phân tích ma trận swot về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín

29 2K 23
phân tích ma trận swot về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Giới thiệu về sacombank 1. Quá trình phát triển Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, ngân hàng thương mại cổ phân Sài Gòn thương tín (Sacombank) xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Sau hơn 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự có; Gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc và 01 Chi nhánh tại Lào; 10.644 đại lý thuộc 278 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo và hơn 60.000 cổ đông đại chúng; Trong 17 năm hoạt động, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín. Điển hình như: "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn; “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn; “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn; “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn; ngoài ra Sacombank còn được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007; Ngân hàng còn nhận được các bằng khen khác như: Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua; Bằng khen của 1 Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế…. Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank. Hiện nay tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành viên: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn và các thành viên trực thuộc: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS); Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL); Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA); Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ); Và các thành viên hợp tác chiến lươc: Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI); Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal); Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex); Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát; Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Ngoài ra Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001; International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002; và Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005. Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, COMECO, Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY) 2 2. Các hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank đã và đang cung cấp rất nhiều các loại sản phẩm, dịch vụ phong phú nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. • Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi. • Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; • Đầu tư vào các tổ chức kinh tế; • Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; • Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán; • Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản,cung cấp các dịch vụ Ngân hàng khác. II. Sử dụng mô hình swot phân tích sacombank 1. Điểm mạnh (S) 1.1. Sacombank được xem là một trong những ngân hàng có quy mô vốn tự có lớn, uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam và được phát huy trong nhiều năm qua. Đến cuối năm 2008, tổng tài sản của Sacombank đạt 68.439 tỷ đồng, tăng 6%, trong đó nguồn vốn huy động đạt 59.343 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm và quản lý thanh khoản luôn nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 5.116 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 7.759 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Sacombank trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.Ngoài ra, Sacombank thực hiện mua cổ phiếu quỹ để hỗ trợ thị trường theo chủ trương của chính phủ, đến cuối năm đạt 352 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đạt 35009 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm bởi nhiều nguyên nhân. Về khách quan, do tình hình kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp 3 khó khăn trong SXKD và lãi suất cho vay thị trường khá cao đã làm giảm đáng kể nhu cầu tín dụng. Về chủ quan, nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho Ngân hàng trong bối cảnh huy động với lãi suất khá cao, Sacombank lựa chọn giải pháp chủ động kéo giảm dư nợ với việc điều hành linh hoạt và cân nhắc trên nhiều khía cạnh, vừa giải quyết bài toán hiệu quả, vừa giữ vững hệ khách hàng truyền thống và giảm quy mô về tín dụng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng trong bối cảnh hoạt động SXKD đình trệ, thu nhập của người lao động giảm sút và tình trạng thất nghiệp đang gia tăng. Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn và nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì 0,966% tổng dư nợ.Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Ngân hàng đạt 31,48%, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 12,16%. Theo nhận xét của công ty cổ phần chứng khoán Tp.HCM, Sacombank là ngân hàng được đánh giá tốt trong hệ thống ngân hàng nói chung của Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng. Sacombank là một trong hai ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam được tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings xếp hạng mức D năm 2004, mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng này ở Việt Nam. Năm 2007 Sacombank vinh dự là một trong số các ngân hàng TMCP được đánh giá & xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của ngân hàng nhà nước năm 2006 đối với các ngân hàng TMCP. Đồng thời, theo kết quả nghiên cứu của chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP được thực hiện từ đầu năm 2006 vừa được công bố vào ngày 1/10/2007, Sacombank được xếp hạng 26 trong tổng số 200 công ty lớn nhất tại Việt Nam; xét trên các khía cạnh: nguồn lao động, tài sản, doanh thu và mức thuế nộp cho nhà nước. Đối với kế hoạch kinh doanh- tài chính năm 2009, Đại hội đồng cổ đông thường niên họp ngày 16/3 vừa qua đã thông qua các chỉ tiêu chủ yếu: vốn điều lệ tính đến cuối 2009 dự kiến là 6700 tỷ đồng (tăng 31% trên vốn điều lệ hiện hữu), tổng nguồn vốn huy động đạt trên 83000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay không dưới 50000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt khoảng 95500 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa 2,5%/ tổng dư nợ cho vay… 4 1.2. Thương hiệu Sacombank đã lan rộng khắp thị trường trong nước đồng thời đã và đang vươn ra thị trường quốc tế. Ngày 13/10/2008 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn. Giải thưởng dựa trên đánh giá hoạt động của Sacombank trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008 theo các tiêu chí: Khả năng tăng trưởng bền vững và ổn định, giá trị thương hiệu, tầm nhìn chiến lược, năng lực quản lý rủi ro, tiềm năng phát triển trong tương lai, tính bền vững của nguồn thu, năng lực bán hàng, khả năng sáng tạo sản phẩm, khả năng thâm nhập thị trường và chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực. Sau Finance Asia, Global Finance là tổ chức quốc tế thứ 2 bình chọn Sacombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trong năm 2008. Cũng trong năm 2008, Global Finance còn trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2007” cho Sacombank. Cùng với những giải thưởng quốc tế khác Sacombank đã vinh dự nhận được từ các tổ chức uy tín trên thế giới, giải thưởng “Best Bank in Vietnam 2008” của Global Finance một lần nữa đã khẳng định khả năng phát triển bền vững và vị thế của Sacombank tại thị trường tài chính Việt Nam và trong khu vực. Năm 2008, trước tình trạng một số định chế tài chính quốc tế sụp đổ liên tiếp hoặc nhận cứu trợ khẩn cấp của chính phủ, đối diện trước thách thức khó khăn khách quan và những hạn chế bất cập nội tại vốn có của hệ thống NHTM trong nước, cùng với nhận thức Sacombank là một đơn vị niêm yết có quy mô về năng lực tài chính, uy tín, thương hiệu và tinh thần thượng tôn pháp luật, ngân hàng luôn thể hiện trách nhiệm cùng với chính phủ và NHNN thực hiện các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời thấu cảm các kỳ vọng của nhà đầu tư và chia sẻ khó khăn với hệ thống khách hàng truyền thống. Đứng trước thách thức về thanh khoản và giữ vững hệ khách hàng, các khối nghiệp vụ đã linh hoạt tham mưu, ban hành đa dạng các sản phẩm dịch vụ, phát huy uy tín thương hiệu Sacombank trong việc tiếp thị các định chế tài chính trong và nước ngoài để tăng cường nguồn vốn huy động, giải quyết các cam kết tài trợ cho khách hàng, tổ chức nối tiếp các chương trình khuyến mại “Cơn lốc quà tặng”, “ Tháng tri ân khách hàng”…tổ chức đánh giá thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng. Với nhận thức sức mạnh cạnh tranh nằm 5 ngay trong quy định, quy trình nghiệp vụ, sự nhanh nhạy, tinh thông nghiệp vụ và hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị bán hàng; do đó, thời gian tới Ngân hàng sẽ tập trung chấn chỉnh các Khối/Phòng nghiệp vụ tại Hội sở để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường giám sát, quản lý tập trung các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Chiến lược phát triển mạng lưới của Sacombank đã và đang thực hiện thành công với hệ thống mạng lưới bắt đầu phát huy hiệu quả, nhanh chóng tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Sự xuất hiện của Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Chi nhánh tại Lào và sắp tới là Chi nhánh tại Campuchia nhằm khai thác triệt để tiềm năng thị trường còn bỏ ngỏ và nâng cao uy tín thương hiệu Sacombank trong Khu vực. Sau một thời gian dài tích cực mở rộng mạng lưới, đã đến lúc ngân hàng phải đánh giá toàn diện công tác này bao gồm đánh giá lại hiệu quả hoạt động từng điểm giao dịch, khả năng triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ; định biên nhân sự và năng suất lao động; hiệu quả sử dụng mặt bằng trụ sở làm việc và tài sản được trang bị; hình ảnh, thương hiệu Sacombank và công tác quản lý rủi ro, công tác tự kiểm tra chấn chỉnh nội bộ để từ đó có chính sách hỗ trợ cho từng điểm giao dịch, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong năm tới. Hoạt động quảng bá thương hiệu của Ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng. Trong năm, đã thực hiện nhiều loại hình quảng bá trên các kênh truyền thông cấp quốc gia, báo chí, Bản tin Nhà đầu tư, Bản tin nội bộ, trang Web, các chương trình hội nghị, hội thảo chuyên đề, các chương trình sự kiện, hoạt động khai trương điểm giao dịch, chương trình khuyến mãi… để giới thiệu hình ảnh của Sacombank đến với công chúng. Ngoài ra, Phòng Đối ngoại luôn tăng cường mối quan hệ với các cơ quan Chính quyền địa phương, NHNN, cơ quan truyền thông, tổ chức quốc tế… nhằm hậu thuẫn và hỗ trợ trong việc phòng chống khủng hoảng thông tin, đem lại giá trị thiết thực trong hoạt động truyền thông của Ngân hàng. Kết quả là trong năm 2008, Ngân hàng đã nhận được 11 giải thưởng lớn có giá trị gồm 05 giải thưởng trong nước và 06 giải thưởng quốc tế, tăng gấp hai lần số giải thưởng trong năm 2007. Điều này chứng tỏ thương hiệu và uy tín của Sacombank ngày càng được khẳng định trong nước, khu vực cũng như quốc tế. Sacombank vinh dự nhận 03 giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động 6 thanh toán quốc tế tốt nhất năm 2008” do Standard Chartered Bank, Wachovia Bank và The Bank of New York Mellon trao tặng. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank được đánh giá qua tỷ lệ thành công của các giao dịch trên 95%, định dạng chuẩn và xử lý tự động, không qua chỉnh sửa bằng tay. 1.3. Sacombank có hệ thống mạng lưới bán lẻ phủ đều khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến nay, Sacombank tiếp tục là ngân hàng TMCP có hệ thống mạng lưới hoạt động lớn nhất Việt Nam với gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch với gần 6000 nhân viên tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, 1 văn phòng đại diện tại Trung Quốc và 1 chi nhánh tại Lào. Có 10644 đại lý thuộc 278 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2009, Sacombank đã lên kế hoạch mở thêm khoảng 50 Chi nhánh và Phòng giao dịch; trong đó, Chi nhánh Campuchia dự kiến khai trương vào tháng 6. Ngày 23/02/2009 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Nghệ An. Chi nhánh Nghệ An là đơn vị mở đầu cho chiến lược mở rộng mạng lưới của Sacombank trong năm 2009. Có thể nói, với mục tiêu đem lại những tiện ích ngân hàng tốt nhất đến tận tay người dân, Sacombank không những coi trọng, nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, dịch vụ mà còn chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, khang trang để minh chứng cho việc cam kết phục vụ lâu dài của ngân hàng đối với tất cả các khách hàng của mình. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang tập trung cho kế hoạch triển khai dự án Contact Center nhằm phục vụ cho các đối tượng khách hàng cá nhân về tiền gửi, tiền vay và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu đến cuối năm 2010, mạng lưới chi nhánh của Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh, thành miền Nam, miền Trung và tại tất cả các tỉnh thành kinh tế trọng điểm miền Bắc. Dự kiến mạng lưới hoạt động của Sacombank vào năm 2010 sẽ đạt trên 320 điểm. 1.4. Sacombank xây dựng được một đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và nhiều tâm huyết để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và định hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng. 7 Sacombank hiện thu hút đội ngũ nhân sự có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học 4.601 người, chiếm 77% tổng nhân sự. Cơ cấu nhân sự khá trẻ, dưới 30 tuổi là 4.085 người, chiếm 68% tổng nhân sự. Nhằm củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, Sacombank đã từng bước thiết lập hệ thống kiểm tra kiến thức nghiệp vụ định kỳ đối với các Nhân viên nghiệp vụ tại Chi nhánh/Sở Giao dịch để làm cơ sở cho công tác đào tạo và quy hoạch đội ngũ nhân sự tiềm năng. Đồng thời, Trung tâm đào tạo của Sacombank đã tổ chức liên tục các khóa đào tạo chuyên môn cũng như các khóa đào tạo kỹ năng được thiết kế chuyên biệt, phù hợp đối với từng cấp độ CBNV. Bên cạnh những hoạt động này, CBNV tại Chi nhánh/Sở Giao dịch còn được định hướng phát triển sự nghiệp bằng những sơ đồ thăng tiến dành cho từng chức danh. Thông qua các chương trình này, CBNV có cơ hội để xác định mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng, từ đó hoạch định con đường phát triển sự nghiệp cũng như cơ hội thăng tiến cho bản thân. Năm 2008 là một năm đầy biến động và khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Trong khi một số ngân hàng trong và ngoài nước điều chỉnh giảm lương, cắt giảm nhân sự, Sacombank vẫn đảm bảo việc làm và thu nhập của đội ngũ Cán bộ nhân viên (CBNV) thông qua việc điều chỉnh tăng lương đồng loạt từ 10% - 40% vào đầu năm 2008 và bố trí công việc phù hợp cho CBNV trong suốt thời gian khó khăn của năm qua. 1.5. Ngân hàng tiếp tục xây dựng nhiều mối quan hệ với khách hàng ngày càng vững chắc, thiết lập mối quan hệ liên kết với nhiều đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Giữ gìn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu cần được duy trì nhằm hướng đến việc phát triển hệ khách hàng ổn định vốn được xem là nền tảng vững chắc để Sacombank trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khách hàng hiện hữu được đánh giá là tài sản vô hình quý giá nhất mà Sacombank xây dựng được trong suốt quãng thời gian từ lúc thành lập cho đến nay; vì thế việc triển khai dự án “Lắng nghe khách hàng” trong năm 2008 vừa qua đã góp phần đánh giá chính xác hơn những khía cạnh hoạt 8 động của Ngân hàng. Đây cũng là cơ hội quý giá nhằm nâng cao trách nhiệm và kỹ năng chăm sóc khách hàng của mỗi Cán bộ nhân viên (CBNV) nhằm từng bước đưa Sacombank hoàn thành những định hướng hoạt động chiến lược trong tương lai.Và kết quả nhận được là mức độ hài lòng của khách hàng đối với Sacombank đạt 151.944 điểm (chiếm 86,83%) trên tổng điểm tối đa 174.995. Trên tổng toàn Ngân hàng, với độ tin cậy 99%, mức độ hài lòng của khách hàng nằm trong khoảng giá trị [4.3327,4.3500] = 4.3414 ± 0.0087. Sacombank được khách hàng đánh giá tốt về (1) Thái độ phục vụ của Nhân viên, (2) Trình độ và kỹ năng của Nhân viên giao dịch, (3) Điều kiện cơ sở vật chất của một Chi nhánh bởi Sacombank đã (1) Luôn duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp trong thái độ phục vụ khách hàng mà Ngân hàng đã xây dựng được, (2) Không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao kỹ năng bán hàng của Nhân viên giao dịch, (3) Tiếp tục đẩy mạnh công tác mở rộng mạng lưới, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết kế không gian giao dịch nhằm tạo lập một hình ảnh Sacombank chuyên nghiệp, hiện đại, gần gũi trên cơ sở đảm bảo sự hài lòng của khách hàng ở mức cao nhất. Kết quả khảo sát cho Sacombank một cái nhìn khách quan và chính xác hơn thông qua sự đánh giá của khách hàng hiện hữu. Sự hài lòng của khách hàng là một tín hiệu khả quan, đồng thời cũng là một thách thức lớn khi đặt nó vào định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng.bank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001; International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002; và Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005. Ngoài ra Sacombank còn hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, COMECO, Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY) 2. Điểm yếu(W) Kinh tế trong nước còn khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có thể là lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư nước 9 ngoài, dịch vụ du lịch và đặc biệt là ngành tài chính - ngân hàng Là một ngân hàng lớn tuy nhiên Sacombank không tránh khỏi những yếu điểm nhất định. 2.1. Tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản. Trước đây các ngân hàng đều chú trọng vào mảng kinh doanh chính là cho vay với tỷ lệ dư nợ thường chiếm trên 50% tổng tài sản. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế làm gia tăng các rủi ro tín dụng đã buộc các ngân hàng thay đổi cơ cấu bảng cân đối tài sản. Tỷ lệ dư nợ đã giảm tương đối, dư nợ của Sacombank cũng chỉ chiếm 50% tổng tài sản thay vì 55% như năm 2007, tương đương 33.677 tỉ đồng. Như vậy, mặc dù tỷ trọng tín dụng có giảm nhưng vẫn chiếm đến 50% trong cơ cấu tổng tài sản của Sacombank. Năm 2008 vừa qua Sacombank có tổng dư nợ cho vay không dưới 50.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa 2,5%/tổng dư nợ cho vay. Với tỷ lệ nợ xấu cao như vậy cũng buộc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. 2.2. Thị phần chưa thực sự rộng lớn. Trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, Sacombank là một trong hai ngân hàng có thị phần hàng đầu trong cả huy động vốn và cho vay (Sacombank đứng thứ 2 sau ACB). Tuy nhiên, nếu so với toàn ngành ngân hàng thì tỷ lệ này vẫn còn ở mức khiêm tốn vì thực tế, phần lớn thị trường ngân hàng hiện nay ở Việt Nam vẫn nằm trong tay các Ngân hàng thương mại Nhà nước. 2.3. Quản trị rủi ro. Hiện Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có hệ thống mạng lưới hoạt động lớn nhất Việt Nam, với gần 250 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành tuy nhiên Sacombank cũng chung tình trạng với các ngân hàng Việt Nam là quản trị các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh khá yếu kém. Điều này là một nguy cơ không nhỏ ảnh hưởng đến quy mô vốn. của ngân hàng. Mặc dù so với các ngân hàng trong nước, Sacombank có quy mô vốn tương đối lớn nhưng nếu so với các ngân hàng nước ngoài thì còn quá nhỏ bé là là một trong những điểm yếu khi phải cạnh tranh trong tiếp trình hội nhập kinh tế của Việt Nam 10 [...]... ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng vàphát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở Việt... cầu khách hàng gửi tiền sẽ tạo ra một nguồn vốn huy động thường xuyên cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng từ đó thúc đẩy năng lực tín dụng cho ngân hàng Đối với khách hàng đi vay, sản phẩm đa dạng sẽ giúp cho khách hàng lựa chọn được loại phù hợp với điều kiện kinh doanh khả năng thanh toán của mình từ đó làm giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng 2.3 Tiếp tục mở rộng thị phần, quan... nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là rất quan trọng khi ngân hàng muốn thu hút khách hàng và giữ uy tín của ngân hàng Thực tế hiện nay chất lượng phục vụ khách hàng tại các điểm giao dịch trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam chưa cao, nhiều nhân viên giao dịch có thái độ phục vụ rất kém dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng Vì thế ngân hàng cần có biện pháp đào tạo nghiệp vụ thường xuyên, bên cạnh... thưởng Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do tổ chức Asian Banking and Finance (Vương quốc Anh) trao tặng + Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do tổ chức The Asset trao tặng tại Hongkong + giải thưởng quốc tế về tài trợ thương mại (“Outstanding Quality In Payment Formatting And Straight Through Rate) do Ngân hàng Standard Chartered (Anh quốc) trao tặng + giải thưởng Ngân hàng tốt... của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại... cùng ngành Ngân hàng cần phải tiếp tục cố gằng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đưa ra nhiều biện pháp hơn nữa nhằm động viên khách hàng tin tưởng vào ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng 2.2 Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng, giảm thiểu rủi ro Việt Nam có quy mô dân số lớn điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu của khách hàng cũng... nguy cơ đe doạ 2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để thu hút và giữ uy tín với khách hàng 21 Việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng, nếu không thu hút được dòng vốn của khách hàng ngân hàng sẽ không có vốn để hoạt động tự khắc sẽ bị đào thải Trong khi đó ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác... dịch vụ ngân hàng của người dân sẽ ngang bằng với Thái Lan hay Malaysia Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng có những chủ trương khuyến khích ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, kể cả ngân hàng nước ngoài, tham gia sâu hơn vào hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 3.2 Nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng gia tăng, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng được nhiều người dân quan tâm 11 Theo một nghiên... dịch vụ ngân hàng từ xa, chẳng hạn ngân hàng qua điện thoại di động hoặc Internet, nếu các ngân hàng đảm bảo được vấn đề an ninh Thứ ba, những người trẻ tuổi ở Việt Nam cũng tỏ ra thích thú hơn với việc vay tiền ngân hàng so với thế hệ đi trước 45% trong số được hỏi cho rằng, việc vay tiền có thể giúp họ cải thiện phong cách sống, so với 31% số người ở độ tuổi già hơn Họ cũng ít cho rằng, vay ngân hàng. .. thông qua ngân hàng vì thế khả năng bị thay thế của các ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng, là khá cao Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nơi khác Chính vì thế để có thể giữ được khách hàng ngoài một chính sách lãi suất hợp lý và hấp dẫn thì việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là . sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA); Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ); Và các thành viên hợp tác chiến lươc: Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương. thành viên: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn và các thành viên trực thuộc: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương. khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS); Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL); Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR); Công ty

Ngày đăng: 26/04/2015, 11:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan