Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

124 418 0
Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tín dụng là hoạt động đưa lại khoảng 70% thu nhập cho các NHTM Việt Nam nhưng đồng thời đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các NHTM. Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được các NHTM Việt Nam quan tâm. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là xếp hạng tín dụng, đặc biệt là xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vì đây là đối tượng khách hàng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ tại các NHTM. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam (Vietcombank), hệ thống XHTD đã được xây dựng và triển khai ứng dụng từ năm 2003, tuy nhiên, kiểm chứng qua tình trạng nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro vẫn gia tăng thời gian gần đây, đặc biệt đối với khối khách hàng doanh nghiệp cho thấy hệ thống XHTD vẫn còn nhiều khuyết điểm dẫn đến sàng lọc khách hàng chưa hiệu quả, và hệ thống này cần được bổ sung chỉnh sửa nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt nam cam kết. Trong danh mục tín dụng của Vietcombank, Doanh nghiệp là khối khách hàng đưa lại phần lớn doanh thu hoạt động cho vay nhưng đồng thời cũng là đối tượng có thể đưa lại rủi ro tín dụng cao cho ngân hàng. Đó là lý do cần thiết chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”.

MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình vẽ Tóm tắt luận văn LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM 3 1.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của NHTM 4 1.2.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 4 1.2.2. Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 5 1.2.3. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 6 1.2.4. Các tiêu chí thường sử dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 9 1.2.5. Tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng DN trong một NHTM 13 1.2.6. Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp của NHTM 15 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến XHTD doanh nghiệp của NHTM 19 1.3.1. Nhân tố chủ quan……… 19 1.3.2. Nhân tố khách quan 21 1.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 36 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 36 2.2. Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank 38 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietcombank 38 2.2.2. Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank 43 2.3. Đánh giá thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank 59 2.3.1. Kết quả đạt được 59 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 60 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 71 3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Vietcombank 71 3.2. Các giải pháp hoàn thiện XHTD doanh nghiệp tại Vietcombank 72 3.2.1. Quy định đối tượng xếp hạng tín dụng 72 3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung 73 3.2.3. Phân loại chi tiết hơn ngành, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng 74 3.2.4. Hoàn thiện các tiêu chí để phân loại quy mô doanh nghiệp cho phù hợp 76 3.2.5. Hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm tài chính và phi tài chính hiện hành 77 3.2.6. Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 81 3.2.7. Mở rộng ứng dụng kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 82 3.2.8. Xây dựng và duy trì hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xếp hạng tín dụng 83 3.2.9. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 83 3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và bộ, ngành hữu quan 84 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 91 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa XHTD Xếp hạng tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam QĐ 493 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN S & P Standard & Poor’s E&Y Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính CIC Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐTNN Đầu tư nước ngoài TNHH Trách nhiệm hữu hạn CP Cổ phần XNK Xuất nhập khẩu GHTD Giới hạn tín dụng VCSH Vốn chủ sở hữu TSCĐ Tài sản cố định HTLS Hỗ trợ lãi suất DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Thứ tự Tên Trang I. Bảng Bảng 1.1 Thẻ điểm xếp hạng tín dụng dạng giản đơn 8 Bảng 1.2 Thang xếp hạng của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp 9 Bảng 1.3 Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của BIDV 29 Bảng 1.4 Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của BIDV 29 Bảng 1.5 Hệ thống ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của BIDV 30 Bảng 1.6 Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietinbank 31 Bảng 1.7 Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietinbank 31 Bảng 1.8 Hệ hống ký hiệu XHTD doanh nghiệp của Vietinbank 32 Bảng 1.9 Các chỉ tiêu chấm điểm tài chính doanh nghiệp của E&Y 33 Bảng 1.10 Ma trận XHTD kết hợp giữa tình hình thanh toán nợ và tình hình tài chính của E&Y 34 Bảng 2.1 Tình hình dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh 40 Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay theo loại hình khách hàng 41 Bảng 2.3 Tình hình dư nợ cho vay theo phân loại nhóm nợ 42 Bảng 2.4 Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp 46 Bảng 2.5 Tỷ trọng điểm của các nhóm chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình doanh nghiệp 50 Bảng 2.6 Tỷ trọng điểm của tổng điểm tài chính và phi tài chính 51 Bảng 2.7 Bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp theo tổng điểm 52 Bảng 2.8 Giá trị các hệ số α trong xác định GHTD 53 Bảng 2.9 Kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank 56 Bảng 2.10 Số liệu về thực trạng xếp hạng tín dụng một số doanh nghiệp trong năm 2009 tại Vietcombank 58 Bảng 3.1 Ví dụ đề xuất tỷ trọng điểm của tổng điểm tài chính và phi tài chính 80 II. Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ khách hàng xếp hạng từ D đến CCC và tỷ lệ nợ xấu 57 III. Hình vẽ Hình 2.1 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank 44 TÓM TẮT LUẬN VĂN Tín dụng là hoạt động đưa lại khoảng 70% lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam nhưng đồng thời đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn đối ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn tồn tại song song với quá trình hoạt động của ngân hàng, chỉ có thể đề phòng, hạn chế mà không thể loại trừ. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề được các ngân hàng thương mại quan tâm. Có nhiều công cụ để ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng, một trong những công cụ đó chính là xếp hạng tín dụng. Trong danh mục tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Doanh nghiệp là khối khách hàng đưa lại phần lớn doanh thu hoạt động cho vay nhưng đồng thời cũng là đối tượng có thể đưa lại rủi ro tín dụng cao cho ngân hàng. Đó là lý do cấp thiết của đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại; Phân tích, đánh giá thực trạng Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank: những mặt đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó và Đề xuất các giải pháp hoàn thiện XHTD doanh nghiệp tại Vietcombank và một số kiến nghị. Đề tài được nghiên cứu trên giác độ Ngân hàng thương mại, gồm ba chương với các nội dung sau: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong luận văn này, thuật ngữ XHTD được hiểu là công cụ đo lường rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng theo phương pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Xếp hạng tín dụng là việc đưa ra nhận định về mức độ tín dụng đối với trách nhiệm tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp i ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay. XHTD doanh nghiệp được hiểu là công cụ đo lường rủi ro tín dụng đối với từng doanh nghiệp theo phương pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Cụ thể, về lý luận chương này làm rõ các vấn đề sau: a. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thông thường bao gồm các bước: - Thu thập thông tin: từ các thông tin cơ bản về tình hình nội tại của doanh nghiệp đến các thông tin tầm rộng hơn về ngành, nền kinh tế,… Các nguồn thông tin cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp có thể thu thập, tổng hợp từ: hồ sơ do khách hàng cung cấp theo yêu cầu của ngân hàng; phỏng vấn, khảo sát thực địa khách hàng, báo cáo kiểm toán, thông tin từ cơ quan quản lý, dịch vụ thông tin,… Ngoài ra, còn có những nguồn thông tin phi chính thức như: thông tin từ đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp yếu tố đầu vào, khách hàng, các đại lý tiêu thụ của doanh nghiệp… - Chấm điểm các tiêu chí: ngân hàng xác định và đo lường các nhân tố rủi ro cụ thể theo yêu cầu của mô hình xếp hạng (các tiêu chí xếp hạng). Ngân hàng sẽ so sánh các giá trị thực tế của doanh nghiệp với các khoảng giá trị chuẩn của từng tiêu chí để xác định điểm tiêu chí của khách hàng. Điểm tiêu chí sau đó được nhân với trọng số tương ứng của các tiêu chí (nếu có) để xác định điểm tổng hợp xếp hạng tín dụng của khách hàng. Để chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, cấu trúc hay định dạng truyền thống, phổ biến nhất được sử dụng là thẻ điểm (scorecard). - Xếp hạng và phê duyệt kết quả xếp hạng: Tổng cộng điểm cuối cùng của khách hàng sau bước chấm điểm ở trên sẽ được dùng để làm căn cứ xếp hạng tín dụng cho khách hàng đó. Mỗi khoảng cách điểm số nhất định sẽ được xếp thứ hạng tương ứng. Các thang xếp hạng từ tốt nhất (AAA) đến xấu nhất (C hoặc D) phản ii ánh các mức độ rủi ro khác nhau của các khách hàng trong việc hoàn thành nghĩa vụ nợ đã cam kết với ngân hàng. b. Các tiêu chí thường sử dụng trong XHTD doanh nghiệp: - Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Phân chia khách hàng theo nhiều ngành và phân ngành có thể đáp ứng tiêu chí phù hợp, sát thực tiễn hoạt động của các ngành song khi được phân chia quá nhỏ, ngân hàng có thể rơi vào tình huống có quá ít khách hàng cho một ngành và không có đủ thông tin cần thiết để đánh giá tổng thể về ngành đó. - Quy mô hoạt động của doanh nghiệp - Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Các chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh khoản, một chỉ tiêu thường được sử dụng là tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính có tính lỏng cao trên tổng nợ. Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ: Các chỉ tiêu hay sử dụng là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Các thước đo thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp là thu nhập trước thuế và lãi vay trên doanh thu; suất sinh lời của tài sản (ROA) hoặc suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Nhóm chỉ tiêu về hoạt động: Các chỉ tiêu thích hợp để đo lường về hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu như: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản,… - Các chỉ tiêu phi tài chính Các chỉ tiêu phi tài chính thường được xem xét khi XHTD doanh nghiệp gồm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với ngân hàng. iii Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý: Trình độ quản lý thể hiện ở kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, khả năng lãnh đạo điều hành, tính năng động, nhậy bén trong hoạt động kinh doanh… Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng: Hệ số khả năng trả lãi, hệ số khả năng trả nợ gốc, xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, thu nhập thuần dự kiến sau thuế trong năm tới, chi phí khấu hao dự kiến trong năm tới, vốn vay trung dài hạn đến hạn trả nợ trong năm tới. Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng tới ngành. c. Tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong một NHTM Các ngân hàng, tuỳ theo thực trạng tổ chức và yêu cầu hoạt động của mình có thể có các phương thức tổ chức công tác XHTD doanh nghiệp cho phù hợp với đặc thù riêng của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu lực của hệ thống XHTD, ngân hàng phải tổ chức công tác xếp hạng một cách hiệu quả dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự minh bạch, công khai, phân tách trách nhiệm và xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng đối tượng tham gia vào quá trình xếp hạng. Sự minh bạch và công khai: các chính sách, quy định, Ngân hàng cần có một cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng tuân thủ đúng các chính sách và thủ tục mà ngân hàng đã đề ra. Phân tách trách nhiệm: trong quá trình xếp hạng tín dụng cùng với việc tiến hành kiểm tra độc lập theo sự phân nhiệm và tránh xung đột quyền lợi. Xác định rõ vai trò và nhiệm vụ: đảm bảo các công việc được thực thi một cách tốt nhất và có thể kiểm soát được. d. Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp của NHTM Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp của NHTM là quá trình điều chỉnh hệ thống XHTD doanh nghiệp nhằm phát huy cao nhất có thể kết quả XHTD doanh iv nghiệp trong việc hỗ trợ đưa ra quyết định cho vay và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Một hệ thống XHTD doanh nghiệp của NHTM được gọi là hoàn thiện nếu nó phù hợp với điều kiện, môi trường tại nơi áp dụng, đáp ứng được các tiêu chí sau: - Hỗ trợ hiệu quả quyết định cho vay đối với doanh nghiệp, cải thiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng. - Mô hình XHTD đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ cán bộ Ngân hàng. - Chi phí thực hiện XHTD nhỏ, không gây phiền toái cho khách hàng Nội dung của hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp • Xây dựng hệ thống thông tin làm cơ sở để phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp • Phân loại chi tiết ngành nghề kinh doanh của khách hàng và các đối tượng xếp hạng tín dụng • Hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm tài chính và phi tài chính tại NHTM • Tăng cường ứng dụng kết quả XHTD doanh nghiệp • Xây dựng và duy trì hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống XHTD • Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thực hiện XHTD doanh nghiệp đ. Các nhân tố ảnh hưởng đến XHTD doanh nghiệp của NHTM - Nhân tố chủ quan + Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng + Trình độ cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng + Mức độ hỗ trợ của hệ thống công nghệ, tin học hoá về cơ sở dữ liệu + Hệ thống các chỉ tiêu để xếp hạng: + Cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc XHTD + Quy trình xếp hạng tín dụng - Nhân tố khách quan v + Chính sách và m ôi trường luật pháp + Sự hỗ trợ của các tổ chức chuyên nghiệp + Trình độ phát triển kinh tế + Chuẩn mực kế toán và các kết quả thống kê về thông tin ngành kinh tế Ngoài ra, trong chương này, nhằm tiếp cận những cơ sở lý luận hiện đại trong lĩnh vực XHTD doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu giới thiệu về XHTD của Moody và S&P là hai công ty xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp của Mỹ có bề dày lịch sử hoạt động lâu đời và có uy tín lớn nhất trên thế giới hiện nay cũng như nghiên cứu một số quy định của Ủy ban Basel về hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM. Đồng thời đề tài cũng đưa ra mô hình XHTD tại một số ngân hàng Việt Nam để từ đó có thể so sánh được với mô hình XHTD doanh nghiệp tại Vietcombank. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Trong chương này, đề tài nghiên cứu đã đi sâu vào trình bày thực trạng mô hình XHTD doanh nghiệp của Vietcombank và chỉ ra những thành tựu và hạn chế cần bổ sung sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD của Vietcombank. a. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Được thành lập từ năm 1963 và thực hiện CPH vào năm 2008, trải qua hơn 46 năm hoạt động Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Năm 2009 đánh dấu một bước phát triển đột phá trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, hơn 1 năm kể từ khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế cổ phần, Vietcombank đạt mức lợi nhuận kỷ lục kể từ khi thành lập đến nay (lợi nhuận trước thuế đạt 5.004 tỷ đồng). b. Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank vi [...]... doanh nghiệp - Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành - Ban hành hướng dẫn cụ thể hơn về hệ thống xếp hạng tín dụng - Thúc đẩy sự hình thành và phát triển hệ thống các công ty xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp KẾT LUẬN Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế đều nhằm đánh giá về rủi ro tín dụng của ngân hàng, ... gia 5 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, kết cấu Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của NHTM Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 3 CHƯƠNG 1... 3,5% * Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank được thực hiện thông qua việc chấm điểm tín dụng Đối tượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là các khách hàng doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với Vietcombank hoặc lần đầu đặt quan hệ tín dụng với Vietcombank Quy trình XHTD Doanh nghiệp tại Vietcombank bao gồm các bước sau: - Thu thập thông... tâm hàng đầu Có nhiều công cụ để 4 ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng, một trong những công cụ đó chính là hệ thống xếp hạng tín dụng 1.2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Có nhiều khái niệm khác nhau về Xếp hạng tín dụng Theo Standards & Poor’s (S&P), xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá hiện tại. .. nhất của các NHTM Theo công ty xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp S&P, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là việc đánh giá uy tín tín dụng tổng quát của doanh nghiệp dựa trên các nhân tố rủi ro chủ yếu và phù hợp Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhưng các khái niệm này đều có điểm chung: xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá uy tín tín dụng tổng quát của doanh nghiệp trong... đổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt nam cam kết Trong danh mục tín dụng của Vietcombank, Doanh nghiệp là khối khách hàng đưa lại phần lớn doanh thu hoạt động cho vay nhưng đồng thời cũng là đối tượng có thể đưa lại rủi ro tín dụng cao cho ngân hàng Đó là lý do cần thiết chọn đề tài nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2... sau: - Hỗ trợ hiệu quả quyết định cho vay đối với doanh nghiệp, cải thiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng - Mô hình XHTD đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ cán bộ Ngân hàng - Chi phí thực hiện XHTD nhỏ, không gây phiền toái cho khách hàng 1.2.6.2 Nội dung của hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp • Xây dựng hệ thống thông tin làm cơ sở để phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. .. trình xếp hạng tín dụng phải được quy định rõ ràng, cụ thể Việc xác định rõ vai trò và nhiệm vụ sẽ đảm bảo các công việc được thực thi một cách tốt nhất và có thể kiểm soát được 1.2.6 Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp của NHTM 1.2.6.1 Khái niệm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của NHTM Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp của NHTM là quá trình điều chỉnh hệ thống XHTD doanh nghiệp. .. tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá thực trạng Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank: những mặt đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó 2 - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank và đưa ra một số kiến nghị 3 Đối tượng và phạm... Việt Nam nhưng đồng thời đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các NHTM Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được các NHTM Việt Nam quan tâm Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là xếp hạng tín dụng, đặc biệt là xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vì đây là đối tượng khách hàng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ tại các NHTM Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt . cứu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về Xếp hạng tín dụng doanh. về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 36 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 36 2.2 tín dụng cao cho ngân hàng. Đó là lý do cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . Đề tài nghiên

Ngày đăng: 25/04/2015, 22:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang

  • II. Biểu đồ

    • Nội dung của hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

    • 1.2.6.2. Nội dung của hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan