Luận văn tốt nghiệp: Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

88 429 0
Luận văn tốt nghiệp: Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ giữa các quốc gia với nhau dẫn đến hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng đa dạng và phát triển thì thanh toán quốc tế (TTQT) là hoạt động có vai trò đắc lực trong việc tạo dựng mối quan hệ thương mại đa phương và song phương. Đặc biệt ngày nay khi thương mại quốc tế phát triển, giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng thì hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ra đời và phát triển không ngừng như là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây rủi ro, tổn thất cho ngân hàng, cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho đất nước. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, tăng tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì cần thiết phải kiểm soát , hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế. Đó là việc làm quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng nào nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ( MSB ) nói riêng. Trước đây ở một số nghiên cứu, luận văn thạc sỹ đã có những nghiên cứu về rủi ro trong thanh toán quốc tế tại một số các ngân hàng như Đầu tư, công thương, nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên việc nghiên cứu đó chỉ được đề cập ở phạm vi các chi nhánh của các Ngân hàng hay chỉ đề cập chủ yếu đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, có rất ít các đề tài nghiên cứu rủi ro tổng quát về hoạt động thanh toán quốc tế nói chung của các ngân hàng thương mại. Với gần 20 năm hoạt động , cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN đã có uy tín trong lĩnh vực này. Nhưng đứng trước bối cảnh mối quan hệ song và đa phương trong thương mại ngày càng phức tạp, cần phải có những nghiên cứu và biện pháp để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN thì chưa có một nghiên cứu nào trước đây đề cập đến. Vì vậy đề tài Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Những chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh qua các năm 2007-2010 Error: Reference source not found Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm từ 2007-2010 Error: Reference source not found Bảng 2.3: Doanh thu kinh doanh ngoại hối từ 2008 đến 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.4: Doanh thu cung ứng dịch vụ Ngân hàng từ 2008-2010 Error: Reference source not found Bảng 2.5 : Doanh số của dịch vụ chuyển tiền qua các năm 2007 - 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.6: Doanh số của nghiệp vụ nhờ thu các năm 2007 - 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.7: Doanh số của nghiệp vụ tín dụng chứng từ các năm 2007 - 2010 Error: Reference source not found Bảng 3.1: kế hoạch hoạt động kinh doanh và ngân sách tài chính năm 2011 Error: Reference source not found DANH MỤC SƠ ĐỒ 1.2.2.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ 27 1.2.2.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc 28 1.2.2.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn 29 2.2.1.2 Nghiệp vụ nhờ thu 44 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn MSB Ngân hàng TMCP Hàng hải VN TTQT Thanh toán quốc tế NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ giữa các quốc gia với nhau dẫn đến hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng đa dạng và phát triển thì thanh toán quốc tế (TTQT) là hoạt động có vai trò đắc lực trong việc tạo dựng mối quan hệ thương mại đa phương và song phương. Đặc biệt ngày nay khi thương mại quốc tế phát triển, giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng thì hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ra đời và phát triển không ngừng như là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây rủi ro, tổn thất cho ngân hàng, cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho đất nước. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, tăng tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì cần thiết phải kiểm soát , hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế. Đó là việc làm quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng nào nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ( MSB ) nói riêng. Trước đây ở một số nghiên cứu, luận văn thạc sỹ đã có những nghiên cứu về rủi ro trong thanh toán quốc tế tại một số các ngân hàng như Đầu tư, công thương, nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên việc nghiên cứu đó chỉ được đề cập ở phạm vi các chi nhánh của các Ngân hàng hay chỉ đề cập chủ yếu đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, có rất ít các đề tài nghiên cứu rủi ro tổng quát về hoạt động thanh toán quốc tế nói chung của các ngân hàng thương mại. Với gần 20 năm hoạt động , cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN đã có uy tín trong lĩnh vực này. Nhưng đứng trước bối cảnh mối quan hệ song và đa phương trong thương mại ngày càng phức tạp, cần phải có những nghiên cứu và biện pháp để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN thì chưa có một nghiên cứu nào 1 trước đây đề cập đến. Vì vậy đề tài Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài: Đề tài làm sáng tỏ các rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế; việc hạn chế rủi ro trong TTQT của NHTM, đặc biệt đi sâu vào phân tích rủi ro các phương thức thanh toán quốc tế dưới góc độ các bên tham gia trong quá trình thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt là rủi ro đối với ngân hàng. Trên cơ sở nhận dạng, phân tích, so sánh từ thực trạng sẽ rút ra những rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng như việc hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Hàng hải VN. Căn cứ vào những tổng hợp rủi ro, những kết quả đạt được và những điểm yếu của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Hàng hải VN để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường việc hạn chế rủi trong các phương thức thanh toán quốc tế tại MSB 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hạn chế rủi ro của Ngân hàng TMCP Hàng hải VN trong hoạt động TTQT - Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu trên cơ sở các số liệu thống kê của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam năm 2007-2010. Ngoài ra luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp hai chiều: đúc kết thành lý luận trên cơ sở thực tiễn để nghiên cứu và từ lý luận để xem xét và đề xuất có những ứng dụng phù hợp hơn trong thực tiễn. 4. Những đóng góp của luận văn: Hệ thống hóa đầy đủ lý luận, thực tiễn và phân tích, đánh giá các rủi ro đối với các bên liên quan trong các phương thức thanh toán quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập. 2 Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và trong các phương thức thanh toán quốc tế nói riêng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Giúp cho CBNV, CBQL của Ngân hàng TMCP Hàng hải VN có thông tin để hạn chế rủi ro trong quá trình tác nghiệp 5. Nội dung, bố cục luận văn: a - Tên luận văn: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. b- Bố cục luận văn: Bố cục luận văn gồm có 3 chương như sau Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương 3: Các giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm TTQT của NHTM 1.1.1.1. Khái niệm Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế thì không thể chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn phải giao dịch, quan hệ kinh tế với các nước khác. Mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa các nước chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Cùng với quá trình hội nhập, quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia ngày càng mở rộng; dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia đó, hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế mà ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên. Như vậy, thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Dưới giác độ kinh tế, thanh toán quốc tế bao gồm hai lĩnh vực: thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán mậu dịch là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương, quy định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi bên, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, điều kiện thương mại Các bên có liên quan sẽ bị ràng buộc với nhau theo các hợp đồng đã ký kết hoặc cam kết thương mại. Thanh toán phi mậu dịch là việc thực hiện thanh toán các hoạt động không mang tính chất thương mại - không liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng 4 như cung ứng lao vụ cho nước ngoài. Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại, ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước… Các phương tiện thanh toán thông dụng: Hối phiếu, lệnh phiếu, séc, thẻ thanh toán… Ngày nay, TTQT là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nó là mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển; đồng thời nó còn hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp phát triển. 1.1.1.2.Đặc điểm Khác với thanh toán trong nước, TTQT có những đặc điểm riêng của mình. Hành vi mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong TTQT diễn ra giữa các quốc gia khác nhau, cách xa về địa lý, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán vì thế mà nó phức tạp hơn, nhiều rủi hơn. Khi thực hiện giao dịch ngoại thương, người bán hoàn toàn có thể gặp rủi ro như mất hàng hóa, không được thanh toán hoặc chậm thanh toán. Ngược lại, người mua cũng có thể bị mất tiền mà không nhận được hàng hoặc không nhận được hàng đúng với miêu tả hàng hóa trong hợp đồng ngoại thương. Ngoài ra trong TTQT còn có một số rủi ro khác mà thanh toán trong nước không có như: rủi ro chính trị, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá TTQT được hình thành và phát triển trên cơ sở sự phát triển ngoại thương nó có đặc thù riêng mang những đặc điểm cơ bản sau: - Chủ thể của hoạt động thanh toán quốc tế là đối tác của nhau, ở các quốc gia khác nhau, chịu sự chi phối điều chỉnh của luật pháp ở các quốc gia khác nhau. - Hoạt động TTQT chịu sự chi phối và điều chỉnh của luật pháp quốc tế. Do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, luật pháp nên dễ xảy ra tình trạng không thống nhất cách hiểu và khi xảy ra tranh chấp thì khó có thể sử dụng luật của quốc gia cụ thể nào để giải quyết tranh chấp mà phải dựa trên các quy định 5 pháp lý chung mang tính quốc tế như: Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2000), Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi 1993, Phòng Thương mại Quốc tế Paris UCP600), Quy tắc thống nhất về nhờ thu (1995 - URC 522) Tuy nhiên, một số nước có tập quán thanh toán riêng, có những quy định đặc biệt về điều kiện thanh toán, chứng từ thanh toán. Vì vậy, các chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT nhất thiết phải xem xét đầy đủ mọi yếu tố có liên quan đến nghiệp vụ ngoại thương mà mình thực hiện. - Hoạt động TTQT tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ, rủi ro tín dụng, rủi ro chính trị, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá các rủi ro này một khi xảy ra thường gây bất lợi lớn cho các ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt có thể làm giảm tối thiểu các khả năng xảy ra rủi ro, ngoại trừ những rủi ro khách quan như thiên tai, địch họa, suy thoái kinh tế Thể giới. - Tiền tệ dùng trong TTQT có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ, trong thực tế thường là các ngoại tệ mạnh như đô la Mỹ hay đông Euro. 1.1.2. Các phương thức TTQT của NHTM 1.1.2.1. Phương thức chuyển tiền Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (nguời hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định Phương thức chuyển tiền có thể là một bộ phận của phương thức thanh toán khác như: phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ nhưng có thể là một phương thức thanh toán độc lập Thực tế nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Tuy vậy bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro như: thanh toán rồi nhưng hàng giao chậm, nhận hàng không đúng quy cách, phẩm chất, không đúng thời hạn giao hàng 6 Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền (1) Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận (2) Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài (3) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản của Người yêu cầu chuyển tiền (4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng của người hưởng lợi (5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản của Ngân hàng chuyển tiền (6) Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi 1.1.2.2. Phương thức nhờ thu Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra. Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng trả tiền 5 Người yêu cầu Người hưởng lợi 1 3 4 62 7 [...]... của ngân hàng Rủi ro thanh toán quốc tế thường bao gồm một trong các loại rủi ro sau: rủi ro tác nghiệp, rủi ro ngoại hối, rủi ro quan hệ đại lý,… 17 1.2.1.2 Các loại rủi ro chủ yếu trong TTQT (1) Rủi ro tác nghiệp Rủi ro tác nghiệp là rủi ro do sai sót trong khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ TTQT, có thể do con người hoặc sự cố kỹ thuật gây nên Trong thanh toán chuyển tiền: Rủi ro xảy ra trong. .. khiến cho khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng bị đe dọa Trong trường hợp rủi ro thanh khoản ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả những người gửi tiền đồng loạt yêu cầu ngân hàng chỉ trả toàn bộ tiền cảu họ thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro phá sản 1.2.2 Hạn chế rủi ro trong TTQT của NHTM 1.2.2.1 Khái niệm hạn chế rủi ro trong TTQT của NHTM Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế là việc đưa... rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được Xét trong phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế thì rủi ro thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế do các nguyên nhân phát sinh từ các bên tham gia thanh toán quốc tế hoặc các nguyên nhân khách quan khác Rủi ro trong. .. tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế 1.2.2.2 Các tiêu chí phản ánh mức độ hạn chế rủi ro trong TTQT Trong thanh toán quốc tế phát sinh những rủi ro mà Ngân hàng gặp phải Để đánh giá được mức độ của những rủi ro đó, người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu về: định mức ký quỹ, cho vay bắt buộc và nợ quá hạn (1) Chỉ tiêu về định mức ký quỹ 28 Ký quỹ là quy định của ngân hàng đối với khách hàng khi... ro sẽ xảy ra với ngân hàng nếu NH không thể thực hiện được việc này Trong thanh toán tín dụng chứng từ Nếu như trong thanh toán chuyển tiền và thanh toán nhờ thu ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán và hưởng phí thanh toán thì trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng trực tiếp tham gia hoạt động thanh toán với tư cách là chủ thể phát hành và thực hiện cam kết thanh toán cho nhà xuất... luật pháp quốc tế, khả năng nắm bắt thông tin về thị trường… Khi NHTM thu hút được các khách hàng có năng lực tài chính, có kiến thức tốt về thương mại quốc tế, sẽ tạo điều kiện để các giao dịch diễn ra thuận lợi, hạn chế những rủi ro trong TTQT cho các bên tham gia, góp phần nâng cao chất lượng TTQT của ngân hàng 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB)... khẩu (4) Rủi ro Ngân hàng đại lý Ngân hàng giữ tài khoản Nostro của một ngân hàng bị phá sản, đóng cửa sẽ là một rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với hoạt động của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn tới phá sản theo (5) Rủi ro pháp lý Rủi ro pháp lý là rủi ro do thực hiện các giao dịch không đúng luật gây nên tổn thất, kiện cáo của các bên tham gia TTQT, bao gồm rủi ro về chính sách, rủi ro 21 trong quá... trả đầy đủ tiền cho ngân hàng phát hành, hoặc không thể trả đúng hạn (do gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do phá sản, do bị phong toả tài sản) thì rủi ro xảy ra Đây là rủi ro trong thanh toán hàng nhập là rủi ro thường gặp nhất trong số các rủi ro tín dụng Mặc dù trên vận đơn luôn ghi rõ: ký phát theo lệnh của ngân hàng phát hành, nhưng nếu rủi ro xảy ra, việc bán số hàng nhập khẩu để... Hạn chế rủi ro trong TTQT của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Rủi ro trong TTQT của NHTM 1.2.1.1 Khái niệm rủi ro trong TTQT 16 Theo định nghĩa truyền thống thì rủi ro chỉ là những sự kiện xảy ra có thể làm mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ, còn theo quan điểm hiện đại thì rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn, không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn là những rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động. .. TTQT Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán ; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng . tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG. Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. b- Bố cục luận văn: Bố cục luận văn gồm có 3 chương như sau Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro. về hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương 3: Các

Ngày đăng: 01/05/2015, 05:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2.1.2 Nghiệp vụ nhờ thu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan