Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An

185 1.3K 0
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Nó có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Nắm được đặc điểm, bản chất của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là cơ sở để bố trí hợp lý không gian công nghiệp phù hợp với các điều kiện phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng miền, từng vùng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất thông qua sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã và đang được quan tâm một cách rộng rãi. Nó được xem như một giải pháp phát triển công nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế - xã hội nói chung. Các nhà khoa học đã đưa ra một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cơ bản. Nhiều quốc gia đã áp dụng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, tạo động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế - xã hội phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia Ở Việt Nam, trước thập kỉ 90 của thế kỉ XX hầu như chưa có các nghiên cứu về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Năm 1994, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam là: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, dải công nghiệp, địa bàn công nghiệp trọng điểm; còn Viện chiến lược phát triển (Bộ Công Thương) thì đưa ra phương án 6 vùng công nghiệp và được Chính phủ phê duyệt; bước đầu đã góp phần hoàn thiện bức tranh không gian tổ chức lãnh thổ của nền kinh tế - xã hội nước ta. Tuy nhiên, giữa các quốc gia khác nhau, trên bình diện lãnh thổ rộng lớn, các khái niệm về các hình thức tổ chức lãnh thổ còn vênh nhau. Đơn cử như khái niệm về “cụm công nghiệp”, “khu công nghiệp”… 1 Ở Nghệ An, khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp chưa được nghiên cứu sâu và mới chỉ mang tính chất qui hoạch. Do đó, đề tài “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An” được phát triển theo hướng chuyên sâu, chuyển từ mức độ định tính đơn giản sang định lượng với mong muốn xây dựng một mô hình tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần vào định hướng phát triển tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trên thế giới, vấn đề tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian các hoạt động phát triển của con người, trước hết là hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ những cơ sở lý thuyết kinh tế của Adam Smith (Lý thuyết bàn tay vô hình) và David Ricardo (Qui luật lợi thế so sánh) [trong 18]. Từ các công trình nghiên cứu của V.Thunen vào năm 1826 [trong 49], của A.Weber vào năm 1909 [90] đến “Lý thuyết của thành phố trực thuộc trung ương” (V.Christaller) [87], học thuyết khu kinh tế (IG. Alessandrovob, M.M. Kolososkij), học thuyết phân chia địa lý của lao động (M.M. Baranskij) [trong 86]… Các nhà địa lý kinh tế - xã hội nghiên cứu kinh tế lãnh thổ, phát hiện những vấn đề có tính qui luật và đúc rút chúng thành những lí thuyết phát triển kinh tế và không gian kinh tế của sự phát triển. Quan sát cuộc sống của cộng đồng trên các lãnh thổ, thể hiện qua các hành vi địa lí như sự trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và tiêu dùng tại các “đầu ra”, “đầu vào”, các “nút” trung tâm và ngoại vi, nhà khoa học người Đức V. Thunen đã nẩy sinh ý tưởng về phát triển chuyên môn hóa nông nghiệp. Từ đây ông đề xuất “Lý thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại vi”, trên cơ sở phân tích những yếu tố định vị về địa tô chênh lệch, về mối quan hệ trong trao đổi hàng hóa… Ông cho rằng “thành phố là trung tâm của thị trường” [trong 49, 80]. Ý tưởng địa tô chênh lệch giữa các lãnh thổ về sau này được coi như nhân tố chìa khóa trong sự phân chia lãnh thổ đồng nhất của một quốc gia thành các vùng đất khác nhau cho mọi chủ thể kinh tế - xã hội. Mô hình này bước đầu thể hiện ý thức tổ chức lãnh thổ. Được đề xuất bởi học giả Anfred Weber (1909), lý thuyết khu vị luận công nghiệp giải thích sự tập trung công nghiệp vào lãnh thổ do 3 nguyên nhân chủ yếu: 2 2 yếu tố đầu là chi phí vận tải rẻ nhất và chi phí nhân công thấp nhất là những yếu tố lãnh thổ chung nhất để xác định mô hình định vị và cơ cấu địa lí, thứ 3 là các lực tích tụ và không tích tụ - đó là những yếu tố địa phương xác định mức độ phát tán trong khung chung. Nhưng quan trọng hàng đầu trong định vị vẫn là yếu tố chi phí vận tải. Mục đích của sự định vị công nghiệp tập trung là để “cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi nhuận” [90, trong 27]. Và A. Weber là người đầu tiên nghiên cứu lý thuyết tổng hợp về định vị công nghiệp, đưa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp. Trên cơ sở những ý tưởng của Thunen và Weber, khoảng gần 100 năm sau, tức năm 1903 khi đã hình thành nhiều không gian công nghiệp thường kéo theo là các không gian đô thị, nhà khoa học người Mỹ W. Christaller đề xuất “lý thuyết về điểm trung tâm”. Do sự cạnh tranh trong phát triển cùng với lý thuyết về chi phí nhỏ nhất và thu lợi lớn nhất nên đã hình thành nhiều điểm trung tâm với qui mô kích cỡ khác nhau [87, trong 85, 83]. Lý thuyết trung tâm của Christaller sau này đã được nhà bác học người Đức A. Losh bổ sung và phát triển: giữa các trung tâm có mức độ phụ thuộc khác nhau. Thành phố quan trọng nhất trong hệ thống là đầu mối của toàn bộ hệ thống các điểm dân cư, vai trò thương mại dịch vụ của nó khống chế các vùng phụ cận [trong 85, 27]. Từ các lý thuyết trên đây đã hình thành lý thuyết mang tính qui luật trong phân bố không gian trong nghiên cứu phân cấp đô thị, xác định các nút trọng điểm trong một lãnh thổ nhất định. Nhà kinh tế học người Pháp, Francoi Perroux đưa ra lí thuyết cực phát triển vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX. Lí thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ [trong 88]. Lí thuyết cực phát triển được cải biên qua các thời kì, sau đó đã được một số tác giả như Albert, O. Hirshman, Gunnar Myrdal, Friedmann tổng hợp lại. Lí thuyết này cho rằng công nghiệp và dịch vụ có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng của vùng. Đi kèm theo với điểm phát triển tăng trưởng là một “nhân” công nghiệp then chốt. Ngành công nghiệp then chốt phát triển và phát đạt thì lãnh thổ địa phương nơi nó phân bố cũng phát triển và phát đạt, do công ăn việc làm tăng nên thu nhập và sức mua của dân cư cũng tăng lên, các ngành công nghiệp và các hoạt động mới bị thu hút vào vùng đó 3 [trong 27, 35]. Trên cơ sở lực hút và lực đẩy của mỗi trung tâm mà hình thành nên vùng ảnh hưởng của nó tới xung quanh. Đây là lí thuyết giải thích sự cần thiết của phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm. Trong số các lý thuyết của trường phái Xô Viết, đáng chú ý chu trình sản xuất năng lượng của Kolososkij (1947), theo ông: “chu trình năng lượng được hình thành trên cơ sở một loại tài nguyên chủ yếu kết hợp với một nguồn năng lượng để tổ chức sản xuất theo một quy trình hoàn chỉnh”. Kế thừa tư tưởng này, nhiều nhà địa lý Xô viết đã bổ sung, hoàn thiện và đưa ra chu trình sản xuất năng lượng EPS) bao gồm: EPS kim loại đen, EPS kim loại màu, EPS nhiên liệu cứng (than đá, dầu), EPS hoá học quặng mỏ, EPS hoá học kim loại hiếm, EPS công nghiệp dầu khí, EPS silicat, EPS kĩ thuật thuỷ lợi, EPS sử dụng nhiệt năng dưới sâu, EPS công nghiệp gỗ, EPS nông - công nghiệp, EPS đại dương, EPS công nghiệp chế biến và EPS sinh hoá [trong 49]. Từ các lý thuyết về tổ chức lãnh thổ và thực tiễn phát triển, phân bố của ngành công nghiệp, các nhà địa lý đã đưa ra những ý tưởng và đề xuất về khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp cũng như hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Mặc dù khái niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới có những nét khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích khai thác lãnh thổ một cách tối ưu và nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp. Tại Liên Xô, ý tưởng tập trung các lực lượng sản xuất trong một lãnh thổ nhất định với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của khu vực và phát triển toàn diện trong các điều kiện của nền kinh tế kế hoạch được thực hiện trong các mô hình của lãnh thổ - công nghiệp phức hợp (TIC) [trong 86]. Như vậy, từ năm 1920 trong các văn liệu khoa học, các TIC đã được xác định bởi các nhà khoa học Liên Xô - đó là các khu vực kinh tế: “Khu vực kinh tế là một lãnh thổ công nghiệp đảm bảo việc sử dụng đầy đủ nhất, hợp lí nhất của tự nhiên và các nguồn lực lao động của khu vực” (Kazanskij, 1970) [trong 86]. Cùng với sự biến đổi của hệ thống lãnh thổ sản xuất của Liên Xô, có sự cần thiết phải phân chia các tiểu vùng kinh tế, vì đảm bảo cho kế hoạch chính xác hơn, phục vụ cho sự phát triển của lãnh thổ. Kể từ đó, TIC đã được phân tích như một tế bào chủ yếu của khu vực 4 kinh tế, từng bước biến đổi từ một khái niệm khoa học vào một đối tượng của qui hoạch kinh tế và hình thành một hình thức tổ chức lãnh thổ của lực lượng sản xuất. Như vậy, cùng với khái niệm “tổ chức lãnh thổ kinh tế”, thuật ngữ “tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp” được các nhà khoa học Xô Viết công nhận và sử dụng trong các tài liệu khoa học vào đầu những năm 60. Sau đó khái niệm “tổ chức lãnh thổ” hay còn gọi là “tổ chức không gian” được tiếp nhận và sử dụng ở nhiều nước phương Tây, đặc biệt là ở Mĩ vào đầu những năm 70 [trong 49, 80]. Nhưng chỉ từ giữa và cuối thời gian này, khái niệm “tổ chức lãnh thổ” mới được các nhà khoa học thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi với tư cách là công cụ tư duy tổng hợp, công cụ tổ chức thực tiễn các hoạt động của xã hội. Các hình thức TCLTCN rất đa dạng và phong phú. Lịch sử nghiên cứu các hình thức TCLTCN đã có từ lâu, song cho tới nay quan niệm về các hình thức TCLTCN rất khác nhau giữa các nước. Ở Liên Xô và Đông Âu trước đây đã đưa ra 6 hình thức TCLTCN bao gồm: điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thể tổng hợp công nghiệp, vùng công nghiệp [trong 49]. Khác với trường phái địa lý Xôviết, các nhà khoa học phương Tây không đưa ra những định nghĩa có tính chất hàn lâm, mà đi thẳng vào một số hình thức TCLTCN gắn với thực tiễn và nhấn mạnh nhiều đến quan niệm, nội dung cũng như quá trình hình thành KCN [35]. Cũng giống như phương Tây, các nước trong khu vực Châu Á nhấn mạnh đến quan niệm và quá trình hình thành các khu công nghiệp (KCN). Hơn 40 năm qua, một số nước đã có nhiều thành công trong việc xây dựng những KCN, khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu và nó đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các nước này. Ở Việt Nam, tổ chức không gian được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn bước đầu vào những năm 80. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội đã trở thành chương trình đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân [53], và là đối tượng nghiên cứu của các luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế và địa lí kinh tế - chính trị của rất nhiều nghiên cứu sinh. Từ năm 1990 đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, TCLTCN nói riêng. 5 Vào những năm 1992, lần đầu tiên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã chấp nhận và triển khai 2 đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước, đó là “Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” do cố GS. Lê Bá Thảo chủ trì và “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” do TS. Đặng Hữu Ngọc chủ trì. Với kết quả này, tổ chức lãnh thổ “đã trở thành một phương pháp luận mới được chấp nhận, khác biệt với khái niệm qui hoạch vùng, chiến lược (hay kế hoạch) phát triển, tổ chức lãnh thổ sản xuất, tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất… như đã làm trước đây.” [31] Đến năm 1996, với đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước về “Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam”, GS. Lê Bá Thảo [12] đã phân tích một cách có hệ thống và sâu sắc cơ sở lí luận và thực tiễn của TCLTCN Việt Nam trong chương III của đề tài. Ở đây, giáo sư đã phân tích thực trạng phân bố không gian công nghiệp của Việt Nam để thấy được tính hợp lí và bất hợp lí trong nó. Từ đó đặt ra những yêu cầu cho TCLTCN, so sánh thực tế định vị không gian công nghiệp với những lý thuyết định vị phổ biến. Đồng thời, đưa ra các điều kiện và khả năng phân bố không gian công nghiệp, xác định những nhu cầu trước mắt và dự báo với sự phát triển của một số ngành công nghiệp chủ đạo, đặt ra vấn đề về việc lựa chọn các nguồn lực một cách kĩ lưỡng để phát triển hướng CMH cho từng địa phương. Cuối cùng là thử phác họa một sơ đồ khối TCLTCN Việt Nam. Năm 1994, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra 6 hình thức TCLTCN ở Việt Nam là: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, dải công nghiệp, vùng công nghiệp. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về TCLTCN Việt Nam như: “KCN Việt Nam” [1], “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam” [49] Các công trình nghiên cứu trên hầu hết đều nghiên cứu công nghiệp và TCLTCN trên phạm vi lãnh thổ cả nước. Ở lãnh thổ cấp vùng, tỉnh, thành phố có những đề tài nghiên cứu về TCLTCN như: “TCLTCN chế biến nông - lâm - thủy sản vùng Đông Nam Bộ” [32], “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp vùng Tây Nguyên” [36]… Ở Nghệ An, tỉnh đã lập và triển khai qui hoạch phát triển công nghiệp đến 6 năm 2020. Bên cạnh đó, cũng đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến công nghiệp và TCLTCN Nghệ An như: "Qui hoạch phát triển công nghiệp Nghệ An đến năm 2020" [69], “Qui hoạch chung KKT Đông Nam và qui hoạch các KCN trên địa bàn Nghệ An” [67] Như vậy, dựa trên những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu đề tài đã kế thừa được hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng, cũng như cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài vận dụng những lí luận về tổ chức lãnh thổ để xây dựng cơ sở lí luận cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An và nghiên cứu sâu hơn các chỉ tiêu định lượng để lượng hóa hiệu quả hình thức khu công nghiệp, một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiêu biểu, phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đang được tỉnh quan tâm đầu tư. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ công nghiệp, đề tài phân tích các nhân tố tác động đến TCLTCN, đánh giá hiện trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh, trong đó tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động khu công nghiệp nhằm phát hiện những bất hợp lí, những xu thế có tính qui luật đối với tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh. Qua đó, đề xuất phương hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp và các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường. 3.2. Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá cho một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiêu biểu cho địa bàn cấp tỉnh - khu công nghiệp - Phân tích, đánh giá những nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An. 7 - Phân tích, đánh giá hiện trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An, trọng tâm vào khu công nghiệp. - Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp cho việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An. 3.3. Giới hạn nghiên cứu đề tài - Về phương diện lãnh thổ, đề tài nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ xác định là tỉnh Nghệ An, có liên hệ với một số địa phương lân cận. - Về nội dung: đề tài đánh giá những nhân tố chính tác động đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An. Phần hiện trạng, đề tài tập trung phân tích một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng vào phân tích hiệu quả hoạt động của hình thức khu công nghiệp tập trung. - Về thời gian: Đề tài sử dụng chuỗi số liệu từ 2001 - 2010 để phân tích hiện trạng; định hướng đến 2020. 4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định. Vì vậy, cần phải gắn đối tượng nghiên cứu với không gian xung quanh mà nó đang tồn tại. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, nó gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất của con người, môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội bao quanh. Các thành phần cơ bản đó cùng với phương thức sản xuất tiến bộ hay lạc hậu sẽ đem lại sự phát triển nhanh hay chậm cho lãnh thổ đó. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của tỉnh, nó gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội và hoạt động sản xuất của con người trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Nghệ An. Bởi vậy, nghiên cứu TCLTCN của tỉnh là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố tự nhiên - kinh tế - xã hội trên lãnh thổ tỉnh Nghệ An để từ đó phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả, những qui luật phát triển riêng của TCLTCN. Trong quá trình nghiên cứu, quan điểm này được vận dụng khắc họa những đặc trưng của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa của Nghệ 8 An nói chung, cũng như các địa phương nói riêng, để làm căn cứ xác định các vùng sản xuất CMH, các khu nhân hội tụ cũng như những khu vực chậm phát triển, nhằm điều chỉnh lại cấu trúc lãnh thổ công nghiệp Nghệ An một cách hợp lí và hiệu quả. 4.2. Quan điểm hệ thống Mọi chủ thể tồn tại và phát triển trên trái đất đều có mối quan hệ gắn kết hữu cơ trong thể thống nhất - như một hệ thống mang tính tự nhiên khách quan. Về góc độ tổ chức lãnh thổ, quan điểm hệ thống trong nghiên cứu thiết kế, quản lí điều hành hệ thống là lợi ích cục bộ phải phục tùng lợi ích chung của hệ thống, có nghĩa là mọi chủ thể kinh tế - xã hội của một địa phương (ví dụ: thể tổng hợp kinh tế một ngành trong một thể tổng hợp kinh tế của một tỉnh) phải đặt lợi ích chung của tỉnh lên trên hết; các tỉnh thỏa thuận với cấp vùng vĩ mô, các vùng vĩ mô phục tùng lợi ích của quốc gia. Lãnh thổ Nghệ An được coi là một hệ thống tổng hợp các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội bao gồm các hệ thống nhỏ bên trong là hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư - xã hội, hệ thống hoạt động của TCLTCN. Hoạt động của hệ thống trong TCLTCN Nghệ An luôn luôn trong trạng thái cân bằng động. Chẳng hạn như xây dựng một công trình qui mô lớn như thủy điện Bản Vẽ sẽ có những biến động nhiều mặt trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, của vùng Bắc Trung Bộ và thậm chí là cả nước láng giềng. Bên cạnh đó, việc xây dựng một ĐCN dựa trên các yếu tố tự nhiên cũng cần được xem xét một cách kĩ lưỡng, cẩn thận để tránh những tác động làm tổn thương đến cấu trúc của hệ thống tự nhiên, biến đổi hệ thống tự nhiên trên diện rộng. Việc xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần được xem xét lại một cách có chọn lọc để có thể hạn chế những tác động xấu, phá vỡ thế cân bằng tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội trên lãnh thổ của tỉnh. Xuất phát từ quan điểm hệ thống, TCLTCN Nghệ An là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Nghệ An và đồng thời là một bộ phận của TCLTCN vùng Bắc Trung Bộ. Do đó, vận dụng quan điểm hệ thống vào nghiên cứu TCLTCN Nghệ An để xem xét mối quan hệ liên ngành, liên lãnh thổ để làm sao TCLTCN Nghệ An có thể phối hợp tốt nhất với tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Nghệ An, cũng như TCLTCN Nghệ An phải phục vụ tốt nhất cho TCLTCN Bắc Trung Bộ nói riêng, TCLTCN Việt Nam nói chung. 9 4.3. Quan điểm phát triển bền vững Quan niệm phát triển bền vững trong phát triển kinh tế là quá trình phải đảm bảo có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là tiêu chí cho tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An nói riêng. Trong quá trình xây dựng cấu trúc lãnh thổ sản xuất kinh tế cần phải đảm bảo tính bền vững kinh tế, tính bền vững xã hội và tính bền vững môi trường. Về không gian, cần phải chú trọng phát triển bền vững từng khu vực trên lãnh thổ của tỉnh, bộ phận cấu thành của phát triển bền vững vùng của tỉnh. Tuy thực tiễn phát triển của nền kinh tế cạnh tranh đã thúc đẩy các vùng phát triển (như khu vực thành thị, khu vực đồng bằng ven biển) phải phát huy cao độ các lợi thế của vùng và gây xung đột với tính bền vững của toàn tỉnh và những vùng chậm phát triển (khu vực đồi núi), thiếu gắn kết trong mô hình phát triển theo thời gian trên không gian, dẫn tới mức độ lãng phí tài nguyên trầm trọng không ai kiểm soát, mức thu nhập của các tầng lớp dân cư trên các vùng chênh lệch nhau khá xa, nhất là giữa thành thị và nông thôn. Do đó, để phát triển bền vững tổ chức lãnh thổ công nghiệp cần phải có sự gắn kết giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường, cũng như có sự gắn kết trong hệ thống lãnh thổ của tỉnh giữa khu vực trung du miền núi với đồng bằng ven biển, thành thị với nông thôn, cũng như sự gắn kết các mục tiêu phát triển của tổ chức lãnh thổ của tỉnh với mục tiêu phát triển tổ chức lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. 4.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Mỗi một lãnh thổ đều có một bề dày lịch sử và có một nền văn hóa riêng; trải qua một quá trình phát triển lâu dài để có thể tạo nên những đặc điểm riêng biệt về tự nhiên, văn hóa và con người. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng cũng là sản phẩm của lịch sử. Do đó, việc nhìn nhận sự phát triển của nó trong các giai đoạn phát triển là việc làm cần thiết để từ đó có thể rút ra những qui luật phát triển, những bài học quí giá để có thể cấu trúc lại lãnh thổ ngày càng hợp lý. Nghệ An là mảnh đất có một bề dày lịch sử và có một nền văn hóa lâu đời với những bản sắc riêng. Trải qua quá trình phát triển lâu dài với bao thăng trầm của lịch sử 10 [...]... phõn húa khụng gian cng nh cht lng v tr lng ca cỏc loi ti nguyờn, s nh v ca cỏc hỡnh thc TCLTCN, cng nh mi quan h ca TCLTCN theo cỏc tuyn lc v ht nhõn hi t, xõy dng mụ hỡnh TCLTCN Ngh An trong tng lai da trờn cỏc nh hng 5.6 Phng phỏp d bỏo Trong vic xõy dng phng hng phỏt trin TCLTCN Ngh An, ti ó tham kho v s dng nhng qui hoch phỏt trin TCLTCN Ngh An do S Cụng nghip v UBND tnh Ngh An thc hin Cỏc phng... nghip, ch yu l do kh nng cnh tranh, tng trng ca nú, mụ hỡnh tớch t v tng ng nht nh vi mụ hỡnh qun cụng nghip ca Marshall Cỏc vớ d ni ting nht: Bc M l khu vc ca Hollywood, Silicon Valley v Orange County Cỏc hc gi Anh ó xỏc nh c khu vc gia London v Bristol, ti Phỏp l Grenoble, Montpellier v SophiaAntipolis; ti Thy in khu Gnửsjo; c, Baden-Wỹrttemberg, mt s vựng ca Tõy Ban Nha v an Mch [84] Nh vy, khỏi nim... kim mt t l, quan h hp lý v phỏt trin kinh t - xó hi gia cỏc ngnh trong mt vựng, gia cỏc lónh th nh trong mt vựng ln hoc gia cỏc vựng trong cựng mt quc gia cú xột n mi liờn h gia cỏc quc gia to ra giỏ tr mi [80] Theo quan im ny, v mt a lý, t chc khụng gian kinh t xó hi c xem nh l mt hot ng cú tớnh cht nh hng, hng ti s cụng bng v khụng gian gia trung tõm v ngoi vi, gia cỏc cc vi khụng gian nh hng nhm... 35, 85] T cỏc lý thuyt trờn õy ó hỡnh thnh lý thuyt mang tớnh qui lut trong phõn b khụng gian t tng quan gia cỏc im dõn c, phỏt hin mt trt t mang tớnh qui lut trong phõn b cỏc thnh ph, cỏc ụ th, cỏc th trn, lng mc nụng thụn, sau ny c ỏp dng trong nghiờn cu phõn cp ụ th, xỏc nh cỏc nỳt trng im trong mt lónh th nht nh d Lớ thuyt phỏt trin cỏc cc Franỗois Perroux gii thiu ý tng ca Cc tng trng kinh t vo... trng Khỏi nim trc quan ca cỏc cc tng trng xỏc nh mt cc tng trng l mt ngnh cụng nghip hoc mt nhúm ngnh cụng nghip Tuy nhiờn, Perroux quy nh cỏc cc tng trng trong ý tng ca ụng l khụng gian kinh t tru tng Perroux cho rng khụng gian kinh t tru tng l cú ba loi: - Mt k hoch kinh t - Mt trng lc hoc nh hng - Mt tng th ng nht 19 Vỡ quan nim tru tng v cc tng trng nờn Perroux ph nhn khụng gian kinh t tru tng cú... quan n cỏc khỏi nim v tớch t [trong 35] Trong nhiu phng din, cỏc tỏc phm ca M v cỏc trung tõm tng trng gn nh c lp vi Perroux v t tng Phỏp v cỏc cc tng trng Nh kinh t ngi M, John R Friedman, ó phỏt trin mt khỏi nim cú liờn quan nhng khỏc bit vi nhng ý tng ca cỏc cc tng trng v trung tõm tng trng Nú c gi l vt cht ca trung tõm so vi ngoi vi Friedman ó phỏt trin ý tng ny trong vic phõn tớch cỏc mi quan... quan h liờn lónh th - Th trng trong v ngoi nc trong nc, cỏc ụ th ln ngoi chc nng trung tõm - ht nhõn cụng nghip cũn l th trng quan trng, khuyn khớch s phỏt trin ca sn xut Th trng quc t cng rt quan trng, vỡ sn phm cụng nghip trong nc luụn nhm tha món th trng trong nc v hi nhp vi th trng quc t - Cỏc xu th kinh t quc t, cỏc mi quan h hp tỏc liờn vựng, quc t cú tỏc dng thỳc y quỏ trỡnh t chc lónh th nhanh... xó hi 1.1.1.2 Quan nim v t chc lónh th kinh t - xó hi Theo quan im ca trng phỏi a lý Xụ Vit, t chc lónh th kinh t - xó hi l s sp xp, b trớ v phi hp cỏc i tng cú nh hng ln nhau, cú mi quan h qua li gia cỏc h thng sn xut, h thng dõn c nhm s dng hp lý cỏc ngun lc t hiu qu cao v kinh t, xó hi v mụi trng [49] Theo quan im ca trng phỏi a lý phng Tõy, t chc lónh th (cũn gi l t chc khụng gian kinh t - xó hi)... thụ Khi ngun ti nguyờn ang cn kit hoc cú nhng vn ny sinh ca ngi lao ng, ngnh cụng nghip cú th di chuyn n cỏc nc khỏc nhau [trong 35] Túm li, mc ớch ca s nh v cụng nghip tp trung l cc tiu húa chi phớ v cc i húa li nhun Lý thuyt ny coi trng vai trũ ca thnh ph v xem 17 thnh ph l trung tõm th trng, thnh ph cú lc hỳt ln lan ta ra xung quanh Lý thuyt ny ch phự hp vi mt nn kinh t ang giai on u ca quỏ trỡnh... v cỏc gii phỏp phỏt trin ca TCLTCN Ngh An 6 ểNG GểP CH YU CA LUN N - ỳc kt, b sung v lm sỏng t c c s lớ lun v thc tin v TCLTCN v vn dng chỳng vo nghiờn cu tnh Ngh An - Xỏc nh c h thng ch tiờu mang tớnh nh lng ỏnh giỏ mt hỡnh thc t chc lónh th cụng nghip tiờu biu cho a bn cp tnh l KCN v ỏp dng vo a bn nghiờn cu - ỏnh giỏ c cỏc nhõn t nh hng n TCLTCN ca tnh Ngh An lm rừ c nhng th mnh v hn ch ca a bn

Ngày đăng: 25/04/2015, 16:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

  • 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

  • 3.1. Mục đích

  • 4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

  • 4.1. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ

  • 4.2. Quan điểm hệ thống

  • 4.3. Quan điểm phát triển bền vững

    • 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 5.1. Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu

    • 5.3. Phương pháp thực địa

    • 5.4. Phương pháp chuyên gia

    • 5.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

    • 5.6. Phương pháp dự báo

    • 6. ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN

    • 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

    • Chương 1

    • CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ

    • TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

      • 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

      • 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

      • 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan