Những câu chuyện kích thích sự sáng tạo Tập 2

98 655 2
Những câu chuyện kích thích sự sáng tạo   Tập 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nobel không lùi bước Tất cả mọi người trên thế giới đều không thể không biết tới hoặc từng nghe nói tới về Alfred Bernhard Nobel. Nobel được biết tới không chỉ bởi những cống hiến vĩ đại của ông với ngành hoá học, mà còn vì ông là người sáng lập giải thưởng mang tên ông, dành tặng cho những người có đóng góp to lớn cho khoa học nhân loại. Nobel và cả người cha của ông đều sớm tin tưởng vào khả năng phát triển của chất nổ nitroglycerin. Hai cha con Nobel, một người ở Nga, một người ở Thuỵ Điển, đã cùng tiến hành nghiên cứu về nitro- glycerin. Cha của A.Nobel là ông Immanuel Nobel, người đã có ý tưởng tạo ra một chất nổ cực mạnh bằng cách trộn 10% nitroglycerin với chất bột đen và đốt. Bằng cách này, thí nghiệm vấp phải sai lầm lớn nhất là không bảo đảm độ an toàn khi châm lửa đốt. Tiếp thu những ý tưởng của cha mình, Nobel bắt đầu với việc nghiên cứu tính chất và phương pháp điều chế nitroglycerin. Qua tham khảo và học tập nhiều thành tựu nghiên cứu của những người khác và từ thực tế làm việc của bản thân, A.Nobel nhận định, muốn sử dụng nitroglycerin vào chế tạo chất nổ, một là cần có một phương pháp châm ngòi nổ thích hợp, hai là phải làm sao đưa nitroglycerin vào một tình thế an toàn mà vẫn không giảm sức công phá của chất nổ này. Với tư chất thông minh sáng tạo, sau hơn 50 lần thí nghiệm, năm 1862, Nobel thành công với phát minh đầu tiên của mình. Nobel cho nitroglycerin vào một ống thuỷ tinh, đặt ống thuỷ tinh đã nhét đầy thuốc nổ vào một ống thiếc, đồng thời cho nối với dây cháy chậm. Khi công việc đã được chuẩn bị, A.Nobel gọi hai người anh trai của mình cùng tới chứng kiến cuộc thử nghiệm. Một tiếng nổ long trời lở đất vang lên Sức công phá của cơ chế nổ do Nobel thiết kế quả nhiên mạnh hơn nhiều lần so với thuốc nổ bột đen. Thành công đầu tiên của Nobel chứng tỏ ông đã nắm được phương pháp dẫn nổ nitroglycerin. Thế nhưng, chất tạo ra sức nổ chủ yếu của thử nghiệm này vẫn là thuốc nổ bột đen, khả năng của nitroglycerin chưa được phát huy hết. Đó là lí do Nobel tiếp tục vùi mình trong những nghiên cứu và thí nghiệm với nitroglycerin. Trong khoa học, không có con đường nào là con đường bằng phẳng. Ngày 3 tháng 9 năm 1864, trong thử nghiệm cho nổ nitroglycerin, phòng thí nghiệm của Nobel bị nổ tan tành, 5 trợ lí của Nobel trong đó có cả người em trai Emile của ông đã bị thiệt mạng. Sự việc này như một bóng đen đổ ập lên gia đình Nobel. Cha của Nobel không chịu nổi cú sốc, đã lâm bệnh và bán thân bất toại. Trước sự cố này, những người dân sống quanh khu nhà của gia đình Nobel cũng vô cùng hoảng loạn. Họ tới tấp đề nghị chính quyền địa phương phải dẹp bỏ các phòng thí nghiệm của Nobel và cấm Nobel không được tiến hành các thí nghiệm trong khu vực thành phố nữa. Những tổn thất và đau đớn tưởng như đè bẹp ý chí và mọi nghị lực của Nobel. Nhưng chính khát vọng khoa học đã vực Nobel dậy, ông chuyển “phòng thí nghiệm” của mình ra ngoại ô, Nobel được chính quyền cho phép tiến hành thí nghiệm một mình trên chiếc thuyền buồm ở hồ Malaren và không được nhận thêm bất cứ ai làm trợ lí. Phải trải qua chừng hơn trăm thí nghiệm khác nhau, sau đó Nobel mới tìm ra cách vận dụng thuỷ ngân fuminat làm chất dẫn nổ cho nitroglycerin. Thuỷ ngân fuminat có đặc tính là rất mẫn cảm với các chấn động, khi chịu tác động của chấn động hoặc ma sát, nó lập tức gây nổ. Lần này, trong thiết bị nổ, Nobel gắn thêm ống chứa thuỷ ngân fuminat, nó có vai trò làm bộ phận dẫn nổ, bảo đảm được tính an toàn của vụ nổ. Tìm tòi và suy ngẫm Bạn đã từng nghe nói đến giải thưởng Nobel chưa? Ngày nay, người ta trao giải thưởng Nobel về nhiều lĩnh vực, chẳng hạn giải thưởng Nobel về văn học, giải thưởng Nobel về hoá học Ngoài ra, bạn còn biết giải thưởng Nobel về những lĩnh vực nào nữa? Đứng trước hàng loạt thất bại và những khó khăn, Nobel đã xử trí như thế nào? Nếu bạn là Nobel, bạn sẽ làm gì khi ở vào hoàn cảnh đó? FARADAY - Một tấm gương về sự cố gắng không mệt mỏi Các bạn hẳn đã nghe nói nhiều về Faraday - ông là người phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ vào năm 1831, dự báo chính xác sự ra đời của máy phát điện, mở ra một thời đại mới của Điện khí học. Cả cuộc đời Faraday dành cho nghiên cứu lí luận về “trường điện từ” đặt nền tảng mở ra cuộc cách mạng trong vật lí học. Người ta kể rằng thầy giáo của Faraday, nhà khoa học nổi tiếng Humphry Davy trong thời gian ốm bệnh nằm ở Geneve - Thuỵ Sĩ, khi được hỏi về phát minh vĩ đại nhất của ông, ông tuyệt nhiên không nhắc nhở đến những nguyên tố Natri, Kali - là những phát hiện nổi tiếng của ông. Ông Davy đã nói thế này: “Cả cuộc đời tôi, phát minh lớn nhất là về một con người - Tôi là người đã tìm ra Faraday”. Ngày 22 tháng 9 năm 1791, Michael Faraday được sinh ra trong một gia đình làm nghề sắt. Khi đó, cha của Faraday sức khoẻ rất yếu, thường xuyên đau ốm. Vì thế công việc của cửa hàng sắt chỉ hoạt động được một thời gian không bao lâu thì phải đóng cửa và chuyển nhượng cho người khác. Để phụ giúp gia đình, lúc 12 tuổi, Faraday phải đi bán báo kiếm tiền. 13 tuổi, Faraday xin vào giúp việc và học nghề đóng sách ở cửa hàng sách của ông Riebau - một hiệu sách nổi tiếng ở London khi ấy. Từ đây, Faraday bắt đầu cuộc sống tự mưu sinh. Nơi Faraday đang học nghề là một hiệu sách nổi tiếng nên thường xuyên có rất nhiều hội viên Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh qua lại. Các hội viên Hiệp hội cũng thường tín nhiệm hiệu sách này về chuyện đóng sách cho họ. Một thời gian, Faraday thành thạo với công việc đóng sách, chính tay anh đã đóng sách cho không ít các thành viên của Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh. Trong số khách hàng quen thuộc của cửa hiệu có một người tên là William Dance thường rất quý mến Faraday. Một hôm, ông Dance tặng cho Faraday các vé đi nghe bốn buổi diễn thuyết của nhà hoá học nổi tiếng Humphry Davy. Thật bất ngờ, bốn buổi diễn thuyết đã cuốn hút Faraday đến kì lạ. Faraday ngồi dự buổi diễn thuyết, cảm giác như không muốn bỏ sót bất cứ một lời nào của nhà hoá học Davy - một thế giới khoa học thôi thúc biết bao khát khao của Faraday, ông ghi chép lại cẩn thận mọi điều đã nghe được từ các buổi diễn thuyết. Ông đã đóng những tờ ghi chép ấy thành một cuốn tập nhỏ và nó trở thành một thứ “tài sản quý giá nhất” đối với bản thân. Faraday thường mở ra đọc đi đọc lại cuốn tập nhỏ và càng thầm mong được đi theo con đường nghiên cứu khoa học. Có một điều là ở thời của Faraday, những người nghèo hầu như không có cơ hội để học tập, chưa nói đến việc nghiên cứu khoa học. Khó khăn là vậy, cơ hội hiếm hoi là vậy nhưng tất cả không vùi dập được niềm khát khao được nghiên cứu khoa học của Faraday. Hồi còn nhỏ, Faraday thường xem bố mình rèn sắt. Những hòn sắt bị nung nóng, rồi bị đay bị đập, chúng bị biến cải hình dạng theo ý muốn của con người. Mỗi lần như thế, bố của Faraday thường nói với cậu: “Dưới tay người thợ rèn, chẳng có miếng sắt nào là cứng cả”. Chính lời nói giản dị này của người cha đã theo Faraday đi suốt những năm tháng về sau - không có khó khăn nào không thể vượt qua, cũng giống như không có miếng sắt nào là cứng dưới bàn tay người thợ rèn Với ý chí quyết tâm và khao khát mãnh liệt với khoa học, để tạo cơ hội cho mình, Faraday gửi thư đến Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh xin được vào làm giúp việc, dù chỉ làm việc lau rửa các ống nghiệm trong phòng thí nghiệm thôi cũng được. Thư đã gửi đi, Faraday chờ đợi và chờ đợi, lá thư vẫn bặt vô âm tín. Không chịu từ bỏ ý định, Faraday đến thẳng Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh và xin hỏi trực tiếp về việc của mình. Đáp lại câu hỏi của Faraday là một “gáo nước lạnh”, người ta nói với ông rằng: “Chúng tôi không có nhiệm vụ trả lời bức thư của anh”. Bao nhiêu hi vọng đã tiêu tan. Faraday vô cùng buồn bã nhưng một lần nữa, ông không chịu lùi bước. Ông bạo dạn gửi tới nhà khoa học Davy - người đã thắp lên ngọn lửa say mê khoa học trong ông - một lá thư. Trong thư, ông trình bày về khát vọng của mình, về những say mê của mình và không quên gửi kèm theo cuốn tập nhỏ quí giá ghi chép bài giảng của thầy Davy. Bức thư và tấm lòng nhiệt huyết của Faraday cuối cùng đã cảm động ông Davy. Ông nhận Faraday làm học trò và cho vào phòng thí nghiệm của mình làm trợ lí. Từ đây, Faraday bước vào con đường khoa học rộng lớn của cuộc đời. Tìm tòi và suy ngẫm Tại sao nhà hoá học nổi tiếng Humphry Davy lại nói: “Cả cuộc đời tôi, phát minh lớn nhất là về một con người - Tôi là người đã tìm ra Faraday”? Để đến với khoa học, Faraday đã gặp không ít trắc trở. Bạn nghĩ gì về tinh thần quật cường chiến thắng hoàn cảnh khó khăn của Faraday? Câu hỏi dành cho bố mẹ Một thư sinh bay bay trong gió, vi vu vi vu giữa chín tầng mây. Anh muốn bay đến tận ngân hà, có biết đâu nhân gian đã giữ chặt anh. Đó là cái gì Đáp án: Cái diều. Một bản luận văn không hoàn thành Paris, ngày 31 tháng 5 năm 1832, sau một trận quyết đấu, một thanh niên chưa đầy 21 tuổi đã ngã gục trong vũng máu. Không ai biết rằng người thanh niên vừa ngã xuống đó lại là một thiên tài toán học vượt thời đại - anh tên là Galois. Anh là người đã đưa phương pháp giải phương trình bậc năm tiến thêm bước dài trong nền toán học nhân loại. Khi ấy, việc nhà toán học người Norway Abel công bố cách giải phương trình bậc năm giống như một chấn động mạnh đối với toán học Châu Âu. Điều không may là Abel qua đời khi anh còn quá trẻ, rất nhiều vấn đề còn đang dang dở. Đối với Galois, khi ấy mới chỉ là một học sinh trung học, những vấn đề Abel còn bỏ ngỏ lại là một thách thức khích lệ cậu bé học hành. Galois rất hứng thú với vấn đề phương trình bậc năm. Galois có cách tiếp cận vấn đề rất độc đáo và hầu như chẳng ai hiểu cậu. Năm 1828, khi nhận thấy đã thu được kết quả từ nghiên cứu riêng của mình, Galois viết một bản báo cáo kết quả nghiên cứu và gửi tới Viện khoa học Pháp. Đáng tiếc là những nhà toán học của Viện khoa học Pháp khi ấy đã không ngó ngàng tới bản báo cáo của Galois - lí do đơn giản vì đó chỉ là bản báo cáo của một học sinh. Thế là bản báo cáo bị bỏ xó và sau đó không biết thất lạc đi đâu. Năm 1830, Galois lại một lần nữa trình báo cáo nghiên cứu của mình lên Viện khoa học Pháp. May mắn hơn lần trước là đã có một nhà toán học nhìn ra bản báo cáo của Galois. Nhà toán học có con mắt nhìn sáng suốt ấy là Jean Baptiste Joseph Fourier. Nhưng một lần nữa sự không may lại đến với Galois. Trong năm ấy, nhà toán học Fourier qua đời, mang theo cả sự phát hiện của ông về giá trị của bản báo cáo do Galois thực hiện. Hai lần bản báo cáo không được chấp nhận, Galois vô cùng chán nản. Thế nhưng không thể để khoa học im lìm trong bóng tối, Galois lại vùng đứng lên và quyết tâm đi tiếp con đường nghiên cứu mà anh đã lựa chọn. Năm 1831, anh gửi báo cáo khoa học của mình đến Viện khoa học Pháp lần thứ ba. Cuối cùng thì báo cáo khoa học của Galois cũng có cơ hội. Vị chuyên gia tiếp nhận bản báo cáo của Galois lần này là nhà toán học nổi tiếng Siméon Denis Poisson. Mặc dù nhìn nhận bản báo cáo của Galois là một cống hiến chân chính đối với toán học, song thực tế là chính ông Poisson cũng không hiểu hết tất cả những vấn đề nêu ra trong bản báo cáo này. Sau đó, ông Poisson đề nghị Galois viết lại một bản báo cáo khác, trong đó trình bày tỉ mỉ hơn về các kết quả nghiên cứu của anh. Nhưng bản báo cáo tỉ mỉ này Galois đã không bao giờ hoàn thành được. Khi ấy, Galois tham gia phong trào chính trị phản đối chính phủ và trở thành một trong những đối tượng thù địch của chính phủ đương thời. Năm 1831, anh bị bắt giam. Sau đó một thời gian anh được tha bổng. Ở tù ra, một quan chức chính phủ phản động khi đó đã viện cớ “giải quyết tranh chấp ái tình” với Galois, buộc Galois có cuộc đấu súng một mất một còn. Trước ngày trận đấu diễn ra, như có linh cảm về điều gì bất trắc, Galois đã kịp viết vắn tắt những tư tưởng quan điểm toán học của mình ra một tờ giấy, đồng thời kí gửi tờ giấy này cho một người bạn. Trận quyết đấu diễn ra, Galois bị bắn trúng, anh mãi mãi không còn trên đời. 14 năm sau, nhà toán học Liouville đọc được bản thảo của Galois. Ông đã cho công bố bản thảo này trên tạp chí Toán học của mình, đồng thời kèm theo lời giới thiệu và những đánh giá cao của ông đối với những tư tưởng quan điểm do Galois đề xuất. Từ đó, nền toán học thế giới mới biết đến và nhìn nhận đúng đắn tài năng cũng như những cống hiến của nhà toán học trẻ tuổi Galois. Cuộc đời Galois - ngắn ngủi, kì lạ, trắc trở, bi thương nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Nói như lời của chính Galois: “Hãy nhớ đến tôi! Các bạn, quả thực sinh mệnh tôi là quá ngắn ngủi để làm cho tổ quốc biết đến tên tôi. Nhưng ngoài sinh mệnh ra, toàn bộ những gì tôi có đều để hiến dâng cho khoa học, hiến dâng cho nhân dân”. Tìm tòi và suy ngẫm Theo bạn, vì sao Galois mấy lần gửi báo cáo nghiên cứu lên Viện khoa học Pháp mà hầu như không nhận được sự quan tâm của các chuyên gia của Viện? Cuối cùng, Galois đã gửi báo cáo nghiên cứu của anh lên Viện khoa học Pháp tất cả bao nhiêu lần? Nếu ở vào địa vị của Galois, bạn có cách gì để Viện khoa học Pháp chú ý đến bản báo cáo của mình không? Chương Hiểu Quân không lùi bước Con đường phát minh của Chương Hiểu Quân có thể nói là không khi nào chịu lùi bước. Thử nghiệm đầu tiên của anh là “chiếc kính rơi không vỡ” - nhưng đây cũng là lần đầu tiên anh thất bại. Sở dĩ Chương có ý tưởng sáng chế một chiếc kính không vỡ là vì anh thường để ý thấy, khi người ta đeo kính, nếu vận động mạnh, rất dễ làm rơi vỡ kính. Để chế tạo chiếc kính không vỡ, Chương nghĩ tới việc gia công thêm độ bền của kính, sau đó là phải làm sao để gọng kính có độ đàn hồi tốt. Chiếc kính của Chương được ra đời, khi thử nghiệm, nếu làm rơi kính xuống một mặt phẳng thì quả nhiên kính không vỡ. Thế nhưng, chiếc kính vẫn vỡ khi nó bị rơi xuống bề mặt lồi lõm. Thử nghiệm thứ hai của Chương là “một loại ống kính máy ảnh có khả năng phóng to thu nhỏ đối tượng thu hình”. Để chế tạo chiếc ống kính này, Chương nghĩ tới việc sử dụng một hình tròn làm bằng chất liệu trong và có tính đàn hồi, dùng nước hoặc khí để bơm vào bên trong, tuỳ vào sức nén của hình tròn mà dung lượng của khí hoặc nước sẽ thay đổi khác nhau, nhờ đó tạo ra hiệu quả phóng to thu nhỏ được đối tượng thu hình. Song, đó là những điều thuộc về lí thuyết, về ý tưởng. Khi đi vào thực thi, rõ ràng là không dễ gì tìm được một chất liệu trong suốt có tính đàn hồi như yêu cầu, và vì thế thử nghiệm thứ hai này của Chương cũng đi đến thất bại. Về việc phát minh, bảo là dễ cũng được, nói là khó cũng đúng. Ranh giới giữa cái dễ và cái khó này cũng chỉ giống như một tờ giấy, một tờ giấy không dày nhưng để xuyên thủng qua nó thì không đơn giản chút nào. Hai lần thử nghiệm không thành công. Song với Chương, thất bại không có nghĩa là kết thúc. Mùa xuân năm 1997, một chú hàng xóm bên cạnh nhà Chương Hiểu Quân trong lúc làm việc bị ngã gãy chân, phải chống nạng đi lại. Nhìn chú hàng xóm chống nạng đi lên xuống cầu thang rất vất vả, làm việc gì cũng khó khăn, Chương rất muốn tìm cách nào đó giúp đỡ. Anh nhận thấy chiếc nạng không giống chân người nhất là ở điểm chiếc nạng không thể cong gập được. Làm thế nào khắc phục được sự khác biệt giữa chiếc nạng với chân thường? Nếu có thể làm được như vậy thì những người tàn tật, những người lúc bị thương phải đi nạng chẳng phải là sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều sao? Chương bắt đầu nghĩ cách chế tạo một cái nạng “tiện lợi”. Ban đầu, anh định dùng ốc vít để cải tiến chiếc nạng, nhưng chiếc nạng gắn ốc vít khi chuyển động rất chậm chạp. Sau đó, được sự gợi ý của các thầy cô giáo và bạn bè, Chương thay thế vào bằng một lò xo có thể tuỳ ý co giãn. Sau khi ý tưởng đã hoàn tất, Chương vẽ bản thiết kế và đem đến xưởng để gia công. Lần thứ nhất, kết quả không được tốt lắm. Lò xo được gắn ở phần dưới của nạng, khi ấn xuống cần một lực rất lớn. Chương điều chỉnh lại phần thiết kế, để lò xo gắn lên trên. Vậy là “chiếc nạng tiện lợi” đã ra đời. Chiếc nạng tiện lợi đầu tiên, Chương Hiểu Quân dành tặng cho chú hàng xóm bị ngã gãy chân. Người hàng xóm đã vô cùng hạnh phúc, từ nay ông không chỉ đi lại thuận tiện hơn mà lên xe, xuống xe, lên gác, xuống gác cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Sáng chế này của Chương Hiểu Quân sau đó giành được giải nhì tại cuộc thi Thanh thiếu niên phát minh sáng chế tổ chức ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc). Tìm tòi và suy ngẫm Câu chuyện trên nhắc tới mấy lần Chương Hiểu Quân phát minh. Trong các lần sáng chế đó, cái nào thành công, cái nào thất bại? Theo bạn, thất bại và thành công có mối quan hệ gì với nhau không? Đi tìm lời giải đáp Bạn đã từng gặp thất bại nào chưa? Khi gặp thất bại, bạn có dũng cảm vượt qua khó khăn để tiếp tục tiến về phía trước hay không? Với mỗi câu trả lời được, bạn hãy tự thưởng cho mình một bông hoa màu đỏ nhé! Góc vui sáng tạo Có hai cốc thủy tinh. Rót đầy nước lã và nước sôi để nguội vào riêng từng cốc. Đợi một lúc, trên thành của một chiếc cốc xuất hiện những bọt khí nhỏ li ti, trên thành của chiếc cốc còn lại thì không có hiện tượng này. Đố bạn hai chiếc cốc có điểm gì khác nhau? Đáp án: Cốc nước xuất hiện bọt khí là cốc để nước lã. Do trong nước lã có nhiều không khí, qua một thời gian, bọt khí trong nước sủi bám vào thành cốc. Rèn luyện sáng tạo Người họa sĩ nghèo biến thành “phù ông” Ở Mĩ, có một hoạ sĩ nghèo tên là Heyman. Anh là người rất tâm huyết với nghề vẽ. Chỉ có điều, anh chưa từng được hướng dẫn một cách bài bản về hoạ pháp. Heyman vẫn chỉ là một hoạ sĩ nghèo. Làm thế nào mà một hoạ sĩ nghèo lại trở thành “phú ông”? Khi vẽ phác thảo, Heyman luôn có một cái bút chì và một cục tẩy. Vẽ phác thảo tất nhiên thường phải tẩy tẩy xoá xoá. Điều đáng nói là ở chỗ Heyman rất hay đánh mất tẩy. Làm thế nào đây? Để khỏi bị mất tẩy, Heyman nghĩ ra một cách: Anh gọt tẩy thành viên nhỏ rồi gắn luôn nó vào đuôi bút chì. Thế là chiếc bút chì có gắn tẩy đã ra đời. Nó nhanh chóng trở thành một đồ văn phòng phẩm thông dụng. Nó trở nên quen thuộc với chúng ta đến mức chúng ta dùng nó hằng ngày, hằng giờ mà chẳng bao giờ nghĩ rằng nó cũng từng có “một lịch sử ra đời”. Chính nhờ sáng chế “chiếc bút chì có gắn tẩy”, Heyman đã trở thành một “phú ông”. Cách làm của Heyman rất đơn giản, nó lợi dụng những tiện ích có liên quan với nhau giữa các đồ vật để ghép chúng lại với nhau. Tìm tòi và suy ngẫm Hãy để ý các đồ vật xung quanh bạn, có loại nào được thiết kế theo cách thức tương tự như chiếc bút chì gắn tẩy của Heyman không? Bạn tìm được bao nhiều đồ vật đa chức năng như vậy? Theo cách làm của Heyman, bạn có ý tưởng sáng chế một đồ vật, dụng cụ đa năng nào không? Hồng Đạo Bà đi Hải Nam "tìm thầy" Năm thứ 4 niên hiệu Cảnh Định đời Nam Tống Trung Quốc (1263 TCN). Một buổi sáng, bên bờ sông Hoàng Phố, người ta thấy một chiếc thuyền buôn chuẩn bị căng buồm ra biển. Bất chợt, một cô gái trẻ mặt mũi lem luốc chạy tới quì xuống trước mặt người chủ thuyền, tha thiết khẩn cầu xin được đi theo thuyền đến Hải Nam. Cô gái ấy năm đó 18 tuổi, tên là Hoàng Đạo Bà. Đã mấy năm nay, cô gái trẻ này theo làm nghề dệt, bàn tay cô đã dệt được không ít sa lụa, nhưng trong lòng cô lúc nào cũng khao khát đi tìm thầy học để nâng cao tay nghề. Một hôm, Hoàng Đạo Bà nhìn thấy một lô vải chuyển về từ Hải Nam. Loại vải đó rất đẹp, có một vẻ riêng độc đáo mà Hoàng Đạo Bà chưa từng nhìn thấy bao giờ. Sau đó, một vài lần, Hoàng Đạo Bà còn nhìn thấy loại vải trắng dài mà mịn và loại vải khổ hẹp màu xám vốn là những “đặc sản” của người dân tộc Di ở cao nguyên Vân Nam, và của người dân tộc Lê ở đảo Hải Nam. Từ đó, Hoàng Đạo Bà lúc nào cũng ao ước được đến tận những nơi đó để học nghề dệt vải. Vốn từ lâu đã ấp ủ chí hướng đến Hải Nam tầm sư học đạo, hoàn cảnh sống vất vả cực nhọc khi đó càng thúc giục cô gái trẻ quyết tâm lên đường. Hoàng Đạo Bà sinh ra lớn lên ở vùng Ô Nê Kính, là một trong những nơi chịu áp bức bóc lột nặng nề nhất dưới thời Nam Tống. Dân trong vùng nhiều người khánh kiệt phải rời bỏ quê hương bản xứ, phiêu dạt khắp nơi mong tìm đường sống. Ở nhà chồng, mặc dù Hoàng Đạo Bà làm việc rất chăm chỉ nhưng vẫn phải quần quật quanh năm, đầu sấp mặt ngửa. Không những thế, cô gái trẻ thường xuyên còn phải chịu những lời mắng nhiếc từ người mẹ chồng cay nghiệt. Hôm trước ngày lên thuyền, trời vừa sáng, Đạo Bà đã dậy làm việc, mãi đến lúc mặt trời lặn mới được về nghỉ. Cô mệt mỏi rã rời và nằm ngủ thiếp đi đến sáng. Thấy vậy, bà mẹ chồng bèn kéo phăng cô xuống giường, đánh đập mắng nhiếc một hồi rồi nhốt cô gái tội nghiệp vào kho chứa củi, không cho ăn cũng không cho uống. Khổ cực trăm bề, như bị dồn đến chân tường, Hoàng Đạo Bà quyết vùng đứng lên, rũ bỏ mọi xiềng xích phong kiến hủ lậu, cô trốn khỏi mảnh đất nhọc nhằn, ra đi tìm đường sống. Biết có chiếc tàu buôn sắp rời bến, Hoàng Đạo Bà đã tới khẩn cầu tha thiết xin được đi theo Nghe câu chuyện của Hoàng Đạo Bà, lại biết cô có chí hướng ra đi học nghề dệt, nhìn quần áo trên người Đạo Bà rách nát với rạch ngang rạch dọc những vết thâm tím vì đòn roi, ông chủ thuyền động lòng cảm thương, chấp nhận cho cô lên thuyền. Thế là Đạo Bà từ giã quê hương Ô Nê Kính đau buồn, cô hướng tầm mắt ra biển xa bắt đầu con đường mới cho cuộc đời mình. Thời bấy giờ, giao thông còn kém phát triển, kĩ thuật tàu bè cũng lạc hậu. Một con thuyền ra biển là đi cùng với bao nhiêu gian truân, nguy hiểm. Cô gái trẻ tuổi Hoàng Đạo Bà dũng cảm vượt khó khăn gian khổ để trụ được theo chuyến đi đường biển dài ngày. Cuối cùng, miền đất Hoàng Đạo Bà mong ước đã hiện ra - đảo Hải Nam. Hoàng Đạo Bà xuống thuyền và lưu lại đảo Hải Nam. Để có thể nhanh chóng học được kĩ thuật dệt của người dân tộc Lê, Hoàng Đạo Bà ngày đêm khổ công học tiếng dân tộc. Cô gái chịu khó, cần mẫn, vừa học vừa nghe, vừa ghi chép vừa làm. Hoàng Đạo Bà đã dành trọn cuộc đời mình cho nghề dệt. Ba mươi năm sau, cô gái trẻ ngày nào đến khi trở thành người phụ nữ lớn tuổi với những nếp nhăn hằn sâu trên trán, vẫn ngày ngày dệt và học nghề dệt. Cho đến lúc ấy, Hoàng Đạo Bà chẳng những thông thạo các ngón nghề dệt của người dân tộc Lê mà còn có những kiến thức rất sâu sắc về nghề dệt của dân tộc này, trở thành người bảo tồn và kế thừa nghề dệt truyền thống của dân tộc Lê ở đảo Hải Nam. Vì sao Hoàng Đạo Bà phải lặn lội tới tận đảo Hải Nam để “tìm thầy”? Để đến được đảo Hải Nam học nghề dệt, Hoàng Đạo Bà đã gặp những khó khăn gì? Mỗi lần gặp khó khăn, cô đã ứng xử thế nào? Chàng trai chụp ảnh mặt trăng Đó là vào một đêm lạnh giá, cánh đồng bốn phía im lặng như tờ, không một bóng người qua lại, chỉ thỉnh thoảng đâu đó vang lên tiếng chó sủa. Bên bờ sông ngoại ô Bắc Kinh, một thiếu niên loay hoay bên chiếc kính viễn vọng khúc xạ tự chế - cậu đang quan sát mặt trăng và các vì sao. Thiếu niên ấy chính là Điền Lỗi, người đã đoạt giải nhất trong cuộc thi nhiếp ảnh dành cho thanh thiếu niên Trung Quốc hồi tháng 8 năm 1991. Tác phẩm ảnh của Điền Lỗi gồm những bức hình chụp về mặt trăng qua kính viễn vọng. Những bức ảnh không chỉ thể hiện trình độ nghệ thuật khá nổi trội mà kĩ thuật hình ảnh cũng rất tốt: các mảng ánh sáng đen trắng phối hợp hoàn hảo, bề mặt của mặt trăng rõ ràng, thậm chí còn có thể nhìn thấy những đường hằn hình dạng núi trên mặt trăng. Điền Lỗi mới 17 tuổi đã có những thành công thật đáng khâm phục. Dường như anh là người gặp nhiều vận may! Thế nhưng, với Điền Lỗi, thành công đó có được trước hết lại chẳng phải do vận may. Đó thực sự là kết quả của một quá trình khổ học và tự rèn luyện. Năm lên bốn tuổi, sự bất hạnh ập tới với Điền Lỗi. Cậu bé mắc bệnh thận và phải vào nằm viện. Để kéo dài sự sống cho Điền Lỗi, hàng ngày các bác sĩ phải áp dụng các liệu pháp trị liệu đặc biệt, mỗi ngày Điền Lỗi còn phải uống rất nhiều liều thuốc nữa. Năm ông học tiểu học, một cơ hội tình cờ đưa Điền Lỗi đến với tổ Thiên văn của Trung tâm khoa học kĩ thuật hoạt động thanh thiếu niên khu Triều Dương thành phố Bắc Kinh. Trong thời gian tham gia tổ Thiên văn của trung tâm, Điền Lỗi được theo học thầy giáo Lục Uý Quân - đây chính là người chắp cánh những khát khao say mê của Điền Lỗi với khám phá vũ trụ. Ngoài say mê thiên văn học, Điền Lỗi cũng rất thích chụp ảnh. Cậu sớm được học chụp ảnh từ người bố của mình. Thiên văn học và chụp ảnh - hai niềm đam mê lớn lao của cậu bé nhỏ Điền Lỗi. Một ý tưởng bắt đầu ấp ủ trong Điền Lỗi - làm một điều gì đó để kết hợp giữa chụp ảnh và thiên văn học. Tại sao lại không thể chứ? Nếu có thể chụp được những bức hình đẹp đẽ và chân thực về mặt trăng và các vì sao, để mọi người cùng được ngắm nhìn vẻ đẹp của chúng từ khoảng cách gần - làm được như vậy thật là ý nghĩa! Khi những ý tưởng và những ấp ủ đang dần cháy bừng trong con người Điền Lỗi thì một lần nữa số phận lại đặt ra thử thách. Căn bệnh cũ tái phát, lần này còn nguy hiểm hơn lần trước. Điền Lỗi phải nằm điều trị trong viện, nghỉ học liền một thời gian dài. Hằng đêm, qua ô cửa sổ phòng bệnh, Điền Lỗi ngước mắt ngắm nhìn bầu trời sao. Những vì sao như những người bạn thân thiết nhất trò chuyện cùng Điền Lỗi trong những tháng ngày buồn chán và bệnh tật ở bệnh viện. Cho đến một hôm, Điền Lỗi chợt nhận ra mình dường như đang lãng phí cuộc sống, tại sao cậu lại không toả sáng như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm kia? Thế là từ đó Điền Lỗi bắt đầu bận rộn với công việc của riêng mình. Anh bắt đầu tìm đọc sách vở về thiên văn học, xem tivi, nghe đài báo. Mỗi khi có một tài liệu mới về thiên văn đến tay mình, anh đọc như nuốt từng chữ. Tivi hay đài có phát sóng một chương trình hay một mẩu tin nào liên quan đến thiên văn thì Điền Lỗi đều cố gắng dùng máy ghi âm ghi lại, sau đó bật lên nghe lại nhiều lần. Lại một việc khác cũng làm Điền Lỗi bận rộn - đó là việc “tháo dỡ các đồ vật”. Điền Lỗi có một thói quen khá kì quặc là với mọi máy móc có trong nhà, anh đều tháo ra xem bên trong có gì, nó được cấu tạo ra sao Đó cũng là một cách học, một cách tìm tòi theo kiểu rất riêng của Điền Lỗi. Chụp những tấm hình về mặt trăng - việc nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra Điền Lỗi đã phải vượt qua rất nhiều gian khổ, vất vả. Thời gian lí tưởng để quan sát mặt trăng là đêm cuối thu và trong mùa đông. Vào thời gian ấy, cứ từ 5 giờ chiều là Điền Lỗi bắt đầu “làm việc” với giá kính viễn vọng và máy chụp ảnh. Tay trái giữ kính viễn vọng, tay phải giữ tấm bản đồ sao, Điền Lỗi như ngồi bất động hàng giờ đồng hồ để quan sát. Và chắc chắn Điền Lỗi đã ngồi rất lâu, quan sát rất tập trung để có thể cảm nhận được mặt trăng luôn không ngừng dịch chuyển vị trí của nó. Có khi làm việc mấy ngày liền không nghỉ, cổ tay của Điền Lỗi như muốn gãy rụng ra. Nhưng không thể bỏ dở công việc, không thể bỏ lỡ cơ hội theo dõi sự dịch chuyển liên tục của mặt trăng, Điền Lỗi kiên trì và miệt mài với công việc. Có những hôm, tới quá nửa đêm, người ta vẫn thấy Điền Lỗi đang giữ kính viễn vọng hướng lên bầu trời Tìm tòi và suy ngẫm Bạn có cảm nghĩ gì về con người Điền Lỗi? Bạn thu hoạch được điều gì từ câu chuyện này? Bạn có ý định tương lai sẽ làm nghề gì không? Câu hỏi dành cho bố mẹ Lá của tất cả thực vật đều màu xanh đúng không? Đáp án: Không đúng. Những ngày tháng vàng sau song cửa sắt Năm 1812, hoàng đế nước Pháp là Napoleon dẫn 60 vạn quân xâm lược nước Nga. Khi ấy, quân Pháp tuy đã chiếm được thủ đô Matxcơva nhưng đã vấp phải sự chống trả vô cùng quyết liệt của quân dân Nga. Chiến trận kết thúc với phần thắng thuộc về những người Nga. Quân sĩ Pháp bị thương vong rất nhiều, số tàn quân theo Napoleon rút về nước chỉ còn chừng 2 vạn người. Trong số những người Pháp không thể theo quân rút về nước, có một sĩ quan Pháp đã được cứu sống từ đống đổ nát của chiến trường - người ấy tên là Jean Victor Poncelet. Poncelet vốn là cử nhân Trường Kĩ thuật công nghệ Paris, khi đó Poncelet mới 24 tuổi. Để mang quân sang xâm lược nước Nga, Napoleon đã điều động một lực lượng quân lính rất lớn, trong đó có rất nhiều tân binh lần đầu ra mặt trận theo lệnh tăng cường nhập ngũ. Poncelet là một trong những tân binh như thế. Napoleon rút quân về nước, Poncelet là một trong những lính Pháp bị rớt lại chiến trường Nga và trở thành tù binh của quân Nga. Sau ngày bị bắt giam ròng rã hơn bốn tháng, cuối cùng Poncelet bị dồn về một trại giam tù binh. Trong thời gian nằm ở trại giam tù binh trên đất Nga, các bạn có biết Poncelet đã làm gì không? Vốn chẳng phải người theo nghiệp “binh đao”, chiến trường không phải mục đích của Poncelet. Vẫn như thời còn đi học, Poncelet không lúc nào quên niềm đam mê Toán học của mình. Bị nhốt trong trại tù binh, tất nhiên Poncelet không có trong tay bất cứ tài liệu sách vở nào nhưng anh đã có một cách khác để “học” toán học. Bằng trí nhớ, Poncelet hệ thống lại những tri thức toán học anh đã tiếp nhận hồi đi học. Giấy vở là tường nhà giam, bút là những mẩu gạch nhỏ - và cứ như vậy, Poncelet học toán và nghiên cứu toán học. Một thời gian sau, Poncelet tìm cách có được một ít giấy vở. Anh dùng số giấy vở hiếm hoi để ghi lại những kết quả nghiên cứu của mình - đó chính là những kiến thức đầu tiên về vấn đề “hình chiếu hình học” - một phân môn mới mẻ của toán học do Poncelet tìm ra. Nửa năm sau, Poncelet được phóng thích. Anh trở về Pháp với một tập giấy vở dày đặc chữ viết và các hình vẽ. Anh trở lại Trường Kĩ thuật công nghệ Paris làm giảng viên giảng dạy môn Toán học. Trên cơ sở những kết quả tìm tòi được trong thời gian ở trại tù binh trên đất Nga, Poncelet đã phát triển thành một hệ lí luận mới, đặt nền móng cho vấn đề “hình chiếu” của môn hình học. Quả là Poncelet đã có những ngày tháng vàng sau song cửa sắt. Tìm tòi và suy ngẫm Các bạn có hiểu vì sao câu chuyện được đặt tên là “Những ngày tháng vàng sau song cửa sắt” không? Bạn còn biết thêm thông tin gì về nhà toán học Poncelet này không? Bạn chú ý sưu tầm tư liệu về Poncelet và những thành tựu của ông nhé? Ông Mendeleev kiên cường Trong mỗi cuốn sách Hoá học, các bạn vẫn thường thấy đính kèm một bảng “Tuần hoàn các nguyên tố hoá học”. Bảng tuần hoàn biểu thị thứ tự các nguyên tố hoá học theo số lượng nguyên tử tăng dần và theo sự biến hoá tính chất hoá học của chúng theo chu kì. Nhìn vào Bảng tuần hoàn hoá học, chúng ta biết được mối liên hệ giữa các nguyên tố tưởng như chẳng liên quan đến nhau. Bảng tuần hoàn hoá học là một phát minh vĩ đại, đánh dấu trang sử mới của hoá học cận đại. Và chắc các bạn đã đều biết người phát minh ra bảng tuần hoàn quan trọng ấy chính là nhà khoa học người Nga nổi tiếng Mendeleev. Sau khi tốt nghiệp trung học, mặc dù đạt được thành tích học tập rất cao nhưng do xuất thân từ gia đình thường dân, lại đến từ miền Siberia xa xôi nên khá nhiều trường đại học nổi tiếng như Đại học Moscow, Đại học Petersburg đã từ chối nhận Mendeleev vào học. Trong điều kiện khó khăn như thế, Mendeleev không chút nao lòng. Anh quyết tâm, kiên [...]... thế nào? Bạn có những sở thích, những niềm đam mê riêng không? Bạn thích làm gì nhất? Bạn đã từng bao giờ suy nghĩ lại mình sẽ làm việc gì cho phù hợp chưa? Đi tìm lời giải đáp Bạn có thích đọc sách và học tập không? Trong học tập, khi bạn gặp khó khăn, bạn có kiên trì tiếp tục tiến lên không? Với mỗi câu trả lời được, bạn hãy tự thưởng cho mình một bông hoa màu đỏ nhé! Góc vui sáng tạo Trên sông có... ghi chép của Dubrey về sự tạo thành của kim cương Ông này cho rằng: “kim cương được tạo ra chủ yếu trong điều kiện áp lực lớn và nhiệt độ cao” Ngoài ra, theo cách suy nghĩ của Moissan, để tạo ra kim cương nhân tạo còn cần có những tri thức về vấn đề gia công - nghĩa là cũng cần tìm hiểu các tài liệu về kĩ thuật chế tạo, điều chế Nhưng ngay cả về thí nghiệm tạo kim cương nhân tạo đầu tiên trong lịch... môn thủ công chưa? Bạn đã làm được những sản phẩm gì từ các tiết học thủ công đó? Mỗi khi gặp bài tập khó, bạn có nghĩ rằng đó là vì mình ngốc nghếch nên không làm nổi bài tập đó không? Bạn đọc câu chuyện này về Albert Einstein, nếu lại bài tập khó bạn chưa giải được, bạn có nghĩ lí do vì mình ngốc nghếch không? Stephenson “xoá nạn mù chữ” Một buổi sáng mùa thu năm 1 825 , người dân Anh đổ xô tới một khu... Góc vui sáng tạo Một góc 30o, dùng kính phóng đại phóng nó lên gấp 3 lần, khi đó góc này bao nhiêu độ? Đáp án: Vẫn là góc 30o Đi tìm lời giải đáp Bạn đã từng mắc sai lầm khi giải quyết một vấn đề nào đó chưa? Mỗi lần mắc sai lầm như vậy, bạn cảm thấy thế nào? Khi đó, bạn nghĩ mình nên làm gì? Với mỗi câu trả lời được, bạn hãy tự thưởng cho mình một bông hoa màu đỏ nhé! Rèn luyện sáng tạo Câu chuyện. .. có tất cả bao nhiêu con mèo? (Xem Đáp bên dười) Rèn luyện sáng tạoVołi phun nườc tuyệt ỉẹp Trong những dịp lễ tết, nếu tới các công viên hay những khu giải trí công cộng, chúng ta thường được ngắm nhìn những vòi phun nước tuyệt đẹp Bạn có từng nghĩ rằng mình cũng có thể tự làm được một vòi phun nước như thế không? Hãy bắt tay vào cùng sáng tạo nào! Bạn cần chuẩn bị một chậu nước, một cái bình rộng,... cao quý cho lĩnh vực sinh học và y học năm 20 01 Câu chuyện này sẽ kể với chúng ta nghe về nhà sinh vật học nổi tiếng của nước Anh - ông Tim Hunt Năm 19 82, ông Tim Hunt phát hiện prôtêin cứng có tác dụng khống chế chu kì phân chia tế bào trong quá trình phân chia của tế bào Chính khám phá này đã đưa lại cho Tim Hunt giải thưởng Nobel sinh học và y học năm 20 01 Những nghiên cứu của ông có ý nghĩa vô cùng... ứng điện từ để tạo ra dòng điện Tác giả của thí nghiệm này là một nhà khoa học vốn xuất thân làm nghề đóng sách - nhà khoa học Michael Faraday Faraday vẫn thường tự đặt câu hỏi cho mình thế này: “Điện chuyển hoá thành từ là một loại cảm ứng, vậy tại sao không tồn tại hiện tượng “phản cảm ứng”? Đã biết là điện có thể tạo ra từ trường, vậy tại sao từ trường không thể tạo ra điện?” Năm 1 822 , Faraday viết... thuyền đi từ bờ bên này sang bờ bên kia sông) Rèn luyện sáng tạo Tự tạo ra cầu vồng Những khi trời vừa tạnh mưa, bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời xuất hiện cầu vồng ngũ sắc Nhưng chỉ một lúc sau, chiếc cầu vồng xinh đẹp đã tan biến Nếu vậy liệu chúng ta có tự tạo ra cầu vồng được không nhỉ? Cách làm rất đơn giản: vào ngày trời trong mát, cứ lúc sáng sớm hoặc trời chiều chạng vạng, tức là lúc ánh mặt... tranh cãi hay bàn luận với Darwin về những điều đó, họ không thể nào hiểu nổi những sự lập dị của cậu Ngay cả bố của Darwin cũng không còn muốn nói thêm gì về cậu con trai của mình Trước phản ứng và những chỉ trích của mọi người, Darwin chỉ tự nói với mình: “Tôi thật sự không phải là người như vậy Tôi không phải là người “hết thuốc chữa” Tôi yêu khoa học và tôi có những cách suy nghĩ của riêng tôi Tôi... dự bị vươn lên đứng đầu Đồng Đệ Chu (19 02- 1979) là một trong những người mở đầu của khoa phôi thai thực nghiệm của Trung Quốc Trong những năm 50 của thế kỉ XX, Đồng Đệ Chu đi vào nghiên cứu di truyền sinh vật học, đặc biệt tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân tế bào và chất tế bào, từ đó thu được những kết quả quan trọng về vấn đề “sinh sản vô tính” Năm 19 02, Đồng Đệ Chu chào đời tại một ngôi làng . gì? Với mỗi câu trả lời được, bạn hãy tự thưởng cho mình một bông hoa màu đỏ nhé! Rèn luyện sáng tạo Câu chuyện cáo và chim sẻ Ngày xưa, chim sẻ và cáo cùng chung sống với nhau. Chúng vốn là những. về sự tạo thành của kim cương. Ông này cho rằng: “kim cương được tạo ra chủ yếu trong điều kiện áp lực lớn và nhiệt độ cao”. Ngoài ra, theo cách suy nghĩ của Moissan, để tạo ra kim cương nhân tạo. Bạn đã làm được những sản phẩm gì từ các tiết học thủ công đó? Mỗi khi gặp bài tập khó, bạn có nghĩ rằng đó là vì mình ngốc nghếch nên không làm nổi bài tập đó không? Bạn đọc câu chuyện này về

Ngày đăng: 28/04/2015, 17:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan