Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa

39 797 7
Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I: TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 1.1.Tên chuyên đề thực tập “Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Lý do nghiên cứu đề tài Đối với mỗi con người, mỗi xã hội và mỗi quốc gia muốn có lao động sáng tạo, có sáng chế, phát minh thì không thể không quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là phải chú trọng đổi mới hoạt động mang ý nghĩa lịch sử đó để ngày một đạt hiệu quả cao hơn trong lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, đấu tranh chính trị-xã hội. Bởi lẽ giáo dục, đào tạo đóng vai trò quyết định tới sự phát triển hưng thịnh của các quốc gia, các dân tộc. Giáo dục, đào tạo có sự mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa và con người mỗi đất nước. Đảng và Nhà nước ta coi phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học -công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Muốn đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mỗi công dân được học tập và cống hiến hết mình trên cơ sở năng lực của mỗi người thì phải đặc biệt chú ý tới các cơ sở dạy nghề để thu hút nguồn lực đáng kể trong xã hội hiện nay. Đào tạo nghề giữ vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng lực lượng lao động kỹ thuật có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phổ cập nghề cho lao động. Dạy nghề gắn với việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giải quyết việc làm tại chỗ và nâng quỹ thời gian sử dụng lao động trong nông thôn. Thanh Hoá là tỉnh có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và có lực lượng dân số đông. Nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác đào tạo nghề của tỉnh Thanh Hoá những năm qua đã đạt được kết quả và bước phát triển nhất định. Mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng lên về số lượng và phân bố 27/27 huyện, thị, thành phố. Kết quả đào tạo nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh từ 18,5% năm 2006 lên 34,6% năm 2013. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề vẫn còn những tồn tại, hạn chế như cơ cấu ngành nghề đào tạo bất hợp lý, mạng lưới các cơ sở dạy nghề phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Thanh Hóa, cơ hội tiếp cận học nghề đối với mọi người dân vẫn chưa thuận lợi, chưa tập trung được mọi nguồn lực đầu tư của địa phương vào công tác đào tạo nghề, việc quản lý nhà nước về dạy nghề vẫn chưa được hoàn thiện và còn nhiều bất cập, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động cũng như yêu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, nhiệm vụ tập trung đầu tư nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển đào tạo nghề nói riêng được xác định là công tác hàng đầu và trước mắt của tỉnh. Việc tận dụng được các lợi thế hiện có để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá, đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực và khắc phục các yếu điểm hiện tại của hệ thống dạy nghề rất cần được cụ thể hóa bằng việc triển khai chủ trương, chính sách, cơ chế liên quan đến đào tạo nghề của tỉnh. Sở Lao động - Thương binh và xã hội Thanh Hoá là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác đào tạo nghề của tỉnh. Trong quá trình thực tập, em đã nắm được thực trạng công tác đào tạo nghề của tỉnh, để phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm phát triển công tác đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa” cho bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 1.3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là nhằm đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề tại tỉnh Thanh Hóa. Từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của công tác đào tạo nghề và nguyên nhân dẫn đến những ưu, nhược điểm đó. Đề xuất phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh những ưu thế, khắc phục nhược điểm hay nói cách khác là nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh thông qua quá trình phân tích các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn không gian: Bao gồm các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa. Giới hạn thời gian: Tất cả thông tin, số liệu được sử dụng từ năm 2006 đến năm 2013. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích dữ liệu: Chỉ ra bản chất của sự kiện - hiện tượng, sự vận động của các sự kiện – hiện tượng đó và nguyên nhân dẫn đến sự vận động này. - Phương pháp khảo sát: Thu thập số liệu tại chính những nơi xảy ra sự kiện – hiện tượng. 1.6. Kết cấu nội dung Chuyên đề được chia làm những phần chính như sau: - Phần I: Tổng quan về chuyên đề thực tập. - Phần II: Phân tích thực trạng đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Thanh Hóa. - Phần III: Một số giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Thanh Hóa Phần II: Phân tích thực trạng đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Thanh Hóa 2.1. Phân tích quy mô, cơ cấu đào tạo nghề 2.1.1. Hệ thống đào tạo - Đầu năm 2006, mạng lưới cơ sở dạy nghề ở Thanh Hoá có 65 cơ sở dạy nghề (trong đó 46 cơ sở dạy nghề công lập, 19 cơ sở dạy nghề ngoài công lập) với năng lực đào tạo nghề là 35.170 người (nghề dài hạn: 6.842 người, nghề ngắn hạn: 28.328 người), tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 17% (lao động qua đào tạo đạt 27%). Bảng 1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề theo cấp quản lý đến năm 2015 Đơn vị tính: người TT Cấp quản lý Có đến 31/12/2013 Quy hoạch đến 2015 và loại hình cơ sở Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Công lập Ngoài công lập Công lập Ngoài công lập I. Cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý 89 44 45 111 44 1 Tr. Cao đẳng nghề 4 1 3 7 4 3 2 Tr. Trung cấp nghề 16 13 3 18 14 4 3 Trung tâm DN 20 16 4 26 14 12 4 Tr. ĐH, CĐ, TCCN có DN 5 2 3 5 2 3 5 Các cơ sở khác có DN 44 12 32 55 10 45 II. Cơ sở dạy nghề trung ương đóng tại địa phương 6 3 3 6 1 Tr. Cao đẳng nghề 1 1 1 1 2 Tr. Trung cấp nghề 0 0 3 Trung tâm DN 0 0 4 Tr. ĐH, CĐ, TCCN có DN 4 2 2 4 2 2 5 Các cơ sở khác có DN 1 1 1 1 Tổng cộng 95 47 48 117 0 (Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa) - Đến năm 2013, toàn tỉnh có 95 cơ sở dạy nghề, gồm: 5 trường cao đẳng nghề (trong đó 4 trường ngoài công lập); 16 trường trung cấp nghề (trong đó 13 trường công lập gồm có 8 trường thuộc các ngành cấp tỉnh, 5 trường cấp huyện; 3 trường ngoài công lập); 20 trung tâm dạy nghề (trong đó 16 trung tâm dạy nghề công lập, gồm 13 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, 3 trung tâm dạy nghề thuộc các hội, đoàn thể; 4 trung tâm ngoài công lập) và 54 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề (trong đó 38 ngoài công lập). Với năng lực đào tạo nghề cho 66.570 người, trong đó cao đẳng nghề 1.108 người, trung cấp nghề 4.112 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 61.350 người. Kết quả tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là đạt 34,6% (tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49%). Bảng 2. Tổng hợp đào tạo nghề giai đoạn 2006- 2013 Đơn vị tính: người Số TT Lĩnh vực đào tạo Giai đoạn 2006-2013 2006-2007 2008-2013 Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Dài hạn Ngắn hạn CĐ nghề TC nghề SC nghề và DNTX 1 Nghệ thuật, V 2,797 955 1,842 11,309 2,621 8,688 hoá, Th tin 2 Kỹ thuật và Công nghệ 30,59 1 5,681 24,910 129,74 0 8,186 16,881 104,673 3 Xây dựng 2,308 903 1,405 9,710 2,347 7,363 4 Giao thông vận tải 6,795 1,915 4,880 24,969 4,108 20,861 5 Sản xuất và chế biến 11,12 9 1,712 9,417 48,576 4,890 43,686 6 Nông-lâm nghiệp-thủy sản 18,12 9 1,779 16,350 77,360 6,064 71,296 7 K.doanh và quản lý 3,104 1,179 1,925 14,611 1,705 3,188 9,718 8 Khách sạn, nhà hàng 2,672 821 1,851 17,516 1,478 3,521 12,517 9 Sức khoẻ 942 942 2,934 2,934 10 Bảo vệ môi trường Tổng số 78,467 15,88 7 62,58 0 336,72 5 11,36 9 46,554 278,802 (Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa) - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2006-2013. Trong đó: * Giai đoạn 2006-2007: Đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn: 78.467 người - Nghề dài hạn: 15.887 người - Nghề ngắn hạn: 62.580 người * Giai đoạn 2008-2013: Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: 336.725 người - Cao đẳng nghề: 11.369 người - Trung cấp nghề: 46.554 người - Sơ cấp nghề và dạy nghề từ 1 đến dưới 3 tháng: 278.802 người Ngoài dạy nghề ở các trường, trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề, trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ nông dân, trung tâm học tập cộng đồng, các cơ sở sản xuất, các làng nghề đã mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới hằng năm cho trên 200.000 lượt người. Giai đoạn 2006-2013, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho gần 52.000 lao động, tuy nhiên tỷ lệ lao động học cao đẳng nghề mới chiếm 2,9%; trung cấp nghề chiếm 16,7%, còn lại là sơ cấp nghề và dạy nghề từ 1 đến dưới 3 tháng. Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", theo đó tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3906/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020". Kết quả sau 4 năm triển khai thực hiện đề án, tỉnh Thanh Hóa đã đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề từ 1 đến dưới 3 tháng cho 20.787 lao động nông thôn, trong đó lao động thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác là 10.845 người; lao động nông thôn thuộc hộ cận nghèo là: 562 người; lao động nông thôn khác là 9.380 người. Tỷ lệ lao động nông thôn sau học nghề có việc làm là 84%. 2.1.2. Phân tích nhu cầu đào tạo nghề 2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội * Đặc điểm kinh tế Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế Thanh Hoá đã và đang tăng trưởng nhanh và góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Với việc hiện đại hoá các ngành sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp-nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã mang lại kết quả lớn, đặc biệt là trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 9,1%/năm giai đoạn 2001-2005; giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,3%/năm; năm 2011 đạt 12,3%; năm 2012 đạt 10,3%. Năm 2013, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất gắn với nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đồng thời tranh thủ thời cơ, vận hội mới sau khi ký hợp đồng EPC, khởi công Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổ chức thành công Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế; khánh thành Cảng hàng không Thọ Xuân, khai trương đường bay TP Hồ Chí Minh - Thanh Hóa nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 đã có bước tăng trưởng khởi sắc đạt 11,2%; Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng chuyển dịch theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,6%% năm 2012 xuống còn 20% năm 2013; công nghiệp - xây dựng từ 43,6% tăng lên 43,9%; dịch vụ từ 34,8% tăng lên 36,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.180 USD. * Đặc điểm xã hội: Kết quả về tăng trưởng kinh tế của địa phương đã tạo được nhiều chỗ làm việc mới, tỷ lệ thất nghiệp thành thị 3,8%, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn 6,8% năm 2013. Giáo dục đào tạo của tỉnh trong những năm qua đã có những tiến bộ vượt bậc, cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư nâng cao về số lượng và chất lượng. Công tác dạy nghề được quan tâm và có những kết quả khởi sắc đáng ghi nhận. Nhiều cơ sở dạy nghề có chất lượng được hình thành với sự đầu tư của mọi nguồn lực, từng bước giải quyết bài toán thiếu hụt lao động có trình độ tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh. Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ngày càng được phát triển mạnh mẽ với số lượng các bệnh viện nhà nước và tư nhân tăng trong giai đoạn này. Mạng lưới cơ sở y tế đã được hình thành phát triển đến tận các thôn, bản trong tỉnh. Số lượng các Bác sĩ được tăng cường và bổ sung cho các cơ sở y tế các tuyến nhất là tuyến huyện nhằm giải quyết các yêu cầu khám chữa bệnh của người dân tránh cho người dân phải tốn kém chi phí lên các bệnh viện tuyến tỉnh. Các hoạt động xã hội khác như văn hoá, thể thao, an ninh trật tư được đầu tư và phát triển một cách phù hợp đã giúp cho người dân tin tưởng và Đảng và yên tâm sản xuất kinh doanh góp phần vào công tác đảm bảo an ninh trật tự nói chung. Công cuộc phát triển và bảo tồn các lễ hội truyền thống được tỉnh đầu tư và duy trì trong thời gian qua đã có những thành công đáng kể, nhiều hoạt động văn hoá được bảo tồn và phát triển. 2.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực Thanh Hoá có dân số đông đứng thứ 3 cả nước, dân số toàn tỉnh hiện có trên 3,442 triệu người; phân bố dân cư không đều, gần 90% dân số sống ở khu vự nông thôn, 10% dân số sinh sống ở khu vực thành thị; dân số trong độ tuổi lao động là 2,281 triệu người (chiếm 66,27% dân số), trong đó lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 2,01 triệu người (chiếm 88,11% lao động). Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 46%; công nghiệp, xây dựng chiếm 29%; dịch vụ chiếm 25%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đang chiếm 3,8%; tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn chiếm 6,9%, tỷ lệ hộ nghèo đang ở mức 13%. Chất lượng nguồn nhân lực của Thanh Hoá từng bước được nâng cao. Trình độ văn hoá của người lao động ngày một tăng lên: Theo kết quả điều tra cung-cầu lao động của tỉnh năm 2012 lao động tốt nghiệp tiểu học trở lên đạt 89,6%, trong đó số tốt nghiệp THCS là 36,4%, tốt nghiệp THPT chiếm 24,4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 28% năm 2006 (trong đó lao động qua đào tạo nghề 18,5%) lên 43% năm 2012 (trong đó lao động qua đào tạo nghề 32,1%). Bảng 3. Tổng hợp dân số, lao động và chất lượng nguồn lao động Thanh Hoá giai đoạn 2009-2013 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 TH 2011 TH 2012 TH 2013 3,405,01 7 3,412,00 0 3,423,00 0 3,426,00 0 3,442,000 1 Dân số trung bình Người 2,200,586 2,217,182 2,237,000 2,219,632 2,281,000 2 Dân số trong độ tuổi lao động Người 64.6 65.0 65.4 64.8 66.3 % so với dân số % Trong đó: 229,448 232,182 257,300 293,600 342,200 - Lao động ở khu vực Thành thị Người 10.4 10.5 11.5 13.0 15.0 Tỷ lệ % 1,971,13 8 1,985,000 1,979,70 0 1,964,40 0 1,938,800 - Lao động ở khu vực Nông thôn Người 89.6 89.5 88.5 87.0 85.0 Tỷ lệ % 1,913,00 0 1,934,00 0 1,958,000 1,983,00 0 2,010,000 3 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế Người 698,245 773,600 841,940 912,180 984,900 - Lao động qua đào tạo Người 36.5 40.0 43.0 46.0 49.0 Tỷ lệ % 219,995 247,552 262,372 275,637 289,440 + Trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp Người 11.5 12.8 13.4 13.9 14.4 Tỷ lệ % 478,250 526,048 579,568 636,543 695,460 - Lao động qua đào tạo nghề Người 25.0 27.2 29.6 32.1 34.6 Tỷ lệ % + Nghề dài hạn Người Tỷ lệ % + Nghề ngắn hạn Người Tỷ lệ % 30,608 38,680 48,950 59,490 70,350 + Cao đẳng nghề Người 1.6 2.0 2.5 3.0 3.5 Tỷ lệ % 135,823 154,720 176,220 202,266 227,130 + Trung cấp nghề Người 7.1 8.0 9.0 10.2 11.3 Tỷ lệ % 311,819 332,648 354,398 374,787 397,980 + Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng Người 16.3 17.2 18.1 18.9 19.8 (Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa) 2.1.2.3. Nhu cầu đào tạo nghề Bảng 4. Kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2014- 2020 Đơn vị tính: người Số TT Lĩnh vực đào tạo Kế hoạch giai đoạn 2014-2020 Tổng số Trong đó CĐ nghề TC nghề SC nghề và DNTX 1 Nghệ thuật, V hoá, Th tin 10,291 590 1,410 8,291 2 Kỹ thuật và Công nghệ 94,886 9,440 23,265 62,181 3 Xây dựng 81,710 1,475 6,345 73,890 4 Giao thông vận tải 57,689 885 7,050 49,754 5 Sản xuất và chế biến 81,573 2,475 5,640 73,458 6 Nông-lâm nghiệp-thủy sản 122,405 6,195 10,575 105,635 7 K.doanh và quản lý 22,257 2,150 3,525 16,582 8 Khách sạn, nhà hang 27,498 3,045 7,755 16,698 9 Sức khoẻ 4,731 885 2,820 1,026 10 Bảo vệ môi trường 11,500 2,360 2,115 7,025 Tổng số 514,540 29,500 70,500 414,540 (Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa) Từ nay đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, đi cùng với đó tỉnh đề ra mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động về lĩnh vực xây dựng tăng từ 9.710 người (bảng 2) tăng lên đến 81.710 người (bảng 4). Bên cạnh đó, là 1 tỉnh mạnh về nông- lâm nghiệp, Thanh Hóa cũng quan tâm đào tạo nghề cho người lao động nhằm giúp Nông- lâm nghiệp- thủy sản phát triển hơn, ở lĩnh vực này tỉnh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 đào tạo nghề được cho 122.405 người. 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề 2.2.1. Giáo viên đào tạo nghề - Năm 2006, tổng số cán bộ, giáo viên của 65 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 972 người, trong đó có 763 giáo viên cơ hữu chiếm 78,5%, có 21,5% là viên chức quản lý và phục vụ. Số giáo viên có trình độ trên đại học 1,05%; đại học, cao đẳng 62,52%; trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật 36,43%. Đã có 96% giáo viên qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; 85% phổ cập tin học ứng dụng vào giảng dạy. Số giáo viên đạt chuẩn theo quy định là: 625 người (đạt tỷ lệ 81,9%). - Đến nay, toàn tỉnh có 2.034 cán bộ, nhân viên và giáo viên dạy nghề (tăng gấp 2 lần so với năm 2006). Trong đó giáo viên dạy nghề: 1.616 người (giáo viên cơ hữu: 1.536 người, chiếm 95,5%; giáo viên hợp đồng: 80 người, chiếm 4,5%). Trình độ chuyên môn: giáo viên có trình độ sau đại học: 70 người, chiếm 4,6%, đại học: 761 người, chiếm 49,8%; cao đẳng : 272 người, chiếm 17,8%; trình độ khác: 421 người, chiếm 27,6%. Số giáo viên đạt chuẩn: 1.303 người, chiếm 85,5%, số giáo viên chưa đạt chuẩn là 201 người, chiếm 14,5% . Bảng 5. Tổng hợp giáo viên dạy nghề đến 31/12/2013 Đơn vị tính: người Tổng số GV Nữ DTT S Biên chế Trên đại học Đại học Cao đẳn g Trung cấp Khác Khối trường Cao 339 12 1 86 62 200 38 22 17 đẳng nghề 4 Khối trường trung cấp nghề 538 15 3 4 169 36 328 52 67 55 Khối trung tâm dạy nghề 212 82 3 109 20 136 24 12 20 Các cơ sở khác 527 13 1 5 216 122 164 54 28 159 (Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa) Đội ngũ giáo viên từng bước đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng, được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm kỹ thuật và phương pháp giảng dạy tích hợp từng bước đáp ứng yều cầu giảng dạy theo phương pháp mới, điều chỉnh sự mất cân đối về cơ cấu giáo viên dạy lý thuyết, dạy thực hành theo ngành nghề đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường nghề, trung tâm dạy nghề cơ bản được bố trí theo yêu cầu của cơ cấu tổ chức của các đơn vị. Trên 87% cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề có trình độ đào tạo từ đại học, cao đẳng trở lên. 2.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề đã theo hướng xã hội hoá, cùng với sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các ngành, các địa phương, các cơ sở dạy nghề đã huy động mọi nguồn lực, mọi khả năng hiện có để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp thiết bị dạy nghề. Hiện tại, tổng giá trị xây dựng cơ bản, thiết bị dạy nghề từ nguồn vốn nhà nước và xã hội hóa là: 966,310 tỷ đồng, trong đó giá trị máy móc thiết bị dùng cho dạy nghề là 291,826 tỷ động, chiếm 30,2% tổng giá trị, tăng gấp 5,4 lần so với năm 2006 (năm 2006, tổng giá trị nhà xưởng và máy móc thiết bị dùng cho dạy nghề hiện có là: 177,83 tỷ đồng, trong đó giá trị máy móc thiết bị dạy nghề 76,18 tỷ). Tổng diện tích phòng học lý thuyết, xưởng thực hành của các cơ sở dạy nghề 173.185 m 2 , gấp 2,3 lần so với năm 2006 (năm 2006 là 74.598 m 2 ). Ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề so với tổng đầu tư cho khối đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề năm 2006 đạt 20,3%; năm 2010 là 31%, năm 2013 đạt 37%. Bảng 6. Tổng hợp tình hình đẩu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực dạy nghề Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Kế hoạch 2011 – 2015 Tổng số TH 2011 TH 2012 TH 2013 KH 2014 KH 2015 Xây dựng cơ bản 418,955 55,000 64,000 82,207 102,748 115,000 Máy móc thiết bị dạy nghề 447,500 65,000 70,000 82,000 112,000 118,500 Đào tạo bồi dưỡng 26,383 3,872 3,744 4,515 5,752 8,500 [...]... đào tạo nghề được tách ra và trực thuộc Bộ Lao động thưong binh - xã hội thì công tác đào tạo nghề đã được quan tâm hơn, các chính sách về đào tạo nghề cũng dần được hình thành tiến tới hoàn thiện, góp phần phát triển công tác đào tạo nghề 2.3 Đánh giá chung về đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua 2.3.1 Những kết quả đạt được về đào tạo nghề cho người lao động * Tỉnh Thanh. .. cấp nghề: 46.554 người, sơ cấp nghề và dạy nghề từ 1 đến dưới 3 tháng: 278.802 người Kết quả đào tạo nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh từ 18,5% năm 2006 lên 34,6% năm 2013 Tỉnh đã chú trọng đến dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, trong đó ưu tiên dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số, lao động thuộc diện chính sách người có công. .. hoạt động đào tạo - Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động: các trường vẫn đang đào tạo theo khả năng “cung” của mình chưa thực sự đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp và thị trường lao động, đào tạo nghề mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu của thị trường lao động trong tỉnh + Các trường nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác trong tỉnh đang tổ chức đào tạo. .. đoạn 2014- 2015 đào tạo nghề cho 130.540 người gồm: - Cao đẳng nghề: 4.500 người - Trung cấp nghề: 14.500 người - Sơ cấp nghề: 90.000 người - Dạy nghề dưới 3 tháng: 21.540 người * Giai đoạn 2015 – 2020 đào tạo nghề cho 384.000 người gồm: - Cao đẳng nghề: 25.000 người, bình quân mỗi năm 5.000 người - Trung cấp nghề: 56.000 người, bình quân mỗi năm 11.200 người - Sơ cấp nghề: 200.000 người, bình quân... loại hình đào tạo, loại hình trường lớp Người học nghề, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm - Bên cạnh việc thực hiện công bằng xã hội trong đào tạo nghề thì ngoài đáp ứng yêu cầu đào tạo cho đông đảo người lao động còn cần đầu tư có trọng điểm để tạo ra một bộ phận đào tạo nghề có chất lượng cao để làm chuẩn mực và đào tạo đội ngũ công nhân... Thanh Hóa đã thực hiện chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nghề (loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo, phương thức đào tạo ) kết quả dạy nghề giai đoạn 2006-2007: nghề dài hạn 15.887 người, nghề ngắn hạn 62.580 người Thực hiện Luật dạy nghề (có hiệu lực từ 1/6/2007), kết quả giai đoạn 2008-2013 đã tuyển sinh đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ cho 270.155 người, trong đó cao đẳng nghề: 11.369 người, ... người tàn tật, lao động bị thu hồi đất canh tác; lao động thuộc các làng nghề khôi phục và phát triển nghề truyền thống (hoặc du nhập nghề mới), lao động nữ và lao động chưa có việc làm Đã quan tâm đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ theo chính sách Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ Trong 3 năm 20112013, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho. .. lớp và trung tâm dạy nghề, cấp phát bằng, chứng chỉ, định hướng và hướng dẫn với các cơ sở dạy nghề quy mô nhỏ 3.1.1.2 Xã hội hoá đào tạo nghề - Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề nhằm thu hút nhiều nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh cho các hoạt động đào tạo nghề Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc... tranh thị trường lao động trong nước - Song song với việc nâng cao đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ thì còn phải coi trọng và tăng cường lãnh đạo nghề cho lao động ở nông thôn mà chủ yếu là đào tạo ngắn hạn các nghề như trồng trọt, đánh bắt thuỷ sản, chăn nuôi, sơ chế, chế biến và bảo quản nông- lâm- ngư nghiệp và các nghề truyền thống 3.1.1.3 Đào tạo gắn với sử dụng Đào tạo nghề phải gắn... người - Dạy nghề dưới 3 tháng: 103.000 người, bình quân mỗi năm 20.600 người Bồi dưỡng nâng cao tay nghề hàng năm cho trên 200.000 lượt người 3.2 Một số giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề ở tỉnh Thanh Hóa 3.2.1 Cần nhanh chóng sắp xếp, bố trí các cơ sở đào tạo nghề * Quy hoạch đến năm 2015 có 117 cơ sở dạy nghề, trong đó có 49 cơ sở công lập, 68 cơ sở ngoài công lập gồm: - Trường cao đẳng nghề: . trạng đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Thanh Hóa. - Phần III: Một số giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Thanh Hóa Phần II: Phân tích thực trạng đào tạo. thiện, góp phần phát triển công tác đào tạo nghề. 2.3. Đánh giá chung về đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua 2.3.1. Những kết quả đạt được về đào tạo nghề cho người. thực tập Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động tại tỉnh Thanh Hóa . 1.2. Lý do nghiên cứu đề tài Đối với mỗi con người, mỗi xã hội và mỗi quốc gia muốn có lao động sáng tạo, có sáng

Ngày đăng: 26/04/2015, 23:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KẾT LUẬN

  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng phức tạp, bên cạnh sự hợp tác là sự cạnh tranh quyết liệt; việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các nền kinh tế, nếu muốn hội nhập vào thế giới. Thanh Hóa, trước những thời cơ và thách thức mới, muốn vươn lên tiến cùng thời đại thì chất lượng nguồn lao động, đặc biệt lao động trực tiếp sản xuất là nhân tố quyết định hàng đầu. Do đó, việc quan tâm phát triển công tác đào tạo nghề là một nhiệm vụ quan trọng và là yêu cầu khách quan, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan