Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9- THCS Mỹ Chánh 2010-2011.

3 1.1K 3
Đề và đáp án thi học sinh giỏi  môn Ngữ văn  9- THCS Mỹ Chánh  2010-2011.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIAO DỤC PHÙ MỸ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ CHÁNH NĂM HỌC : 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian :90 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Ngày thi : 7/10/2010 CÂU 1 (2,0đ) Phân tích biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 2 dòng thơ sau: " Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trongthớ vỏ" (Quê hương - Tế Hanh) CÂU 2 (6,0 đ) Trong bài thơ " Một khúc ca xuân", nhà thơ Tố Hữu có viết: " Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" Em hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống được thể hiện trong bốn dòng thơ trên. CÂU 3 : (12đ) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện( giai đoạn 1930-1945) đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người. HẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 CÂU 1: (2,0đ) - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : nhân hóa (0,5đ) - Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.(1,0đ) - Hai dòng thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.(0,5đ) CÂU 2 (6,0đ) * Yêu cầu: - HS thể hiện được suy nghĩ của mình về quan niêm sống được thể hiện qua bốn dòng thơ (chứ không phân tích bốn dòng thơ đó) * Những gợi ý chính: a/ Về nội dung: Ý 1: + Mỗi con người sống trong cuộc đời không chỉ là hưởng thụ cuộc sống mà còn phải biết phục vụ cho cuộc sống.(1đ) + Đoạn thơ nêu lên một lẽ sống, một quan niệm sống tốt đẹp. Đó là: mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm với cuộc đời chung, phải cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội, cho những người xung quanh mình. (dẫn chứng)( 2đ) + Mỗi người sẽ sống trọn vẹn hơn khi biết chia sẻ, biết sống vì người khác. Xã hội hạnh phúc hơn khi mọi người đều hướng đến cái chung, cái cao cả. (dẫn chứng)(2đ) Ý 2: + Liên hệ cuộc sống hiện tại và trách nhiệm cá nhân.(1đ) b/ Về diễn đạt: - Hành văn chặt chẽ, trôi chảy, mạch lạc, giàu màu sắc cá tính (Trên đây là những gợi ý cơ bản, học sinh có thể có những cách trình bày khác, theo yêu cầu của đề. GV căn cứ gợi ý và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp) CÂU 3 : (12đ) 1. YÊU CẦU CHUNG : a. Thể loại : Sử dụng thao tác lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. _ HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. _ Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp. _ Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học hiện thực. c. Về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác ; văn viết trong sáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. II YÊU CẦU CỤ THỂ : a) Mở bài : - Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương) - Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội . * Tình cảm xóm giềng : + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao). * Tình cảm gia đình : + Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ và con cái : • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao). • Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng). c)Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). III THANG ĐIỂM : - Điểm 12 : Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. - Điểm 8 : Đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức nêu trên (chứng minh luận điểm rõ ràng - nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác) - Các thang điểm khác : Tùy theo mức độ đạt được của bài viết, người chấm vận dụng linh hoạt nội dung hướng dẫn chấm để ghi điểm phù hợp. HÊT . PHÒNG GIAO DỤC PHÙ MỸ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ CHÁNH NĂM HỌC : 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian :90 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Ngày thi : 7/10/2010 CÂU. các văn bản truyện( giai đoạn 1930-1945) đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người. HẾT ĐÁP ÁN VÀ. làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Nội dung : Văn học

Ngày đăng: 02/05/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan