Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội

15 269 0
Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội Lời mở đầu Dù đã trải quan hàng nghìn năm phát triển song về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với ba đặc điểm mang tính chi phối: kinh tế nông nghiệp, xã hội nông thôn, cư dân nông dân. Tư liệu sản xuất chủ yếu của kinh tế nông nghiệp là ruộng đất, và gắn với nó là các hình thức sở hữu và sử dụng đất đai mà thông qua đó con người ràng buộc với nhau trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Dưới thời phong kiến, chế độ ruộng đất là cơ sở, là nền tảng của nhà nước trung ương tập quyền, là nguồn thu nhập chủ yếu của các vương triều phong kiến, đồng thời cũng là nhân tố cơ bản chi phối mọi hoạt động của xã hội đương thời. Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nói chung, đặc biệt là từ khi nhà Nguyễn Thành Lập dưới triều Gia Long, Minh Mệnh. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, kho địa bạ đồ sộ vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Phần lớn các địa bạ này đều có niên đại từ 1805 đến 1839. Địa bạ cung cấp nhiều tư liệu quý giá giúp chúng ta có thể tái tạo lại một phần nào đó lịch sử đất nước ta nói chung, về chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam nói riêng qua những số liệu thống kê cụ thể. Bằng các phương pháp thông kê, so sánh khách quan ta có thể tìm thấy ở đây bên cạnh các mối quan hệ kinh tế là các mối quan hệ phức tạp của xã hội trong thời kỳ này. Chính vì thế trong tiểu luận chuyên đề này do phạm vi thời gian nghiên cứu có hạn nên người viết chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu địa bạ phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 1 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội 1.Một vài khái quát về quá trình ra đời địa bạ và ý nghĩa của địa bạ 1.1.Quá trình ra đời địa bạ. Theo các nguồn thông tin về sử liệu thì địa bạ ở nước ta xuất hiện từ thời Lý. Với việc xuất hiện sự kiện năm 1092, lần đầu tiên Nhà nước lập sổ địa bạ, gọi là điền tịch.Đây có thể coi là nền tảng của địa bạ sau này. Trải qua một thời kỳ phát triển dài của lịch sử phong kiến cho đến thời Lê, sau kháng chiến chống Minh (1428), Lê Lợi xuống chiếu lập địa bạ. Quốc triều hình luật (Điều 347) quy định 4 năm làm lại điền bạ một lần. Các thế kỷ sau việc lập và tu bổ địa bạ đợc tiếp tục rải rác qua nhiều thời kỳ. Tuy nhiên Địa bạ được lập với quy mô lớn nhất là dới thời Nguyễn, chủ yếu dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mệnh.Trong bộ sưu tập địa bạ hiện có thì nguồn gốc của nó cũng chủ yếu được lập dưới thời Nguyễn. Địa bản được lập thành ba bản: Giáp ( Bé Hộ giữ), Êt ( tỉnh giữ) và Bính ( thôn giữ) Hiện nay bộ sưu tập địa bạ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm với 526 tập với 1.635 địa bạ.Niên đại chủ yếu là Gia Long (966/1635), trong đó chủ yếu là Gia Long 4 (959). Dung lượng 35.331 tê (= 70.662 trang) địa bàn phân bố từ ừ Hà Tĩnh trở ra 1.2 ý nghĩa của địa bạ và nghiên cứu địa bạ Sù ra đời của địa bạ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn tài liệu có giá trị nhất khi nghiên cứu tình hình ruộng đất ở Việt Nam. Đồng thời thông qua bức tranh về ruộng đất trong các địa bạ ta phần nào tái hiện được đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người dân Việt trước đây. Chính vì thế việc nghiên cứu địa bạ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không chỉ đối với người làm khoa học mà còn đối với những ai quan tâm đến tình hình nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 2 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội Nội dung 1.Vài nét về phường Thuỵ Trương Thuỵ Trương là một trong sè 5 phường của tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên được có mặt trong địa bạ Hà Nội. Đây là một địa điểm có địa giới rất cụ thể rõ ràng :Đông giáp Quán Trấn Vũ cửa Ô cũ lấy dân cư xóm Yên làm giới.Tây giáp địa phận phường Hồ Khẩu lấy đường nhỏ chân thành phía Đông làm giới.Nam giáp thành Đại La lấy chân thanh phía Bắc làm giới.Bắc giáp Hồ Tây lấy giữa hồ làm giới. Đây là một trong những phường nổi bật của tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên với nhiều loại hình đất phong phú và đa dạng. Bảng 1: Tên và diện tích các phường trong tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên STT Tên các xứ Diện tích các xứ Quy đổi (tấc) Tỷ lệ 1 Phường An Thái 26.0.0.0 39000 7,591 2 Phường Bái Ân 74.2.6.8 111368 21,678 3 Phường Thuỵ Trương 99.9.14.0 149990 29,195 4 Phường Trích Sài 56.4.10.2 84700 16,487 5 Phường Trang Thiên Niên 85.2.8.9 128690 25,049 6 Tổng 513748 100 ( Chó thích : 99.9.14.0 : 99 mẫu.9 sào. 14 thước. 0 tấc) Nhìn vào bảng 1 ta thấy Phường Thuỵ Trương là một trong số các phường có số sở hữu diện tích đất thuộc vào hạng lớn nhất với 99.9.14. 0 chiếm 29,195% so với tổng diện tích toàn tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên. Tuy nhiên sự so với các phường khác cũng không hẳn là có Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 3 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội sự chênh lệnh khá lín. So với nhiều Tổng khác của phường Quảng Đức thì phường Thuỵ Trương thuộc vào phường có quy mô diện tích đất trung bình( chưa tính một phần nhỏ diện tÝch đất mộ địa( đất tha ma xưa). Với số lượng diện tích công hồ điền thổ nh trên lại được phân chia ra từng xứ, từng người. Chính vì thế hẳn qui mô là không lớn. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng ruộng đất và quy mô ruộng đất chúng ta sẽ đi vào thống kê số liệu để thấy được những cái nhìn khái quát hơn về một phường của Hà Nội trong những năm đầu thế kỷ XX. 2. Tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương thông qua phân tích địa bạ Bảng 2:Các loại đất của phường STT Các loại ruộng Diện tích Qui đổi tấc Tỉ lệ % 1 Quan điền 9 . 0 . 4 . 0. 13540 9,027 2 Tư điền 41 . 5 . 0 . 0 62250 41,503 3 Tế Điền 4 . 0 . 0 . 0 6000 4,0 4 Thổ trạch viên trì cùng thần từ phật tự 45 . 4 . 10 . 0 68200 45.47 Tổng 99.9.14.0 149990 100 Qua bảng 2 ta thấy diện tích đất ( không tính cả đất mộ địa của phường Thuỵ Trương được phân bố và chia nhá ra làm nhiều loại đất khác nhau bao gồm nhiều loại như quan điền, tư điền , tế điền, thổ trạch viên trì cùng thần từ phật tự, và mộ địa. Trong đó chiếm diện tích lớn nhất vẫn là thổ trạch viên trì cùng thần từ phật tự 45.4.10.0 ( 45,47%), rồi tiếp đến đất tư điền 41.5.0.0 ( 41,503%); quan điền 9.0.4.0(9,027%); tế điền 4.0.0.0( 4.0%) Nhìn chung các loại đất phân bố không đều. Có loại chiếm diện tích nhiều nh tư điền, thổ trạch viên trì song cũng có loại chiếm một tỷ lệ rất nhá nh tế điền. Rõ ràng qua một số chỉ số thống kê ruộng đất ta cũng hiểu một phần nào sinh hoạt của phường Thuỵ Trường vào nhưng năm Gia Long .Ở đây tập Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 4 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội trung đủ loại ruộng đất quan điền, tư điền, tế điền.Tư điền chiếm một phần diện tích lớn như vậy chứng tỏ ở đây tư hữu chiếm tỷ lệ cao hơn so với một số loại khác. * Ruộng quan điền là ruộng do những người có công hay làm quan được nhà nước phong kiến cấp cho. Trên thực tế số ruộng đất này là do người dân trong làng canh tác. Nhưng một phần hoa lợi làm được không phải nép thuế cho nhà nước mà phải nép cho các ông quan đó . Nếu tính chung với diện tích toàn phường thì ruộng quan điền chiếm một tỷ lệ nhỏ 9.0.4.0 với 9,027%. Theo nguồn địa bạ thì ruộng quan điền chủ yếu là ruộng tam đẳng( ruộng loại 3) trong đó canh tác đều vào mùa hạ gọi là ruộng hạ điền. Được phân bố chủ yếu ở hai xứ với hai số lượng khác nhau. ở xứ Lộng Bể : 0 . 0 . 4 . 0( thực canh), xứ Thanh Lan : 9 . 0 . 0 . 0. Rõ ràng riêng ruộng quan điền ở đây phân bố cũng không đều. Về hình thức đây là loại ruộng được nhà nước phân riêng của các quan lại nhưng trên thực tế nó lại là ruộng đất công của làng xã bởi nó vẫn thuộc làng xã nhưng phần thuế không nép cho nhà nước như tư điền mà nép cho các quan. Tuy vậy vẫn không thể đồng nhất quan điền là công điền. Với số lượng thực canh chỉ có 0.0.4.0 chiếm 4,255% tổng số quan điền là quá nhỏ. Điều này chứng tỏ mức độ sử dụng ruộng quan điền ở đây chưa cao. Bảng 3: Sự phân bố các loại tư điền STT Tên các xứ Diện tích Quy đổi Tỷ lệ % 1 Xứ Lộng Bể, Hành Hương 11.2.0.0 16800 21,687 2 Xứ Lỗ Trại 9.0.0.0 13500 26,988 3 Xứ Đại Hồ 6.3.0.0 9450 15,181 4 Xứ Cửa Luộc 15.0.0.0 22500 36,144 5 Tổng tư điền 41.5.0.0 62250 100 Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 5 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội * Ruộng tư điền : Tính ra trong một phường của Tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thì sự phân bố từng loại ruộng ở các xứ là khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là ruộng tư điền. Trừ bộ phận thổ cư , còn lại 54 mẫu 5 sào, 3 thước, 0 tấc bằng 54,524 % tổng diện tích phường là ruộng tư, ruộng quan điền, ruộng tế. Bộ phận này hoàn toàn tách biệt với bộ phận thổ cư, được chia ra làm nhiều bộ phận ở nhiều xứ. Các xứ đồng này, đến lượt mình lại chia nhỏ thành các thửa ruộng có quy mô, kích thước khác nhau, được ngăn cách với nhau bởi hệ thống bờ ruộng, rồi lại chia ra cho từng người dân về trồng cấy lương thực hoa màu thu được phải nép tô thuế một phần cho nhà nước . Ở phường Thuỵ Trương diện tích tư điền chiếm 41,503% tổng số diện tích đất của toàn phường. Trong đó xứ Cửa Luộc có diện tích lớn nhất 15.0.0.0. ( song đây là loại ruộng ngập nước Ýt canh tác ).Số diện tích ruộng tư điền đều là loại ruộng hạng 3 cấy vào mùa hạ hằng năm. Đây là loại ruộng được sử dụng đúng chức năng của mình. Ta có thể phân tích quy mô tư điền thực canh canh tác trong phường nh sau: Bảng 4: Quy mô của tư điền thực canh trong phường Thuỵ Trương( trừ đi diện tích ruộng lưu hoang không có chủ) STT Quy mô ruộng đất Số lượng 1 Dưới 1 mẫu 5 2 1mẫu- 2 mẫu 14 3 Trên 2 mẫu 2 Số lượng các chủ tư điền có qui mô ruộng đất dưới 1 mẫu là 5 người chiếm 23.809% số chủ tư điền thực canh của cả phường. Số lượng các chủ tư điền có qui mô diện tích từ 1mẫu đến 2 mẫu là 14 người chiếm một tỷ lệ lớn 66,667%. Nói cách khác những thửa ruộng nhỏ từ 1 mẫu đến 2 mẫu là đại diện cho kích thước các thửa ruộng tư ở Thuỵ Trương.Qua đây ta có thể Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 6 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội thấy qui mô ruộng đất trung bình ở đây là 1- 2 mẫu thực canh mỗi người. Còn qui mô trên 2 mẫu chiếm số lượng Ýt 2 = 9,523% số lượng chủ tư điền. Người có sở hữu ruộng tư thấp nhất là 0.6.0.0 mảnh lớn nhất là 2.8.0.0 Chênh lệch không đáng kể 21.43%. Với số lượng diện tích lớn như vậy chứng tỏ ở Thuỵ Trương ruộng tư chiếm ưu thế hơn hẳn ruộng công. Hay nói đúng hơn không thấy sự xuất hiện của ruộng công ở địa bạ Thuỵ Trương. Tuy nhiên ruộng tư điền phân tán nhỏ, số lượng diện tích mỗi mảnh ruộng thuộc về chủ sở hữu là không giống nhau song đều có một điểm chung là không lớn. Mặc dù tư điền là chiếm ưu thế trong các loại ruộng ở đây nhưng diện tích thực canh cũng mới chỉ chiếm59,036% so với diện tích tư điền, còn ruộng lưu hoang vẫn là 15.0.0.0. (40,964%) Như vậy có thể thấy diện tích đất lưu hoang chưa được sử dông này còn rất nhiều. Nguyên nhân phải chăng vì ruộng xấu không thể canh tác, hay vì nó đang phản ánh quá trình đô thị hoá ở đây vào những thập niên đầu thế kỷ 19 này? Điều này dẫn đến kết quả nông nghiệp trồng cấy thu được là chưa cao. Bảng 5: Các chủ sở hữu với mức độ sử hữu tư điền thực canh của phường Thuỵ Trương có thể cụ thể như sau: STT Họ và tên Số ruộng đất 1 Nguyễn Đình Toại 2 . 8. 0 . 0 2 Nguyễn Đình Tích 2.1 . 0 . 0 . 0 3 Hà Thị Tuyển 0 . 8 . 0 . 0 4 Nguyễn Đình Quý 1 . 3 . 0 . 0 5 Lê Văn Nhữ 0 . 6 . 0 . 0 6 Phạm Thị Miêu 1 . 2 . 0 . 0 7 Hà Đăng Đạt 0 . 7 . 0 . 0 8 Bùi Văn Ôn 1 . 6 . 0 . 0 9 Phan Trọng Vũ 0 . 8 . 0 . 0 10 Hà Thị Vót 1 . 2 . 0 . 0 Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 7 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội 11 Lê Văn Hoàn 1 . 0 . 0 . 0 12 Nguyễn Văn Nông 1 . 5 . 0 . 0 13 Hà Văn Thảo 1 . 5 . 0 . 0 . 14 Phạm Văn Lối 1 . 2 . 0 . 0 . 15 Nguyễn Văn Núng 0 . 6 . 0 . 0 16 Lê Văn Thán 1 . 0 . 0 . 0 17 Lê Văn Thảo 1 . 3 . 0 . 0 18 Lê Văn Nhữ 1 . 3 . 0 . 0 19 Hà Hữu Lượng 1 . 5 . 0 . 0 20 Hà Thị Thực 1 . 5 . 0 . 0 21 Nguyễn Văn Quát 1. 0 . 0 . 0 Tổng 24.5.0.0 Nhìn vào bảng 5 ta thấy : trong 21 chủ sở hữu tư điền ở thôn Thuỵ Trương số nữ là 4 chiếm tỷ lệ 19% chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số chủ tư điền. Có thể nói, việc phụ nữ đứng tên làm chủ sở hữu ruộng đất không phải là một hiện tượng hiếm ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là ở Bắc Bé. Số chủ tư điền là nữ:4 người= 19.047% tổng số chủ tư điền. Tuy nhiên qui mô mức độ sở hữu của chủ sở hữu nữ là không lớn chiếm 4.7.0.0= 19,58% tổng diện tích tư điền có chủ sở hữu. Rõ ràng ở phường Thuỵ Trương không có trường hợp sở hữu thuộc về một người. Sở hữu lớn 5 đến 10 mẫu không có.Đây là hiện tượng phổ biến ở các làng xã trong thời gian này ở Địa bạ Hà Nội. Nhìn chung không có sở hữu lớn và quy mô diện tích nhỏ là đặc điểm chủ yếu không chỉ của phường Thuỵ Trương huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên mà nhìn chung của các huyện các phủ khác ở Hà Nội. Nó khác hẳn với quy mô này ở Thái Bình.Đây là một nét khác biệt của Địa bạ Hà Nội so với các nơi khác. Phải chăng đây là xu thế của Hà Nội trong những năm đầu thế kỷ XIX khi đang chuyển mình bước vào giai đoạn đô thị. Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 8 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội * Ruộng tế điền: Là ruộng dành cho việc tế lễ thời phong kiến( như cho cày cấy lấy hoa lợi từ số ruộng này, trừ phần thuế theo số lượng ruộng ghi trong điền bạ, còn lại được sử dụng cho các hoạt động cóng tế hàng năm. ở phường Thuỵ Trương số diện tích ruộng này rất Ýt chỉ có 4.0.0.0 chiếm 3,846 % tổng diện tích toàn phường. Tuy diện tích ruộng này Ýt nhưng lại là sử dụng thực tế vào mùa hạ và chủ yếu là ruộng loại hai- ruộng tốt nhất ở phường Thuỵ Trương. Trong sè Ýt ruộng này lại chia ra phân bố ở hai xứ trong đó tập trung hầu hết ở Xứ Đường Ma : 3 . 0 . 0 . 0 . chiếm 75% diện tích ruộng tế điền của cả phương do bản phường đồng quân phân canh tác và Xứ Gò Xạ : 1 . 0 . 0 . 0 . , do bản phường đồng quân phân canh tác. Với việc xuất hiện ruộng tế điền chứng tỏ ở bản phường hoạt động tế lễ rất có quy củ và được diễn ra hàng năm, phản ánh đời sống tinh thần ở phường rất phong phó mang đậm tính chất văn hoá của làng quê Việt Nam, phản ánh tâm hồn của người nông dân Việt rất thành kính đối với thần linh, tổ tiên và luôn cầu mong sự phù hộ của tổ tiên, thần phật. Đây là tâm lý chung của mọi người dân Việt dù ở làng quê hay đô thị. Bảng 4: Sù phân bố đất thổ trạch viên trì STT Tên các xứ Diện tích Quy đổi Tỷ lệ 1 Xứ Giữa Làng 42 . 7 . 5 . 0 64100 93,989 2 Xứ Đầu Làng 1 . 0 . 0 . 0 1500 2,199 3 Xứ Bà Đanh : 1 . 7 . 5 . 0 2600 3,812 4 Tổng 45 . 4 . 10 . 0 68200 100 * Thổ trạch viên trì cùng thần từ phật tù: Đây là loại đất chiếm tổng số lớn nhất của phường Thuỵ Trương . Lại được phân bố không đều ở từng xứ. Trong đó xứ giữa làng chiếm tuyệt đại đa số 93,989% còn lại một diện tích nhỏ ở hai xứ Đầu Làng và Bà Đanh. Nh vậy có thể nói Với sự phân bố không đều của diện tích đất thổ trạch viên trì ta có thể nhìn ra sự phân bố Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 9 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội không đều của cả dân cư. đây là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất ở phường Thuỵ Trương. Chứng tỏ ở đây có hoạt động sinh hoạt và tín ngưỡng hết sức phong phú sôi động của người lao động Việt Nam ngày xưa. Phản ánh xu thế thích sống ở giữa làng đây là nơi tụ họp còng nh là trung tâm văn hoá của cả làng. Thông qua số liệu thống kê ta có thể thấy được phần nào nét sinh hoạt của nhân dân lao động ngày xưa ở các làng quê Việt Nam. Qua việc phân bố ruộng đất ở phường Thuỵ Trương ta cũng thấy được mét phần nào đời sống xã hội của người dân nơi đây. Đó là một phường có đời sống tâm linh phong phú, có hoạt động kinh tế trên nhiều loại ruộng với các diện tích khác nhau: Tư điền, quan điền, tế điền, đất thờ thần từ phật tự Các loại diện tích khác: *Đất tha ma đây là diện tích đất không được tính vào công hồ điền thổ của phường nhưng nó cũng là một loại đất không thể thiếu ở các làng xã ngày xưa. So với diện tích công tư điền thổ của phường thì diện tích này chiếm số lượng Ýt. Chỉ có 4.0.0.0. Nhưng nó cũng được phân bố đều khắp các nơi với số lượng cụ thể nh sau: một khoảng có diện tích là 2.5.0.0, một khoảng là1.0.0.0 và còn một khoảng nhỏ là0.5.0.0. Có thể nói so với các phường khác trong tổng Trung thì diện tích mộ địa ở đây thuộc vào loại cao sơ với một số phường không có diện tích này nh phường Hồ Khẩu, phường Thiên Niên. Phải chăng diện tích này cũng phản ánh một đời sống tâm linh của mỗi người dân ở đây. * Bên cạnh việc công tư điền thổ của phường thị tại Thuỵ Trương còn có một số lượng quan đồn điền Sở Quán La, huyện Từ Liêm với diện tích là 21 . 3 . 4 . 0. So với diện tích công hồ điền thổ của phường, số diện tích này cũng chiếm gần 1/4 so với ruộng đất của bản phường. Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 10 [...]... rung phng Thu Trng lm cho din tớch ng rung tng lờn Qua õy ta cú th thy quan h kinh t vn hoỏ xó hi ca cỏc lng, cỏc tng ca phng ny vi cỏc phng khỏc.ú chớnh l s phong phú trong cỏc quan h xó hi * Quan h dũng h: Qua a b õy ta thy ni lờn cú nhiu h nh h Nguyn, Lờ, Phan, Phm, H, Bựi Rừ rng thụng qua 21 ch s hu t in ta cú th thy rung t phõn b khụng cú s tp trung nht nh trong tay h no Nú phn ỏnh s phõn b ri... mt nột tiờu biu ca vn hoỏ Vit Nam Quan h dũng h hon ton khụng nhỡn thy õy s ni bt vi vai trũ tr ct ca mt dũng h no Chng t cú s ho ng trong cỏc quan h ng x õy c bit thụng qua a b phng Thu Trng ta thy s liờn h v mc kinh t, s hu rung t gia cỏc phng trong tng ca huyn ny vi huyn khỏc v kộo theo ú l si dõy liờn h v mt quan h xó hi m bng chng ca nú chớnh l h thng rung quan n in s Quỏn La huyn T Liờm õy... s nhn xột Thụng qua a b H Ni vi nhng phng phỏp thng kờ ht sc n gin, ta phn no thy c tỡnh hỡnh rung t v s hu rung t Thu Trng tng Trung huyn Qung c ph Phng Thiờn ng thi nhỡn thy õy mt phn s phỏt trin kinh t ca phng thụng qua thng kờ rung t ú l mt phng nụng nghip khụng t c mc canh tỏc, s dụng t mt cỏch thng xuyờn, cht lng rung thỡ khụng cao so 1 Phan Phơng Thảo: Chính sách quân điền ở Bình Định nă,... rung t phng Thu Trng tng Trung huyn Qung c ph Phng Thiờn thụng qua a b H Ni Trong số 21.3.4.0 ny thỡ cú 2 4 0 0 nh ng:chim 11,254 % din tớch v cú 18 9 4 0 rung tam ng( 88,746%) ng thi din tớch thc canh ch cú 10 8 11 1 3 chim 50,99% cũn li l lu hoang V rung quan n in ny cng c phõn b vo hai x ch yu X Lng B, X Lừ Tri Cú th núi vi s gúp mt ca mt s lng din tớch rung quan n in ca s Quỏn La ó lm... Bỡnh nh qua t liu a b Nxb Th gii- 2004 3 Nguyn Hi K: Mt lng c truyn Bc B: Nxb Vn hoỏ thụng tin H- 1998 Nguyn Th Kim Dung K47 CLC Lch s 14 Bc u tỡm hiu tỡnh hỡnh rung t phng Thu Trng tng Trung huyn Qung c ph Phng Thiờn thụng qua a b H Ni 4 Phan Huy Lờ, V c Nghinh, Vũ Minh Giang, V Vn Quõn, Phan Phng Tho: a b Thỏi Bỡnh Nxb Th gii, H-1997 5 V Vn Quõn: Bi ging ch rung t Vit Nam trong lch s c trung i... Bng Bc B Tuy nhiờn õy cng l mt iu c bit so vi hai a b H ụng v Thỏi Bỡnh Nguyn Th Kim Dung K47 CLC Lch s 11 Bc u tỡm hiu tỡnh hỡnh rung t phng Thu Trng tng Trung huyn Qung c ph Phng Thiờn thụng qua a b H Ni Nhỡn chung cỏc loi rung phng Thu Trng dự l quan in, t in, hay t in cũng ch yu l rung loi ba Li l rung h in nh vy chng t phng ny ch cy cú mt vụ Nh vy h s s dng t khụng cao, so vi cỏc ni khỏc trong... hot ng nụng nghip u din ra vo mựa h bng chng l vic xut hin tt c cỏc loi rung cú mt õy dự l quan in, cụng in, hay t in u l h in Nh vy chng t mc thõm canh cha cao hay núi ỳng hn h s s dng t õy rt thp cha khai thỏc c tim nng Thm chớ s rung lu hoang cũn chim rt nhiu trong tng din tớch ca cụng t in ca Phng Thụng qua a b phng Thu Trng ta thy ni lờn õy ú l ú l s vng mt ca din tớch rung cụng nhng li thy... hin ngy cng nhiu hn t th trch viờn trỡ ỏp ng mt phn no ú din tớch t cho s lng dõn c ngy cng ụng Nguyn Th Kim Dung K47 CLC Lch s 13 Bc u tỡm hiu tỡnh hỡnh rung t phng Thu Trng tng Trung huyn Qung c ph Phng Thiờn thụng qua a b H Ni a b phng Thu Trng ó phn ỏnh mt li sng sinh hot tớn ngng phong phỳ ca c dõn ni õy ú chớnh l vic xut hin ca cựng mt lỳc c hai loi rung t in v rung t th thn pht t Cú l õyl... cú th thy rung t phõn b khụng cú s tp trung nht nh trong tay h no Nú phn ỏnh s phõn b ri rỏc ca rung t Chng t õy khụng cú dũng h no nm quyn th trong lng * ng thi thụng qua b mỏy chc dch phng Thu Trng ta cú th thy õy khụng cú sự tp trung quyn lc vo tay mt dũng h no ht S lng rung t thuc v chc dch chim t l nh ch cú Nguyn ỡnh Toi chim 2.8.0.0 l s lng quy mụ t in ln nht lng Rừ rng s vi nhiu a phng khỏc... rung thỡ khụng cao so 1 Phan Phơng Thảo: Chính sách quân điền ở Bình Định nă, 1839 NxbH- 2003 tr 83 Nguyn Th Kim Dung K47 CLC Lch s 12 Bc u tỡm hiu tỡnh hỡnh rung t phng Thu Trng tng Trung huyn Qung c ph Phng Thiờn thụng qua a b H Ni vi nhiu phng khỏc trong tng cng nh nhiu ni trong a b H Ni v c bit nu so sỏnh vi a b H ụng hay Thỏi Bỡnh thỡ c s lng, cht lng v quy mụ rung t õy vn dng li mc khiờm tn . Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội Lời mở đầu Dù đã trải quan hàng nghìn năm phát. s 12 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên thông qua Địa bạ Hà Nội với nhiều phường khác trong tổng cũng như nhiều nơi trong địa bạ. lại ở việc nghiên cứu địa bạ phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện Quảng Đức phủ Phụng Thiên Nguyễn Thị Kim Dung K47 CLC Lịch sử 1 Bước đầu tìm hiểu tình hình ruộng đất ở phường Thuỵ Trương tổng Trung huyện

Ngày đăng: 30/04/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan