VẬN DỤNG KỸ NĂNG, KỸ THUẬT VÀO DẠY HÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÁT THEO NHÓM MÔN ÂM NHẠC THCS.

14 1.6K 19
VẬN DỤNG KỸ NĂNG, KỸ THUẬT VÀO DẠY HÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÁT THEO NHÓM MÔN ÂM NHẠC THCS.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm, qua quá trình giảng dạy môn âm nhạc THCS, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế khi đứng trên bục giảng nhà trường. Để có kiến thức và kết quả như ngày hôm nay, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, Ban giám hiệu, tổ Anh – Nhạc - Họa trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đã hưỡng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình viết đề tài. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND, Phòng Giáo Dục, Hội đồng khoa học huyện Krông Pắc đã mở cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2010 – 2011, đây là cơ hội tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được bày tỏ những khả năng kinh nghiệm giảng dạy của mình trong quá trình đứng trên bục giảng. Trong thời gian hoàn thành bài viết, không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong hội đồng khoa học, các thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Krông Pắk, ngày 2 tháng 11 năm 2010. Đỗ Đức Huy A . PHẦN MỞ ĐẦU. I . ĐẶT VẤN ĐỀ. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng biểu cảm của âm thanh. Cùng với các phương tiện diễn tả âm nhạc như: Giai điệu, cường độ, âm sắc, hòa âm, cách cấu tạo hình thức…bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của các tình cảm và ý tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Không giống với các loại hình nghệ thuật khác, hình tượng âm thanh của âm nhạc không mang ý nghĩa cụ thể , rõ rệt như từ ngữ trong nghệ thuật văn chương, cũng không thể hiện thế giới khách quan bằng những bức tranh có đường nét bố cục chặt chẽ, có mảng màu phong phú như trong hội họa. Đặc trưng diễn tả âm nhạc mang tính ước lệ, khái quát cao. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới của con người, những rung cảm hết sức tế nhị của niềm vui, đau khổ, day dứt, nghi ngờ, suy tư, ước vọng, tin tưởng…Đối với các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ trong đời sống một cách đầy đủ và đa dạng. Vì vậy, khi nói đến ý nghĩa tình cảm của âm nhạc là trong đó cũng gồm cả ý nghĩa tư tưởng. Cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cũng là sự sáng tạo và là một quá trình đặc biệt phức tạp, đa dạng. Ở đó không chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ, mà dòng hình tượng âm nhạc chỉ được cụ thể hóa trong sự cảm thụ của người nghe. Âm nhạc trong xã hội chúng ta, được nuôi dưỡng bằng cội nguồn của văn hóa âm nhạc dân gian, ngày nay đã đi vào nhà trường phổ thông với tư cách là một môn học chính thức. Triển khai môn âm nhạc trong các cấp học nói chung, trường THCS nói riêng, đối với trẻ em đang độ tuổi đi học có ý nghĩa nhân văn to lớn. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường cũng chính là dành cho trẻ em quyền được phát triển tự do nhân cách, tài năng, thể chất, tinh thần, đặc biệt là tài năng ca hát. Trong nhà trường, môn học âm nhạc nhằm mục đích phát triển tối đa khả năng ca hát của học sinh, giáo dục văn hóa âm nhạc qua nội dung bài hát như một bộ phận của văn hóa tinh thần trong các em hướng tới? Trang bị những kiến thức âm nhạc cơ sở, những kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện hình thành năng lực cảm thụ: hiểu và thể hiện tác phẩm âm nhạc. Khơi dậy những khả năng sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật âm nhạc. II / MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Trong quá trình cải cách giáo dục, việc đưa môn âm nhạc vào trong trường THCS là rất cần thiết, nhằm nâng cao bồi dưỡng khả năng ca hát cơ bản, hiểu biết về các bài hát là mục tiêu quan trọng của giờ học âm nhạc trong các Trang 2 lớp THCS. Phân môn học hát chiếm một thời gian thích đáng của giờ học âm nhạc, mọi hoạt động âm nhạc khác như học nhạc lý, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức trong dạy học âm nhạc đều phải có mối quan hệ với phần dạy học hát. Yêu cầu của việc dạy học hát cho học sinh THCS là dạy cho các em trình bày bài hát một cách tự nhiên, diễn cảm các bài hát trên cơ sở rung cảm thực sự với nội dung tác phẩm bằng kỹ năng ca hát nhất định. Ý nghĩa của giáo dục nghệ thuật, dạy hát chính là học sinh hiểu đúng nội dung hình tượng âm nhạc, nắm được các kỹ năng cần thiết để thể hiện tình cảm của mình trong cách hát tự nhiên và diễn cảm. Việc thực hiện các yêu cầu chung của hoạt động ca hát có liên quan chặt chẽ đến những nhiệm vụ dạy học hát như: - Hình thành các kỹ năng cần thiết để hát diễn cảm. - Phát triển tai nghe âm nhạc trên cơ sở rèn luyện các kỹ năng hát cơ bản. - Phát triển giọng hát, hình thành cách hát tự nhiên, củng cố và phát triển âm vực giọng của học sinh. - Giúp học sinh thể hiện khả năng sáng tạo, trình bày một cách chủ động các bài hát quy định trong chương trình ở nhà trường. Để chuẩn bị dạy học âm nhạc, giáo dục và phát triển khả năng âm nhạc của học sinh THCS, giáo viên cần phải có năng lục hoạt động âm nhạc nhất định trong đó có năng lực ca hát. Có những hiểu biết về các kỹ năng hát cơ bản, giáo viên mới có thể hát chuẩn xác và diễn cảm. Trình bày tác phẩm âm nhạc chuẩn xác, diễn cảm là phương thức cơ bản giúp học sinh làm quen với tác phẩm, đẩy mạnh khả năng cảm thụ âm nhạc, mang đến cho học sinh những xúc động chân thực, mới mẽ, tạo cơ sở để các em nhanh chóng lĩnh hội bài hát toàn diện và chính xác. Việc dạy hát không chỉ đơn thuần giúp học sinh tích lũy một số lượng nhất định các bài hát, mà chủ yếu nhằm vào chất lượng ca hát để phát triển âm nhạc và khả năng ca hát. Vì vậy, nắm vững các kỹ năng ca hát có ý nghĩa thực tế đối với việc thực hiện yêu cầu chung và những nhiệm vụ cụ thể của việc dạy học hát. III / ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. Dưới sự phát triển không ngừng của nền văn hóa đa dân tộc, đa sắc màu nghệ thuật, âm nhạc cũng như các môn học khác, đây là một học quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, thẩm mỹ đạo đức, phát triển trí tuệ phát triển thể chất của học sinh. Dạy học âm nhạc là quá trình dạy cho học sinh nắm tổng hợp kiến thức, còn đối với phân môn học hát thì dạy cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo, hát tập thể, hất nhóm tạo cơ sở cho khả năng cảm thụ âm nhạc. Trang 3 Năng lực cảm thụ âm nhạc là một loại hình nghệ thuật sống động, mang tính hình tượng, sinh ra từ cuộc sống và gắn liền với đời sống, cho phép người ta tiếp thu âm nhạc bằng cảm xúc, đồng thời phân biệt ở đó cái đẹp, cái xấu, chân thực, giã dối, cái thiện, cái ác. Xác định bằng thính giác, tính chất của âm nhạc, cảm nhận mối liên hệ nội tại giữa nội dung âm nhạc và trình độ thể hiện tác phẩm, xác định tác giả, và biết phong cách âm nhạc của từng tác phẩm, tác giả, từng trào lưu, trường phái Chính trong quá trình dạy học âm nhạc diễn ra quá trình hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ, hiểu đánh giá yêu thích và thưởng thức nghệ thuật là nhu cầu hoạt động sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ. Trong phân môn học hát của môn âm nhạc THCS là một phần rất quan trọng trong việc hướng các em đi theo con đường nghệ thuật, đặc biệt là tạo điều kiện cho các em được thể hiện một tác phẩm, hay được tập luyện những kỹ thuật, kỹ năng để trình bày bài hát theo nhóm như một nhóm ca sỹ chuyên nghiệp. Trong phân môn học hát môn âm nhạc THCS có thể coi như một nền móng cho việc đào tạo những tài năng ca hát sau này, vì ở THCS các em đã được học và tập luyện những kỹ năng, kỹ xảo như: Luyện thanh,tư thế hát, tổ chức âm thanh, cách lấy hơi và nhả hơi, hát rõ lời… Hay một số kỹ thuật và phương pháp trong quá trình tập hát như: Phương pháp hát liền giọng, phương pháp hát nẩy, phương pháp hát nhanh, phương pháp thể hiện sắc thái - cường độ, hát bè… Là giáo viên giảng dạy môn âm nhạc, đúc rút từ những thực tiễn, kinh nghiệm tôi mạnh dạn đưa ra một số kỹ năng, kỹ thuật và phương pháp giảng dạy phân môn học hát trong môn học âm nhạc THCS, mong các bạn đồng nghiệp tham khảo và áp dụng vào quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả cao hơn. B / NỘI DUNG. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng theo sách giáo khoa mới ở môn âm nhạc trường THCS là vấn đề khá phức tạp, việc thống nhất và nâng cao hiệu quả dạy – học cho từng phân môn: đặc biệt là phân môn học hát là rất cần thiết đòi hỏi mỗi giáo viên dạy nhạc cần hết sức quan tâm và trăn chở. Qua thực tế cho thấy, các giáo viên dạy hát thường dạy theo cách là làm sao dạy cho học sinh hát đúng cao độ và trường độ bài hát, ít ai quan tâm đến kỹ năng, kỹ thuật, phương pháp dạy hát hay là trình bày tác phẩm theo nhóm hoặc phát huy chức năng giáo dục thẩm mỹ trong ca hát. Đó là làm sao cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong lời ca và trong những nốt nhạc từ đó biết hát chuẩn xác rõ lời, đúng tiết tấu hát có sắc thái diễn cảm, biết tạo cảm xúc cho người nghe, người quan sát qua bài hát…Muốn làm được điều này người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc cần vận dụng một số kỹ năng, kỹ thuật và phương pháp hoạt động hát theo nhóm sau: I / CÁC KỸ NĂNG HÁT CƠ BẢN ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS: 1 / Tư thế hát: Trang 4 Tư thế dẹp nhất khi học hát là đứng thẳng hoặc ngồi thẳng. Ở trường THCS khi học hát tư thế ngồi hát là chủ yếu. Trong tư thế này, hơi thở tốt hơn cả. Khi ngồi tập hát học sinh không dược ngồi dựa vào thành ghế tay đặt lên mặt bàn, đầu giữ ngay ngắn, không căng cứng, không nghẹo cổ, miệng cần phải mở tròn, không mở qúa to, hàm dưới nới tự do, môi linh hoạt, co dãn mềm mại. Sau khi tập cho học sinh hát thuần thục bài giáo viên cần cho học sinh đứng dậy để trình bày bài hát. Khi đó hơi thở sẽ sâu hơn, cơ thể tự do hơn, âm thanh cũng vang lên tốt hơn rõ rệt hơn. Trong quá trình đứng hát giáo viên hướng dẫn cho học sinh một số động tác vận động tại chỗ như: nhún nhẹ một cách tự nhiên mềm mại. 2 / Tổ chức âm thanh: Học sinh trung học cơ sở chủ yếu phải hát bằng giọng tự nhiên, âm thanh sáng trong trẻo và nhẹ nhàng, không gào thét căng cứng. Âm thanh phát ra đúng có nghĩa là việc tổ chức các cơ quan phát thanh hoạt động phối hợp chính xác, nhịp nhàng ( hàm dưới, môi hàm mềm, lưỡi nhỏ phía trong). Luyện tập thường xuyên, có hệ thống học sinh biết cách ngân dài, ngắt tiết nhạc, ngắt câu… 3 / Hơi thở: Cách thở đúng trong khi hát là biết hít vào một lượng hơi vừa đủ để hát hết một câu nhạc và hát một cách nhẹ nhàng. Giáo viên cần theo dõi, điều khiển để học sinh dễ dàng lấy hơi, không nên tham nhiều hơi, sẽ bị căng cứng lên gân. Nhắc học sinh cần lấy hơi bằng mũi không hít bằng miệng. Nếu lấy hơi bằng miệng, thì cổ họng chóng bị khô gây rát, gây khàn cổ và ho. Khi thể hiện các bài hát hành khúc cần đẩy hơi mạnh và đầy đặn. Còn khi trình bày một số bài hát ru, trữ tình cần lấy hơi nhẹ nhàng, yên tĩnh và đẩy hơi ra chậm, từ từ. Khi trình bày một số bài hát nhanh vui hoặc nội dung hài hước, dí dõm cần ngắt hơi gọn bật hơi khi hát các âm nảy. 4 / Hát chính xác: Hát chính xác là khâu rất quan trọng, là sự nhắc lại đúng âm điệu và nhịp điệu bài hát. Học sinh nghe giáo viên trình bày chính xác, diễn cảm bài hát hoặc nghe bài hát qua phần diễn tấu của nhạc cụ. Học sinh được ôn tập có hệ thống những bài hát mà các em đã được học. Tạo điều kiện cho các em hát theo nhóm hoặc đơn ca… Như vậy, các em sẽ nghe được mình hát rõ hơn để qua đó biết được mức độ hát của bản thân. Có những học sinh hát sai giáo viên cần động viên và hưỡng dẫn hát mẫu lại để các em nghe và sửa sai. Có những học sinh hát sai do thiếu chú ý, chỉ nghe đại khái hoặc nôn nóng, hấp tấp. Đối với những em này giáo viên yêu cầu tập trung chú ý, lắng nghe để ghi nhớ và nhắc lại cho chính xác. Ngoài ra trừ những em có dị tật bẩm sinh như: Cấu tạo cơ quan phát thanh không hoàn thiện, thính lực yếu…thì cần phải luyện tập có phương pháp và tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc để có chế độ tập phù hợp. 5 / Hát đồng đều: Trang 5 Khi hát tập thể, học sinh cần phải biết hòa giọng mình trong giọng chung của cả lớp. Trước khi hát giáo viên cần thu hút sự chú ý của học sinh. Giáo viên hát mẫu hoặc đàn giai điệu sau đó đưa tay theo động tác chỉ huy để các em cùng hát. Học sinh theo động tác chỉ huy của giáo viên, có thể cùng bắt đầu hay kết thúc bài hát một cách chính xác và đồng đều. Giáo viên cần tập cho học sinh thói quen cảm thụ âm nhạc và biết tự hát đúng âm điệu, nhịp nhàng mà không cần đến sự chỉ huy của giáo viên. 6 / Hát rõ lời: Hát rõ lời góp phần vào việc truyền đạt bài hát một cách diễn cảm, bởi vì lời ca là một bộ phận quan trọng trong nội dung tác phẩm âm nhạc. Những nguyên tắc phát âm lời ca có liên quan chặt chẽ đến sự vận động của sáu thanh điệu: (Không, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng ) trong ngữ âm tiếng việt. Để học sinh hát rõ lời một cách tốt nhất, có thể tập theo những cách sau: - Giáo viên đọc rõ lời bài hát một cách diễn cảm, chậm rãi. - Có thể để cho một vài em học sinh đọc lời bài hát cho cả lớp nghe. Học sinh được tập luyện các kỹ năng ca hát trong quá trình học hát, thì việc vận dụng vào để hát các bài hát có phong cách, tính chất khác nhau là phương tiện cơ bản để việc rèn luyện các kỹ năng ca hát được tiến hành đồng bộ và phát triển dần dần từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. II / CÁC KỸ THUẬT KHI DẠY HỌC HÁT. 1/ Phương pháp hát liền giọng: Hát liền giọng đòi hỏi các âm thanh từ âm nọ sang âm kia phải liên kết, nối tiếp với nhau, không bị đứt quảng, âm thanh trong sáng, mềm mại, diễn cảm và có sức thu hút rất mạnh mẽ làm rung động lòng người. Khi tập hát, chú ý lắng nghe điều chỉnh âm thanh phát ra làm sao cho nó vang, sáng, tròn tiếng, không thay đổi tính chất, có vị trí thống nhất. Hơi thở phải được khống chế, giữ đều liên tục. Trước khi vào tập các bài hát nên cho học sinh luyện các mẫu câu luyện thanh bằng các từ thay đổi lẫn nhau để khởi động giọng. 2/ Phương pháp hát nẩy: Khi hát âm nẩy hàm dưới buông lỏng, môi không chúm lại mà hơi nhếch lên, để lộ hàm răng trên như cười. Hơi thở phải được khống chế liên tục và đẩy ra nhẹ nhàng. Âm thanh phát ra phải gọn, linh hoạt, nhẹ nhàng, rõ từng âm một. Trong quá trình hát không được hét to, đẩy hơi ra ồ ạt. 3/ Phương pháp hát nhanh: Lấy hơi phải nhanh, ngắt hơi phải chính xác theo quy định trong bài hát. Khi hát hơi thở hít vào vừa phải, không được lấy quá nhiều hơi. Muốn hát tốt phương pháp này đầu tiên nên tập kỹ thuật hát nhanh bằng bài tập luyện thanh đơn giản với tốc độ vừa phải. Sau khi đã thuộc bài tập mới tăng đần tốc độ. 4/ Phương pháp thể hiện sắc thái cường độ: Trang 6 Âm thanh phải liên tục, không bị gãy không ngắt quãng, không thay đổi vị trí âm thanh. Hơi thở hít vào phải sâu, nhẹ nhàng kín đáo bằng mũi, không nên lấy hơi bằng miệng dễ bị khô họng , khan tiếng. Sau đó hơi thở đẩy ra đều đặn, liên tục, không đẩy hơi ồ ạt, đột ngột, áp lực hơi được tăng dần. Miệng mở rộng phía trong, hàm ếch mềm hơi nhếch lên, hàm dưới thả lỏng. Để âm thanh phát triển to dần, tăng dần áp lực hơi nhưng không căng thẳng quá mức. III/ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG “ HÁT THEO NHÓM”. Thông thường, một bài hát được phân bố ở 3 tiết dạy, việc xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi tiết như sau: Tiết 1 : Giúp học sinh hát chuẩn xác cao độ, trường độ bài hát biết hát diễn cảm bài hát: (Qua tìm hiểu nội dung lời ca bài hát; tìm hiểu phần nhạc của bài hát; tập theo trình tự một bài hát). Tiết 2 : Ôn luyện bài hát có nâng cao. Ôn giai điệu chính xác, thuộc lời ca. Triển khai: Hát có thể hiện sắc thái bài hát; hướng dẫn một số động tác phụ hoạ; một số hình thức biểu diễn; một số cách hát: Hát đuổi 2 bè; hát nối tiếp hát liền tiếng hoặc hát có âm nẩy. Tiết 3 : Ôn luyện bài hát : Trình bày hoàn chỉnh bài hát. Kiểm tra đánh giá. Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát (có tính giáo dục). Hoạt động “ hát theo nhóm” 1. Đặc điểm : Nhóm học sinh thực hiện các nội dung: thảo luận, thiết kế; luyện tập và trình bày hòan chỉnh một bài hát: có biểu đạt tình cảm của bài hát qua ánh mắt, nét mặt, động tác phụ hoạ bằng tay, bằng hình thể; vận động nhịp nhàng theo ý tưởng của mình. Hoạt động này được thực hiện ở phần ôn tập bài hát: Nếu bài hát có cấu trúc; giai điệu đơn giản, phân phối chương trình phân bố 2 tiết thì hoạt động “hát theo nhóm” được bắt đầu từ cuối tiết thứ nhất. Thực hiện chủ yếu ở tiết thứ 2. Nếu bài hát được bố trí 3 tiết thì hoạt động “hát theo nhóm” được bắt đầu từ nội dung 2 của tiết thứ 2 và thực hiện chủ yếu ở tiết thứ 3. Hoạt động “hát theo nhóm” là một phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập, nghiên cứu, thảo luận; thực hành, rút kinh nghiệm, bổ sung và hoàn chỉnh theo từng nhóm học sinh thực hiện: Học sinh là chủ thể tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động. Giáo viên có nhiệm vụ nêu vấn đề; gợi ý, cùng thiết kế; bổ sung; tổng kết, đánh giá hoạt động cùng với học sinh. Vai trò cá nhân được phát huy tối đa trong mối quan hệ thầy và trò; quan hệ trò và trò để đạt mục đích chung là thể hiện cho được cái hay cái đẹp; cái xúc cảm của bài hát. 2. Ý nghĩa: Trang 7 Hoạt động “hát theo nhóm” giúp học sinh: Mở rộng, sâu thêm kiến thức âm nhạc và nghệ thuật diễn tả nội tâm khi trình bày bài hát. Thông qua hoạt động này giúp học sinh rèn luyện kỉ năng giao tiếp, kĩ năng vận động, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa học sinh và giáo viên ngày càng gắn bó. Với cách thức của hoạt động này: Giúp học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập, hứng thú khi tìm và sáng tạo vấn đề; hào hứng khi trình bày sáng tạo của mình. Hoạt động này là động lực giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hoá văn nghệ do trường lớp; đoàn; đội và các đơn vị văn hoá trong địa bàn tổ chức, tham gia có kết quả ngày một tốt hơn, góp phần phát triển khả năng ca hát của chính mình. Hoạt động này giúp các em hoà mình vào tập thể; rèn luyện sức khoẻ; rèn luyện toàn diện nhân cách. Hoạt động này bảo đảm nguyên tắc: Lấy thực hành làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. 3. Cách thực hiện: Về phía giáo viên: Thực hiện tốt mục tiêu các tiết trước: Học sinh hát chính xác giai điệu bài hát; hát có diễn cảm; thuộc lời ca. Chuẩn bị thuần thục phần thể hiện bài hát có vận động, có phụ hoạ, có biểu cảm các hình ảnh hình tượng lời ca bài hát. Chuẩn bị phần thưởng tặng cho nhóm đạt điểm cao. Thuần thục phần đệm bài hát qua đàn hoặc ghi vào băng đĩa. Về phía học sinh: Hát thuộc lời bài hát. Tìm hiểu trước các hình tượng, hình ảnh trong lời ca bài hát, luyện tập trong nhóm với nhau. Trang phục khi thể hiện bài hát. Bước 1 : Tiến hành ở tiết thứ 2 của bài hát (chương trình sách giáo khoa) sau khi đã ôn luyện giai điệu bài hát chính xác có kiểm tra đánh giá. Kiểm tra phần thuộc lời ca, hướng dẫn một sô cách hát lời ca như : Hát đuổi; hát bè; hát âm nẩy, hát liền tiếng …. Nêu mục đích yêu cầu của hoạt động. Thảo luận cả lớp về nội dung hoạt động. Giáo viên gợi ý, phân tích. Học sinh trình bày ý kiến. Giáo viên tập hợp ý kiến, thống nhất 1 số nội dung chính. Chia nhóm: (Giáo viên điều hành) Theo nhiều cách: Nhóm học tập; nhóm giới tính; nhóm theo chỗ ngồi. Đảm bảo thành phần: Có giỏi; khá; trung bình; yếu. Trang 8 Số lượng: 2 học sinh trở lên; cao nhất là 6-8 học sinh. Đề cử nhóm trưởng: Có năng lực tổ chức, hoạt động âm nhạc để điều hành nhóm. Các nhóm trưởng bốc thăm thứ tự biểu diễn ở tiết sau. Đặt tên cho nhóm theo thứ tự bốc thăm. Nhóm lập danh sách tổ viên của nhóm mình. Dặn dò học sinh về nhà thảo luận, bổ sung thêm và luyện tập và chuẩn bị trang phục. Bước 2 : Tiến hành ở tiết thứ 3 của dạy 1 bài hát sau khi đã kiểm tra xong phần chuẩn bị; luyện thanh. Các nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện của mình. Chấm điểm cho các nhóm hát được tiến hành đồng thời, do các nhóm còn lại làm giám khảo. Sau phần trình bày của 1 nhóm nào đó, các nhóm còn lại ghi điểm nhóm mình cho vào 1 bảng phụ và đồng loạt giơ lên. Giáo viên có nhiệm vụ tổng hợp các con điểm; thông báo tổng số điểm ( thang điểm 10). Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát. Giáo viên nhận xét chung về hoạt động: ưu điểm; tồn tại về cách thể hiện: trang phục. Phát thưởng động viên cho các nhóm đặt điểm cao nhất. 4. Minh họa cho một tiết dạy. Bài hát: Lí dĩa bánh bò Dân ca Nam Bộ. (Chương trình lớp 8). Bước 1 : Đây là bài hát được phân phối trong 3 tiết của bài 2 (tiết 4; 5; 6 sách giáo khoa lớp 8). Hoạt động : Hát theo nhóm bắt đầu từ tiết 5 sách giáo khoa sau khi đã ôn tập chính xác phần giai điệu bài hát, kiểm tra phần thuộc lời ca và hướng dẫn học sinh hát đuổi 2 câu đầu bài hát sau 1 ô nhịp; (hai tay bưng dĩa – cho trò). Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích của hoạt động. Trình bày bài hát có vận động nhịp nhàng, thể hiện một số động tác phụ họa bằng tay, ánh mắt, nét mặt, hình thể giao lưu thân mật với nhau là nổi rõ – tính vui tươi, dí dỏm của bài hát. Thảo luận cả lớp về các nội dung trên: + Học sinh nêu ý kiến. + Giáo viên tập hợp, kết luận : * Vận động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn bằng nhiều cách, hát vui tươi sôi nổi pha sự hóm hĩnh; hát gọn chữ. * Một số hình tượng, hình ảnh phụ hoạ bằng tay; ánh mắt, nét mặt kết hợp bước chân phối hợp với vũ điệu. Hai tay bưng đĩa. Giấu cha, giấu mẹ. Tinh tính tang tang… * Chia tốp hát đuổi nhau 2 câu đầu. Cả nhóm hát 2 câu cuối. - Chia nhóm. Trang 9 + Đối với bài hát này; chia nhóm bằng nhiều cách ; ít học sinh ; từ 2 - 6 em. + Đề cử nhóm trưởng. (3’) + Bốc thăm thứ tự trình bày. - Dặn dò các nhóm về nhà thảo luận thêm và luyện tập; chuẩn bị trang phục đúng chủ đề bài hát. (1’) Bước 2 : Tiến hành ở tiết 6 – sách giáo khoa lớp 8. - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (1’). - Luyện thanh. (2’). - Từng nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện; các nhóm còn lại chuẩn bị bảng phụ cho điểm – giáo viên tập hợp số điểm các nhóm thông báo số điểm của nhóm sau phần nhóm đó thực hiện xong. (8’). - Cho đại diện hoặc xung phong học sinh phát biểu cảm nghĩ về bài hát. Được cộng thêm điểm thưởng nếu trả lời súc tích hay (3’) - Nhận xét sơ lược ưu khuyết điểm; thông báo nhóm 1;2;3 Trao phần thưởng. (1’) IV / HIỆU QUẢ. Không phải các kỹ năng, kỹ thuật và phương pháp này hoàn toàn là mới, nhưng do cách tổ chức điều hành của giáo viên, tạo cho học sinh niềm tin, tin tưởng, cho nên các em học sinh đã biết nắm bắt khai thác vận dụng một cách nhạy bén và chính xác, đặc biệt tạo ra một tinh thần học tập đoàn kết, chia sẻ… Ngoài ra học sinh đã biết tự học, tự tìm tòi, khám phá thêm kiến thức cho mình, cho bạn, các em đã rất phấn khích hãnh diện, đem lại những thông tin mới lạ và đạt được những thành tích rất cao trong học tập. • ƯU ĐIỂM. - Học sinh sôi nổi, hăng say luyện tập. - Hình thành cho học sinh những ký năng, kỹ thuật hát cơ bản lĩnh hội được từ bậc THCS. - Tạo cơ sở cho học sinh áp dụng vào thực tế hàng ngày, hay khi rời ghế nhà trường các em đã có một phong cách thực thụ của người đã từng học âm nhạc. - Học sinh mở rộng thêm kiến thức, năng động, óc tổ chức, tính tập trung, sáng tạo, khả năng tự học… • NHƯỢC ĐIỂM. - Phòng học bộ môn chưa có. - Lớp học chưa đủ chuẩn . - Đồ dùng dạy học còn thiếu, tạm thời. - Một số học sinh còn coi thường môn học. V / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Sau học kỳ I năm học 2010 – 2011 khi vận dụng đúng các kỹ năng, kỹ thuật và phương pháp dạy phân môn học hát ở các lớp THCS đã đạt được kết quả khá khả quan như sau: KHỐI TS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM Trang 10 [...]... kỹ năng hát cơ bản đối với học sinh THCS 1/ Tư thế hát 2/ Tổ chức âm thanh 3/ Hơi thở 4/ Hát chính xác 5/ Hát đồng đều 6/ Hát rõ lời II/ Các kỹ thuật và phương pháp khi dạy học hát 1/ Phương pháp hát liền giọng 2/ Phương pháp hát nẩy 3/ Phương pháp hát nhanh 4/ Phương pháp thể hiện sắc thái cường độ III/ Phương pháp hoạt động hát theo nhóm 1/ Đặc điểm 2/ Ý nghĩa 3/ Cách thực hiện 4/ Minh họa tiết dạy. .. THAM KHẢO - SGK âm nhạc 6,7,8,9 NXB Giáo Dục - SGV âm nhạc 6,7,8,9 NXB Giáo dục - Phương pháp dạy âm nhạc THCS NXB âm nhạc - Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại NXB giáo dục - Một số vấn đề phân tích tác phẩm âm nhạc dùng ở trường THCS Bộ Giáo dục và đào tạo - Chương trình đào tạo giáo viên THCS môn âm nhạc Bộ Giáo dục và đào tạo - Chuẩn kiến thức môn âm nhạc THCS Bộ Giáo dục và đào tạo Trang... hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh Trên đây là một số kinh nghiệm từ thực trạng dạy học môn âm nhạc ở trường bản thân đúc rút qua nhiều năm dạy học, chắc chắn không tránh... ý và bổ sung D ĐỀ XUẤT - Cần có phòng học chuyên cho bộ môn âm nhạc - Cơ sở vật chất cần bổ sung thêm đồ dùng dạy học môn âm nhạc như: Tranh ảnh, băng đĩa nhạc, đàn oocgan, máy cassec, máy chiếu… - Cần tăng cường hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo hứng thú cho học sinh trong môn âm nhạc như: Hội thi tiếng hát học sinh, học sinh thanh lịch,văn nghệ trong các ngày lễ… Trang 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK âm. .. KẾT LUẬN Trong quá trình dạy học môn âm nhạc việc vận dụng các phương pháp tối ưu, phù hợp với học sinh THCS, phù hợp với từng đối tượng học sinh, cũng như trong quá trình dạy học cần cho học sinh hứng thú, đam mê, yêu thích môn học đạt kết quả tốt nhất trong quá trình dạy học là điều rất quan trọng trong từng giáo viên Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên . giáo viên giảng dạy môn âm nhạc cần vận dụng một số kỹ năng, kỹ thuật và phương pháp hoạt động hát theo nhóm sau: I / CÁC KỸ NĂNG HÁT CƠ BẢN ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS: 1 / Tư thế hát: Trang 4 Tư. thế hát, tổ chức âm thanh, cách lấy hơi và nhả hơi, hát rõ lời… Hay một số kỹ thuật và phương pháp trong quá trình tập hát như: Phương pháp hát liền giọng, phương pháp hát nẩy, phương pháp hát. dạy học hát. 6 1/ Phương pháp hát liền giọng 6 2/ Phương pháp hát nẩy. 6 3/ Phương pháp hát nhanh. 6 4/ Phương pháp thể hiện sắc thái cường độ. 6 III/ Phương pháp hoạt động hát theo nhóm. 7 1/

Ngày đăng: 26/04/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan