các mức độ về kiến thức kỹ năng

6 1.2K 5
các mức độ về kiến thức kỹ năng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vưng, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Về kỹ năng: biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kỹ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, Kiến thức, kỹ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: 1. Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây: nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ học sinh có thể và chỉ cần ghi nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lý, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng Có thể cụ thể hoá mực độ nhận biết bằng các yêu cầu: - Nhận ra, nhớ lại khái niệm, định lý, định luật, tính chất - Nhận dạng được (không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong tình huống đơn giản - Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng. 2. Thông hiểu: là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng; giải thích, chứng minh được ý nghĩa cảu các khái niệm, sự vật, hiện tượng; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu: - Diễn tả bằgn ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lý , định luật, tính chất, chuyển đổi từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác - Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lý, định luật - Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiét để giải quyết một số vấn đề nào đó - Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc giải bài toán theo cấu trúc lôgic 3. Vận dụng: là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụgn nhận biét, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định lý, định luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn. Đây là mức độ thông hiểu cao hơn mức độ thông hiểu trên. Có thể cụ thể hoá mức độ vận dụng bằng các yêu cầu: - So sánh các phương án giải quyết vấn đề - Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được - Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lý, định luật, tính chất đã biết - Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống đơn giản, đơn lẻ, quen thuộc sang tình huống mới, phức tạp hơn. 4. Phân tích: là khả năng phân chia một thông tin ra thànhcác phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận, nhận biết và hiểu được nguyên lý cấu trúc của các bộ phận cấu thành. Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả về nội dung lẫn hình thái cấu trúc của thông tin, sự vật, hiện tượng. Có thể cụ thể hoá mức độ phân tích bằng các yêu cầu: - Phân tíchcác sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn đề - Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn thể - Cụ thể hoá được những vấn đề trừu tượng - Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành 5. Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Đây lf một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Việtc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định; đó có thể là các tiêu chí bên trong hoặc cac tiêu chí bên ngoài Yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng được để đánh giá Có thể cụ thể hoá mức độ đánh giá bằng các yêu cầu: - Xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng để đánh giá thông tin, sự vật, hiện tượng, sự kiện - Đánh giá, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định - Phân tích những yếu tố dữ kiện đã cho để đánh giá sự thay đổi về chất của sự vật, sự kiện - Đánh giá, nhận định đợc giá trị của nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá và chuyên môn liên quan 6. Sáng tạo: là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một mẫu hình mới. Cụ thể hoá mức độ sáng tạo bằng các yêu cầu: - Mở rộng một mô hình ban đầu thành mô hình mới - Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát mới - Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh mới - Dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới khi thay đổi các mối quan hệ cũ Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, vì nó chứa đựng các yếu tố của những mức độ nhận thức nói trên và đồng thời cũng phát triển chúng CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TIN HỌC 10 chủ đề mức độ cần đạt Một số khái niệm cơ bản 1. Tin học là một ngành khoa học - Biết tin học là một ngành khoa học - Biết sự ra đời và phát triẻn mạnh mẽ của ngành khoa học tin học do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin Biết các đặc tính ưu việt của máy tính. - Biết tin học ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực Thông tin và dữ liệu - Biết KN thông tin, dữ liệu Biết cácdạng biểu diễn thông tin trong máy tính biết khai niệm mã hoá thông tin Bài tập và thực hanh 1 củng cố hiểu biét ban đầu về tin hoc, máy tính thực hiện được maz hoá số nguyên, xâu kí tự đơn giản viết được số thực dưới dạng dấu phảy động Giới thiệu về máy tính Biết chức năng của cac thiết bị chính của máy tính biết máy tính làm việc theo nguyên lý phôn nôi man Bài tập và thực hành 2 nhận biết được các bộ phận của máy tính và một số thiết bị ngoại vi thực hiện được bật, tắt máy tính, màn hinh, máy in làm quen với chuột, bàn phím bài toán và thuật toán biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán hiểu một số thuật toán đơn giản hiểu cách biểu diênz thuật toán bằng ngôn ngữ liệt kê mô tả được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng ngôn ngữ liệt kê ngôn ngữ lập trình Biết ngôn ngữ lập trình dùng để diễn tả thuạt toán biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao giải bài toán trên máy tính biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính phần mềm máy tính biết khái niệm phần mềm máy tính phân biệt được chức năng cảu phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng những ứng dụng của tin học biết ứng dụng chủ yếu của máy tính điện tử trogn các linh vực đời sống xã hội biết có thể sử dụngmột số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí tin học và xã hội biết ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội biết những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hộitin học hoá khái niệm hđh biết khái niệm hệ điều hành. nhận thưc đúng về vai trò và vị trí của hệ điều hành biết các chức năng và thành phần của hệ điều hành tệp và quản lý tệp biết khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn đặt được tên tệp thư mục giao tiếp với hệ điều hành biết có hai cách làm việc với hệ điều hành biết thao tác nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống thực hành 3 thực hiện được các thao tác vào, ra hệ thống thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột, bàn phím thực hành 4 làm quen các thao tác cơ bản với cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn biết ý nghĩa các thành phần chủ yếu của một cửa sổ và màn hình nền biết chạy chương trình bằng cách sử dụng bảng chọn thực hành 5 thực hiện được một số thao tác cơ bản với tệp và thư mục làm quen với hệ thống quản lý tệp một số hệ điều hành thông dụng biết có nhiều hệ điều hành biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay khái niệm về soạn thảo văn bản biết chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản biết một số quy ước trong việc soạn thảo văn bản biết khái niẹm về định dạng văn bản có khái niệm về các vấn đề xử lý chữ việt trong soạn thảo văn bản làm quen với word biết cách khởi động và kết thúc hệ soạn thảo văn bản biết một sóo thành phần chính trên màn hình làm việc của hệ soạn thảo văn bản biết cách soạn thảo văn bản đơn giản: tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa thực hành 6 - Thực hiện được khởi động/ kết thúc hệ soạn thảo văn bản. - Nhận biết một số thành phần trên màn hình chính của hệ soạn thảo. - Thực hiện được một số lệnh cơ bản: Mở văn bản mới để soạn, xoá, lưu trữ, - Soạn thảo được một văn bản tiếng Việt đơn giản. định dạng văn bản Hiểu khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản. Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản. thực hành 7 thực hiện được việc định dạng văn bản theo mẫu thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn vanư bản rèn luyện kỹ năng gõ văn bản tiếng việt một số chức năng khác Biết cách định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng kí hiệu và số thứ tự. Biết cách ngắt trang và đánh số trang. Biết cách xem văn bản trước khi in và biết cách in văn bản. các công cụ trợ giúp soạn thảo - Biết các thao tác tìm kiếm và thay thế. . CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vưng, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa,. kỹ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức Mức độ cần đạt được về kiến thức. triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Về kỹ năng: biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kỹ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, Kiến thức, kỹ

Ngày đăng: 28/04/2015, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan