Soạn bài tự nhiên xã hội: con muỗi

4 14.7K 156
Soạn bài tự nhiên xã hội: con muỗi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Soạn bài tự nhiên xã hội: con muỗi

Trường Tiểu học Quang Trung Kế hoạch dạy học KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Tự nhiên hội Bài: Con muỗi Lớp: 1 4 Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Thùy Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ Thùy Dung Ngày dạy: 27/3/2013 – Tiết 4 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: − Học sinh biết được nơi sống của muỗi, một số tác hại của muỗi. − Học sinh biết các bộ phận bên ngoài của muỗi. − Học sinh biết cách phòng trừ muỗi. 2. Kĩ năng: − Chỉ được các bộ phận bên ngoài của muỗi trên hình vẽ. − Biết cách diệt trừ muỗi. 3. Thái độ: − Có ý thức tham gia diệt muỗi. − Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tự nhiên hội cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: − Bài hát con muỗi − Hình ảnh con muỗi phóng to. − Hình ảnh nơi sống của muỗi − Hình ảnh về các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét − Hình ảnh về cách diệt muỗi 2. Học sinh: − Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định (1ph) 2. Dạy bài mới (30ph) Giới thiệu bài (2ph) - Cho học sinh nghe đoạn nhạc bài hát “Con muỗi”. - Đoạn nhạc nói về con gì? - Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết được một số tác hại của muỗi và cách phòng tránh bị muỗi đốt. - Yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài. Ghi bảng. Hoạt động 1: Quan sát con muỗi (10ph) Mục tiêu: -HS biết trả lời câu hỏi dựa vào - Lắng nghe. - Đoạn nhạc nói về con muỗi. - Lắng nghe. - Nhắc lại. Theo dõi. Nguyễn Võ Thùy Dung 1 Trường Tiểu học Quang Trung Kế hoạch dạy học quan sát con muối - Biết các bộ phận bên ngoài con muỗi Cách tiến hành: - Treo hình ảnh con muỗi. Yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm đôi trong vòng 3p trả lời các câu hỏi: - Hãy chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. - Chỉ và kết luận các bộ phận của muỗi: đầu, mình, cánh, chân. - Mời học sinh lên chỉ vòi của con muỗi ? Con muỗi dùng vòi để làm gì ? ? Con muỗi di chuyển như thế nào ? - Kết luận : Muỗi là một loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi hút máu người và động vật để sống. Cho lớp nghỉ giải lao. Hoạt động 2: Tác hại của muỗi, cách diệt muỗi và biện pháp phòng tránh bị muỗi đốt (14ph) - Treo hình ảnh nơi sống của muỗi. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và cho biết : - Muỗi thường sống ở đâu? Kết luận: Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp, cống rãnh, bụi rậm, . ? Vào lúc nào em thường hay nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất? - Kết luận: Muỗi thường xuất hiện vào ban đêm, muỗi cái hút máu người và động vật để sống, muỗi đực hút dịch hoa quả. ? Treo hình ảnh và giới thiệu: muỗi vằn, muỗi anophen, muỗi culex. ? Khi bị muỗi đốt em sẽ cảm thấy thế nào? ? Bị muỗi đốt có hại gì? ? Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết. - Treo tranh các bệnh mắc phải do muỗi đốt Kết luận: Muỗi đốt không những hút máu của chúng ta mà nó còn là vật trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm từ người nà - 4 học sinh lên bảng: Muỗi có 4 bộ phận bên ngoài là đầu, mình, chân và cánh. - Lắng nghe. - 2 học sinh lên bảng. - Con muỗi dùng vòi để hút máu người và động vật. - Con muỗi bay bằng cánh và đậu bằng chân. - Lắng nghe. Chơi trò chơi con muỗi. - Quan sát - Ở bụi rậm, ở góc tối, ở đống rác, cống rãnh, . - Quan sát, lắng nghe. - Em thường hay nghe thấy muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt vào ban đêm. - Lắng nghe. - Theo dõi. - Khi bị muỗi đốt, em thấy ngứa và đau. - Muỗi sẽ hút máu ta. - Sốt xuất huyết, sốt rét. - Quan sát, lắng nghe. Nguyễn Võ Thùy Dung 2 Trường Tiểu học Quang Trung Kế hoạch dạy học sang người khác. Ví dụ: muỗi anophen truyền bệnh sốt rét, muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết, muỗi culex truyền bệnh viêm não Nhật Bản. ? Vậy muỗi có lợi hay có hại? ? Nêu những cách diệt muỗi mà em biết. - Treo tranh về cách diệt muỗi. Hỏi để học sinh nói về từng cách diệt muỗi. ? Em cần làm gì để không bị muỗi đốt ? - Kết luận: Có nhiều cách diệt muỗi như dùng thuốc diệt muỗi, hương diệt muỗi, vợt diệt muỗi; giữ nơi sống sạch sẽ, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, đậy kín bể và chum nước; thả cá vào bể, chum đựng nước để diệt cung quăn. Phải mắc màn khi đi ngủ để không bị muỗi đốt. - Liên hệ thực tế: Trong thực tế, các em cần luôn luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở nhà và ngay ở lớp, đồng thời cần mở cửa để phòng thông thoáng, có ánh sáng chiếu vào để phòng tránh muỗi. Hoạt động 3: Kể chuyện (4ph) - Kể chuyện Muỗi đực kêu oan. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu câu chuyện: + Muỗi đực kêu oan vì chuyện gì? + Muỗi cái hút máu để làm gì? + Vòi của muỗi cái có gì đặc biệt hơn muỗi đực? - Có hại. - Dùng thuốc diệt muỗi, hương diệt muỗi, vợt diệt muỗi, thả cá vào bể. - Quan sát, trả lời. - Khi đi ngủ phải mắc màn để không bị muỗi đốt. - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Trả lời: + Muỗi đực kêu oan vì mình không hút máu nhưng vẫn bị con người tìm cách giết. + Muỗi cái hút máu để đẻ trứng. + Vòi của muỗi cái có thể xuyên qua da của con người và động vật. 3. Củng cố, dặn dò (4ph) - Yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài học. - Giới thiệu trò chơi củng cố bài học: Để kiểm tra xem các em đã nhớ các bộ phận bên ngoài của con muỗi chưa, cô sẽ tổ chức cho lớp mình chơi trò chơi : Ghép nhanh – ghép đúng. - Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 2 bạn lên bảng. 2 bạn đó sẽ ghép tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi vào bức tranh giáo viên dán sẵn trên bản. Đội nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. - Con muỗi. - Lắng nghe. - Lắng nghe. Nguyễn Võ Thùy Dung 3 Trường Tiểu học Quang Trung Kế hoạch dạy học - Tổ chức trò chơi. - Gọi học sinh nhận xét kết quả của 2 đội. - Nhận xét, trao quà. - Tổng kết tiết học. - Dặn dò. - Các học sinh được cử tham gia chơi, học sinh ở duới cổ vũ. - Nhận xét. - Lắng nghe. Nhận quà. - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. PHỤ LỤC CÂU CHUYỆN MUỖI ĐỰC KÊU OAN Đang bay, Ruồi bỗng thấy Muỗi bay lảo đảo về phía mình. Ruồi cất tiếng hỏi: - Cậu đi đâu về mà trông thê thảm thế hả Muỗi? Muỗi hổn hển trả lời: - Ruồi đấy à! Suýt tí nữa là tớ bị con người giết rồi. May mà tớ bay kịp! Ruồi thở dài, thông cảm: - Hàiiiiii . Phận ruồi, muỗi như bọn mình thì đi đâu cũng bị con người ghét bỏ, nên bị họ tìm cách tiêu diệt hoài thôi. Muỗi tỏ ra bực mình, nói: - Nhưng mình có làm gì họ đâu cơ chứ? - Cái gì? Loài muỗi nhà cậu mà bảo không làm gì con người ư! Chẳng phải các cậu hút máu họ là gì! - Oan cho chúng tớ quá! Có phải loài muỗi chúng tớ con nào cũng hút máu đâu. Chỉ có muỗi cái mới hút máu thôi, còn muỗi đực như chúng tớ thì không mà. Ruồi ngạc nhiên, hỏi: - Thật à? Nhưng tại sao chỉ có muỗi cái mới hút máu? - Cậu nghe tớ nói đây: Thức ăn bình thường của loài muỗi là nhựa cây và dịch hoa quả, nhưng những thứ đó không đủ chất dinh dưỡng cho muỗi cái đẻ trứng. Vì thế muỗi cái mới hút thêm máu. Vòi của muỗi cái cũng đặc biệt hơn chúng tớ để xuyên qua lớp da của con người và động vật. Muỗi đực chúng tớ không có vòi thích hợp để hút máu nên chỉ hút nhựa cây và dịch hoa quả thôi. Cũng có loài muỗi không hề hút máu. Rõ ràng là mình bị oan, vậy mà đi đâu cũng bị xua đuổi. Ruồi gật gù: - À! Bây giờ thì mình đã hiểu: Không phải loại muỗi nào cũng hút máu. Nguyễn Võ Thùy Dung 4 . hội Bài: Con muỗi Lớp: 1 4 Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Thùy Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ Thùy Dung Ngày dạy: 27/3/2 013 – Tiết 4 I. Mục tiêu 1. Kiến. của học sinh 1. Ổn định (1ph) 2. Dạy bài mới (30ph) Giới thiệu bài (2ph) - Cho học sinh nghe đoạn nhạc bài hát Con muỗi”. - Đoạn nhạc nói về con gì? - Tiết

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan