phan tich bai tho mua xuan nho nho

2 1K 3
phan tich bai tho mua xuan nho nho

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, mùa của sự đâm chồi nãy lộc, mùa của sức sống mỗi người, đồng thời mùa xuân cũng là mùa khơi nguồn cảm hứng cho thi ca, các thi nhân mượn nó để làm đề tài thử bút, nhưng mỗi nhà thơ có một phong cách riêng trong việc thể hiện mùa xuân của mình. Ta bắt gặp điều đó qua một mùa xuân rất đặc biệt “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. ng đã cho ra đời lúc nằm trên giường bệnh, những ngày cuối đời. Bài thơ thể hiện niềm mến yêu cuộc sống, đất nước và ước nguyện hiến dâng cho đời. Bài thơ bắt đầu bằng những xúc cảm trực tiếp trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên; từ đó mở rộng thành hình ảnh mùa xuân đất nước. Từ cảm xúc, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghó và ước nguyện của nhà thơ muốn được hòa nhập, đóng góp cho cuộc đời chung. Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương đất nước qua điệu dân ca Huế. Mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ vài nét phát họa nhưng đã vẽ ra được cả không gian cao rộng với dòng sông và bầu trời bao la, cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân ( sông xanh, hoa tím biếc- màu tím đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện “ Hót chi mà vang trời”. Hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hỉnh, bộc lộ cảm xúc tươi vui, hồn nhiên, trong trẻo của tác giả trước cảnh mùa xuân: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” “Giọt long lanh” có thể là giọt sương mai hay “ từng giọt” mưa xuân long lanh trong ánh sáng mùa xuân; nhưng gắn với hai câu thơ trên lại có thể hiểu theo một cách khác: nhà thơ đã đưa hứng tững giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện. Hiểu theo cách này, câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác thật kì diệu: từ thính giác chuyển sang thò giác và xúc giác. m thanh tiếng chim hiện ra thành hình, thành khối( giọt), thành ánh sáng và màu sắc ( long lanh), cụ thể đến mức có thể “ hứng” được. Hứng từng giọt tiếng chim, hình ảnh thơ đẹp một cách bất ngờ, diễn tả được niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân . Trong hai khổ thơ tiếp theo, cảm xúc thơ chuyển sang mùa xuân đất nước một cách tự nhiên. Những hình ảnh “ mùa xuân người cầm súng”, “ mùa xuân người ra đồng” nói về mùa xuân của đất nước với hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động. Đây chỉ là một ý thơ quen thuộc thường xuất hiện trong nền văn học cách mạng. Cái hay của câu thơ là tác giả đã gắn hình ảnh “ người cầm súng”, “ người ra đồng” với màu xanh vô cùng gợi cảm của cành lá tươi non: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trãi dài nương mạ” “ Lộc giắt đầy.”, “ Lộc trãi dài”, hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân bất tận của đất trời, của lộc non. Mùa xuân theo cùng “ người cầm súng” và “ người ra đồng” đến với mọi miền đất nước. Cũng có thể hiểu rằng chính những con người ấy đã đem mùa xuân tới cho đất nước giữa mùa xuân của thiên nhiên. Trong màu xanh tươi non kia là một sức sống tràn trề, mà nhà thơ nghe trong màu xanh ấy “ Tất cả như hối hả- Tất cả như xôn xao”. Từ những cảm nhận về cuộc sống của mùa xuân đất nước, tác giả suy ngẫm về đất nước: “Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.” Hai câu trên bình thường, nhưng hai câu dưới là một hình ảnh so sánh đẹp và đấy ý nghóa: đất nước đẹp, tỏa sáng như một vì sao, đất nước đang thẳng tiến đến tương lai bằng sức mạnh của “ bốn ngàn năm vất vả và gian lao”. Bốn câu thơ bộc lộ niềm cảm phục một đất nước gian khổ mà anh hùng niềm tin tưởng vào tương lai của đất nước. Ở khổ thơ đầu, giọng thơ nhẹ nhàng, say sưa, triều mến khi nói về mùa xuân của thiên nhiên. Sang khổ thơ này, nhòp thơ bỗng nhanh hơn, đầy phấn chấn khi nói về mùa xuân của đất nước Đến khổ 5 và 6, mạch thơ chuyển sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước: “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” Phép trùng điệp “ Ta làm . . .”, “ Ta nhập vào . . .” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé- của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên, giản dò. “ Con chim hót”, “một nhành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh” Một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “ hót chi mà vang trời”. Ở khổ thơ này, tác giả đã mượn hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình: đem cuộc đời mình để hòa nhập và cống hiến cho đất nước. Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm “ con chim hót”, làm “ một nhành hoa”. Giữa bản “ hòa ca” tươi vui đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “ một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “ một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé. Những hình ảnh con chim, nhành hoa, nốt nhạc trầm, cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “ Một mùa xuân nho nhỏ- Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả đều là hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dò, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. Đại từ ta cũng vang lên dồn dập. Ta vừa số ít vừa số nhiều, vừa một người vừa nhiều người, vừa chung vừa riêng, vừa một và vừa nhiều thế hệ. Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh túy, dù là nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “ Dù là tuổi hai mươi- Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghóa cao q của đời người. Với thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. m hưởng đó xao xuyến suốt toàn bài thơ và càng thể hiện rõ ở khổ cuối. Nhà thơ còn sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ ( hứng- súng-, trước- hót, bạc- hát) tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. Giọng điệu của bài thơ biến đổi, phù hợp với nội dung cảm xúc của từng đoạn.Kết hợp những hình ảnh cụ thể, tự nhiên với những hình ảnh giàu ý nghóa biểu trưng, khái quát,đồng thời cấu tứ bài thơ chặt chẽ, dựa trên hình ảnh sự phát triển nghóa mùa xuân Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “ mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời. Đặc biệt, bài thơ được làm trong những ngày cuối đời trên giường bệnh nên nó càng có một ý nghóa sâu sắc, bên cạnh lời tâm niệm là những lời nhắc nhở tất cả chúng ta sống phải có ý nghóa. Vì vậy, bài thơ có một sức sống mãnh liệt và bền bó, lời thơ luôn ngân nga cùng tiếng nhạc mỗi khi xuân về trên mọi miền đất nước. . “ Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “ mùa xuân nho nhỏ” của. trong việc thể hiện mùa xuân của mình. Ta bắt gặp điều đó qua một mùa xuân rất đặc biệt “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. ng đã cho ra đời lúc nằm trên giường bệnh, những ngày cuối đời. Bài thơ. nước: “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” Phép trùng điệp “ Ta làm .

Ngày đăng: 27/04/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan