Sử dụng kênh hình hiệu quả trong dạy học lịch sử

21 938 5
Sử dụng kênh hình hiệu quả trong dạy học lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THÔNG QUA KÊNH HÌNH

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời cảm ơn Để hoàn thành bài báo cáo này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của ban quản lý thông tin thư viện: Khoa phạm – ĐHQGHN, ĐHKHXH&NV, thư viện Quốc Gia Việt Nam… Đặc biệt người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn của TS. Tôn Quang Cường – giảng viên chính của khoa phạm – ĐHQGHN. Nhưng do thời gian và năng lực có hạn, bài báo cáo khó tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy, rất mong nhận được sự nhiệt tình đóng góp của thầy cô và bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn! Mục lục Trang Đặt vấn đề 1 1. Thực tế dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông 1 2. Kênh hình trong dạy học lịch sử 4 2.1. Khái niệm kênh hình trong dạy học lịch sử 4 2.2. Vai trò của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử 4 2.2.1. Vai trò của thị giác trong việc tiếp nhận thông tin 5 2.2.2. Một số phương tiện, công cụ dạy học qua kênh hình phổ biến hiện nay 8 3. Sử dụng kênh hình hiệu quả trong dạy học lịch sử 8 3.1. Sử dụng kênh hình trong khi nghe giảng trên lớp, tiếp thu kiến thức mới 9 3.2. Sử dụng kênh hình trong luyện tập, củng cố kiến thức 10 3.3. Sử dụng kênh hình trong kiểm tra đánh giá kết qua học tập 11 3.4. Sử dụng kênh hình trong việc rèn kỹ năng thực hành cho học sinh 12 4. Kết luận và khuyến nghị 14 Phụ lục 17 Tài liệu tham khảo 19 2 Báo cáo khoa học NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THÔNG QUA KÊNH HÌNH Bùi Thị Giang – Lê Thị Hiếu Lớp: QH-2004-S-LS E-mail: thaonguyenxanh595@yahoo.com Đặt vấn đề Xuất phát từ việc các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử (trong trường hợp này chính là các nội dung dạy học lịch sử) không bao giờ tái diễn hoặc lặp lại và nhận thức lịch sử không thể thực hiện bởi con đường quan sát trực tiếp, nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong dạy học lịch sử nói chung và ở trường phổ thông nói riêng. Theo lý luận dạy học hiện nay, về mặt lí thuyết, người học tiếp nhận các thông tin tri thức (nội dung dạy học) một cách đồng thời qua tất cả các giác quan (trong trường hợp tối ưu!), trong đó thị giác và thính giác là 2 cơ quan được huy động nhiều nhất. Quá trình thu nhận thông tin, tập hợp và xử lí chúng để tạo nên những biểu tượng lịch sử (hình ảnh về quá khứ) được thực hiện thông qua những hình ảnh, đồ vật, mẫu vật, bản đồ . và lời nói của giáo viên. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để người giáo viên có thể giúp học sinh xây dựng được biểu tượng lịch sử một cách hiệu quả nhất? 1. Thực tế dạy học lịch sử hiện nay ở nhà trường PT Theo quan điểm của một số người thì "Văn, sử, triết" là bất phân. Điều đó cũng có một phần đúng bởi giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng ta không thể "Đánh đồng" chúng với nhau, coi chúng là một được. Đặc biệt, thông qua cách nhìn nhận "liên ngành" này, chúng ta càng phải phân biệt rõ đặc thù của mỗi môn khoa học để có cách học tập hiệu quả nhất, nhất là môn lịch sử. Có thể nói khi xuất hiện xã hội loài người thì cũng bắt đầu có lịch sử. Nhưng sử học chỉ trở thành môn khoa học lịch sử khi nó được khái quát thành 3 những khái niệm, định nghĩa tương đối chính xác phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài người. Môn khoa học lịch sử ra đời và phát triển với những đặc thù riêng biệt mà không lẫn với bất cứ một môn khoa học nào khác. Môn lịch sử thuộc về ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đây là một môn khoa học có tính giáo dục cao về đạo đức qua những tấm gương của các anh hùng, danh nhân ., lòng yêu thương con người, niềm tự hào về truyền thống quê hương đất nước. Kiến thức lịch sử không chỉ giúp cho học sinh có biểu tượng đầy đủ vÒ quá khứ mà còn làm cho người đang sống có ý thức về xã hội, suy nghĩ, cảm thụ những gì đã xẩy ra trong ngày qua để có trách nhiệm với hiện tại và mai sau. Do vậy, lịch sử của nhân loại nói chung và của mỗi đất nước nói riêng không thể thiếu được trong quá trình hoàn thiện nhân cách của con người. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiÕn, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng không phải muốn dựng lại lịch sử, hiểu được lịch sử làm được ngay. Lịch sửquá khứ đã qua, không bao giờ tái diễn hoặc lặp lại nguyên vẹn. Chúng ta có thể thấy các nhà khoa học tự nhiên ( toán, lý, hoá) lặp đi lặp lại hàng trăm lần một thí nghiệm nhưng lịch sử chỉ là một, duy nhất là một. Người ta chỉ phần nào căn cứ trên những tư liệu lịch sử để xây dựng, hình thành những biểu tượng lịch sử. Biểu tượng lịch sửhình ảnh chân thực về hiện thực quá khứ khách quan được phản ánh trong cơ quan nhận thức của học sinh với những nét khái quát nhất, điển hình nhất. Như vậy nội dung của sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh về quá khứ bằng những hoạt động của giác quan: thị giác tạo nên hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông qua lời giảng của giáo viên. Từ lý do ấy, theo quan điểm chúng tôi, trong dạy học lịch sử nếu giáo viên không sử dụng kênh hình, thiếu hình ảnh biểu tượng trong trình bày kiến thức thì học sinh khó có thể hình dung sự kiện lịch sử của quá khứ. Vai trò của kênh chữ không thể thay thế hoàn toàn kênh hình được. Kênh hình trong dạy học lịch sử sẽ cụ thể hoá những kiến thức, nội dung của kênh chữ. Nó làm 4 phong phú, sinh động, sâu sắc nội dung kiến thức chứa đựng trong kênh chữ. Có sự tham gia của kênh hình qua những biểu tượng lịch sử sẽ giúp cho tần suất quá trình giao lưu, tương tác phạm giữa giáo viên và học sinh tăng lên rất nhiều. Các em sẽ hào hứng, chủ động tham gia vào bài học qua sự hướng dẫn, khuyến khích có trọng điểm của giáo viên. Hiệu quả của chất lượng dạy - học tất yếu sẽ tỷ lệ thuận với chiều hướng tích cực ấy. Mặt khác, có thể nhận thấy hiện nay phần lớn học sinh phổ thông học tập một cách thụ động, có tâm lý đối phó, coi nhẹ một số môn không nằm trong chương trình thi tốt nghiệp, đặc biệt là môn lịch sử! Chính những yếu tố này cũng đã tác động không nhỏ đến các dạyhọc lịch sử hiện nay. Theo số liệu của thầy Trần Văn Lưu (Giáo viên trung học phạm Thanh Hóa) : “Qua điều tra khảo sát ở 18 trường thuộc các vùng miền xuôi gọi là có điều kiện và cơ sở vật chất, trong đó có nhiều trường điểm cấp huyện và tỉnh, chúng tôi hết sức ngạc nhiên về sự trống vắng của trang thiết bị dạy học, ngay cả bản đồ hay tranh lịch sử cũng không có. Vậy là thầy trò chỉ đánh vật quanh cuốn SGK vốn đã sơ lược lại viết chưa mấy hấp dẫn…”( Báo Hà Nội xưa và nay, số 248/ 2005, bài "Những ý kiến chân thành và có trách nhiệm về việc dạy học lịch sử hiện nay", trang 18). Theo số liệu của thạc sỹ Trần Văn Cường (Giáo viên trường CĐSP Hưng Yên) đã tiến hàng điều tra cơ bản 53 giáo viên ở 27 trường phổ thông trung học thuộc các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Nam.,các thành phố : Hà Nội, Đà Nẵng và học sinh của 4 trường phổ thông trung học ở Hà Nội, Hưng Yên, Đà Nẵng.Kêt quả cho thấy : " 86% giáo viên vẫn tiến hành những phương pháp dạy học truyền thống (Giáo viên giảng giải, học sinh ghi chép ); 81.13% giáo viên thường sử dụng cách "thông báo" sự kiện khi giảng dạy ; 67,7% học sinh được hỏi không hứng thu với việc học tập lịch sử." ( Báo nghiên cứu giáo dục số 6/1999, trang 21) Thực tế ngay trong môi trường Đại học chúng tôi đang học, việc sử dung kênh hình trong dạy học lịch sử cũng không được dặc biệt chú trọng. Nhiều giờ học lịch sử chúng tôi đã phải học " chay" : không bản đồ, không hiện vật lịch 5 sử, không sa bàn .làm cho chúng tôi thực sự khó khăn trong việc tiếp nhận và hiểu một cách sâu sắc nhất những kiến thức lịch sử đó. Là một sinh viên phạm, thấu hiểu được vai trò của việc vận dụng Kênh hình trong dạy học lịch sử có tác dộng đến nhận thức kịch sử như thế nào, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : "Nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông thông qua kênh hình (§DTQ). 2. Kênh hình trong dạy học lịch sử 2.1. Khái niệm kênh hình trong dạy học lịch sử (DHLS ) Nhiều tác giả ®ã nghiên cứu và đưa ra khái niệm Kênh hình trong DHLS ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi thì khái niệm về Kênh hình được hiểu như sau : Kênh hình (§DTQ) trong dạy học lịch sử chính là các đồ dùng trực quan: tạo hình, qui ước, những số liệu, dữ liệu, dữ kiện, …có tác dụng tạo hiệu quả giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. VD : Bản đồ, tranh ảnh, di vật khảo cổ, sa bàn… 2.2. Vai trò của việc sử dụng kênh hình trong DHLS Tạo biểu tượng là điều kiện để biết lịch sử trên cơ sở khôi phục đúng quá khứ như nó tồn tại và là cơ sở quan trọng để hình thành khái niệm. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh lại gặp không ít khó khăn phức tạp, do các em không thể trực quan quan sát sinh động được sự kiện đã xẩy ra, mà luôn nhìn thấy những gì dang xẩy ra trong thực tế, nên dễ rơi vào sai lầm của việc “Hiện đại hóa lịch sử”, tức là đem hình ảnh, hiểu biết của người đời nay gán cho sự kiện, nhân vật lịch sử. Hiện đại hóa lịch sử là một khía cạnh của xuyên tạc lịch sử. Việc khắc phục sai lầm về hiện đại hóa lịch sử của học sinh đòi hỏi phải cung cấp tài liệu- sự kiện chính xác, vừa sức tiếp thu, có hình ảnh cụ thể. Có nhiều phương tiện, phương thức tạo biểu tượng cho học sinh, trong đó §DTQ có vị trí đặc biệt . Như vậy, kênh hình trong dạy học lịch sử có nhiệm vụ chủ yếu là cụ thể hóa những kiến thức, nội dung của kênh chữ. Nó làm phong phú sinh động, sâu sắc thêm nội dung kiến thức chứa đựng trong kênh chữ. Đồng thời trong quá 6 trình dạy học, phương tiện trực quan là một trong nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và bền vững. 2.2.1. Vai trò của thị giác trong việc tiếp nhận thông tin Đối với mỗi con người, các giác quan: Thị giác-mắt, thính giác-tai, khứu giác-mũi, vị giác-lưỡi, xúc giác-da có một vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì các giác quan là một trong ba thành phần cấu trúc của bộ máy nhận biết của con người (các giác quan, nơron thần kinh, não)tiếp nhận thông tin (tri thức) từ bên ngoài chủ yếu được thông qua chúng và đưa về não theo cơ chế hoạt động gồm 4 giai đoạn: Các giác quan tiếp nhận kích thích thông tin Nơron và các tua nhánh chuyển thành xung thần kinh Xung thần kinh qua vùng Limbic Kết cấu lại thông tin và nẩy sinh kiến thức mới trong não người VD: Khi giáo viên cho học sinh quan sát một di vật khảo cổ (Rìu đá), tức là giáo viên đã kích thích vào vùng giác quan của học sinh(đặc biệt là thị giác và xúc giác) gây sự chú ý của chúng. Các giác quan tiếp nhận kích thích qua dây thần kinh, hình thành các xung thần kinh theo đường dẫn truyền của dây thần kinh hướng tâm truyền đến hệ thông trung ương thần kinh là não bộ. Não bộ tiếp nhận kích thích, xử lý và kết cấu lại thông tin. Từ đó sẽ nẩy sinh kiến thức mới trong não người, bắt đàu hình thành những khái niệm đơn giản nhất và sau đó những hiểu biết đầu tiên này theo dây thần kinh ly tâm để các giác quan có phản ứng nhanh nhất với sự vật đó. Tuy nhiên, không phải mọi giác quan đều được tiếp nhận thông tin giống nhau, mà giữa chúng só sự khác biệt rõ ràng về chức năng, vai trò, cách thức tiếp nhận. Các giác quan Việc tiếp nhận thông tin(tri thức) Tỉ lệ % -Thị giác Màu sắc, kích cỡ, hình thức, khoảng cách… 83% 7 -Thính giác -Khứu giác -Vị giác -Xúc giác Âm thanh, khoảng cách,… Mùi Vị Nhiệt độ, trọng lượng, hình thức, cảm giác vận động, cảm giác bên trong của các chuyển động cơ thể… 11% 3.5% 1% 1.5% Vậy ở cùng một kích thích(§DTQ) mà giáo viên đưa ra, thị giác là giác quan đầu tiên giúp học sinh tiếp nhận thông tin ngay từ ban đầu. Chúng ta thấy §DTQ gây được sự chú ý của học sinh, tạo hứng thú ngay từ đầu giúp cho chúng đón nhận tri thức. Do đó thị giác có vai trò đặc biệt quan trọng, nó chiếm tới 83% trong việc tiếp nhận tri thức của con người. Vì thế nhấn mạnh vai trò của kênh hình(§DTQ) đến hiệu quả việc dạyhọc lịch sử là một hướng đi đúng đắn tất yếu trong mối quan hệ tương tác phạm giữa giáo viên-học sinh. Như vậy, có thể kết luận rằng kênh hình(§DTQ) trong dạy học lịch sử mang lại hiệu quả rất cao so với một số kênh tiếp nhận khác. Từ đó cũng có thể suy ra rằng, việc tăng cường sử dụng các phương pháp và phương tiện định hướng vào kích tích thị giác của người học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong DHLS (xem bảng ). 8 Bảng phân tích khả năng của các phương pháp dạy học theo nhiệm vụ dạy học, nhịp độ học tập, kết quả : Các loại phương pháp Các phươ ng pháp dạy học Nhiệm vụ cần giải quyết trong quá trình dạy học Nh ịp độ dạ y họ c Hình thành Phát triển Kiến thức ký thuyế t Kiến thức thực hành Kỹ năng trí tuệ và thực hành Tư duy trừu tượn g Tư duy trực quan hình tượn g Tín h độc lập Trí nhớ Tiế ng nói Phương tiện thông tin -Dùng lời -Trực quan -Thực hành x - - x + + - x x x - - - x - + x + x + x - - Nh an h Tr un g bìn h Tr un g bìn h Phương pháp nhận thức -Tái hiện -Tìm kiếm Có vấn đề + x x + x - + x x - - x + + x Nh an h Ch ậm 9 Phương pháp lôgic -Qui nạp -Suy diễn + x x + x - + x x + + + + + - + Ch ậm Nh an h Làm việc độc lập + x x + + x x + Tr un g bìn h Chú thích: (x): Tốt (+) : Khá (-) : Kém (Nguồn trích dẫn : Thái Duy Tuyên - Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXBGD, trang 219 - 220). 2.2.2. Một số phương tiện, công cụ dạy học qua kênh hình phổ biến hiện nay Kênh hình(§DTQ)có nhiều loại, song về cơ bản có 3 nhóm chính: §DTQ hiện vật: di tích lịch sử, di vật khảo cổ… §DTQ tạo hình: Sa bàn, tranh ảnh… §DTQ qui ước: Bản đồ, sơ đồ, niên biểu… Trong các loại kênh hình trên thì tranh ảnh lịch sử, bản đồ… có vai trò, ý nghĩa quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tế của việc dạy-học lịch sử ở trường phổ thông. 3. Sử dụng kênh hình hiệu quả trong DHLS Kênh hình(§DTQ) trong SGK hay trong anbum dạy học không phải để minh họa chung chung, hay “mua vui” cho mắt, mà phải tạo điều kiện, đòi hỏi học sinh phải làm việc với loại tài liệu trực quan này. Có nghĩa là từ những hình ảnh của kênh hình câm các em phải nhận thức được điều chưa biết qua việc học tập nghiên cứu chúng dưới sự định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía giáo 10 [...]... việc sử dụng và không sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử; sử dụng như thế nào để khai thác hết tính hiệu quả của kênh hình- một nguồn cung cấp kiến thức quan trọng 4 Kết luận và khuyến nghị 1 Việc áp dụng đúng đắn mối quan hệ phạm tương tác giữa người học và người dạy thông qua kênh hình có tác dụng quyết định, trực tiếp đến chất lượng hiệu quả của việc dạyhọc Khi giáo viên sử dụng kênh hình. .. thú cho học sinh trong giờ thực hành, do đó kênh hình (bản đồ) mà giáo viên sử dụngđây không đạt hiệu quả cao Để tăng tính hiệu quả sử dụng kênh hình (§DTQ) trong giờ thực hành lịch sử, giáo viên cùng một lúc chuẩn bị 2 bản đồ về “Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950” Một bản đồ giáo viên sử dụng để giới thiệu cho học sinh biết, còn 15 một bản đồ học sinh sẽ thực hành Khi giới thiệu các kí hiệu biểu... nội dung bài viết trong SGK, không hướng dẫn nội dung lịch sử qua kênh hình Điều đó làm cho việc tiếp thu của học sinh cũng chung chung, không sâu sắc, học sinh không hứng thú học tập và hiệu quả không cao Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản khi áp dụng kênh hình trong dạy học lịch sử: 3.1 Sử dụng kênh hình trong khi nghe giảng trên lớp, tiếp thu kiến thức mới Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tìm... các kênh hình truyền thống Người giáo viên giỏi sẽ biết linh hoạt áp dụng ưu điểm của từng loại kênh hình trong trường hợp cụ thể để đạt hiệu qủa dạyhọc cao nhất 4 Dễ dàng nhận thấy ý nghĩa, hiệu quả của việc sử dụng kênh hình ( như tạo môi trường học tập mới ; phát huy vai trò, vị trí tích cực của ngừơi học ; đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy- học ).Nhưng làm thế nào để sử dụng kênh khình... Côi (2000) Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông NXB, ĐHQGHN 2 Phan Ngọc Liên, Phạm Kỳ Tá (1975) Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông NXBGD, HN 3 Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1992) Phương pháp dạy học lịch sử NXBGD, HN 4 Thái Duy Tuyên (2000) Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại NXBGD 5 Tạp chí Giáo dục.(2002) "Sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử ở trường... giáo viên -học sinh - Thực hiện chiến lược: cùng học cùng biết qua việc treo băng rôn về hình ảnh lịch sử tại nơi có thể - Đặc biệt việc sử dụng và đưa công nghệ thông tin hiệu quả là phương thức tổng hợp nhất, ưu việt nhất trong việc áp dụng kênh hình giữa việc dạy học lịch sử nói riêng và dạy học nói chung ở trường phổ thông 18 Phụ lục 1 Báo “Hà Nội xưa và nay”(Số 111/2002): Dạyhọc lịch sử ở trường... 4 kỹ năng cơ bản sử dụng kênh hình (§DTQ) một cách có hiệu quả trong dạy học lịch sử theo nghiên cứu của chúng tôi Việc sử dụnghiệu quả các kỹ năng trên sẽ giúp cho quá trình tương tác phạm giữa giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao nhất, đồng nghĩa với việc chất lượng dạyhọc được nâng cao rõ rệt Mà ở đây là phát huy một cách tối đa các giác quan của học sinh trong giờ học Đây chính là... kênh khình một cách có hiệu quả nhất ? Trong thời gian một tiết học 45 phút dạy ở trường phổ thông, cái khó của 17 người giáo viên là phải kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng kênh chữ cũng như kênh hình hợp lý tránh gây sự nhàm chán của học sinh, ảnh hưởng tới chất lượng dạyhọc Điều đó cần tới sự phát huy hiệu quả của các kênh, đặc biệt là kênh hình Bởi vì tiết học đó sẽ kém hiệu quả nếu giáo viên chuẩn... Chí Minh 12 3.2 Sử dông kênh hình trong luyện tập, củng cố kiến thức Trong quan niệm của không ít người, học lịch sử không phải là cách học thuộc lòng, cố ghi nhớ sự kiện vào trong đầu là hiểu lịch sử, đủ kiến thức để trả bài cho thầy Mà sự tích lũy kiến thức của học sinh là cả quá trình lĩnh hội, có tính kế thừa và phát triển Trong học tập lịch sử, giáo viên cần nhắc nhở, hình thành ở học sinh việc... Định) nhấn mạnh sự cần thiết của việc “ Sử dụng kênh hình là một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (Trang 17) 3 TS.Tôn Quang Cường: “Ứng dụng bài giảng điện tử trong dạy học 19 Bảng so sánh các môi trường dạy học Môi trường học tập truyền thống Môi trường học tập hiện đại 1 Truyền thụ lấy người dạy làm 1 Học tập lấy người học làm trung trung tâm tâm 2 Kích thích . 1. Thực tế dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông 1 2. Kênh hình trong dạy học lịch sử 4 2.1. Khái niệm kênh hình trong dạy học lịch sử 4 2.2. Vai. tiện, công cụ dạy học qua kênh hình phổ biến hiện nay 8 3. Sử dụng kênh hình hiệu quả trong dạy học lịch sử 8 3.1. Sử dụng kênh hình trong khi nghe giảng

Ngày đăng: 05/04/2013, 15:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan