Luận văn thạc sỹ: Xây dựng cơ cấu tổ chức, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá

117 585 3
Luận văn thạc sỹ: Xây dựng cơ cấu tổ chức, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình tái cơ cấu lại doanh nghiệp. Một trong những nội dung cơ bản của tái cơ cấu lại là xây dựng lại cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý của bộ phận nguồn nhân lực sao cho phù hợp với quy mô, năng lực tổ chức hoạt động, quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Tái cơ cấu lại doanh nghiệp là nhằm đáp ứng với thời cơ và thách thức mới, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường trong nước và sức ép quốc tế hoá ngày càng gia tăng. Đây là một yêu cầu có tầm quan trọng chiến lược đối với quá trình phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Hiệu quả hệ thống quản lý tổ chức được thể hiện cụ thể qua hiệu quả, tính hợp lý của cơ cấu tổ chức, các hệ thống nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thực hiện công việc…Hệ thống quản lý tiên tiến đòi hỏi cũng phải tương xứng với bộ máy quản lý của doanh nghiệp.Ngành giấy tại thị trường Việt Nam được xem là một trong những ngành quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên so với khu vực và thế giới thị trường giấy chúng ta đang thấp kém nhiều về quy mô và chất lượng. Các nhà máy giấy trong nước thường có công suất bé, công nghệ hết sức lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp so với giấy nhập khẩu. Với đặc thù là ngành có suất đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn dài, tác động lớn đến môi trường nên đây cũng không phải là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Trên thực tế thì sản phẩm giấy gần như là một sản phẩm thiết yếu với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Năng lực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Do đó việc đầu tư vào lĩnh vực này là cần thiết và vận hành khai thác có hiệu quả để cạnh tranh trên thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu đang là hướng tiếp cận đối với chúng ta.Trong bối cảnh đó Tổng công ty Giấy Việt Nam kết hợp với một số cổ đông sáng lập khác thành lập nên Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá thực hiện đầu tư xây dựng mới nhà máy giấy tại Thanh Hoá nhằm khai thác vùng nguyên liệu của các tỉnh Bắc Trung bộ. Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Công ty THAPACO) là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm giấy và bột giấy, cây nguyên liệu giấy và dăm mảnh, các sản phẩm, dịch vụ khác thuộc ngành giấy. Tiền thân của Công ty Thapaco là Ban quản lý dự án Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Thanh Hóa, đơn vị phụ thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1398QĐHĐQT ngày 18102002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam đại diện Chủ đầu tư triển khai quản lý đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Thanh Hóa theo Quyết định 868QĐTTg ngày 01102002 của Thủ tướng Chính phủ.

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHĐCĐ : Đại hội đồng Cổ đông HĐQT : Hội đồng quản trị THAPACO : Công ty Cổ phần Giấy Thanh Hoá VINAPACO : Tổng công ty Giấy Việt Nam VIETRACIMEX : Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài CBCNV : Cán bộ công nhân viên XNK : Xuất nhập khẩu TULĐTT : Thoả ước lao động tập thể BHXH : Bảo hiểm xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ BẢNG SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ phận theo chức năng Error: Reference source not found Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức trực tuyến chức năng Error: Reference source not found Sơ đồ 1.3 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ phận theo ma trận Error: Reference source not found Sơ đồ 1.4 Cấu tổ chức bộ máy hỗn hợp tại doanh nghiệp thương mại Error: Reference source not found Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Error: Reference source not found Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mới của công ty Error: Reference source not found PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình tái cơ cấu lại doanh nghiệp. Một trong những nội dung cơ bản của tái cơ cấu lại là xây dựng lại cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý của bộ phận nguồn nhân lực sao cho phù hợp với quy mô, năng lực tổ chức hoạt động, quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Tái cơ cấu lại doanh nghiệp là nhằm đáp ứng với thời cơ và thách thức mới, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường trong nước và sức ép quốc tế hoá ngày càng gia tăng. Đây là một yêu cầu có tầm quan trọng chiến lược đối với quá trình phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Hiệu quả hệ thống quản lý tổ chức được thể hiện cụ thể qua hiệu quả, tính hợp lý của cơ cấu tổ chức, các hệ thống nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thực hiện công việc…Hệ thống quản lý tiên tiến đòi hỏi cũng phải tương xứng với bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Ngành giấy tại thị trường Việt Nam được xem là một trong những ngành quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên so với khu vực và thế giới thị trường giấy chúng ta đang thấp kém nhiều về quy mô và chất lượng. Các nhà máy giấy trong nước thường có công suất bé, công nghệ hết sức lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp so với giấy nhập khẩu. Với đặc thù là ngành có suất đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn dài, tác động lớn đến môi trường nên đây cũng không phải là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Trên thực tế thì sản phẩm giấy gần như là một sản phẩm thiết yếu với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Năng lực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Do đó việc đầu tư vào lĩnh vực này là cần thiết và vận hành khai thác có hiệu quả để cạnh tranh trên thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu đang là hướng tiếp cận đối với chúng ta. Trong bối cảnh đó Tổng công ty Giấy Việt Nam kết hợp với một số cổ đông sáng lập khác thành lập nên Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá thực hiện 1 đầu tư xây dựng mới nhà máy giấy tại Thanh Hoá nhằm khai thác vùng nguyên liệu của các tỉnh Bắc Trung bộ. Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Công ty THAPACO) là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm giấy và bột giấy, cây nguyên liệu giấy và dăm mảnh, các sản phẩm, dịch vụ khác thuộc ngành giấy. Tiền thân của Công ty Thapaco là Ban quản lý dự án Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Thanh Hóa, đơn vị phụ thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1398/QĐ-HĐQT ngày 18/10/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam đại diện Chủ đầu tư triển khai quản lý đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Thanh Hóa theo Quyết định 868/QĐ-TTg ngày 01/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ, ngày 05/6/2003 Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa chính thức hoạt động với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2801395184 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa cấp. Cơ cấu tổ chức, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá thời gian qua về cơ bản là kế thừa mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Dự án Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Thanh Hóa. Đến nay mô hình này đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp, cần nghiên cứu xây dựng, kiện toàn, hoàn thiện lại để vận hành, hoạt động có hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ lý luận và yêu cầu thực tiễn nêu trên tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng cơ cấu tổ chức, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài - Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cầu tổ chức, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp; 2 - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động của Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa, từ đó chỉ ra những bất hợp lý, nhưng nguyên nhân cản trở trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động hợp lý, vận hành hiệu quả tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Các lý thuyết về cơ cấu tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động, và + Các mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động, phương pháp quản lý, vận hành các doanh nghiệp nói chung và của công ty nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động, vận hành tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá từ 2003 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp dựa trên các số liệu thứ cấp (tõ c¸c nguån hiÖn cã). §ồng thời, tác giả sử dụng phương pháp phân tích khảo sát (bấm giờ, chụp ảnh) thời gian làm việc; phân tích tính toán xác định mức lao động theo tài liệu tiêu chuẩn được xây dựng sẵn (tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn số lượng ); phương pháp so sánh điển hình và phương pháp chuyên gia: ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia tổ chức lao động, định mức lao động. 5. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn kết cấu theo 3 chương: 3 a). Chương 1: Lí luận cơ bản về cơ cấu tổ chức, sắp xếp, bố trí quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp Chương này, luận văn sẽ nêu một số khía cạnh về lý thuyết cơ cấu tổ chức và quản lý, sắp xếp, bố trí sử dụng trong doanh nghiệp. Đồng thời cũng nêu rõ tính tất yếu phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. b). Chương 2: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức, sắp xếp bố trí sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa Chương này, luận văn giới thiệu một cách tổng quát về Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa và đi sâu vào phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức, sắp xêp, bố trí sử dụng lao động tại doanh nghiệp này. c). Chương 3: Giải pháp nhằm xây dựng bộ máy tổ chức và quản lý, vận hành Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá Trên cơ sơ phân tích những ưu, nhược điểm ở trên, chương này luận văn tập trung làm rõ ý kiến đề xuất về các giải pháp khắc phục các nhược điểm của tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá. 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, SẮP XẾP, BỐ TRÍ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 1.1.1 Khái niệm Tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất linh hoạt, và được hiểu trên các góc độ khác nhau:. Thứ nhất, tổ chức là một hệ thống gồm những người cùng hoạt động vì mục đích chung. Thứ hai, tổ chức là quá trình triển khai các kế hoạch, khi đó các tổ chức bao gồm 3 chức năng của quá trình quản trị nguồn nhân lực: xây dựng những hình thức cơ cấu làm khuôn khổ cho việc triển khai kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đối với khách hàng. Thứ ba, tổ chức là một chức năng của quá trình quản trị, bao gồm việc đảm bảo cơ cấu tổ chức và nhân sự cho hoạt động của tổ chức. Như vậy chức năng tổ chức là hoạt động quản trị nhằm thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức. Công tác tổ chức được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu chiến lược của tổ chức; sau đó là xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hịên mục tiêu; phân chia tổ chức thành các bộ phận để thực hiện các hoạt động; xác định vị trí của từng bộ phận và cá nhân trong đó bao gồm cả vấn đề phân cấp, phân quyền và trách nhiệm của từng bộ phận; đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của tổ chức. “Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác 5 nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định” [21]. Hiểu theo một cách khác, cơ cấu là sự phân chia tổng thể ra thành các bộ phận nhỏ hơn theo nhưng tiêu thức chất lượng khác nhau. Những bộ phận đó thực hiện chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau phục vụ mục tiêu chung của tổ chức. 1.1.2 Vai trò cơ cấu tổ chức đối với tổ chức Việc hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức có ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức như:  Phân tích kế hoạch nhằm xác định, tập hợp các chức năng nhiệm vụ của từng công việc, phân hệ cần thực hiện để đạt mục tiêu của tổ chức  Xác định được con người cho các bộ phận, phân hệ trong cơ cấu bộ máy tổ chức để tổ chức thực hiện các công việc, các nhiệm vụ, các chức năng. Con người trong tổ chức là công cụ để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức.  Trao cho họ các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực thông tin, quyền lực ra các quyết định nhất định.  Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động của con người trong từng phân hệ và toàn bộ hệ thống. Trên cơ sở tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu của tổ chức.  Cơ cấu bộ máy tổ chức là tạo ra khuôn khổ cơ cấu và nhân lực quản lý cho quá trình triển khai các kế hoạch công tác, công tác tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định phần lớn sự thành bại của tổ chức. Một tổ chức làm công tác tổ chức tốt sẽ hoạt động có hiệu quả trong mọi tình huống phức tạp 1.1.3 Các yêu cầu cơ bản của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý  Tính thống nhất trong mục tiêu Một cơ cấu tổ chức được coi là có kết quả nếu nó cho phép mỗi cá nhân, góp phần công sức vào các mục tiêu của tổ chức nhằm thực hiện tốt các hoạt 6 động của tổ chức.  Cơ cấu tổ chức mang tính tối ưu Cơ cấu tổ chức phải có đầy đủ các phân hệ, bộ phận và con người (không thừa mà cũng không thiếu) để thực hiện các hoạt động cần thiết của tổ chức. Giữa các bộ phận và cấp tổ chức đều thiết lập được mối quan hệ hợp lý với số cấp nhỏ nhất cùng với môi trường, nhờ đó cơ cấu sẽ mang tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ mục đích đề ra của tổ chức.  Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính tin cậy Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời đầy đủ các thông tin được sử dụng trong tổ chức, nhờ đó đảm bảo phối hợp tốt các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của tổ chức.  Cơ cấu tổ chức phải bảo đảm tính linh hoạt Cơ cấu tổ chức là một hệ thống tĩnh, cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng linh hoạt đối với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng như ngoài môi trường. Sự thay đổi của cơ cấu tổ chức phải tiến hành rất thận trọng, vì nó ảnh hưởng vận mệnh của nhiều người.  Cơ cấu tổ chức bảo đảm tính hiệu quả Công cụ thực hiện mục tiêu của tổ chức với chi phí là nhỏ nhất, bởi vì chi phí cho cơ cấu tổ chức được tính vào giá thành của sản phẩm và dịch vụ. 1.1.4 Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý a. Nguyên tắc hiệu quả Là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản trị bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hôi, đòi hỏi bộ máy quản lý phải có quan điểm đúng đắn biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích của tổ chức. Bộ máy quản lý phải thu được kết quả hoạt động cao nhất so với chi phí đã bỏ ra nhưng vẫn đảm bảo được quyền lực của người lãnh đạo và hiệu lực của bộ máy. Muốn tăng kết quả giảm chi phí thì cơ cấu phải đảm bảo các yêu cầu sau: 7 [...]... ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẮP XẾP, BỐ TRÍ LAO ĐỘNG 1.3.1 Sắp xếp, bố trí sử dụng lao động trên cơ sở định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm Khi tiến hành sắp xếp, bố trí lao động dựa theo định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp tiến hành theo các bước sau: a) Phân loại lao động: Phân loại lao động là việc phân chia lao động thành lao động công nghệ, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động. .. TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, SẮP XẾP BỐ TRÍ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY THANH HOÁ 2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG 30 TY CỔ PHẦN GIẤY THANH HÓA 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần Giấy Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Công ty THAPACO) là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm giấy. .. loại lao động; - Xác định khối lượng nhiệm vụ, công việc phải thực hiện; - Định biên lao động cho từng bộ phận; - Tổng hợp mức lao động định biên chung của công ty a) Phân loại lao động Phân loại lao động thành lao động chính, lao động phụ trợ, phục vụ, lao động bổ sung và lao động quản lý là cơ sở để xác định định biên lao động theo từng loại cho từng bộ phận và cả công ty Việc phân loại lao động. .. ty Giấy Việt Nam: 29%; - Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng: 27%; - Công ty cổ phần sản xuất bột đá trắng siều min VNT: 24%; - Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8: 20% - Website: www.thapaco.com.vn - Email: thapaco868@.vnn.vn - Công ty cổ phần Giấy là một trong những công ty cung cấp các sản phẩm giấy in, giấy viêt lớn nhất tại thị Việt Nam hiện nay, sản phẩm của công ty cung đã được một số thị... gian lao động theo từng loại, làm cơ sở xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm Việc phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất ngành, nghề, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của công ty Điều kiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động khác nhau thì phân loại lao động khác nhau, vì vậy công ty phải có hệ thống các tiêu thức đánh giá, phân loại lao động cho phù hợp Có thể phân loại lao động. .. mô tả công việc; - Phân tích và lựa chọn phương án tổ chức lao động hợp lý để thực hiện công việc; - Bố trí lao động phù hợp (có đủ trình độ và khả năng thực hiện công việc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ) vào từng vị trí để thực hiện công việc d) Tổng hợp mức lao động định biên chung của công ty Sau khi định biên lao động phù hợp cho từng bộ phận, công ty tính tổng... mức lao động công nghệ cộng với mức lao động phụ trợ, phục vụ, theo công thức sau: Tql = q x (Tcn + Tpv) Trong đó: q là tỷ lệ phần trăm so với mức lao động công nghệ cộng với mức lao động phụ trợ, phục vụ Trường hợp xác định được tỷ lệ % số lao động quản lý định biên so với tổng số lao động định biên của công ty thì q được tính theo công thức sau: k q = x 100 100-k Trong đó k là tỷ lệ % giữa số lao động. .. trợ, phục vụ cho lao động chính, làm việc ở các bộ phận chính và bộ phận phụ trợ, phục vụ của công ty; - Lao động bổ sung: là những lao động được sử dụng để bổ sung, thay thế cho lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ khi thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động hoặc công ty tổ chức làm việc liên tục các ngày trong năm; - Lao động quản lý: Bao gồm Phó Tổng giám đốc, Phó... chất ngành, nghề, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để thực hiện khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của công ty Có thể phân loại như sau: - Lao động chính: là những lao động công nghệ, lao động trực tiếp kinh doanh, dịch vụ ở các bộ phận chính theo quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc tổ chức kinh doanh, dịch vụ của công ty; - Lao động phụ trợ, phục vụ: là những lao động thực hiện... tính tổng hợp mức lao động định biên chung của công ty theo công thức sau: Ldb = Lch + Lpv + Lbs + Lql Trong đó: - Ldb: Lao động định biên của công ty (đơn vị tính là người); - Lch: Lao động chính định biên; 27 - Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ định biên; - Lbs: Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, . của tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Giấy Thanh Hoá. 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, SẮP XẾP, BỐ TRÍ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU. lý luận cơ bản về cơ cầu tổ chức, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp; 2 - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí sử dụng lao động. gia tổ chức lao động, định mức lao động. 5. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn kết cấu theo 3 chương: 3 a). Chương 1: Lí luận cơ bản về cơ cấu tổ chức, sắp xếp, bố trí

Ngày đăng: 26/04/2015, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan