pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam

48 1K 13
pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Hệ thống tổ chức tín dụng luôn đóng vai trò to lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam đang xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tham gia ngày càng sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa với nhiều cạnh tranh gay gắt đang đặt ra cho các tổ chức tín dụng những cơ hội và không ít thách thức đòi hỏi phải đổi mới đa dạng hóa và hoàn thiện các loại hình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Là một trong những hoạt động tín dụng truyền thống, nghiệp vụ bảo lãnh bắt đầu đợc sử dụng rộng rãi trên thế giới từ cuối những năm 70 của thế kỷ trớc đóng vai trò quan trọng trong giao dịch kinh tế toàn cầu nhất là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và thơng mại quốc tế. nớc ta, bảo lãnh ngân hàng xuất hiện từ thập kỷ 80 và đợc đề cập đến trong các văn bản pháp luật nhng còn mang tính chất nh là một công cụ hỗ trợ do Ngân hàng Nhà nớc thực hiện nhằm giúp các doanh nghiệp quốc doanh vay vốn nớc ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh. Trong vài năm gần đây, bảo lãnh ngân hàng thật sự là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thông dụng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng do hiệu quả bảo đảm cao cho quyền lợi của ngời thụ hởng. Thời gian qua, hoạt động bảo lãnh của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam đã đạt đợc nhiều kết quả đáng kể góp phần tích cực vào sự thành công của các giao dịch kinh tế khẳng định chỗ đứng của nó trong nền kinh tế thị trờng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đợc, hoạt động này cũng đang gặp phải không ít những khó khăn bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể đến là sự điều chỉnh của pháp luật. Chính vì vậy, việc không ngừng nâng cao pháp luật về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Làm thế nào để hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng thật sự là đề tài rất đáng đợc quan tâm. Với những lý do trên nên em đã mạnh dạn chọn đề tài Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng Việt Nam làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích của đề tài 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trên cơ sở phân tích quy định hiện hành để rút ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của Việt Nam phù hợp với những yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu Đối tợng: Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng Phạm vi: Nghiên cứu pháp luật bảo lãnh ngân hàng của Việt Nam và một số kết quả thu đợc từ việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn. 4. Phơng pháp nghiên cứu Đề tài đợc nghiên cứu dựa trên cơ sở áp dụng các phơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp chủ nghĩa Mac-Lenin và t tởng Hồ Chí Minh. Cụ thể là: Phơng pháp t duy có phân tích, so sánh và đối chiếu, phơng pháp tổng hợp nhằm đa ra những kiến giải, đánh giá khách quan phù hợp với yêu cầu đề tài. 5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Luận văn đã đa ra đợc một số vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàngpháp luật bảo lãnh ngân hàng. - Luận văn đã phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở đó đóng góp một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chơng: Chơng I: Một số vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàngpháp luật về bảo lãnh ngân hàng. Chơng II: Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chơng i Một số vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàngpháp luật về bảo lãnh ngân hàng 1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng về nguyên tắc là một trong những hoạt động thể hiện rõ nét bản chất của bảo lãnh trong dân sự nói chung. Vì vậy để hiểu về bảo lãnh ngân hàng, trớc hết ta phải hiểu thế nào là bảo lãnh: 1.1. Khái niệm bảo lãnh Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm truyền thống, sớm đợc sử dụng rộng rãi, do đó nó đợc quy định trong nhiều văn bản luật khác nhau, điển hình nh: Trong luật La Mã: bảo lãnh đợc hiểu là hợp đồng, theo đó bên thứ ba với mục đích bảo đảm quyền lợi của bên có quyền đã cam kết thực hiện thay nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ khi bên này không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm của bên thứ ba là trách nhiệm bổ sung với trách nhiệm của bên có nghĩa vụ và nó chỉ tồn tại khi nghĩa vụ nó đảm bảo tồn tại trên thực tế. Trong pháp luật Hoa Kỳ: bảo lãnh chính là sự thỏa thuận, theo đó ngời bảo lãnh chấp thuận sẽ thực hiện nghĩa vụ nợ của bên nợ chỉ khi bên nợ không trả nợ, là việc bên bảo lãnh bảo đảm hoặc hứa thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong trờng hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện. Khái niệm về bảo lãnh cũng đợc quy định rõ trong bộ luật dân sự 2005 của nớc ta: Bảo lãnh là việc ngời thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây đợc gọi là bên đợc bảo lãnh) khi đến thời hạn mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc không thực đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên đợc bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. (Điều 361) Qua một số khái niệm trên ta có thể hiểu bảo lãnh là một hợp đồng hình thành dựa trên sự thỏa thuận về ý chí giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh chứ 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 không phải là hành vi cam kết đơn phơng của bên bảo lãnh . Về nguyên tắc, trong quan hệ bảo lãnh luôn có sự tham gia của ba loại chủ thể là bên đợc bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh nhng việc tham gia ký kết của bên đợc bảo lãnh không phải là điều kiện bắt buộc để thiết lập quan hệ hợp đồng bảo lãnh, mặc dù cam kết của bên đợc bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ với bên bảo lãnh sau khi họ thực hiện nghĩa vụ thay cho mình là cơ sở để ngời bảo lãnh đa ra cam kết bảo lãnh. Theo đó đối tợng của hợp đồng bảo lãnh chính là nghĩa vụ của bên thứ ba - đây là nghĩa vụ phụ đợc thiết lập trên cơ sở nghĩa vụ chính đã tồn tại giữa ngời đợc bảo lãnh và ngời nhận bảo lãnh phát sinh trong quan hệ hợp đồng trớc đó. Tính chất là nghĩa vụ phụ thể hiện qua một số khía cạnh: áp dụng biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ chính khi cha có vi phạm nghĩa vụ xảy do đó bảo lãnh chỉ thể hiện chức năng tác động, chức năng dự phòng. Điều này khẳng định tính độc lập của hợp đồng bảo lãnh, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không phụ thuộc vào các giao dịch gốc hay bất kì yếu tố nào khác ngoài bản thân giao dịch bảo lãnh. 1.2. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Sự xuất hiện của hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã gây ra nhiều cuộc tranh luận xoay theo hai quan điểm trong việc xác định bản chất pháp lý của hoạt động này: Quan điểm thứ nhất cho rằng bảo lãnh ngân hàng không phải là một nghiệp vụ tín dụng của các tổ chức tín dụng . Vì theo quan điểm này một hành vi chỉ có thể đợc coi là một nghiệp vụ tín dụng khi có sự cam kết chắc chắn ứng trớc một khoản tiền thực tế cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả. Đối với hợp đồng bảo lãnh sau khi ký kết với bên có quyền tổ chức tín dụng với t cách là ngời bảo lãnh cha hề chắc chắn sẽ phải ứng trớc tiền để trả nợ thay cho ngời đợc bảo lãnh, mà việc thực hiện nghĩa vụ này chỉ đợc tiến hành khi ngời đợc bảo lãnh không tự hoàn thành nghĩa vụ với ngời thụ hởng. Quan điểm thứ hai hoàn toàn ngợc lại khi khẳng định bảo lãnh ngân hàng chính là một nghiệp vụ tín dụng vì trong hợp đồng bảo lãnh tổ chức tín dụng cam kết chắc chắn sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trờng hợp ngời này không tự thực hiện đợc nghĩa vụ của mình. Theo đó bảo lãnh ngân hàng là một hành vi tín 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 dụng có điều kiện và chỉ khi nào xảy ra điều kiện đó thì việc ứng trớc tiền mới đợc thực hiện. Hiện nay pháp luật của nhiều nớc trên thế giới và pháp luật Việt Nam đều thừa nhận quan điểm thứ hai, điều này đợc thể hiện rõ qua một số quy định cụ thể nh: Theo công ớc Liên hợp quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng dự phòng (Công ớc UNCITRAL) Bảo lãnh hay cam kết là lời hứa độc lập, đợc biết trong thực tiễn quốc tế nh là một bảo lãnh độc lập hoặc tín dụng th dự phòng do ngân hàng hoặc tổ chức hay cá nhân (ngời bảo lãnh /ngời phát hành) thanh toán cho. Trong các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (URDG-ICC458) của Phòng thơng mại quốc tế ICC quy định Bảo lãnh độc lập là bất cứ bảo lãnh, cam kết hay cam kết thanh toán, dù đợc gọi hay miêu tả nh thế nào, của ngân hàng, công ty bảo hiểm hay pháp nhân hoặc thể nhân bằng văn bản thanh toán một số tiền khi đợc xuất trình theo đúng quy định của cam kết, bản đòi tiền và các chứng từ khác Luật thơng mại Hoa Kỳ quy định một cách gián tiếp về bảo lãnh ngân hàng thông qua vai trò của ngời bảo lãnh: nghĩa vụ của ngời phát hành tín dụng th hoặc bảo lãnh độc lập là sẽ thanh toán chứng từ xuất trình theo đúng tiêu chuẩn tiến hành. Theo bộ luật dân sự của Liên bang Nga: bảo lãnh ngân hàng đợc hiểu là biên pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo đó ngân hàng, hoặc tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm theo yêu cầu của bên có nghĩa vụ trả một khoản tiền nhất định cho bên có quyền khi bên này yêu cầu. Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng đợc quy định rõ tại khoản 1 điều 2 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc nh sau: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên đợc bảo lãnh ) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã đợc trả thay. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Qua khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của hoạt động bảo lãnh ngân hàng nh sau: Thứ nhất: Trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng luôn có sự tham gia của ba bên là bên đợc bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh trong đó chủ thể trực tiếp thực hiện dịch vụ bảo lãnh ngân hàng một cách chuyên nghiệp là các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo luật định. Thứ hai: Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động mang tính bảo đảm gián tiếp đồng thời mang tính tín dụng trực tiếp. Tính đảm bảo gián tiếp thể hiện việc sau khi kí kết hợp đồng bảo lãnh, bên bảo lãnh không ngay lập tức dùng vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền mà trách nhiệm chính vẫn thuộc về ngời đ- ợc bảo lãnh, chỉ khi nào ngời này không tự thực hiện đợc nghĩa vụ thì ngời bảo lãnh mới phải thực hiện thay. Trong trờng hợp này, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã đợc trả thay - nh vậy quan hệ bảo lãnh đã chuyển thành quan hệ tín dụng trực tiếp giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Thứ ba: Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh có thu phí, đây là một trong những tiêu chí để phân biệt nó so với tính chất của bảo lãnh trong một số lĩnh vực khác nh dân sự, hình sự Khi đứng ra bảo lãnh cho khách hàng thông qua việc phát hành cam kết bảo lãnh, tổ chức tín dụng có quyền thu phí ngay sau đó mà không phụ thuộc vào việc có phải thực hiện thay nghĩa vụ hay không. Thứ t: Tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng. Tơng tự nh các tín dụng th, bảo lãnh ngân hàng cũng có một đặc tính quan trọng là tính độc lập với hợp đồng chính. Hợp đồng bảo lãnh hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và ngời thụ hởng, theo đó việc thanh toán một bảo lãnh chỉ căn cứ vào các điều kiện đợc dự liệu trong cam kết bảo lãnh. Một khi đáp ứng các điều khoản đó, ngời thụ hởng ngay lập tức có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với mình một cách vô điều kiện. Thứ năm: Tính chứng từ chặt chẽ. Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch đợc hình thành và thực hiện dựa trên cơ sở chứng từ, điều này đợc thể hiện rõ qua các văn bản th bảo lãnh, yêu cầu trả tiền va tuyên bố vi phạm. Đây chính là một trong những đc điểm góp phần làm cho bảo lãnh ngân hàng thật sự là một biện pháp 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 bảo đảm chắc chắn cho quyền lợi của các bên tham gia đặc biệt là quyền lợi của ngời thụ hởng. 1.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng Với những đặc tính nổi trội và sự u việt vốn có, công dụng của bảo lãnh ngân hàng đợc thể hiện qua ba chức năng chính sau: Chức năng đảm bảo, hạn chế rủi ro: có thể khẳng định đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng trong việc đảm bảo chắc chắn cho quyền lợi của ngời thụ hởng sẽ luôn nhận đợc khoản bồi thờng do hành vi vi phạm của ngời có nghĩa vụ gây ra. Tuy là mục đích chính của việc xác lập bảo lãnh, nhng trên thực tế khả năng xảy ra nghĩa vụ bồi hoàn của bên bảo lãnh là rất nhỏ, đơn cử nh theo thống kê của những nhà ngân hàng Mỹ thì chỉ có 1% trên tổng số các bảo lãnh đợc phát hành Mỹ bị ngời thụ hởng yêu cầu thanh toán. Do đó bảo lãnh đợc sử dụng nh một công cụ bảo đảm chứ không phải là một công cụ thanh toán. Chức năng tài trợ: Trong một số trờng hợp đặc biệt đòi hỏi bên tiến hành phải thực hiện công vic trong thời gian dài, với số vốn đầu t lớn điều này đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra rủi ro là rất lớn và khả năng thu hồi vốn chậm. Để đảm bảo nhu cầu tài chính họ sẽ tìm đến các ngân hàng yêu cầu đứng ra bảo lãnh vay vốn cho mình. Hay để tránh rủi ro do phía đối tác mang lại, họ tìm cách thơng l- ợng với phía đối tác tạm ứng trớc một khoản tiền từ hợp đồng với điều kiện có bảo lãnh từ phía ngân hàng của mình. Nh vậy dù không trực tiếp cho vay vốn nhng việc chấp nhận bảo lãnh cho khách hàng chính là một phơng thức tài trợ gián tiếp của ngân hàng cho khách hàng. Chức năng đốc thúc hoàn thành hợp đồng: Trong thời hạn bảo lãnh, một mặt khách hàng luôn phải chịu sự kiểm tra giám sát của bên bảo lãnh, mặt khác luôn phải chịu áp lực của việc bồi hoàn bảo lãnh trong trờng hợp họ vi phạm và đã đợc bên bảo lãnh đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ. Do đó, bằng khả năng đòi tiền phạt vi phạm hợp đồng, bên nhận bảo lãnh đã tạo ra sức ép trong việc đôn đốc bên đợc bảo lãnh thực hiện theo đúng hợp đồng đã kí kết. Nh vậy trong ba chức năng trên, ta thấy chức năng thứ nhất và chức năng thứ ba có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau, điều ny thể hiện chỗ do ngời bảo 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 lãnh luôn chịu sự đôn đốc thực hiện đúng hợp đồng từ phía ngời bảo lãnh nên khả năng bảo đảm quyền lợi cho ngời thụ hởng đợc nâng cao hơn. 1.4. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng Với bên đợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Khi tham gia vào quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh đã dùng uy tín của mình để tạo sự tin tởng cho các bên tham gia kí kết và thực hiện hợp đồng. Có thể thấy bảo lãnh nh một chất xúc tác giúp các chủ thể này nhanh chóng đạt đợc sự thỏa thuận thống nhât khi tham gia vào các giao dịch kinh tế. Bên cạnh đó, trong một số trờng hợp nh bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn thanh toán hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã giúp các chủ thể kinh doanh tiết kiệm đợc nguồn vốn tự có, tăng cờng tận dụng nguồn vốn lu động nhằm thu hồi lợi nhuận trong thời gian ngắn. Với chính bên bảo lãnh: Sự xuất hiện của loại hình bảo lãnh đã làm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp ngân hàng thỏa mãn đợc các yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, mang lại khoản phí dịch vụ đáng kể, góp phần tăng doanh thu từ hoạt đông kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra, sau khi kí kết hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng không phải ngay lập tức xuất vốn cho ngời thụ hởng từ đó có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó cho các hoạt động sinh lời khác mà vẫn không sợ đánh mất cơ hội kinh doanh. Trên thc tế, việc tiến hành bảo lãnh chủ yếu đợc thực hiện thông qua hệ thống đại lý ngân hàng do đó việc phát triển bảo lãnh đã giúp các ngân hàng mở rộng mạng lới đại lý, làm tăng cờng danh tiếng uy tín cho các ngân hàng, tạo ra môi trờng cạnh tranh lành mạnh. Với nền kinh tế: đây là vai trò gián tiếp có đợc do hai vai trò trên mang lại. Bảo lãnh ngân hàng giúp cho các hợp đồng đợc kí kết và thc hin thuận lợi hơn, góp phần làm cho hot động kinh tế diễn ra ngày càng sôi động. Là một công cụ tài trợ, bảo lãnh đã phần nào đáp ứng nhu cầu vốn cao để mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ vào quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, việc sử dụng một phần phí bảo lãnh thu đợc đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các chơng trình quốc gia và vực dậy một số ngành kinh tế hiệu quả thấp. Nh vậy, bảo lãnh ngân hàng đơc sử dụng nh một công cụ điều hòa nền kinh tế. 1.5. Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tuy là một trong những công cụ đợc sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thu hút đợc sự la chọn của khách hàng, nhng cũng giống nh các hoạt động sinh lời khác trong ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, bảo lãnh ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro khó tránh khỏi xét theo các góc độ khác nhau, nh: Rủi ro đối với ngời đợc bảo lãnh: trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng đây là chủ thể có nghĩa vụ chính và trực tiếp đối với ngời thụ hởng nên mọi rủi ro từ phía ngời đợc bảo lãnh luôn dẫn tới rủi ro của hoạt đông bảo lãnh ngân hàng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, doanh nghiệp luôn phải đứng trớc những rủi ro chủ quan và khách quan bất khả kháng dẫn đến khả năng thực hiện hợp đồng là rất khó đợc đảm bảo. Do đó để đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh, một yêu cầu cần đợc đặt ra là trớc khi tìm tới sự bảo lãnh khách hàng phải dự liệu trớc rủi ro có thể xảy ra, tự đánh giá khả năng thực hiện công việc, tính toán trớc kết quả thu đợc. Rủi ro đối với ngời bảo lãnh: khi tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh có khả năng chịu rủi ro do hai chủ thể còn lại gây ra: Từ phía ngời đợc bảo lãnh: trong trờng hợp ngời này vi phạm nghĩa vụ với bên có quyền và đợc bên bảo lãnh thực hiện thay nghĩa vụ sau đó không có khả năng hoàn trả lại cho bên bảo lãnh số tiền đã đợc trả thay. Nh vậy, họ đã phải gánh chịu một rủi ro tín dụng rất lớn. Do đó trớc khi quyết định bảo lãnh, bên đợc yêu cầu cần phải thẩm định kĩ năng lực của khách hàng, phạm vi giới hạn đợc yêu cầu hoặc đề nghị khách hàng thực hiện một số biện pháp bảo đảm cần thiết. T phía ngời thụ hởng: mà bên bảo lãnh có thể gặp phải là rủi ro về chứng từ. Vì theo thông lệ quốc tế, bên bảo lãnh chỉ có quyền kiểm tra trên bề mặt chứng từ, còn nghĩa vụ chứng minh lại thuộc về khách hàng, do đó trong trờng hợp thanh toán trớc khi phát hiện ra hành vi lừa đảo về nguyên tắc họ vẫn có quyền đòi bồi hoàn từ phía ngời đợc bảo lãnh nhng khả năng thành công là khó có thể đạt đợc. Rủi ro đối với ngời thụ hởng: rủi ro này xảy ra trong trờng hợp ngời đợc bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, nhng bên bảo lãnh không có khả năng thực hiện thay do mất khả năng thanh toán cho ngời thụ hởng dẫn đến không thể thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh đa ra lúc đầu. Vì vậy, trên thự tế bên thụ hởng trớc khi 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đồng ý nhận bảo lãnh cũng cần phải tìm hiểu nắm bắt các thông tin cần thiết xác định rõ danh tiếng của ngời bảo lãnh, hạn chế nguy cơ phải gánh chịu rủi ro ngoài mong đợi. 2. Khái quát chung pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 2.1. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật về bảo lãnh ngân hàng Xét dới các góc độ lý luận và thực tiễn có rất nhiều lý do khác nhau để ban hành pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, em xin đa ra môt số nguyên nhân chính nh sau: Thứ nhất: Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI(12/1986), với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đã làm cho vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh đã đợc nâng lên và thật s bớc vào một cuộc cạnh tranh gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trờng. Thực hiện chính sách mở cửa xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nớc, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Nhà nớc từng bớc cho phép các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại để nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn hợp tác đầu t, ứng dụng công nghệ và tiếp thu trình độ khoa học tiên tiến của nớc ngoài vào sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho các giao dịch kinh tế giữa doanh nghiệp trong nớc với nhau và giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nớc ngoài ngày càng trở nên phong phú, đa dạng về hình thức và quy mô. Do tính đảm bảo cao cùng với khả năng vợt khỏi biên giới quốc gia, lại đợc điều chỉnh bởi nhiều Công ớc, Quy tắc pháp luật chung thống nhất nên bảo lãnh ngân hàng đ- ợc đặt ra nh là một lựa chọn, một yêu cầu tất yếu để phục vụ và thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong những năm gần đây,hoạt động bảo lãnh ngân hàng đang diễn ra sôi động và ồn ào trên nhiều lĩnh vực khác nhau mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó tình trạng bảo lãnh tràn lan, kém hiệu quả đã gây ra không ít hậu quả xấu cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thực tiễn này đặt ra cho nhà nớc cần phải nhanh chóng, kịp thời ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng nhằm phát huy tối đa tác động tích cực mà hoạt động này có thể mang lại. 10 [...]... Tel : 0918.775.368 Chơng II Pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng Việt Nam - thực trạng và giải pháp 1 Thực trạng pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng Việt Nam Thời gian qua, khung pháp lý trong nghiệp vụ bảo lãnh đã từng bớc đổi mới ngày càng trở nên linh hoạt phù hợp với nhu cầu phát triển của hoạt động bảo lãnh Sau nhiều lần thay đổi và điều chỉnh, quy chế bảo lãnh hiện hành đã đạt đợc... dụng đợc bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân 3 Chỉ các ngân hàng đợc phép thực hiện thanh toán quốc tế mới đợc thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà ngời nhận bảo lãnh là cá nhân, tổ chức nớc ngoài Căn cứ vào các Luật trên, Thống đốc Ngân hàng. .. pháp lý liên quan tới quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ta thấy bảo lãnh đã đợc luật hoá trong các văn bản cao nhất của ngành ngân hàng 2.4 Vai trò của pháp luật bảo lãnh ngân hàng Trong thời gian qua thông qua việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng đã đóng vai trò khá quan trọng, điều này đợc... định về bảo đảm cho bảo lãnh Hoạt động bảo lãnh ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đặc biệt là từ phía ngời đợc bảo lãnh do vậy việc dùng biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của ngời đợc bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh cũng đợc pháp luật đề cập tới Tại điều 15 Quy chế bảo lãnh ngân hàng cho phép tổ chức tín dụng và khách hàng đợc chủ động thỏa thuận trong việc áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo. .. trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động bảo lãnh ngân hàng của Việt Nam Do sớm nhận thức đợc chức năng, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng đồng thời để khắc phục tình trạng bảo lãnh tràn lan, kém hiệu quả mà trong thời gian qua pháp luật Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng Điều này đợc thể hiện rõ thông qua... phải có quy chế bảo lãnh trong nớc để các ngân hàng thơng mại có cơ sở thực hiện Đáp ứng điều này, ngày 16 tháng 04 năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc đã ban hành Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ-NH14 Cùng với quy chế về bảo lãnh vay vốn nớc ngoài, nó đã tạo ra khung pháp lý tơng đối đầy đủ cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng Việt Nam lúc đó Quy... thơng mại; quy định về việc lập quỹ bảo lãnh khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho khách hàng; phân biệt rõ hơn giữa hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nớc đối với các ngân hàng thơng mại Quyết định số 262/QĐ-NH14 ngày 19 tháng 09 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc về sửa đổi một số điều của Quyết định trên đã lần đầu quy định mức bảo lãnh tối đa cho một khách hàng là 10% vốn tự... chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh Nh chúng ta đã biết, trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng luôn có sự tham gia ít nhất của ba loại chủ thể phản ánh mối quan hệ ba bên là: bên đợc bảo lãnh, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Vì vậy, để làm rõ vai trò cũng nh địa vị pháp lý của các bên ta cần đi vào quy định cụ thể của pháp luật: 1.1.1 Về bên bảo lãnh Tại điều 3 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo... động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng với các bên liên quan và cơ quan nhà nớc có thẩm quyền Nh vậy, từ khái niệm trên ta có thể rút ra hai thuộc tính cơ bản của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng là: Thứ nhất: đối tợng điều chỉnh của pháp luật bảo lãnh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức tín dụng thực hiện hành vi bảo lãnh Theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo lãnh ngân. .. d bảo lãnh của ngân hàng Tân Việt với công ty Hoàng Long đã vợt 28% trên vốn tự có của ngân hàng đợc phép bảo lãnh, và cuối cùng là đến 31/12/1996 con số này đã vợt 43,9% so với hạn mức đợc phép bảo lãnh Nh vậy qua vụ việc trên ta thấy việc quy định và làm đúng trình tự thủ tục bảo lãnh đóng vao trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của hoạt động bảo lãnh Nhng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng . lý luận về bảo lãnh ngân hàng và pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. Chơng II: Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp. 2. Một số vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàng và pháp luật về bảo lãnh ngân hàng 1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng về nguyên tắc là một

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan