đồ án công nghệ thông tin Nghiên cứu các hình thức giao dịch trong thanh toán điện tử tại Ngân hàng Agribank

104 831 0
đồ án công nghệ thông tin Nghiên cứu các hình thức giao dịch trong thanh toán điện tử tại Ngân hàng Agribank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, hệ thống Ngân hàng vẫn luôn được coi là hệ tuần hoàn của nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh sẽ là tiền đề để các nguồn tài chính được luân chuyển, sử dụng có hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Trong những năm vừa qua ngành Ngân hàng chúng ta đã có những bước phát triển cả về lượng và về chất. Tuy nhiên để phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi Ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện và toàn diện hơn các mặt hoạt động của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán. Để có thể phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, thì việc đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ thanh toán và công nghệ Ngân hàng là điều kiện tiên quyết. TTĐT là một hình thức thanh toán hiện đại và đang dần trở nên phổ biến trên nhiều nước ở thế giới. Tuy nhiên dịch vụ TTĐT ở nước ta nói chung, Ngân hàng nói riêng đang ở bước tiếp cận ban đầu, vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với đa số người dân và còn nhiều vấn đề phải làm. Mặt khác với mục tiêu là một Ngân hàng đang nỗ lực đổi mới công nghệ và áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại thì việc nâng cao chất lượng của TTĐT của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một đòi hỏi khách quan. Biết được tầm quan trọng của phương thức thanh toán này Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển phương thức TTĐT nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Trong quá trình thực tập ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Thành em đã tìm hiểu được phần nào những phương thức TTĐT của Ngân hàng. Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận của mình là “Nghiên cứu các hình thức giao dịch trong TTĐT tại Ngân hàng Agribank. 2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận Nghiên cứu những vấn đề khách quan về Thanh toán điện tử, những kiến thức nền tảng về thẻ thanh toán, đặc điểm cơ bản về các hình thức thanh toán điện tử Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 2 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng cũng như thực tiễn phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời đưa ra những khó khăn và giải pháp kiến nghị hi vọng góp phần đưa thanh toán điện tử của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày một phát triển hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thanh toán điện tử, những hình thức thanh toán, phương tiện thanh toán, tình hình phát triển thanh toán điện tử qua các loại thẻ thanh toán tại ngân hàng Agribank. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng kết hợp các phương pháp điều ta, phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh, đối chiếu…. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, kí hiệu các cụm từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 phần chính: Chương 1: Tổng quan về Thanh toán điện tử Chương 2: Giới thiệu Ngân hàng Agribank. Chương 3: Thực trạng thanh toán điện tử tại Ngân hàng Agribank. Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 3 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TTĐT 1.1.1. Khái niệm Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lí. Thanh toán truyền thống là hình thức thường gặp nhất của giao dịch tài chính. Một món hàng được trao đổi với một món hàng khác hoặc quy thành tiền. Giao dịch này làm cho lượng tiền của người mua giảm đi và người bán tăng lên. TTĐT (Electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (Electronic message) thay vì sử dụng tiền mặt hoặc các phương thức thanh toán truyền thống khác; việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v. đã quen thuộc lâu nay thực chất đều là các dạng TTĐT. Về mục đích, TTĐT là hệ thống cho phép các bên tham gia có thể tiến hành mua bán được. Tuy nhiên, cách giao dịch qua các khâu thì lại hoàn toàn mới, người thực hiện giao dịch xử lí thanh toán bằng phương pháp thông qua các khâu được thực hiện trên máy tính. Bản chất của mô hình TTĐT cũng là mô phỏng lại những mô hình mua bán truyền thống, nhưng các thủ tục giao dịch, các thao tác xử lí dữ liệu, quá trình chuyển tiền…tất cả đều được thực hiện thông qua hệ thống máy tính, được nối bằng các giao thức riêng chuyên dụng. Với TTĐT các bên mua-bán có thể giao dịch với nhau, không phải gặp nhau, không cần dựng tiền mặt. Các bên trong hệ thống TTĐT sẽ trao đổi với nhau các chứng từ số hóa. Bên được thanh toán có thể thông qua ngân hàng của mình để chuyển tiền vào tài khoản của mình. Các quá trình này được phản ánh trong các giao thức thanh toán của hệ thống, đó là thứ tự các bước gửi thông tin và xử lí số liệu giữa các bên, mục đích là chuyển đầy đủ các chứng từ thanh toán, đảm bảo an toàn và công bằng cho mọi bên theo yêu cầu tường minh ban đầu. Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 4 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Trên thế giới hiện nay có ba hình thức TTĐT phổ biến nhất là thẻ tín dụng, Séc điện tử và thanh toán qua email. 1.1.2. Ưu, nhược điểm của TTĐT Xét từ góc độ vai trò của TTĐT đối với người tiêu dùng và hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ thì TTĐT có ưu điểm rõ nhất là tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa khi thanh toán. Tuy nhiên hình thức này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam và sự liên kết giữa các Ngân hàng chưa thông suốt. Ưu điểm • Giảm chi phí giao dịch: Việc sử dụng TTĐT sẽ giảm đáng kể các chi phí đi lại, đảm bảo an toàn…do khách hàng có thể thanh toán ngay tại nhà hoặc các điểm chấp nhận thanh toán thay vì phải đến tận nơi giao dịch • Kích cầu và tăng trưởng GDP: việc giảm chi phí giao dịch và đem lại nhiều lợi ích khi thanh toán sẽ làm cho khách hàng tích cực tiêu dùng hơn điều đó sẽ làm cho nhu cầu hàng hóa tăng, từ đó giúp tạo tăng trưởng GDP. • Nâng cao năng lực quản lí hành chính: việc TTĐT sẽ dễ dàng cho các nhà quản lí thống kê và phân tích số liệu hơn. Do việc theo dõi và lưu trữ số liệu trong TTĐT dễ dàng hơn nhiều so với thanh toán truyền thống. • Khuyến khích phát triển các trung gian tài chính việc TTĐT phải qua các khâu trung gian do việc tổ chức và vận hành hệ thống khá phức tạp và tốn kém, do vậy các doanh nghiệp thường sử dụng các trung gian tài chính chuyên nghiệp để hỗ trợ về các vấn đề này. Xuất phát từ nhu cầu đó mà hệ thống trung gian tài chính có cơ hội để phát triển. • Tăng cường minh bạch tài chính: như đã trình bày ở trên việc lưu giữ và thống kê trong TTĐT đơn giản và có độ chính xác cao nên nhà quản lí có thể dễ dàng theo dõi và quản lí các thông số tài chính có yêu cầu. • Không bị hạn chế về thời gian và không gian: một trong những ưu điểm nổi trội của TTĐT là không bị hạn chế về thời gian và không gian. Khách hàng có thể thanh toán bất cứ lúc nào tại bất cứ đâu có các thiết bị chấp nhận thanh toán. Như vậy sẽ đem lại rất nhiều tiện lợi cho khách hàng. Nhược điểm của TTĐT • An ninh thanh toán của các Ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện nên còn tiềm ẩn rủi ro cho người sử dụng dịch vu TTĐT Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 5 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng • Khó kiểm soát chi tiêu. 1.2. ĐẶC TRƯNG TRONG TTĐT VÀ CÁC MÔ HÌNH TRONG TTĐT 1.2.1. Đặc trưng trong TTĐT 1.2.1.1. Đặc trưng Sáu đặc trưng cơ bản của hệ thống TTĐT là: - Độc lập (Independence) - An toàn (Security) - Riêng tư (Private) - Thanh toán ngoại tuyến (Off-line payment) - Chuyển nhượng (Transferability) - Phân chia (Divisibility) 3 yêu cầu chính mà một hệ thống TTĐT phải đáp ứng được đó là : An toàn, Riêng tư và Thanh toán ngoại tuyến. Bên cạnh đó còn có một số đặc trưng khác của TTĐT như: • Các bên tiến hành giao dịch trong TTĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. • Các giao dịch thanh toán truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TTĐT được thực hiện trên thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn câu), TTĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. • Trong hoạt động giao dịch TTĐT có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực. • Đối với thanh toán truyền thống, thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu. Đối với TTĐT, thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. 1.2.1.2. Quy trình TTĐT Quy trình TTĐT giữa TMTT và TMĐT về cơ bản là tương đồng, khác biệt lớn nhất là TTĐT trong TMĐT cần có xác nhận giao dịch về người cung ứng sản phẩm, dịch vụ và người mua hàng do các tổ chức phát hành (C.A) thực hiện. Hình 1.1: Quy trình TTĐT thông thường Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 6 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Các đối tượng tham gia: 1. Trung tâm trao đổi gữ liệu thẻ quốc tế (Visa International/master card/American Express/JCB) 2. Ngân hàng phát hành thẻ đồng thời đóng vai trị là nân hàng của người mua 3. Ngân hàng chấp nhận thẻ đồng thời đóng vai trị là ngân hàng của nhà cung ứng 4. Người mua hàng và là chủ thẻ 5. Cửa hàng và là người chấp nhận thẻ Thông thường TTĐT được thực hiện theo chuẩn giao thức SET (Secure Electronic Transactions- giao dịch điện tử an toàn) do tổ chức Visa International, Master card, Netcape và Microsoft phát triển. Ở dạng đơn giản nhất SET thừa kế từ hệ thống đơn đặt hàng của người bán (Merchant Sever Order Form) ở thời điểm áp dụng thanh toán bằng thẻ tín dụng. Máy chủ của người bán được thay bằng kết nối trực tiếp với mạng cấp thẻ tín dụng, lắp đặt thêm một SET-Module người bán (SET Merchant module) Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 7 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Hình 1.2: Quy trình TTĐT trong TMĐT 1.2.2. Các mô hình trong TTĐT 1.2.2.1. Các mô hình trong TTĐT Về mặt mô hình, TTĐT là một hệ thống có hai bên cơ bản: bên mua (người trả tiền) và bên bán (người được trả tiền). Ngoài ra, có thể có sự tham gia của các tổ chức tài chính như Ngân hàng, đại diện cho mỗi bên, các tổ chức đảm nhiệm việc phát hành những hình thức của tiền (thường được gọi là đồng tiền hay số Séc điện tử). Hệ thống TTĐT thực hiện thanh toán cho khách hàng theo một số cách, mà tiền mặt và Séc thông thường không thể làm được. Hệ thống thanh toán cũng cung cấp khả năng điều khiển thanh toán hàng hóa và dịch vụ qua thời gian bằng cách cho phép người mua trả tiền ngay, trả tiền sau hay trả tiền trước. Thẻ tín dụng cung cấp khả năng thanh toán bằng tiền mặt qua tính sẵn sàng cho phép hỗn việc trả tiền hàng hóa và dịch vụ đã được phê chuẩn trước. Có nhiều tiêu chí để phân biệt phương thức TTĐT, một trong các tiêu chí đó là sự chênh lệch khác biệt giữa hai thời điểm (1) thời điểm bên trả tiền trao chứng từ ủy nhiệm cho bên được trả và (2) thời điểm trả tiền thực sự xuất tiền khỏi tài khoản của mình. Với tiêu chí này, phương thức TTĐT có thể phân thành hai mô hình chính: mô hình trả sau và mô hình trả trước. Trong mô hình trả sau, thời điểm bên trả tiền trao chứng từ ủy thác cho bên được trả xảy ra trước thời điểm trả tiền thực sự (xuất tiền khỏi tài khoản của người mua để trả cho người bán). Trong mô hình trả trước hai thời điểm này diễn ra theo thứ tự ngược lại, người mua phải trả tền thực sự trước khi chứng từ ủy nhiệm được sử dụng trong các giao dịch mua bán. Với mô hình trả sau, thời điểm tiền mặt được rút khỏi tài khoản bên mua để chuyển sang bên bán xảy ra ngay (pay-now) hoặc sau (pay-latter) giao dịch mua Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 NH đại diện người bán Người mua NH đại diện người mua Chuyển tiền mặt thực sự (thời điểm 1) Thông báo lưu ý Chứng từ tín dụng (thời điểm 2) Chuyển khoản 8 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng bán. Hoạt động của hệ thống dựa trên nguyên tắc tín dụng (credit crendental) nào đó có tác dụng giống như sec (cheque). Bên bán có hai cách lựa chọn: hoặc là chấp nhận giá trị thay thế của tín dụng đó và liên lạc chuyển khoản với Ngân hàng của mình sau này (pay-latter), hoặc liên lạc với Ngân hàng của mình khi quá trình mua bán đang diễn ra, việc chuyển khoản xảy ra ngay trong quá trình giao dịch. Với pha chuyển khoản (clearing process), người được thanh toán sẽ yêu cầu chuyển khoản với Ngân hàng đại diện của mình (Acquirer) để thực hiện liên lạc với Ngân hàng đại diện của người thanh toán, thực hiện kiểm tra/chấp nhận chứng từ tín dụng, khi đó việc chuyển tiền thực sự sẽ diễn ra giữa tài khoản của người thanh toán và người được thanh toán. Kết thúc quá trình này, Ngân hàng đại diện của bên thanh toán sẽ gửi một thông báo lưu ý sự chuyển khoản đó cho khách hàng của mình. Mô hình thanh toán này tương tự như phương thức thanh toán bằng Séc nên thường được gọi là mô hình mô phỏng Séc (cheque-like model) Pha chuyển tiền thực sự này nếu được làm ngay trong giao dịch thì an toàn nhất. Nhưng như vậy tốc độ xử lí giao dịch sẽ chậm, chi phí truyền tin và xử lí dữ liệu trực tuyến trên các máy chủ ở các nhà bằng sẽ cao. Vì vậy, mô hình pay-latter cần được ưu tiên sử dụng khi số tiền thanh toán là không lớn. Trong mô hình trả trước, khách hàng liên hệ với ngân hàng (hay công ty môi giới-broker) để có được chứng từ do ngân hàng phát hành (chứng từ hay đồng tiền số này mang dấu ấn của ngân hàng), được đảm bảo bởi ngân hàng và do đó có thể dựng ở bất cứ nơi nào đã có xác lập hệ thống thanh toán với ngân hàng. Để đổi lấy chứng từ của ngân hàng, tài khoản của khách hàng sẽ bị triết khấu đi tương ứng với giá trị của chứng từ đó. Như vậy, khách hàng đã thực sự trả tiền trước khi có thể sử dụng chứng từ này để mua hàng và thanh toán. Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 Hình 1.3 Mô hình thanh toán điện tử phỏng Séc trả sau Người bán Chuyển tiền mặt thực sự (thời điểm 2) Người bán Người mua NH đại diện người mua NH đại diện người bán Rút tiền Thanh toán (thời điểm 1) Gửi tiền 9 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Chứng từ ở đây không phải do khách hàng tạo ra, không phải dành cho một cuộc mua bán cụ thể mà do ngân hàng phát hành và có thể sử dụng vào mọi mục đích thanh toán. Vì nó có thể sử dụng giống như tiền mặt và do đó mô hình còn được gọi là mô hình mô phỏng tiền mặt (cash-like model). Khi có người mua hàng tại một cửa hàng nào đó và thanh toán bằng chứng từ này, cửa hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chúng dựa trên những thông tin đặc biệt do ngân hàng tạo ra trên đó. Sau đó, cửa hàng có thể chọn một trong hai cách: thứ nhất là liên hệ với ngân hàng để chuyển vào tài khoản và liên hệ chuyển tiền sau vào thời gian thích hợp (deposit-later). Trường hợp riêng phổ biến của mô hình phỏng tiền mặt là mô hình tiền điện tử (Electronic cash). Hình 1.4: Mô hình TTĐT phỏng tiền mặt trả trước 1.2.2.2. Các hệ thống TTĐT a. Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống Ngân hàng Hệ thống chuyển tiền trong cùng một ngân hàng còn được gọi là hệ thống TTĐT nội bộ. thực chất đây là nghiệp vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán cho khách hàng trong cùng hệ thống. Tùy mối quan hệ và cách thức quản lí tài khoản và thông tin khách hàng tập trung hay phân tán, mối quan hệ giữa các chi nhánh, tùy quy mô, tùy sự phát triển ứng dụng CNTT để thiết kế, xây dựng và tổ chức thực hiện từ đó được gọi là hệ thống thanh toán của hệ thống chuyển tiền. Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 10 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng TTĐT là việc chuyển và hoàn tất một lệnh thanh toán thông qua mạng máy tính giữa các chi nhánh trong nội bơ một ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng, trong đó có các chủ thể tham gia thanh toán. TTĐT trong cùng một hệ thống ngân hàng không làm thay đổi tổng nguồn vốn của ngân hàng. b. Hệ thống TTĐT đa Ngân hàng Hệ thống TTĐT đa ngân hàng là hệ thống TTĐT trực tuyến Online hiện đại nhất từ trước tới nay, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống gồm 3 cấu phần: Luồng thanh toán giá trị cao, Luồng thanh toán giá trị thấp và Xử lí quyết toán vốn. Thanh toán giá trị cao theo quy đinh hiện hành là những khoản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên và những thanh toán khẩn. Luồng thanh toán giá trị thấp xử lí các món thanh toán theo lô có giá trị dưới 500 triệu đồng. Thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ diễn ra không quá 10 giây. Trong thiết kế kỹ thuật hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã đáp ứng giải pháp mở, cho phép thực hiện xử lí tình trạng thiếu vốn trong thanh toán thông qua cơ chế thấu chi, cho vay qua đêm theo lãi suất quy định của NHNN. • Thanh toán song biên giữa hai NHTM Trong trường hợp này việc thanh toán diễn ra trực tiếp giữa hai ngân hàng không có sự can thiệp của ngân hàng trung gian đầu mối. Thông thường thanh toán song biên được thực hiện dưới hai hình thức: thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền gửi với nhau hoặc ủy nhiệm thu hộ chi hộ. + Thanh toán mở tài khoản tiền gửi với nhau tại các NHTM: Trong trường hợp tần suất thanh toán giữa hai NHTM cao trong khi không tổ chức thanh toán liên hàng được (và không cùng hệ thống), không tổ chức TTBT được (vì không cùng địa bàn) các NHTM có thể ký kết hợp đồng thanh toán bằng cách mở TKTG với nhau. Tuy nhiện việc mở TKTG lẫn nhau làm cơ sở cho việc thanh toán cho nhau sẽ gây đọng vốn cho các NHTM. + Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các NHTM để khắc phục hạn chế của phương thức thanh toán mở TKTG lẫn nhau, NHNN cho phép các NHTM có thể ký kết hợp đồng thanh toán song biên trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau giữa hai NHTM. Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 [...]... dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi ngân hàng, các tổ chức tài chính hay các công ty Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/ Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant) Nó cho phép thực hiện thanh toán. .. dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền giữa hai đơn vị tín nhiệm nhau Ngân hàng có trách nhiệm xử lý, giải quyết các Ủy nhiệm chi của khách hàng nộp vào ngay trong ngày hôm đó • Hệ thống TTĐT liên Ngân hàng Là hệ thống thanh toán giữa hai hay nhiều ngân hàng bao gồm hai phân hệ là TTBT điện tử cho các khoản thanh toán giá trị thấp và thanh toán tổng tức thời cho các khoản thanh toán giá... dạng các bức điện trong thanh toán liên ngân hàng phù hợp với chuẩn mực do SWIFT đưa ra 1.2.2.3 Các phương tiện TTĐT a Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, chủ thẻ có thể dựng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút Lê Thị Thủy Lớp: HTTTB-K12 13 Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng tiền tự động hoặc thanh toán tiền mua hàng. .. nghiệp vụ thanh toán Séc điện tử với ngân hàng của người trả tiền Ngân hàng trả tiền chứng thực Séc điện tử và sau đó thanh toán tài khoản người viết Séc điện tử * Nền tảng công nghệ và nghiệp vụ của Séc điện tử: Ngôn ngữ lập trình dịch vụ tài chính (FSML) Chữ ký điện tử đủ mạnh Sử dụng phần mềm an toàn như thẻ thông minh Chứng nhận số Các tác nghiệp ngân hàng và kinh doanh hiện đại * Nền tảng công nghệ. .. máy tính của nhà cung ứng hoặc chuyển tới trung tâm giao dịch Kịch bản thanh toán phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà cung ứng khi thiết kế hệ thống d Thanh toán qua thư điện tử P2P Phương thức thanh toán qua thư điện tử P2P cho phép các cá nhân có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của họ để thanh toán qua thư điện tử Quá trình thanh toán này cũng giống như việc bạn gửi một thiệp chúc mừng... Khó luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng ngân hàng của người bán Ngay khi còn ở giai đoạn đầu của triển khai, SET đã là một giao thức chuẩn cho việc xử lý các giao dịch thẻ tín dụng trên Internet SET được thiết kế với các ý tưởng chính sau: - Đảm bảo bí mật cho các thông tin thanh toán, và đảm bảo bí mật cho các thông tin đặt hàng được truyền đi cùng với thông tin thanh toán - Đảm bảo sự toàn vẹn của... điện tử liên ngân hàng có thể xử lý TTBT tất cả các khoản TTĐT phát sinh trong cả nước giữa các ngân hàng khác hệ thống với nhau Việc TTBT bằng chứng từ truyền thống được thay thế dần bằng chứng từ điện tử hoàn toàn tự động với các trung tâm xử lý TTBT tự động bằng điện tử được xây dựng tại các tỉnh và thành phố Cuối cùng được quyết toán tại trung tâm thanh toán quốc gia, nơi mở TKTG thanh toán của các. .. cho ngân hàng thu hộ số tiền hàng hóa, dịch vụ theo các chứng từ thanh toán hợp lệ, hợp pháp Bên mua và bên bán phải thống nhất với nhau dựng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu đồng thời thông báo bằng văn bản cho ngân hàng của bên thụ hưởng để có căn cớ thực hiện ủy nhiệm thu Bên bán lập ủy nhiệm thu theo mẫu của ngân hàng, kèm theo hóa đơn, vận đơn gửi tới ngân hàng Khi nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng. .. phương thức thanh toán đặc trưng nhất của các dịch vụ trên Internet Trên thực tế đã có những doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng lên đến 400% đơn giản chỉ vì họ cung cấp cho khách hàng phương thức thanh toán nhanh và tiện lợi nhất Thẻ tín dụng là một tổ hợp đặc biệt của mua bán và vay nợ Bên bán cung cấp cho bên mua các hàng hóa hay dịch vụ như thông thường, nhưng bên mua thanh toán cho bên bán bằng... thống TTĐT hiện đại trên thế giới đó là, cơ chế thanh toán tức thời từng món thanh toán giá trị cao thông qua NHTW và chỉ khi số dư trên TKTG của ngân hàng chi trả có đủ tiền thì lệnh thanh toán mới được thực hiện và như vậy loại trừ mọi rủi ro và khả năng thanh toán và chiếm dụng vốn giữa các ngân hàng Các ngân hàng thành viên trên thị trường liên ngân hàng có thể cung ứng vốn lẫn nhau đảm bảo cơ sở . vi nghiên cứu đề tài Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thanh toán điện tử, những hình thức thanh toán, phương tiện thanh toán, tình hình phát triển thanh toán điện tử qua các loại thẻ thanh toán. mình là Nghiên cứu các hình thức giao dịch trong TTĐT tại Ngân hàng Agribank. 2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận Nghiên cứu những vấn đề khách quan về Thanh toán điện tử, những kiến thức nền. phân hệ là TTBT điện tử cho các khoản thanh toán giá trị thấp và thanh toán tổng tức thời cho các khoản thanh toán giá trị cao hoặc thanh toán khẩn. + Hệ thống TTĐT liên ngân hàng tổng tức thời:

Ngày đăng: 30/04/2015, 14:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Khái niỆm chung vỀ TTĐT

    • 1.1.1. Khái niệm

    • 1.1.2. Ưu, nhược điểm của TTĐT

    • 1.2. ĐẶC trưng trong TTĐT và các mô hình trong TTĐT

      • 1.2.1. Đặc trưng trong TTĐT

      • 1.2.2. Các mô hình trong TTĐT

      • 1.3. VẤn đỀ an ninh và bẢo mẬt trong TTĐT

      • 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

        • 2.1.1. Giới thiệu chung

        • 2.1.2. Sự hình thành và phát triển

        • ản) Dự án phát triển cao s tiểu

        • củ Agribank 2.3 . Tn

          • hình oẠt đỘng kinh doanh và đỊnh hưỚn

          • trữ la gạo, các chương trình

          • CHƯNG 3 THỰC TRẠNG THAH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NG

          • cácngân hàng nên xác địh TTĐT là một trong

            • ững ciến lược của mình. 3.2 . ThỰc trẠng TTĐT tẠ i Ngân hàng Agribank 3.2.

            • ng địh sự hội nhập bền vững, sâu rộng vào thị trường thẻ t

            • khaisản phẩm thẻ mới-Thẻ ghi nợ nội địa hạng Vàng Plus Success đã góp phần là

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan