một số vấn đề về lý luận điều tra chọn mẫu

48 410 0
một số vấn đề về lý luận điều tra chọn mẫu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

7 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU TRA CHỌN MẪU 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA DÙNG TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪU Để thu thập tài liệu ban đầu, hiện nay ngành thống kê thực hiện hai hình thức: Báo cáo thống kê đònh kỳ và điều tra chuyên môn. Chế độ báo cáo thống kê đònh kỳ áp dụng chủ yếu đối với các đơn vò kinh tế nhà nước, các cơ quan nhà nước. Điều tra chuyên môn được áp dụng để thu thập thông tin đối với những trường hợp không thể hoặc không nhất thiết phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê đònh kỳ. Điều tra chuyên môn có thể tiến hành trên tất cả các đơn vò của tổng thể nghiên cứu, gọi là điều tra toàn bộ hoặc chỉ tiến hành trên một số đơn vò thuộc tổng thể nghiên cứu gọi là điều tra không toàn bộ. Điều tra không toàn bộ bao gồm các loại: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề. 1.1.1 Khái niệm điều tra chọn mẫu Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vò từ tổng thể để điều tra thực tế, rồi sau đó bằng các phương pháp khoa học, tính toán và suy rộng kết quả cho toàn bộ tổng thể. Như vậy trong điều tra chọn mẫu người ta đặc biệt lưu ý tới hai vấn đề cơ bản: - Quy tắc lựa chọn các đơn vò sao cho có thể đại diện cho toàn bộ tổng thể. 8 - Dùng công thức suy rộng thành các đặc điểm của tổng thể. Cơ sở khoa học của phương pháp chọn mẫu là lý thuyết xác suất và thống kê toán. Lý thuyết xác suất và thống kê toán đã chứng minh là bằng phương pháp điều tra chọn mẫu ta có thể biết được các tham số của tổng thể theo một đặc trưng nào đó với một mức độ chính xác, mức độ tin cậy tính toán được. Như vậy dựa trên cơ sở khoa học này ta thấy phương pháp điều tra chọn mẫu hoàn toàn có thể thay thế được điều tra toàn bộ trong một số trường hợp. 1.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của điều tra chọn mẫu so với điều tra toàn bộ Trong điều tra chọn mẫu, người ta chỉ thực hiện điều tra trên một bộ phận của tổng thể. Do đó so với điều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu có các ưu điểm chủ yếu sau: - Chi phí điều tra giảm. Do số đơn vò phải điều tra ít, điều tra chọn mẫu tiết kiệm được khá nhiều sức người, vật tư và tiền của. - Đảm bảo được tính đầy đủ và chính xác hơn của tài liệu thu thập. Tài liệu thu thập bằng điều tra chọn mẫu có tính đầy đủ và chính xác cao bởi vì số nhân viên điều tra ít, có thể lựa chọn những người có trách nhiệm, có kinh nghiệm điều tra và huấn luyện nghiệp vụ kỹ lưỡng cho họ. Đồng thời việc giám sát điều tra, kiểm tra số liệu vừa thu thập được có thể thực hiện tỷ mỷ và tập trung, khiến cho nguồn sai số do đăng ký, ghi chép giảm nhiều, tức là làm giảm sai số phi chọn mẫu. - Có thể mở rộng nội dung điều tra. Do số lượng đơn vò điều tra ít, các nhân viên điều tra đïc chọn lựa và huấn luyện nghiệp vụ kỹ lưỡng nên có thể thu thập được nhiều thông tin chi tiết hơn so với điều tra toàn bộ. - Tiến độ công việc nhanh hơn. Chính vì chỉ điều tra trên quy mô nhỏ nên trong điều tra chọn mẫu, số liệu có thể thu thập và tổng hợp nhanh hơn so với điều tra 9 toàn bộ. Đây cũng là một ưu điểm quan trọng cùa điều tra chọn mẫu, đáp ứng được tính kòp thời của thông tin cần thu thập. Trong một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thò trường thì điều tra chọn mẫu là công cụ cơ bản trong việc thu thập số liệu gốc. Tuy nhiên điều tra chọn mẫu không hoàn toàn có thể thay thế được điều tra toàn bộ vì những lý do sau: - Trong điều tra toàn bộ, người ta thu thập thông tin trên từng đơn vò tổng thể, do đó có thể nghiên cứu tổng thể và các bộ phận của nó theo tất cả các đặc trưng cần nghiên cứu. Chính vì vậy đối với những nguồn thông tin thống kê quan trọng người ta vẫn phải tiến hành tổng điều tra. - Do chỉ tiến hành trên một số đơn vò điều tra rồi dùng kết quả để suy rộng cho toàn bộ tổng thể nên kết quả điều tra chọn mẫu bao giờ cũng có sai số đại diện nhất đònh, còn gọi là sai số chọn mẫu, mà loại sai số này không có trong điều tra toàn bộ. Tuy điều tra chọn mẫu có nhược điểm là các tham số ước lượng cho tổng thể luôn có sai số, nhưng sai số này có thể tính toán được và khống chế với mức độ tin cậy cho phép. Điều tra chọn mẫu thường được dùng trong những trường hợp sau đây: - Khi nội dung nghiên cứu vừa có thể điều tra chọn mẫu, vừa có thể điều tra toàn bộ thì người ta thường quyết đònh dùng điều tra chọn mẫu vì những ưu điểm của nó. - Một số trường hợp không thể dùng điều tra toàn bộ mà chỉ có thể áp dụng điều tra chọn mẫu: Khi tổng thể quá lớn hoặc không xác đònh trước được; khi điều tra làm phá hủy hoặc biến dạng đơn vò được điều tra (Điều tra chất lượng đồ hộp, chất lượng thuốc, chất lượng bóng đèn, phích nước v.v… ). - Trong một số cuộc tổng điều tra (chẳng hạn như tổng điều tra dân số, tổng điều tra nông nghiệp ) người ta kết hợp điều tra chọn mẫu nhằm mục đích: Mở 10 rộng nội dung điều tra; để kiểm tra, đánh giá chất lượng của số liệu điều tra toàn bộ; xử lý nhanh một số số liệu cần thiết. - Khi tổng thể nghiên cứu được điều tra toàn bộ đònh kỳ, nhưng khoảng cách thời gian giữa hai cuộc điều tra là quá lớn (chẳng hạn 10 năm đối với điều tra dân số, 5 năm đối với điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản) thì đan xen với điều tra toàn bộ, người ta thường tiến hành điều tra chọn mẫu để kòp thời nắm bắt sự vận động, biến đổi của tổng thể. Để bảo đảm tiến hành cuộc điều tra chọn mẫu thành công, trước hết phải làm tốt công tác chuẩn bò. Yêu cầu của khâu này là phải có những thông tin tiên nghiệm về tổng thể để làm căn cứ xây dựng lược đồ chọn mẫu như xác đònh cỡ mẫu, lựa chọn phương pháp tổ chức chọn mẫu, lập dàn chọn mẫu… . Do vậy điều tra chọn mẫu phải được kết hợp với điều tra toàn bộ. Trong thực tế nguồn số liệu do các cuộc tổng điều tra (điều tra toàn bộ) mang lại là hết sức q, ví dụ trong chăn nuôi có các số liệu về số hộ chăn nuôi từng loại gia súc, gia cầm. Phương pháp chọn mẫu có thể ứng dụng rộng rãi trong các lónh vực nghiên cứu kinh tế xã hội. Trên giác độ quản lý kinh tế vó mô, phương pháp chọn mẫu được áp dụng cho việc thu thập thông tin trên các lónh vực sau: - Tình hình thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, mức sống của các tầng lớp dân cư. - Nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa. - Giá cả thò trường. - Tình hình biến động tự nhiên và cơ học của dân số. - Điều tra dư luận xã hội. - … Đối với quản lý cấp vi mô, phương pháp chọn mẫu có thể được ứng dụng cụ thể trong từng ngành như: 11 - Công nghiệp: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, năng suất lao động - Xây dụng cơ bản: Kiểm tra tiến độ xây dựng công trình, kiểm tra chất lượng xây dựng. - Nông nghiệp: Xác đònh năng suất sản lượng cây trồng, tình hình thâm canh, xác đònh năng suất sản lượng chăn nuôi. - Thương nghiệp: Kiểm tra chất lượng hàng hóa ở các kho hàng, cửa hàng. Nhìn chung, phương pháp chọn mẫu có thể ứng dụng trên phạm vi rộng và đảm bảo cung cấp được những thông tin chính xác, đầy đủ, kòp thời với chi phí thấp theo đúng như yêu cầu đặt ra. 1.1.3 Các tham số của tổng thể và mẫu, mối liên hệ giữa tổng thể và mẫu 1.1.3.1 Các tham số của tổng thể Để có kết luận thống kê về tổng thể, ta không trực tiếp nghiên cứu tổng thể mà nghiên cứu mẫu, bao gồm những đơn vò tổng thể được chọn ra từ tổng thể theo nguyên tắc chọn ngẫu nhiên. Như vậy phải căn cứ vào các tham số tính được từ số liệu điều tra mẫu để suy ra các tham số của tổng thể với sai số và độ tin cậy nhất đònh. Tổng thể bao gồm N đơn vò, được tập hợp lại theo một tiêu thức Y nào đó, đứng trên giác độ tiêu thức Y mà xét, các đơn vò của tổng thể là đồng chất, nhưng về mặt lượng thì mỗi đơn vò tổng thể có những giá trò khác nhau. Nếu gọi y i (i=1,N ) là trò số cụ thể của đơn vò tổng thể và giả đònh rằng nếu điều tra toàn bộ N đơn vò của tổng thể thì cuối cùng sẽ biết được tất cả các trò số cụ thể đó, và từ đó tính ra được các tham số mô tả tổng thể. Trong số các tham số đó, ở đây chỉ chú ý tới một số tham số chủ yếu sau: - Số trung bình tổng thể (The population mean), ký hiệu μ, biểu hiện mức độ điển hình theo tiêu thức Y của tổng thể, được tính theo công thức: 12 μ = y y y N 12 N + + + = N y N 1i i ∑ = - Phương sai tổng thể (The population variance), ký hiệu σ Y 2 , biểu hiện mức độ biến thiên của tiêu thức Y trong tổng thể, được tính theo công thức: ∑ = μ−=σ N 1i 2 i 2 Y )(y N 1 - Tỷ lệ tổng thể, ký hiệu p, giả sử trong N đơn vò tổng thể có thể thống kê được M đơn vò có mang dấu hiệu cần nghiên cứu (đương nhiên M < N) khi đó tỷ lệ tổng thể được tính theo công thức: p = M N Đương nhiên điều giả đònh như trên là không thể có, do ta không điều tra toàn bộ N đơn vò tổng thể. Các tham số nói trên là chưa biết, nhưng chắc chắn chúng tồn tại khách quan và ta phải xác đònh chúng bằng phương pháp chọn mẫu, tức là xác đònh thông qua các tham số của mẫu. Tất cả các tham số của tổng thể có thể được trừu tượng hóa dưới một tên gọi chung là tham số θ. 1.1.3.2 Các tham số của mẫu Mẫu bao gồm n đơn vò tổng thể được tập hợp lại theo cùng tiêu thức Y với tổng thể. Các đơn vò mẫu được chọn ra từ tổng thể theo nguyên tắc chọn ngẫu nhiên, theo một phương pháp tổ chức chọn mẫu nào đó. Vì chọn ra các đơn vò mẫu một cách ngẫu nhiên nên bản thân mẫu cũng mang tính chất ngẫu nhiên, và do đó các tham số tính được từ số liệu của mẫu cũng mang tính chất ngẫu nhiên, do đó có thể áp dụng các công thức suy rộng để tính các tham số của tổng thể được. Khi chọn một mẫu gồm n đơn vò từ tổng thể có N đơn vò bằng phương 13 pháp chọn không lặp ta có thể lấy ra được C N n mẫu có kết cấu khác nhau. C N n là tổ hợp chập n của N phần tử và () C N! n! N n ! N n = − Tuy nhiên đối với mỗi mẫu cụ thể chọn ra thì có thể tính được các tham số mẫu cụ thể xác đònh. Gọi () U i 1,2, ,n i = là các đơn vò thuộc đối tượng điều tra được chọn vào mẫu với () yi 1,n i = là các trò số cụ thể của tiêu thức nghiên cứu trên từng đơn vò mẫu, sau khi điều tra, có thể tính được các tham số mô tả của mẫu. Trong số các tham số đó, ở đây chỉ chú ý tới những tham sốø chủ yếu sau: - Số trung bình mẫu (The sample mean), ký hiệu y biểu hiện mức độ điển hình theo tiêu thức Y của mẫu , được tính theo công thức trung bình cộng giản đơn: y = y y y n y n 12 n i i1 n +++ = = ∑ - Phương sai mẫu (The sample variance), ký hiệu 2 y s ˆ biểu hiện mức độ biến thiên của tiêu thức Y trong mẫu, được tính theo công thức: ( ) ∑ = −= n 1i 2 i 2 y yy n 1 s ˆ - Tỷ lệ mẫu, ký hiệu p ˆ , giả sử sau khi điều tra trên n đơn vò mẫu, thống kê được m đơn vò mang dấu hiệu cần nghiên cứu, khi đó tỷ lệ mẫu sẽ là: n m p ˆ = Tất cả các tham số của mẫu có thể được trừu tượng hóa dưới một tên chung là tham số θ ' . Như vậy tham số θ ' là một tham số nào đó của mẫu, là một đại lượng ngẫu nhiên mà một trong các giá trò có thể có của nó chính là trò số cụ thể tính ra được từ một mẫu cụ thể mà ta vừa chọn ra. 14 1.1.3.3 Mối liên hệ giữa tổng thể và mẫu Tổng thể là một tồn tại khách quan, các tham số của chúng (như trung bình, tỉ lệ, phng sai) cũng tồn tại khách quan. Từ tổng thể, nếu theo cách chọn có trả lại, hoặc theo cách chọn không trả lại, có thể xây dựng được nhiều mẫu khác nhau. Từ tổng thể, về mặt lý thuyết, nếu lấy theo cách chọn có trả lại, có thể chọn ra N n mẫu khác nhau, và nếu lấy theo cách chọn không trả lại, thì có thể chọn ra C N n mẫu khác nhau. Mỗi mẫu ấy đều được chọn một cách ngẫu nhiên, nên các tham số của nó (như trung bình, tỷ lệ, phương sai) là những đại lượng ngẫu nhiên tuân theo những quy luật phân phối nhất đònh. Từ nhận xét trên, có thể tìm được kỳ vọng toán và phương sai của các tham số của mẫu, từ đó rút ra nhận xét về mối liên hệ cụ thể giữa các tham số của mẫu và các tham số của tổng thể. Ở đây, chúng ta chỉ chú ý đến kỳ vọng toán và phương sai của một số tham số mẫu như sau: a) Kỳ vọng toán của trung bình mẫu ngẫu nhiên, trong trường hợp chọn có trả lại và không trả lại đều là: μ=)Y(E Phương sai của trung bình mẫu ngẫu nhiên trong trường hợp chọn có trả lại: n )Y(Var 2 Y σ = Và trong trường hợp chọn không trả lại: ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ − σ ≈ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ − − σ = N n 1 n1N nN n )Y(Var 2 Y 2 Y b) Kỳ vọng toán của tỷ lệ mẫu ngẫu nhiên trong trường hợp chọn có trả lại và không trả lại đều là: p)P ˆ (E = 15 Phương sai của tỷ lệ mẫu ngẫu nhiên trong trường hợp chọn có trả lại: n pq )P ˆ (Var = (với q =1-p) Và trong trường hợp chọn không trả lại: ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ −≈ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ − − = N n 1 n pq 1N nN n pq )P ˆ (Var c) Kỳ vọng toán của phương sai mẫu ngẫu nhiên trong trường hợp chọn có trả lại: 2 Y 2 y n 1n )S ˆ (E σ − = Và trong trường hợp chọn không trả lại: 2 Y 2 y 1N N n 1n )S ˆ (E σ − × − = Để ý rằng, nếu số đơn vò tổng thể N là khá lớn, số đơn vò mẫu n là khá nhỏ so với N, thì tỷ số n N là khá nhỏ và sự sai khác giữa N và N-1 là không đáng kể, khi đó các công thức dùng trong trường hợp chọn không trả lại sẽ xấp xỉ công thức dùng trong trường hợp chọn có trả lại. Do đó trong thực tế, khi số đơn vò tổng thể khá lớn, số đơn vò mẫu là khá nhỏ so với số đơn vò tổng thể, thì dù lấy mẫu theo cách chọn không trả lại, ta vẫn có thể sử dụng các công thức của cách chọn có trả lại để dễ dàng tính toán mà vẫn bảo đảm chính xác. Một vấn đề rất quan trọng khác là: giữa quy luật phân phối của các tham số của tổng thể với quy luật phân phối của các tham số của mẫu có mối liên hệ với nhau. Để có thể tìm được các tham số của tổng thể bằng cách suy đoán từ các tham số của mẫu, cằn phải nắm được những mối liên hệ đó, nắm được quy luật phân phối của các tham số của mẫu. Nhìn chung trong việc ứng dụng phương pháp chọn mẫu trong kinh tế, ta thường quan tâm nhiều nhất đến hai tham số là trung bình và tỷ lệ. Vì vậy ở đây cũng 16 chỉ chú ý đến việc nắm quy luật phân phối của trung bình mẫu và tỷ lệ mẫu. Mặt khác, tìm quy luật phân phối của mẫu là một vấn đề rất phức tạp, vì vậy ta đặc biệt chú ý đến giả thuyết là tổng thể được phân phối theo quy luật chuẩn, vì đó là trường hợp đơn giản nhất và những quy luật mẫu xuất phát từ giả thuyết đó đều là những quy luật thông dụng. Nhờ thống kê toán, ta có các kết luận sau: - Phân phối của tỷ lệ mẫu P ˆ . Với n khá lớn có thể xem P ˆ có phân phối chuẩn với kỳ vọng p và phương sai n pq . Tức P ˆ ∼ N(p, n pq ) - Phân phối của trung bình mẫu Y . Chia ra 4 trường hợp: * n ≥ 30, σ Y 2 đã biết, khi đó có thể xem: Y ∼ N( n , 2 Y σ μ ) * n ≥ 30, σ Y 2 chưa biết, khi đó có thể xem: Y ∼ N ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ μ n s , 2 μ=)Y(E ; n )Y(Var 2 Y σ = Vì σ Y 2 là phương sai tổng thể chưa biết, nhưng n ≥ 30 là khá lớn nên phương sai mẫu 2 y s ˆ và phương sai mẫu có hiệu chỉnh s 2 đều xấp xỉ σ Y 2 , ta thay σ Y 2 bằng s 2 . Và ta có s 2 là ước lượng không chệch của σ Y 2 . Phương sai mẫu hiệu chỉnh được tính: s 2 = () 1 1 2 1 n yy i i n − − = ∑ * n<30 , ta chỉ xét tổng thể Y có phân phối chuẩn , σ Y 2 đã biết khi đó Y ∼ N( n , 2 Y σ μ ) * n<30, Y có phân phối chuẩn, σ Y 2 chưa biết. Ta xét: n s Y T 1n μ− = − sẽ có phân phối Student với n-1 bậc tự do, phân phối này cũng được lập bảng [...]... sai số nào? 1.1.4 Sai số trong điều tra chọn mẫu Trong các cuộc điều tra chọn mẫu, sai số bao gồm: - Sai số chọn mẫu - Sai số phi chọn mẫu (sai số ngoài chọn mẫu) Sai số chọn mẫu còn được gọi là sai số đại diện, tồn tại ngay trong bản thân cuộc điều tra chọn mẫu, bởi vì việc điều tra chỉ được thực hiện trên một số ít đơn vò, nhưng kết quả thu được lại được tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể Sai số. .. rằng, với một đội ngũ nhân viên được huấn luyện tốt ở cả hai lónh vực thu thập và xử lý số liệu, nên các sai số phi chọn mẫu ở các cuộc điều tra chọn mẫu có thể ít nghiêm trọng hơn so với các cuộc điều tra toàn bộ Giữa sai số chọn mẫu và sai số phi chọn mẫu có mối quan hệ sau: sai số chọn mẫu sẽ giảm khi cỡ mẫu tăng lên Và như vậy, khối lượng công việc điều tra tăng lên và sai số phi chọn mẫu sẽ tăng... nhiều loại như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần, chọn 31 mẫu phân tổ, chọn mẫu theo khối, chọn mẫu nhiều cấp Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đảm bảo tính khoa học và có hiệu quả hơn trong việc chọn ra được một mẫu đại diện * Xét theo yếu tố xác suất lấy đơn vò mẫu từ tổng thể, có hai loại chọn mẫu: - Chọn mẫu theo xác suất đều: tất cả các đơn vò chọn mẫu đều có cơ hội được chọn như nhau - Chọn mẫu theo xác... pháp tổ chức chọn mẫu khác nhau: mỗi phương pháp tổ chức chọn mẫu khác nhau sẽ có công thức tính sai số chọn mẫu khác nhau (cụ thể sẽ trình bày trong phần các phương pháp chọn mẫu) Thông thường phương pháp tổ chức chọn mẫu nào càng thuận tiện cho việc lập dàn chọn mẫu và tổ chức điều tra bao nhiêu thì sai số chọn mẫu càng lớn Rõ ràng hầu như mọi sự phức tạp của các công thức chọn mẫu đều tập trung... ràng 1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XÁC ĐỊNH QUI MÔ MẪU 1.2.1 Các phương pháp chọn mẫu Có nhiều loại phương pháp chọn mẫu tùy theo chúng ta đứng trên giác độ nào 30 để xét * Nếu căn cứ vào tính chất ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên trong việc chọn đơn vò mẫu từ tổng thể chung để điều tra, thì ta có hai loại phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu có chủ đích và chọn mẫu ngẫu nhiên - Chọn mẫu có chủ đích (phi... của SE chỉ cần từ một mẫu được rút ra để nghiên cứu Loại sai số thứ hai xuất hiện cả trong điều tra chọn mẫu lẫn trong điều tra toàn bộ, được gọi là sai số phi chọn mẫu Việc lập danh sách tất cả các nguồn sai số phi chọn mẫu là rất khó Những sai số này xảy ra do nhiều nguyên nhân: Do đơn vò điều tra trả lời sai vì không hiểu đúng nội dung, hoặc do cố ý khai sai Do nhân viên điều tra vô tình ghi chép... sai số trong điều tra chọn mẫu * Xét sự thay đổi của tổng thể trong quá trình chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được chia làm hai loại: - Chọn lặp: Khi một đơn vò được chọn vào mẫu xong, sau khi thu thập dữ liệu thống kê, đơn vò ấy được trả trở vào tổng thể và tiếp tục tham gia vào quá trình chọn mẫu tiếp theo Tổng thể không thay đổi trong suốt quá trình chọn mẫu - Chọn không lặp: Khi một đơn... nhau ở mỗi lần chọn Dàn chọn mẫu là một hình thức sắp xếp các đơn vò thuộc tổng thể nghiên cứu Dàn chọn mẫu có thể là một danh sách các đơn vò với những đặc tính nhận dạng của chúng, hoặc là một bản đồ chỉ ra các ranh giới của các đơn vò chọn mẫu Dàn chọn mẫu cần được đổi mới, không có sai sót nhầm lẫn, hoặc một đơn vò chọn mẫu không được phép xuất hiện hai lần trong dàn chọn mẫu Dàn chọn mẫu là cơ sở... chọn mẫu đều tập trung ở việc tính sai số chọn mẫu Nếu tính được sai số chọn mẫu rồi thì việc tính toán các chỉ tiêu khác trở nên đơn giản hơn * Ý nghóa của việc tính toán sai số chọn mẫu: - Sai số chọn mẫu dùng để ước lượng khoảng chỉ tiêu nghiên cứu - Sai số chọn mẫu còn dùng để đánh giá tính đại diện của chỉ tiêu nghiên cứu qua tính toán tỷ lệ sai số chọn mẫu H : H = sy y x100 H càng nhỏ thì chỉ... bình chọn mẫu sẽ nhân cho hệ số điều chỉnh tổng thể hữu hạn fpc (finite population correction factor) fpc = 1 - n N Gọi ε là phạm vi sai số chọn mẫu - Khi nhiệm vụ chọn mẫu là để ước lượng số trung bình về một tiêu thức nào đó thì: ε y = z α / 2 σ y = z α / 2 σ n - Khi nhiệm vụ chọn mẫu là để ước lượng tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó thì: ε p = z α / 2σ P = z α / 2 ˆ p(1 - p) n Tuy sai số chọn mẫu là . toàn bộ. Điều tra không toàn bộ bao gồm các loại: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề. 1.1.1 Khái niệm điều tra chọn mẫu Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không. điều tra chọn mẫu có những loại sai số nào? 1.1.4 Sai số trong điều tra chọn mẫu Trong các cuộc điều tra chọn mẫu, sai số bao gồm: - Sai số chọn mẫu. - Sai số phi chọn mẫu (sai số ngoài chọn. điểm của điều tra chọn mẫu so với điều tra toàn bộ Trong điều tra chọn mẫu, người ta chỉ thực hiện điều tra trên một bộ phận của tổng thể. Do đó so với điều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu có

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • CHƯƠNG II

  • CHƯƠNG III

  • PHỤ LỤC 1

  • PHỤ LỤC 2

  • PHỤ LỤC 4

  • PHỤ LỤC 5

  • PHỤ LỤC 6

  • PHỤ LỤC 7

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan