ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 10 - HK2-2010-2011

4 439 5
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 10 - HK2-2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. LÝ THUYẾT 1. Nêu định nghĩa và ý nghĩa của động lượng. 2. Hệ cô lập là gì? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng. 3. Phát biểu định nghĩa công và nêu đơn vị công. 4. Phát biểu định nghĩa công suất và nêu đơn vị công suất. 5. Nêu định nghĩa và viết biểu thức động năng. 6. Trình bày mối liên hệ giữa lực tác dụng và độ biến thiên động năng. Khi nào động năng tăng, khi nào động năng giảm. 7. Nêu định nghĩa và viết biểu thức thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi. 8. Trình bày mối liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực. 9. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng ( trọng trường + đàn hồi) 10. Trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. 11. Định nghĩa chất khí lí tưởng. 12. Thế nào là quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp. Cho ví dụ minh họa. 13. Phát biểu và viết biểu thức định luật Bôi_lơ – Mariốt. 14. Phát biểu và viết biểu thức định luật Sac_lơ. 15. Phát biểu và viết biểu thức định luật Gay-Luy-Xác. 16. Thế nào là đường đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp. 17. Nội năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nội năng. 18. Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng. 19. Phát biểu nội dung nguyên lí I, nguyên lí II của nhiệt động lực học. 20. Cấu trúc tinh thể là gì? Cho ví dụ. 21. Chất rắn kết tinh là gì ? Hãy nêu các tính chất của chất rắn kết tinh. 22. Chất rắn vô định hình là gì ? Hãy nêu các tính chất của chất rắn vô định hình. 23. Thế nào là chất rắn đơn tinh thể, chất rắn đa tinh thể. 24. Phát biểu và viết công thức của định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn. 25. Sự nở vì nhiệt là gì ? Cho ví dụ. Viết công thức tính độ nở dài, độ nở khối. II. BÀI TẬP Dạng 1 : ĐỘNG LƯỢNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN DỘNG LƯỢNG Bài 1. Cho hệ gồm 2 vật: vật một có khối lượng m 1 =1kg, vận tốc 1 v =1m/s ; vật hai có khối lượng m 2 =2kg, vận tốc 2 v =0,5m/s. Hai vật va chạm vào nhau (va chạm mềm). Tính động lượng của hệ trước va chạm và vận tốc của hai vật sau va chạm. a) Trường hợp 1 v cùng hướng 2 v . b) Trường hợp 1 v ngược hướng 2 v . Bài 2. Một khẩu súng khối lượng M = 4kg bắn ra viên đạn khối lượng m = 20g. Vận tốc viên đạn ra khỏi nòng súng là v = 500m/s. Súng giật lùi với vận tốc V có độ lớn là bao nhiêu? Bài 3 : Hai vật có khối lượng m 1 = 1 kg, m 2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v 1 = 3 m/s và v 2 = 1 m/s. Tìm tổng động lượng (phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp : a) v  1 và v  2 cùng hướng. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Vật lí – Khối 10 Cơ bản Năm học: 2010-2011 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI TỔ VẬT LÍ - CÔNG NGHỆ *** b) v  1 và v  2 cùng phương, ngược chiều. c) v  1 và v  2 vuông góc nhau Bài 4. Một vật khối lượng 2 kg bắt đầu chuyển động với gia tốc a = 2 m/s 2 . Tính động lượng của vật tại giây thứ 4. Bài 5. Vật m 1 = 1 kg chuyển động với vận tốc v 1 = 4 m/s va cham mềm vào một vật m 2 = 3 kg đang đứng yên. Vận tốc sau va chạm của m 2 bằng bao nhiêu? Bài 6. Khối lượng của cả người và xe là 300kg. Xe đang chạy với vận tốc 2m/s thì người (khối lượng 50 kg) nhảy ra khỏi xe về phía sau với vận tốc so với mặt đất là 4m/s. Tính vận tốc của xe ngay sau đó. Bài 7 . Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng m s = 1000kg, bắn một viên đoạn khối lượng m đ = 2,5kg. Vận tốc viên đạn ra khỏi nòng súng là 600m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn. Bài 8. Một người khối lượng m 1 = 50kg đang chạy với vận tốc v 1 = 4m/s thì nhảy lên một chiếc xe khối lượng m 2 = 80kg chạy song song ngang với người này với vận tốc v 2 = 3m/s. Sau đó, xe và người vẫn tiếp tục chuyển động theo phương cũ. Tính vận tốc xe sau khi người này nhảy lên nếu ban đầu xe và người chuyển động: a/ Cùng chiều. b/ Ngược chiều Bài 9. Một tên lửa khối lượng 10 4 kg đang bay thẳng đứng lên trên với vận tốc 10m/s thì phụt ra sau trong một thời gian rất ngắn 10 2 kg khí với vận tốc 800m/s. Tính vận tốc của tên lửa ngay sau khi phụt khí. Dạng 2: CÔNG – CÔNG SUẤT Bài 10. Một vật có khối lượng 2kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang 30 0 . Vật di chuyển 4m trên sàn trong thời gian 3 giây. a) Tính công của lực trên. b) Tính công suất của lực trên. Bài 11. Người ta kéo một cái thùng nặng 30kg trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 45 0 , lực tác dụng lên dây là 150N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m. Khi thùng trượt công của trọng lực bằng bao nhiêu? Bài 12. Người ta kéo một vật với một lực 20 N hợp với phương ngang một góc 60 0 đi được quãng đường dài 10 m. Tính công của người đó để kéo vật. Bài 13. Một vật khối lượng 2 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 4m cao 2 m. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là 6 m/s. Lấy g = 10m/s 2 . Công của lực ma sát do mặt phẳng nghiêng tác dụng lên là bao nhiêu ? Bài 14. Ô tô khối lượng 5 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và dừng lại sau 10 s. Tính lực cản và công của lực cản trong trường hợp này? Dạng 3: ĐỘNG NĂNG – THẾ NĂNG – CƠ NĂNG Bài 15. Thả một vật rơi tự do có khối lượng 500g từ độ cao 45 m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí. Tính thế năng của vật sau 2 giây. Cho g = 10 m/s 2 Bài 16. Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, một đầu gắn vào vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của nó bằng bao nhiêu? Bài 17. Một vật khối lượng 500 g được thả rơi từ độ cao 50m. Tính động năng của vật ở độ cao 25 m. Cho g = 10 m/s 2 Bài 18. Một vật có khối lượng 3kg thả rơi ở độ cao 10m so với mặt đất. Cho g=10m/s 2 . a) Tính vận tốc của vật khi cách mặt đất 4m. 2 b) Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất. c) Sau khi chạm đất, vật nẩy lên cao nhất được 8m. Tính độ biến thiên cơ năng của vật. Bài 19. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 20m/s từ độ cao h so với mặt đất. Khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s 2 . Hãy tính: a. Độ cao h. b. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. c. Vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng. Bài 20. Từ độ cao 10 m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s, lấy g = 10m/s 2 . a/ Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. b/ Ở vị trí nào của vật thì Wđ = 3Wt. c/ Xác định vận tốc của vật khi W đ = W t . d/ Xác định vận tốc của vật khi chạm đất. Bài 21. Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. a) Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật b) Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được. c) Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng? d) Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu? Dạng 4: BÀI TẬP VỀ ĐẲNG QUÁ TRÌNH Bài 22. Một khối khí trong xi lanh có các thông số: 1atm, 4 lít, 27 0 C. a) Nén đẳng nhiệt khối khí đến thể tích 2 lít. Tính áp suất của khí lúc này. b) Đem phơi nắng khối khí ở nhiệt độ 37 0 C. Tính áp suất khối khí lúc này. (Bỏ qua sự dãn nở vì nhiệt của xi lanh) c) Làm nóng đẳng áp khối khí ở nhiệt độ 47 0 C. Tính thể tích của khối khí lúc này. Bài 23. Một xi lanh chứa 200 cm 3 ở áp suất 2.10 5 Pa. Nén chất khí trong xi lanh xuống còn 100 cm 3 . Coi nhiệt độ không đổi, tính áp suất của khí trong xi lanh. Bài 24. Một quả bóng thể tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất suất 1atm vào bóng, mỗi lần được 100 cm 3 không khí. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không đổi. Tính áp suất quả bóng sau 50 lần bơm. Bài 25. Một lượng khí có thể tích V = 1m 3 và p = 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất p = 5 atm. Tính thể tích khí sau khi nén. Bài 26. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ, khi đèn sáng nhiệt độ của bóng đèn là 400 o C, áp suất trong bóng đèn bằng áp suất khí quyển 1atm. Tính áp suất khí trong bóng đèn khi đèn chưa sáng ở 22 o C. Bài 27. Đun nóng đẳng tích một khối khí lên 20 o C thì áp suất khí tăng thêm 1/40 áp suất khí ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí. Bài 28. Nếu nhiệt độ khí trơ trong bóng đèn tăng từ nhiệt độ t 1 = 15 o C đến nhiệt độ t 2 = 300 o C thì áp suất khi trơ tăng lên bao nhiêu lần? (bỏ qua sự nở vì nhiệt) Bài 29. Một chất khí được làm lạnh đẳng áp từ 227 0 C đến 27 0 C thì thể tích biến thiên 2lít. Tính thể tích ban đầu của nó. 3 Bài 30. Đồ thị hình bên biểu diễn một chu trình biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng trong hệ tọa độ (V,T). Hãy biểu diễn chu trình biến đổi này trong các hệ tọa độ (p,V) và (p,T). Dạng 5: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI Bài 31. Một khối khí có các thông số trạng thái 2atm, 8 lít, 27 0 C. Làm biến đổi khối khí đến trạng thái 10atm, 3,2 lít, T. Tính giá trị của T. Bài 32. Trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 47 o C và áp suất 0,7 atm. a. Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên tới 8atm. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén? b. Người ta tăng nhiệt độ của khí lên đến 273 o C và giữ pit-tông cố định thì áp suất của khí khi đó là bao nhiêu? Dạng 6: TRUYỀN NHIỆT Bài 33. Một miếng sắt có khối lượng 100g được nung nóng đến 100 0 C, thả vào một cột nước bằng nhôm có khối lượng 200g đựng 150g nước ở 20 0 C. Tính nhiệt độ của nước sau khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4,18.10 3 J/(kgK), nhiệt dung riêng của sắt là 0,46.10 3 J/(kgK), nhiệt dung riêng của nhôm là 0,92.10 3 J/(kgK). Bài 34 . Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 142 0 C vào một cốc đựng nước ở 20 0 C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 42 0 C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nước là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. Dạng 7: CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Bài 35. Người ta truyền cho khí trong xi lanh nhiệt lượng 2J. Khí nở ra đẩy pit-tông có khối lượng 2kg lên 5cm. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Bỏ qua ma sát giữa pít-tông và xi lanh. Bài 36. Một động cơ nhiệt có hiệu suất 80%, nhận nhiệt lượng 1000J từ nguồn nóng. a) Tính công do động cơ sinh ra. b) Tính nhiệt lượng mà nguồn lạnh thu được từ tác nhân. Bài 37. Một lượng khí ở áp suất 2.10 4 N/m 2 có thể tích 6 lít. Được đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 8 lít. a.Công do khí thực hiện b. Độ biến thiên nội năng của khí. Biết khi đun nóng khí nhận được hiệt lượng 100 J Dạng 8: SỰ NỞ VÌ NHIỆT Bài 38. Một quả cầu bằng sắt ở nhiệt độ 0 0 C có bán kính 5cm. Cho hệ số nở dài của sắt là 11.10 -6 K -1 . a) Tính thể tích của quả cầu ở nhiệt độ 40 0 C. b) Phải đun nóng quả cầu đến nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu để nó không chui lọt qua một vòng tròn có bán kính 6cm. Giáo viên ra đề cương: Võ Văn Lâm 4 O V T (1) (2) (3) . : a) v  1 và v  2 cùng hướng. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Vật lí – Khối 10 Cơ bản Năm học: 2 01 0- 2011 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI TỔ VẬT LÍ - CÔNG NGHỆ *** b) v  1 và v  2 cùng. 17. Một vật khối lượng 500 g được thả rơi từ độ cao 50m. Tính động năng của vật ở độ cao 25 m. Cho g = 10 m/s 2 Bài 18. Một vật có khối lượng 3kg thả rơi ở độ cao 10m so với mặt đất. Cho g=10m/s 2 . a). vận tốc của vật khi cách mặt đất 4m. 2 b) Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất. c) Sau khi chạm đất, vật nẩy lên cao nhất được 8m. Tính độ biến thiên cơ năng của vật. Bài 19. Một vật được ném

Ngày đăng: 24/04/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan