giáo dục , vận động cải cách xã hội kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài Tổ chức (0,5) Theo lề lối phong kiến Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai Lực lượng tham gia (0,75đ) Đông nhưng còn hạn chế Nhiều tầng lớp giai cấp và nhiều thành phần xã hội tham gia Câu 4 : Kết cục , ý nghĩa của trào lưu cải cách duy tân nửa cuối TK XIX. *Kết cục : Các đề nghị cải cách của nước ta cuối TK XIX không được thực hiện vì : -Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của đất nước, tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối mọi cải cách , kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được, gây trở ngại cho việc phát triển nhân tố mới của xã hội, làm cho đất nước lẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ phong kiến đương thời .(0,75đ) - Các đề nghị cải cách của một số sĩ phu quan lại còn mang tính chất lẻ tẻ ,rời rạc, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của xã hội lúc bấy giờ như: chưa giải quyết được hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. ( 0,75đ) * Ý nghĩa: - Các đề nghị cải cách vào cuối thế kỉ XIX tuy không được thực hiện nhưng đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng phong kiến bảo thủ , lỗi thời, đồng thời nó cũng phản ánh nhận thức mới của những người Việt Nam yêu nước có trí thức và thức thời. (0,75đ) -Những tư tưởng cải cách này đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.( 0,75đ) Câu5: a)Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. - In-đô-nê-xi-a:(0,5đ) +Nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời : + Năm 1905 thành lập công đoàn xe lửa. + Năm 1908 thành lập hiệp hội công nhân . + 5-1920 Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời - Philippin: Cuộc cách mạng 1896- 1898 bùng nổ , dẫn đến nước cộng hoà Philippin ra đời(0,25đ) - Cam-pu- chia(0,25đ) : +1863- 1866 :Khởi nghĩa A-cha- xoa ở Ta keo + 1866-1867: Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-pô ở Cra-chê. -Lào (0,25đ): + Năm 1901, khởi nghĩa ở Xa-va-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo + Cùng năm đó , khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven kéo dài đến năm 1907. - Miến Điện : Cuộc kháng chiến chống thực dân Anh (1885) (0,25đ) - Việt Nam (0,25đ): +1884-1913 : Khởi nghĩa nông dân Yên Thế +1885-1895 : Phong trào Cần Vương b) Nhận xét : - Hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.(0,25đ) - Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân đân các nước Đông Nam Á diễn ra dưới nhiều hính thức khác nhau: cải cách , vũ trang xong chủ yếu là đấu tranh vũ trang đã gây cho thực dân xâm lược nhiều tổn thất nhưng đều bị thất bại.(0,25đ) - Lãnh đạo phong trào đấu tranh là địa chủ phong kiến. (0,25đ) - Mặc dù thất bại nhưng phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này .(0,25đ) Câu 6: Đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1945. - Qui mô: Phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp …mở đầu từ khu vực Đông Nam Á, lan rộng sang Nam Á , Tây Á, châu Phi, Mỹ-la-tinh, đã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, hầu hết các quốc gia đều giành độc lập .(0,5đ) - Thành phần tham gia : Thu hút đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân…(0,5đ) - Lãnh đạo phong trào : + Giai cấp vô sản với chính Đảng cộng sản ( Trung Quốc,Việt Nam, Lào , Cam-pu-chia, Cuba) (0,5đ) + Các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc( châu Phi, Mỹ-la- tinh, Ân Độ ,các nước Đông Nam Á (trừ ba nước Đông Dương)(0,5đ) - Hình thức đấu tranh: + Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang ( TrungQuốc,Việt Nam,Cuba ) (0,25đ) + Thông qua đấu tranh hợp pháp, thương lượng với các nước tư bản phương Tây để được công nhận độc lập .(0,25đ) + Đấu tranh đòi xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, thực hiện dân chủ .(0,25đ) + Khí thế đấu tranh: mạnh mẽ, rộng khắp và liên tục. (0,25đ) . . PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỸ TRINH MÔN : LỊCH SỬ THỜI GIAN 150 PHÚT. Câu 1: Trình bày nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?(. phần tham gia, lãnh đạo, hình thức đấu tranh) (3đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu1 : Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt : - Cách đánh tiến công : để uy hiếp tinh thân giặc trước khi. lực với phân tán đánh nhỏ của quân địa phương và dân binh , kết hợp giữa tiến công với phòng ngự để đánh bại cuộc tiến công xâm lược của nhà Tống.(0,7đ) Lý Thường Kiệt cũng rất giỏi trong việc

Ngày đăng: 02/05/2015, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan