Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9- THCS Mỹ Đức 2010-2011.

2 875 5
Đề và đáp án thi học sinh giỏi  môn Ngữ văn  9- THCS Mỹ Đức 2010-2011.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HSG LỚP 9 (Năm học: 2010-2011) Trường THCS Mỹ Đức. Môn: Ngữ Văn Thời gian: 150 phút. Câu 1:(6,0đ)Vận đụng kiến thức đã học về phếp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ sau: Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như đông với tây một dãi rừng liền (Phạm Tiến Duật- Trường sơn Đông, Trường sơn Tây) Câu 2 (14đ) Phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Câu1(6,0đ) HS phân tích, cảm nhận được các ý sau: -Phép so sánh tu tư ø(2,0đ) -Hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người(anh và em), hai miền đất(Nam và Bắc), hai hướng (đông và tây) của một dãi rừng, luôn gắn bó keo sơn không gì có thể chia cắt được (4,0đ). Câu2:(14,0đ) II/Yêu cầu chung: -Xác đònh đúng thể loại: Nghò luận văn chương. -Nội dung: Phân tích tâm trạng Thuý Kiều để thấy nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du. -Hình thức:Bài viết đảm bảo về bố cục, tính liên kết; không mắc các lỗi về dùng từ, câu…… văn phong trong sáng. II/Yêu cầu cụ thể: 1/Mở bài(2,0đ) -Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm, vò trí đoạn trích. -Nhận đònh chung về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. 2/Thân bài:(10,0đ) +Tâm trang Thuý Kiều được khắc hoạ bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và miêu tả nội tâm.(1,0đ) +Tâm trạng buồn, cô đơn tuyệt đối trước cảnh thiên nhiên rộng lớn quanh lầu Ngưng Bích ( 6 câu đầu ) qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.(2,0đ) -Nàng bò giam lỏng, trơ trọi giữa không gian mênh mông, rợn ngợp… -Hình ảnh”non xa, trăng gần,cát vàng, bụi hồng” gợi sự mênh mông của cảnh, qua đó là tâm trạng cô đơn của Kiều, cảnh gần với lòng người. Nguyễn Du tả cảnh làm nền để bộc lộ tâm trạng nhân vật. +Tâm trạng nhớ(8 câu tiếp) qua nghệ thuật độc thoại nội tâm.(3,0đ) -Tưởng nhơ Kim Trọng: nhớ lời thề đôi lứa; hình dung Kim trọng chờ mong ; càng nhớ người yêu nàng càng nuối tiếc cho mối tình đầu không trọn, nàng càng thấm thía nỗi sầu cô đơn .Tấm lòng son sắc của nàng với chàng Kim không bao giờ phai mờ, nàng là người tình thuỷ chung. -Xót thương song thân( cha, mẹ) Nàng xót thương cha mẹ lúc tuổi già sức yếu mà nàng không chăm sóc được; nàng tưởng tượng quê nhà đã đổi thay, cha mẹ ngày càng già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói thời gian cách xa bao mùa mưa nắng vừa gợi sức tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật, con người. Lần nào nhớ về cha mẹ nàng cũng nhớ ơn “ chín chữ cao sâu”-> người con hiếu thảo =>Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vò tha đáng trọng +Tâm trang buồn lo của Kiều bộc lộ qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.(4,0đ) -Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách biểu đạt “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Mỗi biểu rhiện của cảnh chiều bên bờ biển đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều .Điệp ngữ “buồn trông” tạo âm điệu trầm buồn, nỗi buồn chồng chất, cảnh nhuốm màu tâm trạng. -Trong cảnh “cửa bể chiều hôm” hình ảnh “thuyền ai….xa xa” như vời vợi nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê hương. -Cảnh “hoa trôi …: ” trên “ ngọn nước mới sa” như mang theo nỗi buồn cho thân phận trôi dạt lênh đênh của người con gái -Trong cảnh “nội cỏ rầu rầu”, ND mượn cảnh vật với màu sắc úa tàn, u buồn của không gian để diễn tả nỗi buồn trong cảnh ngộ ảm đạm, tha hương của Kiều -Cảnh cuối cùng, thiên nhiên hiện ra thật dữ dội :gió cuốn mặt duềnh……là dự cảm đáng sợ cho tương lai: sóng gió sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.  Bốn cảnh được miêu tả qua cái nhìn của Kiều từ xa đến gần, hình ảnh, màu sắc từ mờ nhạt đến đậm, âm thanh từ tónh đến động. Tình biểu hiện từ nỗi buồn man mác đến kinh sợ hãi hùng. Đó là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. 3/ Kết bài(2,0đ) -Khắc hoạ tâm trạng buồn thương, đau đớn của Kiều-> thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ đối với kiếp người bất hạnh. -Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình thức độc thoại nội tâm, thiên tài Nguyễn Du đã thành công xuất sắc trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. . PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HSG LỚP 9 (Năm học: 2010-2011) Trường THCS Mỹ Đức. Môn: Ngữ Văn Thời gian: 150 phút. Câu 1:(6,0đ)Vận đụng kiến thức đã học về phếp tu từ từ vựng để phân. Nguyễn Du. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Câu1(6,0đ) HS phân tích, cảm nhận được các ý sau: -Phép so sánh tu tư ø(2,0đ) -Hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người(anh và em), hai miền đất(Nam và Bắc),. bảo về bố cục, tính liên kết; không mắc các lỗi về dùng từ, câu…… văn phong trong sáng. II/Yêu cầu cụ thể: 1/Mở bài(2,0đ) -Giới thi u khái quát tác giả- tác phẩm, vò trí đoạn trích. -Nhận đònh

Ngày đăng: 02/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan