Tình hình ngành nhựa của việt nam và xu hướng thời đại

14 1K 1
Tình hình ngành nhựa của việt nam và xu hướng thời đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 2. Tình hình ngành nhựa của Việt nam và xu hướng thời đại 2.1. Sự phát triển của ngành nhựa Việt nam: hiện tại và tương lai 2.1.1. Ngành nhựa Việt nam hiện nay: a/ Sự tăng trưởng liên tục: Hiện có khoảng 2000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong đó, số lượng doanh nghiệp ở phía Nam chiếm 80%, ở Miền Bắc chiếm 15%, miền Trung chiếm 5%.Tổng giá trị sản lượng năm 2008 đạt 3.290.000 tấn Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.[1] Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch tăng trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa ước tính rằng năm 2009 ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2 triệu tấn, tăng từ 2,3 triệu tấn năm 2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2008. Ngành công nghiệp nhựa Việt nam có thể chia ra làm tám chuyên ngành theo cơ cấu vốn đầu tư cũng như thứ tự ưu tiên phát triển [2]. Đó là: 1. Ngành sản xuất nguyên liệu nhựa. 2. Ngành sản xuất dày dép nhựa xuất khẩu. 3. Ngành chế biến Cao su-Nhựa. 4. Ngành nhựa dân dụng. 5. Ngành nhựa kỷ thuật cao. 6. Ngành nhựa bao bì. 7. Ngành nhựa trong vật liệu xây dựng 8. Ngành chế tạo máy và khuôn mẫu. Trong 8 chuyên ngành trên, ngành sản xuất nguyên liệu được đặc biệt chú trọng đầu tư và có chỉ số phát triển cao nhất. Cho đến nay, các nhà máy liên doanh đã sản xuất được nguyên liệu PVC resin, dầu hóa dẻo DOP, PET resin với sản lượng 400.000 tấn/năm. Tỷ lệ các chuyên ngành [3] trong năm 2010 là: Hình 2.1: Tỷ lệ các chuyên ngành Ngành nhựa Việt nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc, nếu xem xét sự tương quan giữa tổng sản lượng với chỉ số nhận biết ( kg/vốn đầu tư) trong các năm từ 1990 đến nay: Hình 2.2:Tổng sản lượng hàng năm và chỉ số nhận biết của Nhựa VN. Đồ thị trên cho thấy rõ sự phát triển liên tục và đạt gần 30% năm 2004(1600MT) lên 2100MT năm 2005. Và gần như gấp đôi trong năm 2010 (4200MT)[3]. Mười năm trở lại đây, sản lượng nhựa của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh và đều đặn với tốc độ trung bình là 15%/năm. Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu và biến động giá vật liệu nhựa trong năm 2008, sản lượng nhựa Việt Nam vẫn đạt 2,3 triệu tấn, tăng 22% so với năm 2007. Dự kiến tổng sản lượng của cả nước sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới[4]. Hình 2.3: Sản lượng nhựa Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (đơn vị: nghìn tấn) Ghi nhận: Trong tổng sản lượng nhựa hàng năm, sản phẩm nhựa bao bì chiếm khoảng 36% trong khi nhựa vật liệu xây dựng, đồ gia dụng và các loại dành cho các ngành công nghiệp khác như điện tử, điện, giao thông vận tải lần lượt chiếm khoảng 16%, 36% và 12% tương ứng. b/Nhu cầu thị trường Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2008 là 34kg/người. Chính phủ hy vọng đến năm 2010 sức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ là 40kg/năm. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất khác phát triển. Hình2.4: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị: kg/người) Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng cũng kích thích sự tăng trưởng của ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam. Nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Theo một số báo cáo, dự báo năm 2009 kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng 15,9 %. Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Năm 2008, tổng doanh thu mặt hàng nhựa toàn cầu khoảng 400 tỷ USD trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán thành phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa hoàn chỉnh. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào (1) việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến; (2) được hưởng những ưu đãi về thuế quan và (3) có khả năng thâm nhập thị trường tốt. Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2009 (đơn vị: triệu USD) Tham khảo một số thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt kim ngạch cao trong năm 2010 với tổng giá trị trong tháng 3/2010 và so sánh với tháng trước đó[5]: Thị trường Tháng 3/2010 (USD) So T2/2010 So T3/2010 Nhật Bản 21,807,579 64% 43% Mỹ 8,584,888 64% -45% Hà Lan 4,848,555 51% 61% Đức 6,001,882 90% 93% Anh 3,839,701 48% 34% Campuchia 4,999,245 113% 34% Malaysia 2,921,517 36% 181% Philippin 3,136,487 70% 142% Indonesia 4,409,497 182% 418% Pháp 2,571,649 117% 39% Bảng2.1. Giá trị xuất khẩu trên một số thị trường thế giới. Liên tục trong các tháng từ đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa hàng tháng luôn đạt trên 80 triệu USD. Đến thời điểm này, có thể khẳng định kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm 2010 sẽ đạt mốc 1 tỉ USD.Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa trong nửa cuối tháng 7/2010 đạt 46 triệu USD, tăng nhẹ so với kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu của tháng. Tổng cộng, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa trong tháng 7/2010 ước đạt 86,4 triệu USD, tăng nhẹ so với kim ngạch xuất khẩu của tháng 6 và cao hơn 24,2% so với kim ngạch xuất khẩu của cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng từ đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các loại sản phẩm nhựa của nước ta đã đạt 554,1 triệu USD và được xuất khẩu tới gần 70 thị trường trên thế giới, trong đó có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này trong nửa cuối tháng 7 ước đạt 11,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trong kỳ. Cùng thời gian, thị trường Mỹ xếp thứ hai với kim ngạch ước đạt 5,7 triệu USD. Thời điểm trước năm 2009, Mỹ là thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, sau sự kiện chính phủ nước này áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng túi nhựa của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này đã giảm đáng kể. Hai thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo là Đức và Campuchia. Kim ngạch xuất khẩu đến thị trường Đức đạt 2,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8,1%. Kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Campuchia cũng đạt 1,5 triệu USD chiếm tỷ trọng 6,8%. Nhìn chung, xuất khẩu tới hai thị trường này khá ổn định trong các tháng gần đây. Các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói vẫn là chủng loại sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất. Đến thời điểm này, theo nhận định của trung tâm, có thể khẳng định kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm nay sẽ đạt mốc 1 tỉ USD. Ghi nhận: Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Và hiện có 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. c/Nguyên liệu: Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn nhựa nguyên liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất. Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% nhựa nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ có 300 nghìn tấn nguyên liệu nhựa, chủ yếu là polyvinyl clorua (PVC) và Polyethylene Telephthalete (PET) được sản xuất trong nước, trong khi toàn ngành cần phải nhập khẩu lên đến 1,6-1,7 tấn nguyên liệu nhựa mỗi năm cộng với hàng trăm các phụ gia để phục vụ nhu cầu sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam đã tăng 16%/năm từ năm 2000. Trong năm 2008, các công ty nhựa tại Việt Nam nhập khẩu 1,7 tấn nhựa nguyên liệu trị giá khoảng 3 tỷ USD; trong đó, Polypropylene (PP), nhựa polyetylen (PE) và Polystyrene (PS) chiếm tương ứng khoảng 39%, 27% và 8%. [6] Hình 2.6: Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam (đơn vị: triệu USD) Trong tổng số trên 2000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa, 9, 2% là công ty TNHH, 2,4% là công ty cổ phần 1,2% là công ty liên doanh trong nước và 1,2% là công ty 100 % vốn nước ngoài. 85% số còn lại là các cá thể, doanh nghiệp tư nhân sản xuất với quy mô… gia đình nên năng lực cạnh tranh rất thấp. Chính vì vậy, hơn 90% DN nhựa của Việt Nam phải đi “làm thuê”, gia công cho nước ngoài, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, ngành nhựa đang đối mặt với những khó khăn liên quan đến tỷ giá hối đoán giữa đồng VN với USD, do chi phí nguyên liệu (nhập từ nước ngoài ) chiếm 70-80% giá thành sản phẩm, tương đương 2,1 tỷ USD/ năm, khiến giá trị thặng dư hầu hết đều vào túi doanh nghiệp nước ngoài. Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, ngành nhựa phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của DN. Năm 2009, ngành nhựa nhập hơn 2 triệu tấn nguyên liệu, với tổng giá trị gần 2,5 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt hơn 1/3 số tiền nhập khẩu nguyên liệu.[6] Do quá phụ thuộc vào nguyên liệu nên giá bán của DN Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10 – 15%. Hình 2.7: Các nước cung cấp chính nguyên liệu nhựa cho Việt Nam Ghi nhận: Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc và thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập khẩu từ 70 đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau và hàng trăm loại chất phụ gia. d/Công nghệ và thiết bị: Các công nghệ mà Việt Nam sử dụng[6] để sản xuất các sản phẩm nhựa bao gồm: - Công nghệ phun ép (Injection technology) - công nghệ này được sử dụng để làm cho các thành phần nhựa và phụ tùng cho các thiết bị điện tử, điện lực, xe máy và ngành công nghiệp ô tô. Theo các chuyên gia công nghiệp, có khoảng 3.000 loại thiết bị phun ép tại Việt Nam. - Công nghệ đùn-thổi (Blow-Extrusion technology): Ðây là công nghệ thổi màng, sản xuất ra các loại vật liệu bao bì nhựa từ màng, dùng trong các công nghệ thổi túi PE, PP và màng (cán màng PVC). Hiện nay nhiều doanh nghiệp nhựa sử dụng công nghệ đùn thổi bằng nhiều thiết bị nhập từ các nước, nhiều thế hệ để sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa. - Công nghệ sản xuất nhựa sử dụng thanh Profile (Profile Technology): Ở Việt Nam, công nghệ này được sử dụng để làm các sản phẩm như ống thoát nước PVC, ống cấp nước PE, ống nhôm nhựa, cáp quang, cửa ra vào PVC, khung hình, tấm lợp, phủ tường, v.v… Nói chung, rất nhiều công nghệ sản xuất nhựa tiên tiến đang được áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên chưa được phổ biến. Từ năm 2005, nhiều nhà sản xuất nhựa tại Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp trang thiết bị sản xuất và máy móc của họ để cải thiện sản phẩm nhựa của họ về chất lượng và thiết kế, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ, một vài công ty lớn đang sản xuất sản phẩm nhựa chất lượng và công nghệ cao sử dụng thiết bị tiên tiến và máy móc nhập khẩu từ Đức, Italy và Nhật Bản. Xu hướng này sẽ tiếp tục khi mà ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phấn đấu để duy trì khả năng cạnh tranh của mình và mở rộng năng lực thâm nhập trên thị trường thế giới. Việt Nam nhập khẩu khoảng 95% các loại thiết bị và máy móc sản xuất nhựa. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu máy móc và thiết bị sản xuất nhựa khoảng 363,760 triệu US$. Các nước mà Việt Nam nhập khẩu chính các loại thiết bị và máy móc sản xuất nhựa năm 2008 là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hình 2.8: Các nhà cung cấp chính máy móc và thiết bị sản xuất nhựa cho ViệtNam Ngoài việc nhập khẩu 70% - 80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất các sản phẩm nhựa. Phần lớn các thiết bị và các loại máy sản xuất nhựa được nhập khẩu từ một số nước châu Á bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu một số lượng các thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Đức và Ý. Năm 2008, nhập khẩu thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Hoa Kỳ ước tính đạt 2,5% tổng kim ngạch nhập khẩu[6]. Thị trường nhập khẩu 2005 2006 2007 2008 Đài Loan 44,1 44,2 68,8 72,24 Trung Quốc 25,8 38 66,9 70,25 Hàn Quốc 12,7 14,3 61,8 64,89 Nhật Bản 32,9 34,2 44,8 47,04 Đức 7 10,5 12,8 13,44 Ý 6,5 4,8 11,5 12,08 Hoa Kỳ 3,64 4,34 7,92 8,32 Các quốc gia khác 12,96 23,26 42,35 49,53 Tổng 145,6 173,6 316,8 363,76 Bảng 2.2: Nhập khẩu thiết bị và máy móc sản xuất nhựa của Việt Nam ( triệu USD) Ghi nhận: Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và châu Âu. 2.1.2. Triển vọng của ngành nhựa Việt nam: Kế hoạch phát triển [7]: - Áp dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm nhựa Việt Nam đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn, vệ sinh và tác động môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong và ngoài nước; - Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu nhựa, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia, và khuôn mẫu; - Sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ cao và sản phẩm nhựa dành cho xuất khẩu - Phát triển ngành chế biến các chất thải từ sản phẩm nhựa và nhựa nguyên liệu Dưới đây là một số mục tiêu đặt ra trong năm 2010: - Tốc độ tăng trưởng hàng năm: 15% - Tiêu thụ sản phẩm nhựa theo đầu người: 40kg/năm - Nhựa vật liệu sản xuất trong nước đáp ứng được 50% nhu cầu thị trường - 132,000 bộ khuôn mẫu/năm - Xây dựng một cơ sở chế biến chất thải nhựa với công suất 200.000 tấn / năm Triển vọng [7]: Do nhu cầu cấp thiết cần phải nâng cấp công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước, Việt Nam đã nhập khẩu nhiều trang thiết bị và máy móc sản xuất nhựa tiên tiến hơn cũng vật liệu nhựa chất lượng cao hơn. Chính Phủ đã phê duyệt về quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010; trong đó tập trung vào các dự án sản xuất nguyên liệu nhựa. Hiện nay, nhiều dự án nguyên vật liệu cho ngành nhựa được đầu tư xây dựng như: nhà máy sản xuất PP1, PP2, nhà máy sản xuất P E… Nếu các dự án mới này đuợc thực hiện đúng tiến độ thì đến hết năm 2010 có thể nâng tổng công suất sản xuất thêm 1.2 triệu tấn/năm. Do đó có thể giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn cung nguyên liệu đầu vào và giảm rủi ro biến động giá nguyên liệu và rủi ro về tỷ giá. Nguyên liệu 2010 1 Bột PVC 5 00.000 2 Hạt PP 4 50.000 3 Hạt PE 4 50.000 4 Màng BOPP 4 0.000 5 Hoá dẻo DO P 6 0.000 6 Hạt PS 6 0.000 Tổng cộng 1.560.000 Bảng2.3 Mục tiêu sản lượng nguyên vật liệu trong nước năm 2010 (tấn/năm) Quy hoạch tổng thể ngành nhựa giai đoạn 2000-2010 [7], Bộ Công Thương đã đưa việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là 1 trong 3 chương trình trọng điểm. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho doanh nghiệp. Tính toán của các chuyên gia kinh tế cho thấy, hiện giá nhập hạt nhựa PET khoảng 1.300 USD/tấn, nếu tái sinh được từ chính nguồn phế liệu thì giá thành sẽ giảm được gần 30%. Khác với thời gian trước đây, tỷ lệ tái sinh hạt tái sinh pha với nhựa nguyên sinh thường chỉ đạt dưới mức 20%, hiện tỷ lệ đó đã tăng lên gấp 3-4 lần. Ngoài ra, với công nghệ tiên tiến trên thế giới đã cho phép tăng cường khả năng cạnh tranh do hạn chế được các khoản phát sinh trong sản xuất như điện năng tiêu hao, nhân công [...]... Bản họ còn yêu cầu sản phẩm nhựa xu t khẩu phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái sinh để hạ giá bán và sản phẩm thân thiện với môi trường.[7] 2.2 Xu thế chung của thời đại Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của tư liệu sản xu t Trên quan điểm khoa học, tư liệu sản xu t chính xác là vật liệu Thời kỳ đồ đá tương ứng với nền kinh tế hái lượm và săn bắn nhỏ, mà vật liệu cơ bản... các loại nhựa đi từ tự nhiên luôn được chú ý phát triển 2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng polymer PHSH của Việt nam 2.3.1/ Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Ở các nước có nền khoa học tiên tiến, việc nghiên cứu polymer tự phân hủy sinh học được tiến hành từ lâu[8], trên nhiều hướng, đặc biệt trong lĩnh vực y tế Trong những năm gần đây, đã có hàng trăm công trình đăng trên các tạp chí chuyên ngành. .. giải pháp QLCL nguyên vật liệu & sản phẩm ngành nhựa tại các tỉnh phía Nam ĐTKHCN Cấp Bộ KHCN năm 2010 [2] Tổng quan ngành hàng nhựa Việt nam Cục xúc tiến thương mại-Bộ Công thương.www.vietrade.gov.vn [3] The Vietnamese Plastic Industry Opportunities for Danish firms to invest in Vietnam through the privatisation of State Owned Companies (ĐSQ Đan mạch tại Việt nam) [4] http://www.Vinachem.com (2010)... chế bởi hãng Montedison Hiện nay các sản phẩm của Biopol và MasterB đang chiếm lĩnh thị trường chất dẻo phân hủy sinh học của thế giới 2.3.2 /Tình hình nghiên cứu ở trong nước: Ở Việt nam, các nhà khoa học trong các viện nghiên cứu hoặc các trường đại học, trong mười năm trở lại đây đã có những nghiên cứu theo hướng nói trên, đặc biệt các nghiên cứu về chitin và chitosan đã thu được những kết quả tốt.[16... ra năng lượng và vật liệu Giá trị thực của nền kinh tế của bất kỳ nước nào cũng được tính trên cơ sở năng lượng và giá trị môi trường Một công nghệ mang lại nhiều lợi nhuận nhưng tốn kém về năng lượng và xử lý môi trường- công nghệ đó chưa phải là công nghệ được lựa chọn Trong lĩnh vực nhựa và chất dẻo, người ta quan tâm đến vấn đề năng lượng và môi trường trên hết, cho nên các loại nhựa phân hủy sinh... dụng nhựa tái chế đóng vai trò như nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu giá rẻ trong việc hạ giá thành sản phẩm Khảo sát của các doanh nghiệp, với việc sử dụng phế liệu nhựa làm cho giá nguyên liệu đầu vào giảm khoảng 30% sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm hơn 15%, tăng được tính cạnh tranh của hàng xu t khẩu Việt Nam Ngoài ra đối với nhiều khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật Bản họ còn yêu cầu sản phẩm nhựa. .. nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẻ, không tập trung; phế liệu hầu như không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách; công nghệ lạc hậu Ở Việt Nam, chỉ tính mức tận dụng từ 35-50% nguyên liệu nhựa tái sinh sẽ góp phần tiết kiệm hơn 600 triệu USD mỗi năm cho doanh nghiệp, đồng thời cũng tăng được 25% kim ngạch xu t khẩu của ngành. .. trường và tìm các biện pháp để bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhưng giảm thiểu ô nhiễm môi trường Những năm đầu của thế kỷ 21, những nét chấm phá của nền kinh tế các bon thấp ra đời, mở ra hy vọng mới cho mục tiêu nói trên Ngày nay, khi mà nền kinh tế các bon thấp chưa trở thành hiện thực thì một mô hình kinh tế mới- kinh tế hydro đã bắt đầu nhen nhóm và tạo được ấn tượng Rõ ràng, xu thế của thời đại đang... tổng hợp polymer[19,20,21,22,23 ] nhưng chưa đi sâu vào khả năng tự phân hủy và chưa trở thành một xu hướng chính Trong tuyển tập các công trình và báo cáo khoa học của Phân viện khoa học Vật liệu tại TPHCM [24] đã có đề cập đến polymer tự phân hủy trên cơ sở acid lactic chuyển hoá thành lactide và polylactide Các tác giả đã khảo sát khả năng tự phân hủy của mẫu polymer tổng hợp được Kết quả cho thấy mẫu... mặt trái của nó Phía sau những thành công là sự hủy hoại môi trường sống của không chỉ loài người mà còn của vạn vật Dầu mỏ, than, khí đốt là năng lượng, là nguyên liệu- hai vấn đề chính yếu của một xã hội phát triển Để có năng lượng và nguyên liệu, người ta phải hy sinh môi trường Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng lớn thì môi trường ngày càng xu ng cấp Những năm 80 của thế kỷ . Chương 2. Tình hình ngành nhựa của Việt nam và xu hướng thời đại 2.1. Sự phát triển của ngành nhựa Việt nam: hiện tại và tương lai 2.1.1. Ngành nhựa Việt nam hiện nay: a/ Sự tăng. dày dép nhựa xu t khẩu. 3. Ngành chế biến Cao su -Nhựa. 4. Ngành nhựa dân dụng. 5. Ngành nhựa kỷ thuật cao. 6. Ngành nhựa bao bì. 7. Ngành nhựa trong vật liệu xây dựng 8. Ngành chế tạo máy và khuôn. bị và máy móc sản xu t nhựa của Việt Nam ( triệu USD) Ghi nhận: Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết cho ngành sản xu t nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và

Ngày đăng: 27/04/2015, 09:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan