Thời kỳ chúa Trịnh Tùng

30 403 1
Thời kỳ chúa Trịnh Tùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trịnh Thanh Dũng - Sưu tầm TRỊNH TÙNG NGƯỜI SÁNG LẬP ĐÔ THỊ THĂNG LONG BÌNH AN VƯƠNG TRỊNH TÙNG VÕ CÔNG HIỂN HÁCH - SỰ NHIỆP VẺ VANG NGƯỜI SÁNG LẬP ĐÔ THỊ THĂNG LONG Đô thị Thăng Long thời Lê Trịnh (tranh của các giáo sĩ) Trịnh Quang Dũng Lịch sử phong kiến Việt Nam ghi nhận một triều đại đặc biệt: Nhà Lê - Trịnh với sự tồn tại trải dài suốt 249 năm, khắc ghi những dấu ấn sâu đậm không thể phai mờ trong sử sách Đại Việt. Đây là một thời kỳ bi hùng, đầy máu và nước mắt của quốc gia Đại Việt. Tuy nhiên giai đoạn này lưu dấu những trang biên niên sử đầy hào hùng: khi lần đầu tiên Đại Việt được biết đến như một quốc gia hùng mạnh từng đánh bại các cường quốc phương Tây đang làm mưa làm gió đặt ách đô hộ lên nhiều dân tộc trong khu vực châu Á, xuyên suốt thế kỷ 16 - 18. Người anh hùng sáng lập ra nhà Lê–Trịnh thời đó, không ai khác chính là Bình An Vương Trịnh Tùng một con người phi thường với một trái tim nhân hậu, bao dung cùng tướng sĩ song cũng không thiếu một bàn tay thép sẵn sàng bóp chết kẻ thù ngay từ trứng nước. Chẳng những vậy ông còn là một bậc Nho tướng thao lược, bách chiến bách thắng, người ghi công thống nhất Đại việt sau gần 100 năm loạn lạc, để lại trong lịch sử phong kiến Việt Nam những kỳ tích có một không hai. Võ công hiển hách Chúa Trịnh Tùng (1550-1623), con trai của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm với phu nhân Ngọc Bảo, con gái cưng của Thái sư Nguyễn Kim người dựng cờ “phù Lê diệt Mạc” ở nửa đầu thế kỷ 16. Thừa kế mọi đức tính anh minh, thần võ, quyết đoán của bậc trượng phu “Nam hải dị nhân - Minh Khang Thái vương”, Trịnh Tùng sớm bộc lộ thiên tài quân sự bẩm sinh, có tài “ thần cơ diệu toán” bách chiến bách thắng. Ông phải gánh vác trọng trách quốc gia đang vận suy sụp, “trứng treo đầu đẳng” khi vừa mới tròn 20 tuổi đời. Nếu như sự nghiệp trung hưng nhà Lê được Nguyễn Kim khởi xướng từ năm 1533 và Thái Vương Trịnh Kiểm đứng mũi chịu sào chèo chống con thuyền suốt ngót 40 năm (1545 – 1570) và suốt thời gian ấy, Nam Triều cũng chỉ có thể gây dựng làm chủ đuợc hai trấn từ Thanh Hoa trở vào thì chỉ trong già nửa thời gian ấy, Trịnh Tùng đã đưa công nghiệp phò Lê dang dở của cha về đến đích vẻ vang, oanh liệt. Ông đã kết thúc mỹ mãn, sự nghiệp trung hưng đầy gian truân, 1 “Ca khúc khải hoàn” đưa vua Lê trở lại ngai vàng nơi đế đô Thăng Long linh thiêng hồn nước. Ông chính là người mở nền “Thái bình cho trăm họ”, an dân, dựng lại nguyên khí Đại việt sau gần 100 năm lầm than, suy kiệt. Vào năm 1570 ngay khi Trịnh Kiểm qua đời sự nghiệp trung hưng nhà Lê đã gần như tan thành mây khói khi Trịnh Cối với chính danh kế thừa Trịnh Kiểm mang đại quân đầu hàng Mạc Kính Điển. Trong giây phút “ngàn cân treo sợi tóc” sức mạnh của Bình Đông Đại Tướng quân, Phúc Lương hầu Trịnh Tùng chỉ còn duy nhất một tinh thần thép, một ý chí quật cường và một cái đầu cực kỳ sáng suốt. Ở vào vị thế binh lực chỉ bằng 2/10 quân địch, nội bộ lủng củng, tướng sĩ chia rẽ, quân lực tan rã: “… các tướng hiệu đều có ý lìa bỏ, lòng người thay đổi, ai cũng nghĩ đến chuyện sinh biến, mầm họa đã thành”[1:140] ông đã như bó đuốc rừng rực khêu gợi, củng cố lòng tin, thu phục nhân tâm gắn kết tướng sĩ thành một khối xả thân vì nghĩa lớn dựng lại nghiệp nhà Lê. Sau khi chấn chỉnh nội bộ, xây dựng hậu phương vững chắc, tháng 8-1570, Trịnh Tùng được gia phong tước Trưởng Quận công, chính thức nắm quyền “Tiết chế các chư dinh thuỷ bộ” [1:142] điều động quân đội. Và ngay lập tức, vị nguyên súy trẻ tuổi đã chứng tỏ bản lĩnh kiên cường của mình bằng việc dám ung dung nhận chiến thư của Mạc Kính Điển và chấp nhận đối đầu trực diện cho dù cục diện chiến trường hoàn toàn không cân sức (trong khi đó Trịnh Cối nắm trong tay lực lượng quân sự chính của Nam triều đã chọn giải pháp đầu hàng nhà Mạc). Mạc Kính Điển xuất trận trong thế “chẻ tre” với 10 vạn quân tinh nhuệ, 700 chiến thuyền kéo vào tính làm cỏ, san bằng Nam triều. Thời cơ vàng của nhà Mạc đã bị vị Tiết chế mới 20 tuổi đập tan bằng một chiến lược cực kỳ thông minh táo bạo. Chỉ riêng chiến lược đối đầu trực diện đã làm chùn khí thế hùng hổ mà đoàn cường binh Bắc triều đang “muốn ăn tươi nuốt sống” Nam triều trong một thế tưởng chừng vô vọng của “tàn quân” Trịnh Tùng. Bằng chiến thuật “kỳ binh” xuất quỷ nhập thần, ngày cố thủ kiên cường, đêm quấy phá tiêu hao địch. Mưu lược “đắp thành giả” trong một đêm [1:143] khiến quân Mạc bất an, lung lay ý chí vv…Bình An Vương đã xoay chuyển tình thế từ thế bị động, bị bao vây sang thế chủ động phòng ngự, dẫn dắt chiến cuộc theo ý đồ chiến lược của ông. Sau 6 tháng giằng co, ý chí chiến đấu của quân Mạc bị xói mòn, tan rã và mất hết thời cơ đành phải rút về Thăng long. Sau giai đoạn củng cố phòng ngự (1570-1583), Thái úy Trường Quốc công Trịnh Tùng đã sáng suốt lãnh đạo cuộc chiến chuyển sang thời kỳ tiến công giải phóng Thăng long (1583-1593)[2:311]. Sau nhiều thất bại liên tiếp, Mạc Mậu Hợp lo sợ tính kế phòng thủ, năm 1585 cho xây dựng củng cố kinh đô Thăng Long thành một pháo đài kiên cố “bất khả xâm phạm” chưa từng có trong lịch sử xây dựng nơi đất Thần kinh[1:161]. Công trình quy mô này được tiến hành suốt hơn một năm trời: “…Hạ lệnh dân binh các huyện trong tứ trấn đắp thêm ba lần lũy ngoài thành Đại La …cao hơn thành Thăng Long vài trượng, rộng 25 trượng, đào ba lần hào, đều trồng tre dài mây mươi dặm, để vây bọc lấy thành”[2:312]. Một lần nữa bản lĩnh thiên tài quân sự của vị nguyên soái được bộc lộ với cuộc đại công phá Thăng long san bằng 3 tầng lũy-hào, tường cao hào sâu chỉ trong vòng mấy ngày. Đây thự sự là võ công vang dội của Bình An Vương đặt dấu mốc đầu tiên trong lịch sử thu phục kinh đô Thăng long bằng sức mạnh quân sự. Bốn cánh quân với hơn 5 vạn binh tượng tiến công như vũ bão với thế trận áp đảo đè bẹp lực lượng Mạc bất chấp hệ thống phòng thủ kiên cố được dầy công xây dựng. Trong suốt 23 năm nắm giữ binh quyền (1570-1592), Bình An Vương xông pha chinh chiến 33 trận tòan thắng [2:314], ghi một dấu son chói lọi trong lịch sử quân sự Việt nam thời phong kiến. Với tầm nhìn của bậc đệ nhất anh hùng, Chúa Trịnh Tùng đã cho xây dựng tượng đài Võ công trung hưng một cách thật đặc biệt, hy hữu mang đậm tính cách đế vương có một không hai trong lịch sử Đại việt. Sau chiến thắng khải hoàn, ông cho dựng ngay “Hai cột đồng” bên bến Thảo tân[3:57] bố cáo với trời đất võ công bất hủ: trung hưng thành công một triều đại đã suy vong. Một công nghiệp chỉ một mình Bình An Vương làm được trong suốt dòng chảy lịch sử của đất nước. Một số tài liệu ghi nhận ông đã dựng cột đá [11:533], song cho dù cột đồng hay cột đá, ý tưởng độc đáo, táo bạo, tự tin 2 này khiến chúng ta nhớ tới sự kiện Mã Viện dựng Cột đồng đặt cương giới đánh dấu sự đô hộ của Nhà Hán vào năm 43TCN “Mã Viện dựng hai cột đồng ghi công tích toàn thịnh của nhà Hán”[5:25]. Chúng ta chưa có nhiều tư liệu chi tiết về sự kiện trọng đại này, dẫu sao nó cũng là một bằng chứng hùng hồn phần nào nói lên võ công oanh liệt mà Bình An Vương đã tạo dựng vào những năm cuối thế kỷ 16. Sự nghiệp “Võ công oanh liệt” của ông không chỉ dừng trong biên giới Đại việt. Bình An Vương còn là vị Chúa đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam có ý định phô trương “sức mạnh quân sự Đại việt” ra nước ngoài như một lời tuyên ngôn đầy tính răn đe kẻ thù ngàn đời phương Bắc. Sự kiện hào hùng “động trời” này không hiểu vì lý do gì không được ghi trong chính sử Đại Việt cũng như Trung Hoa song tính xác thực của nó lại hoàn toàn tin tưởng được khi nó được chính phía Nhật Bản công bố. Năm 1915 tại Thượng Dã Công viên Bắc lãm hội - Đông kinh (Tokyo), Nhật Bản cho triển lãm tài liệu về biểu chương của Bình An Vương Trịnh Tùng gửi Vua Minh Thần Tông, năm Vạn lịch 26 (1596) yêu cầu được đưa thủy quân Đại Việt sang giúp thiên triều đánh Nhật Bản bảo vệ Triều tiên nhưng đã bị khước từ. Sự kiện này được được ghi chép trong sách Nam quốc ký của Trúc Việt Dữ Tam Lang[6:48]. Đối chiếu với các tư liệu lịch sử khác, ta thấy rất rõ ràng và logíc. Đây là lúc quân lực Đại Việt nói chung và thuỷ quân nói riêng đang trong thời cực kỳ sung mãn hùng mạnh, từng đánh bại tầu chiến Tây Ban Nha (1595) ở Nghệ An [13]. Thời gian này, nhân nhà Minh lâm vào cảnh suy vi, Mạc phủ Nhật Bản là Phong Thần Tư Cát bèn hưng binh đánh Triều Tiên. Nhà Minh đem binh cứu viện nhưng đuối sức và Chúa Trịnh Tùng đã dâng biểu đề nghị được can thiệp. Tuy sự kiện không được chấp thuận nhưng nó thể hiện sự tự tin tuyệt đối về võ công và lực lượng quân sự hùng hậu của Đại Việt đương thời. Sự kiện lịch sử này đã ghi một dấu son hiển hách, hiếm hoi không tiền khoán hậu trong quan hệ bang giao với Thiên triều. Không những vậy, nó còn giúp chúng ta lý giải được vì sao Đại Việt là quốc gia hiếm hoi giữ gìn được nền độc lập tự chủ từ cuối thế kỷ 16, sang suốt hai thế kỷ 17-18 trong khi hầu hết các nước láng giềng lấn lượt bị thôn tính trong cơn lốc xoáy chinh phục chiếm lĩnh thị trường của các đế quốc phương Tây. Bồ đào Nha chiếm gọn Ma cao (1550), Malaca (1511), Good-bay (Bombay1534). Hà lan, “con hổ của bảy biển” đương thời thôn tính Indonesia (1600); Đài loan (1623); Tây ban nha chiếm dần Philipin (1564-1571); Hà lan, Anh, Pháp chia nhau xâu xé Ấn Độ (suốt thế kỷ 17). Song tất cả đều đã phải chùn bước trước mảnh đất Đại Việt linh thiêng, hùng cường . Ý nghĩa to lớn nhất của nền võ công oanh liệt mà Chúa Trịnh Tùng tạo dựng nên chính là ông đã đặt nền móng xây dựng một lực lượng quân sự Đại Việt hùng hậu (quân Nguyễn Hoàng cũng từ đó mà ra), bách chiến bách thắng đảm bào cho nền độc lập, tự chủ của nước nhà xuyên suốt hai thế kỷ 17-18. Sự nghiệp vẻ vang Sự nghiệp trung hưng nhà Lê, một vương triều đã mất của Chúa Trịnh Tùng là nghiệp trung hưng thành công duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trước đó cũng đã có những cuộc trung hưng nhà Lý; trung hưng nhà Trần nhưng…đều thất bại. Nhìn một cách tổng quát,công nghiệp trung hưng của Nguyễn Kim rồi tới Trịnh Kiểm đã sụp đổ hoàn toàn vào năm 1570 khi Thái Vương Trịnh Kiểm qua đời và Trịnh Cối đã hèn hạ cúi đầu hàng giặc Mạc. Nếu như không xuất hiện một thiên tài quân sự, một lãnh tụ có uy lực để liên kết hàng vạn người dưới cờ tụ nghĩa hướng đến mục đích sau cùng thì mọi công sức trung hưng trước đó đã tan thành mây khói. Sự nghiệp quật khởi của ông không chỉ đơn giản là phục hồi “ngôi báu” cho nhà Lê vào giai đoạn “nhân tàn – lực kiệt” như cái bóng vật vờ bên dòng thời cuộc. Thực tế lịch sử cho thấy đã không còn một ông “Vua Lê” nào đáng bậc anh tài kế tục thiên hạ của vua Lê Thái Tổ để lại. Một trang sử đen tối, tủi nhục lẽ ra bao trùm quốc gia Đại Việt khi nhà Mạc Đăng Dung hèn hạ dâng đất, tự trói lên biên giới nộp mình chấp nhận trở thành một phần đất thuộc Nhà Minh (1541)[1:122]. May thay, sự nghiệp “trung hưng” của Bình An Vương đã cứu Đại Việt thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc và những trang sử tủi hờn ấy. Sự nghiệp ấy mở đầu cho một thời kỳ mới của Đại Việt, thời kỳ tái lập nền tự chủ, hòa nhập vào cộng đồng thế giới và trở thành một mắt 3 xích trên con đường tơ lụa Đông-Tây, khi bùng nổ cuộc Đại Mậu dịch Á-Âu ở thế kỷ 17-18. Ý nghĩa to lớn của sự nghiệp vỉ đại ấy đã dặt dấu chấm hết cho 100 năm loạn lạc lầm than, “nồi da nấu thịt” mang lại quốc thái dân an. Sự nghiệp vẻ vang ấy, thành công chính nhờ vào một nhân cách đặc biệt của con người Trịnh Tùng.Nét nổi bật nơi ông là một tấm lòng nhân hậu khoan dung không chỉ với tướng sĩ , ngay cả với kẻ thù. Trong những giây phút gian nguy nhất, lòng nhân hậu của ông đã thu phục được lòng người khiến các tướng sĩ trung kiên: Nguyễn Hữu Liêu , Hoàng Đình Ái, Lê Câp Đệ nhất nhất tôn ông làm minh chủ đưa vua Lê về Vạn Lại chống lại Trịnh Cối cứu vớt sự nghiệp trung hưng đang lúc “ngàn cân treo sợi tóc” [1:140]. Rồi lòng nhân từ độ lượng lại giúp ông một lần nữa chiêu tập các danh tướng khác như Vũ Sư Thước, Lại Thế Khanh vv…đã theo Trịnh Cối hàng Mạc trở về dưới cờ “Trung hưng” của ông, củng cố lực lượng vượt qua cơn khủng hoảng. Đặc biệt ông tỏ ra là nhà mưu lược kiệt xuất khi biết sử dụng lòng nhân hậu của mình thành vũ khí tinh thần lay chuyển sĩ khí quân thù làm tan rã hậu phương địch. Ở trận đại thắng tháng 12 năm 1589, 600 tù binh Mạc run cầm cập trước cái chết “cầm chắc” song họ thật bất ngờ khi được Trịnh Tùng tha bổng và cấp lương thực cho về quê quán đoàn tụ, trong niềm vui vô bờ bến của gia đình [1:167]. Nghĩa cử nhân hậu ấy là một đòn giáng mạnh vào lòng người, làm tan rã hậu phương địch. Dã sử còn ghi nhận những câu chuyện đầy cảm động về nhân cách đại xá của ông với các hoàng tử, công chúa còn thơ dại nhà Mạc. Đại quân khi vào giải phóng Thăng Long chẳng những không giết họ để trả thù, diệt trừ hậu họa theo lẽ ứng sử phong kiến truyền thống “ diệt cỏ diệt tận gốc” mà ông đã cho chăm sóc chúng cẩn thận, cho ăn học nuôi khôn lớn. Sự việc ông “giết” vua Lê (con rể ông) còn nhiều uẩn khúc, song hành động các vị “vua nhu nhược” này cấu kết gian thần mưu ám sát ông, lấy “oán trả ơn” là sự thật phơi bầy rõ ràng trong nhiều sử liệu. Ngay với người anh cùng cha khác mẹ Trịnh Cối, dù đã bán rẻ sự nghiệp mà cha ông dày công cả đời gây dựng với bao xương máu chiến sĩ, người từng o ép ông vào tử lộ, Trịnh Tùng vẫn mở rộng vòng tay đón nhận thi thể từ quân Mạc và xin đại xá cho mọi lỗi lầm. Sự nghiệp trung hưng vẻ vang thành công còn nhờ tính cách quyết đoán và không khoan nhượng với kẻ thù của vị chủ tướng anh minh. Mưu đồ “tranh bá đồ vương” của Lê Câp Đệ bị ông thẳng tay bóp chết trong trứng nước. Mạc Mậu Hợp bị chém trong lễ hiến phù và mang bêu đầu ở Trấn Thanh hoa, làm gương cho những kẻ phản loạn. Nguyên lý “Giành được chính quyền đã khó, giữ được chính quyền còn khó hơn” càng soi sáng sự nghiệp vẻ vang của Bình An Vương.Không chỉ dựng nghiệp trung hưng thành công mà chính ông đã ổn định nó trong bối cảnh mầm mống nội loạn ở khắp nơi, đặt nền tảng vững chắc giữ vững vương triều Lê –Trịnh tồn tại ngót 200 năm. Trở về kinh thành, đưa vua Lê lên ngôi vượt muôn vàn khó khăn; ngàn vạn mưu đồ chĩa vào ông nhằm lật đổ, chiếm đoạt công trạng. Nào là tàn dư quân Mạc chạy sang Trung Quốc chỉ chờ thời cơ ngóc đầu dậy, nào là lưc lượng của Nguyễn Hoàng xứ Thuận - Quảng luôn rình rập, nào là áp lực đấu tranh với Minh triều bảo vệ nền độc lập tự chủ của vương triều . Trong hoàn cảnh ấy, sự nghiệp vĩ đại của Trịnh Tùng chính là hình thành đựơc một thiểt chế chính trị độc đáo. Thiết chế “Lưỡng đầu” do ông đề xướng cực kỳ khôn ngoan, vô cùng tinh tế có một không hai trong lịch sử Việt Nam . Thiết chế đặc biệt, không tiền khoán hậu này là cơ sở giữ vững Vương triều trường tồn với phương châm “Hoàng gia coi về Hồng phúc – Nhà Chúa giữ vững quyền uy”. Phải nói rằng trong tình huống các vua Lê chỉ là những “hình bóng vật vờ” không đủ tài đức trị vì đất nước không thể có một thể chế nào sáng tạo và thích hợp hơn thiết chế “Lưỡng đầu”.Việc Chúa Trịnh Tùng khởi xướng thành công mô hình tổ chức nhà nước mới là cả một quyết định phi thường. Thiết chế này chẳng những đáp ứng được lời khuyên của Trạng Trình “gieo hạt giống cũ” bảo tồn một cách hình thức nhà Hậu Lê để an lòng triều thần theo khuôn mẫu trung quân phong kiến. Song điều quan trọng nhất, nó là công cụ dẹp tan mọi cản trở giúp Bình An Vương nắm trọn “uy quyền” trị quốc bảo vệ đất nước thời sơ khai đầy mầm mống nội loạn. Sự nghiệp vĩ đại của Trịnh Tùng chính là ở chỗ ấy, bởi thể chế chính trị ông khởi xướng đã giải quyết trọn vẹn mọi bề duy trì khối đoàn kết trên dưới một lòng dốc sức bảo vệ vương triều non trẻ. Điển hình cho thiết chế độc đáo ấy là hiện vật lưu giữ con dấu “Bình An Vương tỷ” của ông còn đươc lưu truyền tới ngày nay [8]. Vua Lê đã có sẵn ấn truyền quốc “Sắc mệnh chi bảo” từ thời vua Lê Thái Tổ[9:203] vậy nhà Chúa sẽ dùng loại ấn nào để khẳng định “vương vị, uy quyền” trị quốc?. Trật tự, quy chế hành chính ở triều đình phong kiến truyền thống kiểu Trung Hoa rất chặt chẽ chính xác, tự thân mọi vật dụng sẽ nói lên tất cả, bởi vậy việc Chúa Trịnh Tùng lần đầu đặt lệ dùng “Tỷ 4 ấn” là một lựa chọn cực kỳ mưu lược tinh tế, hàm ẩn ý tứ sâu xa khẳng định vương quyền nhà Chúa. Mỗi lệnh chỉ khi được áp dấu “Tỷ ấn”, nhà Chúa đã luôn nhắc nhở đến quyền uy tối thượng của mình trên cả hoàng quyền nhà Lê với mọi triều thần. “Tỷ ấn truyền quốc” được ra đời vào thời nhà Tần bởi chính Tần Thủy Hoàng đế (259-210 TCN) quy định: “Chỉ có dấu của Hoàng đế mới được gọi là Tỷ… dùng đóng trên các loại văn thư do Hoàng đế ban bố”[10:263].Quần thần triều Lê-Trịnh, bậc túc nho trong dân gian chắc chắn đều thấu hiểu qui chuẩn nghiêm ngặt này,vì vậy Bình An Vương Tỷ chính là “tuyên ngôn" bất thành văn khẳng định “hoàng quyền” của các Chúa Trịnh. Sự nghiệp lẫy lừng do Bình An Vương gây dựng còn vượt biên giới gây ảnh hưởng cả với “thiên triều” khiến họ không dám ra mặt bảo vệ nhà Mạc cho dù đã được đút lót rất nhiều.Trước võ công hiển hách, sự nghiệp vẻ vang ấy, Vua quan nhà Minh đã phải ban tặng cho Vương những báu vật: “…Tháng 3, quan Tả giang nhà Minh Trần Đôn Hựu lại sai Vương Kiến Lập mang ngựa tốt, đai ngọc, mũ xung thiên sang cho Tiết chế Trịnh Tùng xin kết tình láng giềng và gửi hai tấm thiệp, trong viết 8 chữ : Quang hưng tiền liệt, định quốc nguyên huân (quang phục nghiệp xưa, công đầu định nước)[1:205], một việc chưa từng có trong mối bang giao Trung –Việt. Người sáng lập “Đô thị Thăng Long” trung đại Từ thủa Lý Công Uẩn định đô, trải suốt các triều đại Lý, Trần, Hồ, Mạc, kinh thành Thăng Long luôn được qui hoach trong không gian khép kín với chu vi nhỏ hẹp kiểu một “quân thành” phỏng theo mô típ thiết kế truyền thống Trung Hoa. Thời Lý khu vực Hồ Gươm còn rất hiu quạnh, đầm lầy, dọc tuyến phố Hàng Trống, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường còn là đê ngăn sông Hồng [11:370]. Sang thời Lê Thái Tổ, hồ Gươm mới bắt đầu được chú ý với huyền thoại “trả gươm báu” (thực sự cũng do đời sau đặt ra). Do không có công trình xây dựng đáng kể nào nên vẫn tiếp tục hoang vắng. Chỉ bắt đầu từ thời Bình An Vương, diện mạo kinh đô có những bước thay đổi đột phá quan trọng. Khi khu Vương Phủ Chúa Trịnh được qui hoạch xây dựng đã biến khu hồ Thủy Quân trở thành đệ nhất danh lam chốn kinh sư, trung tâm chính trị và quyền lực của Vương quốc vô cùng sầm uất. Trước đây xét một cách tổng thể, thực tế kinh thành Thăng Long luôn mang tính chất một công trình phòng thủ quân sự hơn là một đô thị đúng nghĩa với đủ hai chức năng thành - thị. Cũng cần biết thêm rằng, nền ngoại thương Việt nam còn rất kém phát triển từ thế kỷ 16 trở về trước. Ngoại trừ một số chợ biên giới “Bạc Dịch trường” và khu “qui hoạch thương mại Vân Đồn” buôn hạn chế với lân bang chỉ nhằm cung cấp vật dụng cần thiết cho triều đình, hoàng tộc. Ngay sau khi Bình An Vương về giải phóng kinh đô, mọi việc đã đổi khác. Lần đầu tiên trong lịch sử xây dưng vùng đất thần kinh Thăng Long, vòng tường thành bao bọc đã bị phá bỏ, lần đầu tiên, kinh thành mang một diện mạo mới có không gian mở với 4 phân khu chức năng rõ rệt: 1/ Khu hành chính-chính trị gồm hoàng thành - Vương Phủ Chúa, nơi thiết triều, thành cấm nơi ở của vua Lê. Chúa cùng vương tộc, hoàng gia xây dựng dinh thự, phủ đệ kéo dọc theo trục Tây Bắc-Đông Nam. 2/ Khu sĩ hoạn dành cho quan lai ở phía Tây nam, 3/ Khu sản xuất nông nghiệp ở phía nam cung cấp lương thực tại chỗ cho kinh thành và 4/ khu phố Buôn bán-thủ công nghiêp ở phía Đông kề sát ngay sông Hồng, trục đường thủy huyết mạch nối liền kinh đô với cả vương quốc. Công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ, điểm nhấn quan trọng của đô thị Thăng thời trung đại này chính là quân thể Vương Phủ Chúa Trịnh. Nó uy nghi và lộng lẫy hơn nhiều so với hoàng thành nơi vua Lê ở như nhiều giáo sĩ đương thờ mô tả lại. Quần thể vương phủ Trịnh là một quân thể kiến trúc phát triển đa chiều vây quanh phủ chính, được kế tục và phát triển dần dần ngót 200 năm, đạt tới 52 cung điện, lầu ốc ngự uyển v.v. có quy mô hoành tráng nhất trong lịch sử xây dựng phong kiến Việt Nam. Quy thể bao gồm một dải công trình theo trục Đông Tây – Nam Bắc từ cung Tây Long khởi đầu từ cột đồng được Chúa Trịnh Tùng dựng năm 1595 ghi tạc võ công bình Mạc trung hưng nhà Lê, qua lầu Ngũ Long, vương phủ chính tới ly cung tại Bích Câu. Dọc theo trục Bắc Nam, một loạt công trình được tạo dựng qua nhiều đời chúa Trịnh từ cung Thúy Lĩnh, Bắc cung (Hồ Tây), hành cung thủy tạ Trấn Quốc, thủy tạ phía Bắc Hồ Gươm, cung Khánh Thụy tới vườn Lộc Mã, 5 điện Nam Giao, Tư Thiên Giám. Sự ra đời quần thể vương phủ Trịnh ghi tạc một dấu son trong lịch sử kiến trúc phong kiến Việt Nam, biến kinh đô Đông kinh trở thành một đô thị trung đại theo đúng nghĩa có cả thành lẫn thị, hoành tráng và sầm uất vào bậc nhất trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Đường xá, phố phường của đô thị được quy hoạch khang trang quy củ. “ Chúa Trịnh cho đắp một con đường từ cửa Tuyên Võ môn trước cửa phủ Chúa ra đến bờ sông Hồng, ngăn đôi hồ Hoàn Kiếm thành hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Con đường chúa ngự được lát đá tảng để voi ngựa có thể đi lại được mỗi khi chúa ra lầu Ngũ Long” nơi diễn ra lê xkyf đạo, duyệt binhm đãi yến các tân khoa tiến sĩ…”. Con đường này rất có thể là con đường mà giáo sĩ Alexan de Rhodes từng nói đến trong tập ký sự của mình “… Đường phố Kẻ chợ rộng lớn, thẳng đến mức 10 hoăc 12 ngựa có thể đi hàng ngang một cách dễ dãng…”[4:16]. Chúng ta hãy cùng các giáo sĩ viếng thăm Lầu Ngũ Long – biểu tượng quyền lực và sự hưng thịnh một thời của Vương quốc Đôgn Kinh triều Lê Trịnh nằm sát ven hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng: “Lầu cao chót vót ba tầng chính năm tầng mái, cao khoảng 120 thước (tương đường 40 mét). Lầu được xây dựng kiên cố bằng đá phiến lớn. Có hay mặt thềm đá bậc lên lầu, chính giữa là điện Quang Minh, phía ngoài lan ca, cửa lớn sơn son. Trong điện cột lớn sơn son thếp vàng. Trên năm tầng mái điện Quang Minh đắp năm con rồng nổi thân vẩy dát mảnh sứ Tàu vàng óng ánh, vẩy rồng bằng đá cẩm thạch màu, khi mặt trời chiếu sáng…mình rồng óng ánh như đang chuyển động”[7:124]. Quy hoạch đô thị mở không tường bao bọc do Bình An Vương hoạch định không những thúc đẩy mạnh mẽ nền nội thương giữa kinh thành và tứ trấn trong nhu cầu tái thiết sau ngót 100 năm loạn lạc mà còn đặt tiền đề cho phát triển ngoại thương với phương tây khi các Chúa Trịnh hậu thế của ông cho mở thương điếm Hà Lan (1645), thương điếm Anh(1670) ngay tai trung tâm đô thị. Một cuộc di dân rầm rộ về kinh thành từ Thanh Hoa đất thang mộc của dòng họ các công thần khai quốc (của chính Vương tộc Trịnh) và tứ trấn của các phường tiểu thủ công nghiệp tràn về làm “bùng nổ” không khí làm ăn buôn bán trong đô thị mở Thăng Long tạo nên một khuôn mặt mới vô cùng năng động, đông đúc cả triệu dân[4:16], hai vạn nóc nhà, các đường phố chính đều rông rãi”, “có ba đường phố dài tới 3 dặm” khiến Alexandre de Rhodes phải thốt lên lời ca ngợi khi lần đầu ông tới đây năm 1627 “thành phố lộng lẫy ngang hoặc hơn Venice” [12:48]. Có thể nói Chúa Trịnh Tùng là người sáng lập nên đô thị Thăng Long trung đại khi ông táo bạo quyết định cho xây dựng một kinh đô phong kiến Á Đông “phi truyền thống” không tường cao hào sâu, đường phố rộng rãi, có các khu chức năng đô thị rõ ràng. Qui hoạch này đã khép lại và trở về kiểu “truyền thống” khi thành Đại đô được Chúa Trinh Doanh cho dựng vào năm 1749 lúc giặc dã khắp nơi, đe dọa an ninh của kinh thành. Dấu ấn vàng son mà đô thị Thăng Long thời trung đại lưu lại trong lịch sử là một mốc son đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của quốc gia Đại Việt, thời kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ và là thời kỳ duy nhất “mở cửa hoà nhập” toàn diện với thế giới của các triều đại phong kiến Việt Nam. Người đặt nền móng cho thời kỳ huy hoàng ấy không ai khác hơn chính là Bình An Vương Trịnh Tùng . Tiếc rằng sự tồn tại của đô thị mở Tonquin (Đông kinh) chỉ tồn tại ngót 200 năm và bị thiêu trụi hòan toàn trong ngọn lủa thù oan nghiệt bởi ông vua đớn hèn Lê Chiêu Thống vào cái năm Giáp Thìn định mệnh 1786. Ta hãy nghe giáo sĩ Baladin, nhân chứng của sự hủy diệt mô tả một cách xót xa: “Kinh thành cháy rụi 2/3, âm ỉ suốt 30 ngày”… Thay cho lời kết Nhân kỷ niệm 385 năm ngày giỗ vị Chúa anh minh Bình An Vương Trịnh Tùng, chúng ta mới có dịp suy xét trả lại công bằng lịch sử cho Ông. Nhìn nhận, đánh giá cho đúng những giá trị mà ông đã tạo dựng để lại cho hậu thế là trách nhiệm của chúng ta. Tôn vinh võ công oanh liệt, sự nghiệp vẻ vang của Bình An Vương cũng chính là góp phần khai sáng một góc tối của lịch sử, đưa ra ánh sáng thời kỳ vàng son của nhà nước Đại Việt mà bấy lâu nay chưa được nhìn nhận một cách chính xác Mong rằng rồi đây, vị trí xứng đáng của người sáng lập đô thị Thăng Long trung đại sẽ được xác lập trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long sắp tới, chí ít cũng có một con đường mang tên vị Chúa anh hùng “Bình An Vương Trịnh Tùng”, người sáng lập đô thị Thăng Long thời trung đại. 6 LICH SỬ VIỆT NAM -Nhà Thục Phán(An Dương Vương)257-208 trCN- Âu Lạc –Cổ Loa - Bắc thuộc lần 1:207trCN -39-nhà Triệu Đà ,nhà hán –Nam Việt – Thủ đô Phiên Ngưng gần Quảng Châu - Hai Bà Trưng 40-43 - Bắc thuộc lần 2: 43-541-đông hán,đông ngô,tào ngụy, Tấn,Tề ,Lương - Tiền Lý Bí 541-602 Vạn Xuân Kinh đô Long Biên - Bắc thuộc lần 3: 602-905 Tùy,Đường - Tự chủ 905-938 Khúc thừa Dụ,Khúc Hạo,Khúc thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ - Nhà Ngô Quyền 939-965 Loạn 12 sứ quân được Đinh Bộ Lĩnh dẹp - Nhà Đinh Tiên Hoàng 968-980 Đại cồ Việt –Hoa Lư -Nhà Tiền Lê Đại Hành(Lê Hoàn)980-1009 – Lê Trung Tông –Lê Ngọa Triều - Nhà Hậu Lý Công Uẩn1009 đến Lý Chiêu Hoàng 1225 được 216 năm nhường ngôi cho Trần Cảnh - Nhà Trần Cảnh 1226 đến Trần An 1400 được 175 năm Hồ Quý Ly cướp ngôi - Nhà Hồ Quý Ly 1400 đến Hồ Hán Thương 1407 được 7 năm vào tay nhà Minh Trung Quốc - Nhà Hậu Lê Lợi ,năm 1418 Lê Lợi khởi nghĩa , năm 1428 phá tan quân Minh, lên ngôi vua Các vua nhà Hậu Lê- Nhà Lê sơ Miếu hiệu Thụy hiệu Tên húy Năm Niên hiệu Lăng Thái Tổ Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao hoàng đế Lê Lợi 1428- 1433 Thuận Thiên Vĩnh Lăng Thái Tông Kế Thiên Thể Đạo Hiển Đức Thánh Công Khâm Minh Văn Tư Anh Duệ Triết Chiêu Hiến Kiến Trung Văn hoàng đế Lê Nguyên Long 1433- 1442 Thiệu Bình (1434- 1439) Đại Bảo (1440-1442) Hựu Lăng Nhân Tông Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh Thông Duệ Tuyên hoàng đế Lê Bang Cơ 1442- 1459 Thái Hòa (1443- 1453) Diên Ninh (1454- 1459) Nguyên Lăng Không có Lệ Đức hầu Lê Nghi Dân 1459- 1460 Thiên Hưng (1459- 1460) Không có Thánh Tông Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần hoàng đế Lê Tư Thành (Lê Hạo) 1460- 1497 Quang Thuận (1460- 1469) Hồng Đức (1470- 1497) Chiêu Lăng Hiến Tông Thể Thiên Ngưng Đạo Mậu Đức Chí Chiêu Văn Thiệu Vũ Tuyên Triết Khâm Thành Chương Hiếu Duệ hoàng đế Lê Sanh [29] (Lê Tăng) [30] (Lê Huy) [30] 1497- 1504 Cảnh Thống Dụ Lăng Túc Tông Chiêu Nghĩa Hiển Nhân Ôn Cung Uyên Mặc Hiếu Doãn Cung Khâm hoàng đế Lê Thuần 1504 Thái Trinh Kinh Lăng Uy Mục Uy Mục Đế Lê Tuấn 1505- Thái Trinh An Lăng 7 (Lê Huyên) 1509 Đoan Khánh Tương Dực Tương Dực Đế Lê Oanh 1510- 1516 Hồng Thuận Nguyên Lăng Không có Không có Lê Quang Trị [31] 1516 Chiêu Tông Thần hoàng đế Lê Y (Lê Huệ) 1516- 1522 Quang Thiệu Vĩnh Hưng Cung Hoàng Cung hoàng đế Lê Xuân (Lê Lự) 1522- 1527 Thống Nguyên Hoa Dương Năm 1527 Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê lập lên nhà Mạc, năm 1533 Nguyễn Kim Lập lại nhà Lê đóng ở Thanh Hóa, Thăng long vẫn thuộc nhà Mạc, tới năm 1593 Trịnh Tùng đuổi nhà Mạc về Cao Bằng và chiếm Thăng Long, mãi đến năm 1677 Trịnh Tạc mới xóa sổ nhà Mạc [sửa] Nhà Lê Trung hưng Miếu hiệu Thụy hiệu Tên húy Năm Niên hiệu Lăng Trang Tông Dụ hoàng đế Lê Duy Ninh 1533- 1548 Nguyên Hoà Cảnh Lăng Trung Tông Vũ hoàng đế Lê Duy Huyên 1548- 1556 Thuận Bình Diên Lăng Anh Tông Tuấn hoàng đế Lê Duy Bang 1556- 1573 Thiên Hựu (1557) Chính Trị (1558- 1571) Hồng Phúc (1572- 1573) Bố Vệ Lăng Thế Tông Nghị hoàng đế Lê Duy Đàm 1573- 1599 Gia Thái (1573-1577) Quang Hưng (1578- 1599) chưa biết Kính Tông Huệ hoàng đế (Giản hoàng đế) [32] Lê Duy Tân 1600- 1619 Thuận Đức (1600) Hoằng Định (1601- 1619) Hoa Loan Lăng (Bố Vệ Lăng) [32] Thần Tông (lần 1) Uyên hoàng đế Lê Duy Kỳ 1619- 1643 Vĩnh Tộ (1620-1628) Đức Long (1629- 1634) Dương Hoà (1634- 1643) Quần Ngọc Lăng Chân Tông Thuận hoàng đế Lê Duy Hựu 1643- 1649 Phúc Thái Hoa Phố Lăng Thần Tông (lần 2) Uyên hoàng đế Lê Duy Kỳ 1649- 1662 Khánh Đức (1649- 1652) Thịnh Đức (1653- 1657) Vĩnh Thọ (1658-1661) Vạn Khánh (1662) Quần Ngọc Lăng Huyền Tông Mục hoàng đế Lê Duy Vũ 1663- 1671 Cảnh Trị Quả Thịnh Lăng Gia Tông Mỹ hoàng đế Lê Duy Cối (Lê Duy Khoái) 1672- 1675 Dương Đức (1672- 1673) Đức Nguyên (1674- 1675) Phúc An Lăng 8 Hy Tông Chương hoàng đế Lê Duy Cáp (Lê Duy Hiệp) 1675- 1705 Vĩnh Trị (1678-1680) Chính Hoà (1680- 1705) Phú Lăng Dụ Tông Hòa hoàng đế Lê Duy Đường 1706- 1729 Vĩnh Thịnh (1706- 1719) Bảo Thái (1720-1729) Cổ Đô Lăng, sau chuyển sang Kim Thạch Lăng Duy Phường Bị phế thành Hôn Đức Công Lê Duy Phường 1729- 1732 Vĩnh Khánh Kim Lũ Thuần Tông Giản hoàng đế Lê Duy Tường 1732- 1735 Long Đức Bình Ngô Lăng Ý Tông Huy hoàng đế Lê Duy Thận (Lê Duy Chấn) 1735- 1740 Vĩnh Hựu Phù Lê Lăng Hiển Tông Vĩnh hoàng đế Lê Duy Diêu 1740- 1786 Cảnh Hưng Bàn Thạch Lăng Chiêu Thống Mẫn Đế Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) [33] 1786- 1788 Chiêu Thống Bàn Thạch Lăng Danh sách chúa Trịnh Chúa Ở ngôi Đời vua Ghi chú Thế Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm Sinh 1503- mất 1570, con của Trịnh Kỷ-Vợ Nguyễn Thị Ngọc Bảo(con gái Nguyễn Kim,có 8 con 1545-1570 Lê Trang Tông (1533-1548) Lê Trung Tông (1548-1556) Lê Anh Tông (1556-1573) Sóc Sơn,Vĩnh Lộc, thanh Hóa Trịnh Cối Con cả Trịnh Kiểm 1570 Lê Anh Tông Năm 1570 đầu hàng nhà Mạc, được Mạc Kính Điển phong làm Trung Lương Hầu Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng Con thứ của Trịnh Kiểm,sinh 1549 mất 1623, có 19 con 1570-1623 Lê Anh Tông Lê Thế Tông (1573-1599) Lê Kính Tông (1599-1619) Lê Thần Tông (1619-1643) Thu phục Đông Kinh 1593 Văn Tổ Nghị vương Trịnh Tráng Sinh 1576-mất1657, có 18 con,Con thứ Trịnh Tùng 1623-1652 Lê Chân Tông (1643-1649) Lê Thần Tông (lần hai:1649- 1662) Năm 1627 Đàng ngoài từ đèo ngang trở ra Hoằng Tổ Dương vương Trịnh Tạc con thứ Trịnh Tráng, sinh 1606 mất1682, có 12 con trai và nhiều con gái 1653-1682 Lê Thần Tông Lê Huyền Tông (1663-1671) Lê Gia Tông (1672-1675) Chiếm lại vùng đất ở phía nam, xóa sổ nhà Mạc 9 Lê Hy Tông (1676-1704) Chiêu Tổ Khang vương Trịnh Căn con thứ Trịnh Tạc 1682-1709 Lê Hy Tông Lê Dụ Tông (1705-1729) Sinh 1633 mất 1709 Trịnh Căn-Trịnh Vĩnh-Trịnh Bính- Trịnh Cương Hy Tổ Nhân vương Trịnh Cương con Trịnh Bính,chắt Trịnh Căn,cháu Trịnh Vĩnh 1709-1729 Lê Dụ Tông Lê Đế Duy Phường (1729- 1732) Sinh1709 mất1729 Dụ Tổ Thuận vương Trịnh Giang con trưởng Trịnh Cương, sinh 1711 mất 1762 1729-1740 Lê Đế Duy Phường Lê Thuần Tông (1732-1735) Lê Ý Tông (1735- 1740) Bị phế truất 1740, mất 1762 Nghị Tổ Ân vương Trịnh Doanh lên thay anh trai Trịnh Giang, sinh1720 mất 1767 1740-1767 Lê Ý Tông Lê Hiển Tông (1740-1786) Có công ổn định đất nước Thánh Tổ Thịnh vương Trịnh Sâm con trưởng Trịnh Doanh(sinh 1739 mất1782) 1767-1782 Lê Hiển Tông Trịnh Sâm giết em là Trịnh Lệ vì có ý phản nghịch Điện Đô vương Trịnh Cán con vợ 2 Trịnh Sâm Đăng Thị Huệ, sinh 1777 mât 1782 9-10/1782 Lê Hiển Tông Bị phế làm Cung quốc công và mất sau loạn kiêu binh 1782 Đoan Nam vương Trịnh Khải Con cả Trịnh Sâm, sinh 1763 mất1786 10/1782- 1786 Lê Hiển Tông Có tên cũ là Trịnh Tông Án Đô vương Trịnh Bồng Con Trịnh Giang 9/1786- 9/1787 Lê Mẫn Đế Trốn mất tích sau 1787 1.Trịnh Kiểm con Trịnh Kỷ 1556 - 1570 2.Trịnh Tùng Con thứ của Trịnh Kiểm 1570 - 1623 3Trịnh Tráng Con thứ trịnh Tùng 1623 - 1657 4Trịnh Tạc con thứ Trịnh Tráng 1657 - 1682 5Trịnh Căn con thứ Trịnh Tạc 1682 - 1709 10 [...]... (Lê Duy Kỳ) 1787-1789 [sửa] Trịnh - Nguyễn phân tranh Chúa Trịnh (1545-1786) 939 1545 1786 1945 Chúa Tên húy Trị vì Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm 1545-1570 Bình An Vương Trịnh Tùng 1570-1623 Thanh Đô Vương Trịnh Tráng 1623-1652 Tây Định Vương Trịnh Tạc 1653-1682 Định Nam Vương Trịnh Căn 1682-1709 An Đô Vương Trịnh Cương 1709-1729 25 Uy Nam Vương Trịnh Giang 1729-1740 Minh Đô Vương Trịnh Doanh.. .Trịnh Vĩnh(Chết sớm) con Trịnh Căn Trịnh Bính (Chết sớm) con Trịnh Vĩnh 6Trịnh Cương con Trịnh Bính 1709 - 1729 7Trịnh Giang con trưởng Trịnh Cương 1729 - 1740 8Trịnh Doanh lên thay anh trai Trịnh Giang 1740 – 1767 9Trịnh Sâm con trưởng Trịnh Doanh 1767 - 1782 1 0Trịnh Cán1782 – 1782 -1 1Trịnh Khải1782 - 1786 con vợ 2 Trịnh Sâm Đăng Thị Huệ Con cả Trịnh Sâm 1 2Trịnh Bồng... Vương Trịnh Giang 1729-1740 Minh Đô Vương Trịnh Doanh 1740-1767 Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm 1767-1782 Điện Đô Vương Trịnh Cán 1782 (2 tháng) Đoan Nam Vương Trịnh Khải 1782-1786 Án Đô Vương Trịnh Bồng 1786-1787 Chúa Nguyễn (1600-1802) 939 1600 1802 1945 Chúa Tên húy Trị vì Tiên vương (chúa Tiên) Nguyễn Hoàng 1600-1613 Sãi vương (hay Chúa Bụt) Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1635 Thượng vương Nguyễn Phúc Lan 1635-1648... Duy Đàm 1599) Lê Trung Hưng - Trịnh- Nguyễn phân tranh 1556-1573 1573-1599 Trong thời kỳ này các vua Lê chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (miền Bắc) và chúa Nguyễn ở Đàng Trong (miền Nam) Thận Đức (1600) Lê Kính Tông Hoằng Định (1601Lê Duy Tân 1600-1619 1619) Vĩnh Tộ (1620-1628) Đức Long (1629Lê Thần Tông (lần thứ 1) 1643) Lê Duy Kỳ 1619-1643 Dương Hòa (16351643)... dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh Hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu, trong khi các vua nhà Nguyễn được biết bằng niên hiệu Sau đây là danh sách các vị vua Việt Nam từ khi hình thành nhà nước đến hết thời kỳ phong kiến [sửa] Hồng Bàng và Văn Lang Thời Hồng Bàng và... • • 7 Trịnh - Nguyễn phân tranh o 7.1 Chúa Trịnh (1545-1786) o 7.2 Chúa Nguyễn (1600-1802) 8 Phong kiến tái thống nhất (1778-1945) o 8.1 Nhà Tây Sơn (1778-1802) o 8.2 Nhà Nguyễn (1802-1945) 9 Thống kê o 9.1 Về các vua o 9.2 Về các triều đại 10 Thái thượng hoàng 11 Tham khảo 12 Chú thích 13 Xem thêm Khái quát Một vị vua Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 19 Sau thời kỳ Bắc thuộc đến triều đại nhà Lý một... 917-923/930 Tĩnh Hải Tiết độ sứ (Dương Chính công) Dương Đình Nghệ (Dương Diên Nghệ) 931-937 Tĩnh Hải Tiết độ sứ Kiều Công Tiễn[2] 937-938 ^ Tiết độ sứ cuối cùng cai trị lãnh thổ Việt Nam trước thời kỳ độc lập • [sửa] Thời kỳ độc lập Thuộc Minh Nhà Nhà Nhà Tiền Ngô Đinh Lê Trước độc lập 939 Nhà Lý 1009 Nhà Nhà Hậu Hồ Trần Nhà Trần 1225 Nhà Hậu Lê 142 7 1400 152 Nhà Ngô (939-965) 939 965 1945 Vua Niên hiệu... (905-938) 5 Thời kỳ độc lập o 5.1 Nhà Ngô (939-965) o 5.2 Nhà Đinh (968-979) o 5.3 Nhà Tiền Lê (980-1009) o 5.4 Nhà Lý (1010-1225) o 5.5 Nhà Trần (1225-1400) o 5.6 Nhà Hồ (1400-1407) o 5.7 Nhà Hậu Trần (1407-1413) o 5.8 Thời thuộc Minh (1407-1427) o 5.9 Nhà Hậu Lê - Lê sơ (1428-1527) 6 Nam - Bắc triều o 6.1 Bắc Triều - Nhà Mạc (1527-1592) o 6.2 Nam Triều - Nhà Hậu Lê (1533-1788) 13 • • • • • • • 7 Trịnh. .. (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Ngọc Bình) Nhưng khi còn sống ông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình Vua có nhiều loại tiền mang niên hiệu nhất: Lê Hiển Tông đã cho đúc 16 loại tiền Cảnh Hưng trong thời gian làm vua Vua trăm trận trăm thắng: Quang Trung (Nguyễn Huệ) (1753 - 1792) Người mở đất mạnh nhất, rộng nhất: Quốc Chúa Nguyễn... 74 tuổi (1321 - 1394) Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 120 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư) Ngoài ra, nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 - 1613) Sống nhiều năm nhất ở nước ngoài trong thời gian làm vua: Bảo Đại Yểu mệnh nhất: Tiền Lê Trung Tông (Lê Long Việt); Hậu Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 1675) Vua đặt nhiều niên hiệu nhất: . Dũng - Sưu tầm TRỊNH TÙNG NGƯỜI SÁNG LẬP ĐÔ THỊ THĂNG LONG BÌNH AN VƯƠNG TRỊNH TÙNG VÕ CÔNG HIỂN HÁCH - SỰ NHIỆP VẺ VANG NGƯỜI SÁNG LẬP ĐÔ THỊ THĂNG LONG Đô thị Thăng Long thời Lê Trịnh (tranh. việc Chúa Trịnh Tùng lần đầu đặt lệ dùng “Tỷ 4 ấn” là một lựa chọn cực kỳ mưu lược tinh tế, hàm ẩn ý tứ sâu xa khẳng định vương quyền nhà Chúa. Mỗi lệnh chỉ khi được áp dấu “Tỷ ấn”, nhà Chúa. 1787 1 .Trịnh Kiểm con Trịnh Kỷ 1556 - 1570 2 .Trịnh Tùng Con thứ của Trịnh Kiểm 1570 - 1623 3Trịnh Tráng Con thứ trịnh Tùng 1623 - 1657 4Trịnh Tạc con thứ Trịnh Tráng 1657 - 1682 5Trịnh

Ngày đăng: 27/04/2015, 23:00

Mục lục

  • Trịnh Thanh Dũng - Sưu tầm

    • TRỊNH TÙNG NGƯỜI SÁNG LẬP ĐÔ THỊ THĂNG LONG

    • Các vua nhà Hậu Lê- Nhà Lê sơ

      • Năm 1527 Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê lập lên nhà Mạc, năm 1533 Nguyễn Kim Lập lại nhà Lê đóng ở Thanh Hóa, Thăng long vẫn thuộc nhà Mạc, tới năm 1593 Trịnh Tùng đuổi nhà Mạc về Cao Bằng và chiếm Thăng Long, mãi đến năm 1677 Trịnh Tạc mới xóa sổ nhà Mạc

      • [sửa] Nhà Lê Trung hưng

      • Danh sách chúa Trịnh

      • [sửa] Hồng Bàng và Văn Lang

      • [sửa] Âu Lạc và Nam Việt

        • [sửa] Nhà Thục (257-207 TCN hoặc 179 TCN)

        • [sửa] Nhà Triệu (207-111 TCN)

        • [sửa] Bắc thuộc

          • Các cuộc khởi nghĩa lớn

          • Nhà Tiền Lý (544-602)

          • [sửa] Thời kỳ độc lập

            • Nhà Ngô (939-965)

            • Nhà Tiền Lê (980-1009)

            • Nhà Hậu Trần (1407-1413)

            • Thời thuộc Minh (1407-1427)

            • Nhà Hậu Lê - Lê sơ (1428-1527)

            • [sửa] Nam - Bắc triều

              • Bắc Triều - Nhà Mạc (1527-1592)

              • Nam Triều - Nhà Hậu Lê (1533-1788)

              • [sửa] Trịnh - Nguyễn phân tranh

                • Chúa Trịnh (1545-1786)

                • [sửa] Phong kiến tái thống nhất (1778-1945)

                  • Nhà Tây Sơn (1778-1802)

                  • [sửa] Thống kê

                    • [sửa] Về các vua

                    • [sửa] Về các triều đại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan