đồ án công nghệ thông tin Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm thông tin – Thư viện Trường đại học Kinh tế Quốc dân

109 643 0
đồ án công nghệ thông tin Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm thông tin – Thư viện Trường đại học Kinh tế Quốc dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AACR2 : Quy tắc biên mục Anh – Mỹ ấn bản 2 CNTT : Công nghệ thông tin CSDL : Cơ sở dữ liệu CSDL/ISIS : Cơ sở dữ liệu DDC : Khung phân loại thập phân Deway HQTTVTH : Hệ quản trị thư viện tích hợp ILL : Inter – Library loans ISO 2709 : Phân loại tiêu chuẩn khổ mẫu trao đổi thông tin ISO 10161 : Chuẩn các giao thức thông thư viện cho trao đổi văn bản ảo LIBOL : Giáo dục và Đào tạo LAN : Mạng máy tính nội bộ LCC : Khung phân loại thư viện Quốc hội Hoa Kỳ MACR21 : Khổ mẫu biên mục đọc máy OPAC : Phân hệ tra cứu QĐ : Quyết định TT – TV : Thông tin thư viện TTTVĐHKTQD : Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân UDC : Khung quân loại thập phân Deway UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thế giới đã bước sang thiên niên kỷ mới với nhiều cơ hội, tiềm năng và những thách thức mới. Biết bao thay đổi đang diễn ra trong đời sống xã hội và kinh tế thế giới. Đó là thời đại của công nghệ thông tin, Internet và giao lưu trực tuyến, thương mại điện tử, toàn cầu hoá Sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu này hiển nhiên đang tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, lĩnh vực thông tin- thư viện không phải là trường hợp ngoại lệ. Thông tin và tri thức đã thực sự trở thành sức mạnh của nhân loại, là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia. Trước tình hình đó, làm thế nào để quản lý nguồn thông tin và đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin thực sự trở thành nhiệm vụ cấp thiết, hàng đầu đối với mỗi cơ quan thông tin – thư viện. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trường đầu ngành, trọng điểm quốc gia về lĩnh vực đào tạo các chuyên ngành kinh tế, với số lượng sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh lên tới hơn 45.000 người. Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một đơn vị trực thuộc trường, Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức và quản lý vốn tài liệu phù hợp với diện nghiên cứu , đào tạo của Trường; tổ chức các hình thức tuyên truyền, giới thiệu các loại hình tài liệu, nâng cao việc sử dụng có hiệu quả vốn tài liệu thông tin mà Trung tâm quản lý; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý và phục vụ bạn đọc; có kế hoạch từng bước nâng cấp, hiện đại hoá hoạt động thư viện nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tìm kiếm, xử lý tư liệu thông tin trong nước và quốc tế. Có thể nói Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giữ một vai trò đặc biệt quan trong trong sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên. Trong thời gian qua, Trung tâm đã được Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường dành cho dự án giáo dục mức A và C để nâng cấp, điều này đã đem lại cho Trung tâm sự thay đối cả về hình thức lẫn nội dung, cả về số lượng và chất lượng nguồn thông tin, nhằm vươn tới xây dựng thư viện điện tử, phục vụ ngày càng tốt sự nghiệp đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học của Trường. 1 Trước tình hình chung đó, Trung tâm thông tin – Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân đã có những chuyển biến để từng bước hoàn thiện hoạt động của mình bằng việc bắt tay vào công tác tin học hoá, cụ thể vào năm 2002 thư viện đã bắt đầu triển khai phần mềm Libol. Phần mềm Libol đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để, tự động hoá tất cả các chu trình hoạt động của một thư viện hiện đại, cung cấp các tính năng cần thiết cho một thư viện để sẵn sàng hội nhập với hệ thống thư viện quốc gia và quốc tế. Phần mềm Libol hiện đã được nâng cấp lên phiên bản 6.0 với ưu điểm nổi bật so với nhiều sản phẩm cùng loại trong nước với Phân hệ Quản lý Tư liệu điện tử, cho phép thư viện quản lý các dạng tài liệu số phổ biến (âm thanh, hình ảnh, video, text), cung cấp tài liệu số tới mọi đối tượng người dùng, đồng thời các thư viện có thể thực hiện mua bán, trao đổi và cung cấp tài liệu điện tử một cách dễ dàng. Việc ứng dụng LIBOL trong hoạt động ở Trung tâm thực sự là một bước ngoặt quan trọng nhằm mục đích đưa Thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành một trong những thư viện hiện đại và hoạt động có hiệu quả trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Với lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm thông tin – Thư viện Trường đại học Kinh tế Quốc dân” làm luận văn thạc sỹ khoa học thư viện với mong muốn vận dụng những kiến thức và kỹ năng tiếp thu được từ khoá học, nghiên cứu đề xuất những kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol6.0 vào công tác hoạt động thư viện tại Trung tâm thông tin – Thư viện đại học Kinh tế Quốc dân, từ đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm này trong hoạt động của Trung tâm thông tin – Thư viện đại học Kinh tế Quốc dân . Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát, phân tích thực trạng và kết quả triển khai ứng dụng Libol6.0 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2 - Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. - Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol6.0. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol6.0 vào công tác hoạt động thư viện tại Trung tâm thông tin – Thư viện đại học Kinh tế Quốc dân từ năm 2007 đến nay 4. Tổng quan tình hình nghiên cứu Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự lớn mạnh, rộng khắp của mạng máy tính toàn cầu. Việc ứng dụng tin học vào các lĩnh vực của cuộc sống ngày càng được quan tâm và sử dụng hiệu quả, đem lại lợi ích to lớn về mọi mặt. Nhạy bén với xu hướng phát triển và nhu cầu áp dụng công nghệ thông tin vào việc chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ thông tin-thư viện, một số công ty tin học đã nghiên cứu và phát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ cho tổ chức, quản lý và khai thác thông tin, quản lý thư viện. Trong số đó có thể kể đến các công ty tên tuổi như Lạc việt với phần mềm Vebrary, VNNesoft với Elib, Tinh vân với phần mềm Libol và CMC với phần mềm ILib. Với những tính năng nổi bật, phần mềm Libol được triển khai thành công tại hơn 150 trung tâm thông tin, thư viện lớn nhỏ trên toàn quốc, trong đó có Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Áp dụng phần mềm quản trị thư viện là một trong những nhân tố quan trọng trong quản lý hoạt động thư viện, thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thông tin thư viện. Đã có khá nhiều hội thảo, các bài nghiên cứu và luận văn chuyên ngành khoa học thư viện quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này. Tác giả Vũ Văn Sơn có công trình “Lựa chọn phần mềm quản trị thư viện” đã đề cập tới một số nguyên tắc lựa chọn phần mềm quản trị thư viện. Tác giả Nguyễn Ngọc Anh 3 trong luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm LIBOL5.0 tại Trường đại học Xây dựng” cũng đã khảo sát, đánh giá việc ứng dụng Libol 5.0 tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; tương tự, tác giả Chu Khánh Vân cũng đã “Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp LIBOL5.5 tại Trung tâm thông tin – Thư viện đại học Quốc gia Hà Nội” ….Các công trình trên chủ yếu đi vào kháo sát nghiên ứng dụng phần mềm Libol ở một thư viện hoặc một trung tâm cụ thể, mà mỗi cơ quan, mỗi thư viện lại có những hoàn cảnh đặc thù riêng và mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau. Về hoạt động thông tin thư viện tại trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã có luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Sen “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ”. Tác giả Bùi Thị Sen có đề cập tới hoạt động thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tuy nhiên, tác giả cũng chỉ nghiên cứu một khía cạnh trong hoạt động thông tin – thư viện tại trường là nguồn lực thông tin. Có thể nói, cho đến nay chưa có đề tài nào đề cập trực tiếp, đầy đủ thực trạng ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu tôi hy vọng có thể kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước và những kinh nghiệm làm việc của bản thân để làm rõ thực trạng ứng dụng Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để rút ra những thành công, kết quả và cả những hạn chế khi ứng dụng phần mềm Libol6.0. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm, trong giai đoạn có nhiều chuyển biến đối với hoạt động ở các cơ quan thông tin thư viện - giai đoạn hiện đại hoá thư viện, xây dựng và khai thác thư viện điện tử. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa. 4 - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp thông qua phiếu hỏi + Phương pháp thống kê, so sánh + Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 6. Ý nghĩa luận văn Luận văn khẳng định rõ hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol trong hoạt động thư viện, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực trạng ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol6.0 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiến tới đánh giá khả năng đáp ứng của phần mềm đối với các yêu cầu nghiệp vụ và đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại từ đó nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol6.0 tại Trung tâm. 7. Nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Phần mềm Libol6.0 đối với hoạt động thông tin – thư viện tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Chương 2: Thực trạng ứng dụng phần mềm LibolL6.0 tại Trung tâm thông tin – Thư viện Đại học Kinh tế Quốc Dân Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng phần mềm LibolL6.0 tại Trung tâm thông tin - Thư viện đại học Kinh tế Quốc dân. CHƯƠNG 1 5 PHẦN MỀM LIBOL 6.0 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1. Phần mềm LibolL6.0 1.1.1. Sự ra đời của phần mềm Libol Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão ngày nay thực chất là cuộc cách mạng công nghệ. Khoa học phát triển đã thu hút một bộ phận lớn nhân lực vào lĩnh vực này làm cho đội ngũ những người làm khoa học gia tăng nhanh chóng. Lực lượng những người làm khoa học tăng lên theo cấp số cộng thì tài liệu khoa học và những sản phẩm nghiên cứu của họ tăng lên theo cấp số nhân. Tất cả đã tạo nên một khối lượng thông tin khổng lồ và không ngừng phát triển, dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin. Ngoài ra, cộng đồng khoa học được bổ sung thêm nhiều người dùng tin khác nhau: các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các nhà công nghệ, các nhà giáo dục, các nhà sản xuất kinh doanh… Họ không chỉ là người dùng tin, mà còn là những người sản xuất ra các thông tin mới. Sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tri thức khoa học tác động mạnh mẽ tới các hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện. Nó tác động tới cơ cấu của kho tài liệu, làm cho số lượng, chủng loại tài liệu tăng lên gấp bội. Thêm vào đó nhu cầu đòi hỏi phải rút ngắn đáng kể thời gian hữu ích của một tài liệu làm cho các nhà quản ý phải thường xuyên bổ sung vốn tài liệu và không ngừng phải xử lý chúng, hoặc bằng thủ công hoặc bằng phương tiện tự động hóa. Sự bùng nổ thông tin gắn liền với sự bùng nổ của công nghệ đặc biệt trên ba lĩnh vực có mối liên hệ chặt chẽ với công tác thông tin – thư viện đó là tin học, viễn thông và vi xử lý – hạt nhân của công nghệ thông tin hiện đại. Với việc ứng dụng máy tính điện tử trên thế giới trong xử lý thông tin tư liệu diễn ra trong vòng 40 năm trở lại đây đã đem lại hiệu quả vô vùng to lớn: tập trung thông tin trong những bộ nhớ lớn, những cơ sở dữ liệu (CSDL) và ngân hàng dữ liệu, tăng nhanh tốc độ ở tất cả các công đoạn xử lý thông tin. Sự phát triển của 6 những bộ nhớ lớn truy nhập trực tiếp tạo ra khả năng tra cứu nhanh, tại thời điểm bất kỳ những thông tin mà người sử dụng tin yêu cầu. Sự kết hợp giữa máy tính và viễn thông dẫn đến sự hình thành, phát triển các hệ thống và mạng thông tin tự động hóa, cho phép các thư viện liên kết với nhau trên mạng máy tính để chia sẻ nguồn lực thông tin. Ở nhiều thư viện trong và ngoài nước, người ta đã xây dựng các mục lục công cộng truy nhập trực tuyến, gọi tắt là OPAC (Online Public Access Catalog). Đó là các CSDL thư mục được khai thác trên mạng, giúp người sử dụng có thể truy cập các thông tin thư mục một cách trực tiếp mà không cần sự hỗ trợ trung gian của các cán bộ thư viện. Trong lĩnh vực thông tin - thư viện, các nhà thư viện thế giới đã thực sự đặt chân vào thế giới của thư viện điện tử từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 với các ngân hàng dữ liệu khổng lồ của Dialog, Pascal Còn ở Việt Nam, sau năm 1997, với việc đưa Internet vào ứng dụng rộng rãi đã tạo đà khởi đầu cho sự phát triển mới, các thư viện Việt Nam bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các hoạt động nghiệp vụ. Đối với các hệ thống thông tin, sự phát triển chỉ được gọi là đồng bộ khi và chỉ khi hệ thống thông tin đó có đủ 2 thành phần: nội dung thông tin đầy đủ được tổ chức trong các CSDL và phần hạ tầng CNTT (bao gồm máy tính và hệ thống mạng) đảm bảo về mặt công cụ kỹ thuật để truyền tải thông tin tới người sử dụng. Và tin học hóa hoạt động thông tin – thư viện thực sự là xu thế phát triển tất yếu của các cơ quan thông tin – thư viện hiện nay. Tại Việt Nam, trong những năm qua việc áp dụng CDS/ISIS – một sản phẩm miễn phí do UNESCO phát triển, đã bước đầu đem lại hiệu quả xử lý, tìm kiếm thông tin trong ngành thư viện. Hầu hết các thư viện đã tin học hóa đều sử dụng CDS/ISIS là hệ quản trị CSDL cho các CSDL thư mục của mình. Đây là một thuận lợi khi triển khai một hệ quản trị thư viện tích hợp (HQTTVTH) do các thư viện đã có sẵn CSDL thư mục. Tuy nhiên có một một số trở ngại liên quan đến vấn đề trao đổi các bản ghi thư mục, do không thống nhất bảng mã tiếng Việt và không thống nhất khổ mẫu miêu tả tài liệu. Với bối cảnh trên, việc ứng dụng một HQTTVTH là cần thiết và hệ đó phải 7 [...]... bị hiện đại 1.2.2 Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc Dân 1.2.2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của Trung tâm Thư viện Trường Đại học Kinh tế tài chính nay là Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (TTTT-TV ĐHKTQD) được thành lập từ năm 1956, cùng với sự ra đời của Trường Kinh tế Tài chính Trung ương nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hơn... thống thư viện, có khả năng tích hợp và là một phần mềm mở, thực sự đáp ứng các yêu cầu của phần mềm thư viện 1.2 Đặc điểm hoạt động thông tin – thư viện tại trường Đại học Kinh tế 18 quốc Dân 1.2.1 Khái quát về trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính Lúc đó, Trường. .. Luận án, luận văn 5.831 Nghiên cứu khoa học 197 Báo, tạp chí 64.856 Bạn đọc 45.000 Như vậy, quá trình tin học hoá của Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân có thể nói đã khá thành công, mà tiêu biểu là việc sử dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol6.0 Hiện tại Trung tâm đã trở thành một trong những trung tâm thư viện hiện đại, ứng dụng thành công tin học trong các khâu công. .. pháp phần mềm thư viện điện tử được áp dụng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay Với hơn 100 khách hàng là các thư viện các trường đại học, thư viện công cộng và trung tâm nghiên cứu lớn nhất cả nước như: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Thư viện Khoa học tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội Libol đã khẳng định những đóng góp xuất sắc về công nghệ cho sự nghiệp tin học hoá và hiện đại hoá công. .. Hình1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin – thư viện trường Đại học KTQD 1.2.2.4 Người dùng tin và nhu cầu tin của Trung tâm 28 Tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường ĐH KTQD, số lượng người dùng tin của Thư viện luôn không ngừng gia tăng và sự phong phú, đa dạng của nhu cầu tin Theo số liệu thống kê tháng 5 năm 2011, Thư viện có khoảng 45.000 người dùng tin Trên cơ sở tính chất công việc,... kỹ thuật tin học và nghiệp vụ thư viện, có các module chức năng đáp ứng được nhu cầu quản lý và phục vụ của thư viện Khi chọn áp dụng phần mềm này, Trung tâm đã điều chỉnh hoạt động và ứng dụng có chọn lọc các mô đun của phần mềm này vào các công việc của mình Trung tâm đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị về công tác tin học hoá thư viện, về thư viện hiện đại; mở lớp học sử dụng phần mềm mới;... thư viện như Thư viện của Học viện kỹ thuật quân sự, Thư viện của Bảo tàng lịch sử…đặc biệt là việc chạy thử Libol tại Thư viện Quốc gia để quản lý nghiệp vụ thư viện của một thư viện lớn hàng đầu tại Việt Nam đã giúp cho công ty Tinh Vân nhận biết được những yếu điểm của Libol phiên bản 2.0 Cùng với sự hợp tác của Thư viện Quốc gia và Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học công nghệ Quốc gia, Công ty Tinh... viện hiện đại, ứng dụng thành công tin học trong các khâu công việc nghiệp vụ của mình, là một điển hình về tin học hoá thư viện để các thư viện và trung tâm thông tin khác học hỏi kinh nghiệm CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL6.0 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ... tạo đại học mức A Đối với Trung tâm Thông tin Thư viện trường, thực hiện một tiểu dự án có tên: “Tăng cường năng lực Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân với thời gian thực hiện là 15 tháng Mục tiêu của tiểu dự án là: Tăng cường số lượng và chất lượng đầu sách, báo, tạp chí và xây dựng các CSDL thông tin – kinh tế - xã hội – chính trị, … nhằm hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập,... động thông tin – thư viện tại trường 30 1.2.3 Quá trình ứng dụng Libol vào hoạt động thư viện của Trung tâm Trung tâm Thông tin Thư viện trường ĐHKTQD ra đời trong thời kỳ cả nước còn nhiều khó khăn nên Trung tâm cũng đã trải qua quá trình phát triển đầy khó khăn, điều này đòi hỏi nỗ lực, cố gắng của mọi cán bộ của Trung tâm, để đến nay Trung tâm đã trở thành một Trung tâm lớn trong hệ thống các trung . Libol6. 0 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2 - Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol6. 0 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. -. 1: Phần mềm Libol6. 0 đối với hoạt động thông tin – thư viện tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Chương 2: Thực trạng ứng dụng phần mềm LibolL6 .0 tại Trung tâm thông tin – Thư viện Đại học Kinh. phần mềm Libol được triển khai thành công tại hơn 1 50 trung tâm thông tin, thư viện lớn nhỏ trên toàn quốc, trong đó có Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Áp dụng phần

Ngày đăng: 24/04/2015, 22:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan