Thực trạng tài nguyên rừng ở việt nam

24 14.5K 42
Thực trạng tài nguyên rừng ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA MÔI TRƯỜNG - - - *** - - - Bài tiểu luận GVHD: Lớp: SVTH: Năm: 2014 – 2015 1 Thực trạng tài nguyên PHỤ LỤC 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Vốn được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh của chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài ngyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị hủy hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra. Trên phạm vi toàn thế giới chỉ tính chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây, 50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tính toán của các chuyên gia của tổ chức nông-thương thế giới (FAO) thì hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hỏa hoạn thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng chỉ 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn đến tình trạng sa mạc hóa ngày càng tăng. Nhiều loài động thực vật, lâm sản quí hiếm bị biến mất, số còn lại đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn diện tích rừng thu hẹp trên qui mô lớn làm tổn thương lá phối tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và đời sống động thực vật… Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ chỉ đạt 33%. Tuy nhiên, nhờ có những nổ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách Nhà nước về bảo vệ và phát triễn rừng, “phủ xanh đất trống đồi trọc” nên nhiều năm gần đây 3 diện tích rừng của chúng ta tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Công tác quản lí, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động tích cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng tập trung nha9m2 cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Ngoài ra, hơn 6 triệu hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học; có tới 15 vườn quốc gia và 50 khu bảo tồn được xây dựng, quy hoạch và quản lí… Mặc dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như trong bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng rừng ở nước ta vẫn đang còn thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đócó tới 6 triệu hecta rừng nghèo kiệt, năng suất rừng còn thấp. Đặc biệt, nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng như bị phá hủy, hủy hoại, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa dạng sinh học, đây là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong sứ mệnh bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và môi trường sống nói chung. Vì vậy, nhóm em chọn đề tài “ Thực trạng rừng ở Việt Nam” để nghiên cứu. 4 I. Giới thiệu 1. Khái niệm rừng: Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Hình 1: Rừng tự nhiên. Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài. Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu. 2. Phân loại: 5 2.1Theo chức năng  Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ,lâm sản, đặc sản. Hình 2: Rừng cao su Dầu Tiếng.  Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Hình 3: Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà.  Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. - Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng ở nơi phát sinh hoặc bắt nguồn nước tạo thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụ, chống xói 6 mòn, bảo vệ đất. Gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng hỗn giao gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ dày, cây có rễ sâu, bền, chắc. Hình 4: Rừng phòng hộ đầu nguồn. - Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển. Hình 5: Rừng ngập mặn ven biển ở Cà Mau. -Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch. 7 Hình 5: Rừng chống ô nhiễm môi trường khu dân cư. 2.2 Theo trữ lượng.  Rừng giàu: trữ lượng rừng trên 150 m³/ha.  Rừng trung bình: trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha.  Rừng nghèo: trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha  Rừng kiệt: trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha 2.3. Theo sinh thái.  Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới  Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới  Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới  Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới  Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới  Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp  Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới  Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp  Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp  Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa 8  Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao  Kiểu quần hệ lạnh vùng cao Hình 6: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Hình 7: Quần hệ lạnh vùng cao. 9 Hình 8: Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Hình 9: Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới Đảo Cù Lao Chàm- Quảng Nam. 10 [...]... người  Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên - Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định Hình 10: Rừng nguyên sinh Khe Rỗ- Bắc Giang - Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi Hình 11: Rừng thứ sinh dọc Tây Nguyên 11 - Rừng. .. tranh, riêng ở miền Nam đã phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên - Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng - Do cháy rừng: có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá - Do mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân... Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng - Do chăn thả gia súc: sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng - Do khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên. .. hậu quả về việc suy giảm tài nguyên rừng V Biện pháp giảm thiểu việc suy giảm tài nguyên rừng - Ngăn chặn tính trạng di canh di dân tự do lên miền núi sinh sống để ổn định dân số và đồng thời ngăn chặn được tình trạng phá rừng để làm nhà - Nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên rừng bằng cách mở lớp giáo dục, tuyên truyền, tập huấn về tầm quan trọng và vai trò của rừng mà không gì có thể thay... giảm tài nguyên rừng VI Kết luận Diện tích rừng nhiệt đới không chỉ ở Việt Nam mà ở thế giới đang tiếp tục biến mất với tốc độ đáng sợ Ở Việt Nam chính phủ đã đưa ra rất nhiều những giải pháp nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và khắc phục những hậu quả do các nguyên nhân này gây ra Và mỗi chúng ta, những thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần 22 phải nâng cao ý thức của mình trong việc bảo vệ rừng, ... phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt - Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác Hình 12: Rừng đã được khai thác  Rừng nhân tạo: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm: -Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng -Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có; -Rừng tái sinh... phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt  Rừng cung cấp những sản phẩm cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỏi gia đình, giúp phát triễn kinh tế xã hội II Thực trạng rừng ở Việt Nam hiện nay 1 Hiện trạng: Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện... việc thống kê các thiệt hại về rừng Chính vì vậy nhiều vụ đã không được báo cáo kịp thời dẫn đến hậu quả ngiên trọng Hình 14: Tình hình phá rừng khai thác lâm sản trái phép III Nguyên nhân dẫn đến tình trạng diện tích rừng bị suy giảm 17 Có thể nêu ra các nguyên nhânchính gây nên sự mất rừng và làm suy thoái rừng ở nước ta là: - Đốt nương làm rẫy: trong tổng số diện tích rừng bị mất hàng năm thì khoảng... đáng kể tốc độ mất rừng Hình 15: Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng diện tích rừng bị suy giảm IV Hậu quả Do rừng ngày càng bị thu hẹp, bị tàn phá nặng nề nên sự suy giảm của rừng thể hiện rõ rệt với hậu quả hết sức nặng nề là: 19 - Rừng mất dẫn đến mất cân bằng khí hậu, làm cho trái đất của chúng ta mỗi năm nóng lên tử 1 – 20C - Rừng mất làm mất cân bằng nguồn nước, nước ở những nơi rừng bị tổn thương... làm rẫy Ở Đắk Lắk trong thời gian từ 1991 –1996 mất trung bình 3.000 –3.500 ha rừng/ năm, trong đó trên 1/2 diện tích rừng bị mất do làm nương rẫy.Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá rừng để trồngcác cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 –50% diện tích rừng bị mất trong khu vực - Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng - Do ảnh hưởng của . và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và môi trường sống nói chung. Vì vậy, nhóm em chọn đề tài “ Thực trạng rừng ở Việt Nam để nghiên cứu. 4 I. Giới thiệu 1. Khái niệm rừng: Rừng là quần. nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng rừng ở nước ta vẫn đang còn thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đócó tới 6 triệu hecta rừng nghèo kiệt, năng suất rừng còn thấp. Đặc biệt, nguồn tài. tự nhiên. - Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai. Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định. Hình 10: Rừng nguyên sinh Khe Rỗ- Bắc Giang. - Rừng thứ sinh: là rừng

Ngày đăng: 27/04/2015, 15:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • I. Giới thiệu

    • 1. Khái niệm rừng:

    • 2. Phân loại:

      • 2.1Theo chức năng

      • 2.2 Theo trữ lượng.

      • 2.3. Theo sinh thái.

      • 2.4 Dựa vào tác động của con người

      • 2.5. Dựa vào nguồn gốc.

      •  Rừng hạt: là rừng có nguồn gốc hạt, tiến hành tái sinh hạt sau khai thác trong quá trình nuôi dưỡng rừng. Rừng hạt có sức sống mạnh, ổn định, đời sống dài, cây gỗ lớn.

      • 2.6. Rừng theo tuổi.

      • 3. Vai trò của rừng.

      • II. Thực trạng rừng ở Việt Nam hiện nay.

        • 1. Hiện trạng:

        • 2. Diện tích rừng bị chặt phá tăng báo động.

        • 3. Tình hình phá rừng khai thác lâm sản trái phép.

        • III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng diện tích rừng bị suy giảm.

        • IV. Hậu quả. 

        • V. Biện pháp giảm thiểu việc suy giảm tài nguyên rừng.

        • VI. Kết luận.

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan