Tham luận Đổi mới công tác quản lí giáo dục thực hiện chủ đề năm học 2011 - 2012

50 1.9K 1
Tham luận Đổi mới công tác quản lí giáo dục thực hiện chủ đề năm học 2011 - 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁ RAI aób Giá Rai, ngày 13 tháng 3 năm 2012 MỤC LỤC Trang 2 HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ, THỰC HIỆN PHỔ CẬP GDMN CHO TRẺ EM 5 TUỔI, CHUẨN BỊ CHO TRẺ BƯỚC VÀO LỚP 1 Lê Thị Bích Thảo Hiệu trưởng trường mẫu giáo Tân Hiệp I. Đặt vấn đề: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Do đó, việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm hơn của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non. Trẻ được phát triển tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, xong yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là giáo dục. Đặc biệt là trẻ 5 tuổi, vì vậy làm thế nào để bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi trong địa bàn được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1. II. Thực trạng: Trường mẫu giáo (MG) Tân Hiệp là đơn vị thuộc khu vực trung tâm trên địa bàn xã, phụ huynh của trường phần đông có mức thu nhập tương đối, điều kiện kinh tế tương đối ổn định và rất quan tâm đến việc giáo dục và chăm sóc trẻ. Trường có tổng số CB-GV: 13 đạt trình độ chuẩn 100%, trên chuẩn 92.30 % Tổng số trẻ toàn trường là 360 cháu/10 lớp, 100% trẻ MG 5 tuổi học bán trú và 2 buổi/ngày (bán trú: 2/6 lớp, 2 buổi/ngày: 4/6 lớp) 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành, đặc biệt là Lãnh đạo phòng GD-ĐT Giá Rai, bộ phận chuyên môn mầm non PGD- ĐT - Đội ngũ CB-GV-NV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn cao, đa số tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong công việc. - 100% các lớp mẫu giáo 5 tuổi đều được học bán trú và 2 buổi/ngày. 2. Khó khăn: - Trường có 2 điểm lẻ cách trung tâm khoảng 8 km, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, phụ huynh ở đây đa số sống bằng nghề làm vuông và buôn bán nhỏ, ít có thời gian chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó còn có một số phụ huynh chưa quan tâm về việc cần thiết chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trước khi bước vào lớp 1. - Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, điểm lẻ còn phải học nhờ trường tiểu học nên chưa đảm bảo đủ phòng học kiên cố. - Trường thiếu giáo viên nên việc phân công giáo viên dạy 2 buổi/ngày còn gặp nhiều khó khăn. 1 III. Biện pháp thực hiện: 1. Công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi: - Triển khai các văn bản của Trung ương về phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi như: Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, Thông tư 32/2010/TT-BGD-ĐT ngày 2/12/2010 Bộ GD&ĐT Ban hành qui định điều kiện, tiêu chuẩn, qui trình công nhận phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, các văn bản của địa phương: Kế hoạch số 591/KH-PGD&ĐT ngày 21/11/2011 của PGD&ĐT Gía Rai về Hướng dẫn thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; Kế hoạch số 35/KH-MGTH ngày 27/11/2011 của trường MG Tân Hiệp về việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2011 đến tất cả CB-GV thông qua hội đồng sư phạm đầu năm; đến tất cả phụ huynh thông qua Đại hội Ban đại diện cha mẹ trẻ em đầu năm, để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1. Tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh và cộng đồng xã hội, xác định phổ cập giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. 2. Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng: - Dựa trên kế hoạch của Phòng GD-ĐT, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình về việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2011; tham mưu bổ sung Hiệu trưởng trong Ban chỉ đạo phổ cập của xã, thành lập ban chỉ đạo công tác phổ cập của trường và triển khai đến tất cả CB- GV. - Tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học, tăng cường giáo viên đảm bảo đủ số lượng giáo viên trên lớp theo định mức quy định. - Phối hợp với các trường bạn lân cận xác định, phân chia địa bàn điều tra phổ cập trẻ 5 tuổi phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. - Tham mưu với chính quyền địa phương, để được hỗ trợ và phối hợp với các ban ngành đoàn thể tuyên truyền vận động, cùng có trách nhiệm và tham gia công tác phổ cập của địa phương. - Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các mạnh thường quân để giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các cháu có điều kiện khó khăn đều được đến lớp … 3. Tăng cường công tác điều tra dân số và huy động trẻ 5 tuổi đến lớp: - Đưa chỉ tiêu Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi vào chương trình; kế hoạch phát triển của nhà trường. - Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương vận động các gia đình đưa trẻ em năm tuổi đến trường, lớp học 2 buổi/ngày, ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi. - Phân công giáo viên đến từng hộ gia đình điều tra trẻ trong độ tuổi MN, rà soát đối tượng trẻ có hộ khẩu thường trú trên địa bàn, số trẻ đến tạm trú, trẻ có hộ khẩu thường trú nhưng đi học nơi khác và số trẻ nơi khác đến học. 2 - Thực hiện theo đúng các biểu mẫu điều tra, hướng dẫn công tác điều tra cho giáo viên và phân công mỗi giáo viên chủ chốt, có kinh nghiệm điều tra, thông thạo địa bàn phụ trách một điểm để tránh tình trạng bỏ sót hộ. Tổng hợp số trẻ trên địa bàn và thống kê được số trẻ 5 tuổi. Nâng cao nhận thức trong đội ngũ CB-GV-NV về nội dung PCGD cho trẻ 5 tuổi, tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh và cộng đồng xã hội, xác định PCGD là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. 4. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi: Triển khai và thực hiện chương trình giáo dục mầm non 100% các nhóm, lớp, đưa các chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt là MG 5 tuổi. Tăng cường tổ chức bữa ăn tại trường, đồng thời nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần, từng bước giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy, thường xuyên tổ chức hội giảng, thao giảng cấp trường, mạnh dạn lên chuyên đề cụm để rút kinh nghiệm, từ đó bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về thực hiện chương trình GDMN. Phân công giáo viên có năng lực chuyên môn, có trách nhiệm và nhiệt tình dạy lớp MG 5 tuổi vì đây là lớp cuối cấp, trẻ phải nắm vững kiến thức, chương trình học khi vào lớp 1. Các giáo viên dạy lớp 5 tuổi thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ưu tiên tổ chức các hoạt động chuyên đề ở khối Lá. Tăng cường việc phối hợp các bậc cha mẹ trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đặc biệt là trẻ cá biệt, trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, trẻ có năng khiếu riêng … nhằm nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ trước khi vào lớp 1. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, rà soát, đối chiếu các chỉ tiêu trong năm học, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, chất lượng chăm sóc, giáo dục nhất là đối với các lớp MG 5 tuổi, lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho các GV. Kiểm tra tình hình lớp, chất lượng giờ dạy, tăng cường kiểm tra các hoạt động khác dưới nhiều hình thức: kiểm tra chuyên đề, đột xuất Phân công Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm kiểm tra và giúp đỡ chuyên môn, tham mưu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi. Bám sát các chỉ số theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT vào nội dung đánh giá trẻ cuối năm, để có hướng xây dựng nội dung, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với trẻ 5 tuổi. IV. Kết quả: Nhận thức được tầm quan trọng cần phải chuẩn bị cho trẻ năm tuổi trước khi vào lớp 1, chỉ đạo giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết quả nhận thấy chất lượng giảng dạy nâng cao đáng kể, trẻ học xong chương trình mẫu giáo 5 tuổi, tiếp thu rất tốt và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp 1. 3 Qua thời gian tổ chức triển khai công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi, đối chiếu với Thông tư 32/2010/TT-BGD-ĐT ngày 02/12/2010 Bộ GD&ĐT, các địa bàn thuộc phạm vi trường phụ trách đạt chuẩn phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi như sau: TT Năm học Số trẻ 5 tuổi theo điều tra thực tế Tổng số trẻ 5 tuổi phải phổ cập Sô trẻ 5 tuổi huy động Số trẻ học 2 buổi/ngày Tỷ lệ % Số trẻ 5 tuổi chưa đi học Trong địa bàn Ngoài địa bàn Số trẻ Số lớp Học ở trườn g Học trườn g khác 1 2010- 2011 268 268 232 11 20 41 01 90,67 25 2 2011- 2012 207 207 179 24 43 222 6 98,06 04 - Huy động 98.06% số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó 100% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong một năm học (9 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Đạt 100% trẻ năm tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. - Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 92% - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) và thấp còi (chiều cao theo tuổi) tỉ lệ 9%. - 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. * Tuy nhiên, đối chiếu với Thông tư 32/2010/TT-BGD-ĐT ngày 02/12/2010 Bộ GD&ĐT, trường chưa đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất như: - Chưa có đủ phòng học kiên cố, bảo đảm diện tích xây dựng và các quy định khác về phòng học tại Điều lệ trường mầm non; còn thiếu đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu. V. Bài học kinh nghiệm: 1. Đối với ban giám hiệu: - Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong quá trình thực hiện. - Xây dựng tập thể nhà trường thành khối đoàn kết thống nhất cao. Các tổ chức đoàn thể kết hợp chặt chẽ để tăng thêm trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. - Có kế hoạch phân công làm công tác điều tra ngay từ đầu năm học. - Đối chiếu các tiêu chuẩn so với Thông tư 32/2010/TT-BGD-ĐT, Ban hành qui định điều kiện, tiêu chuẩn, qui trình công nhận phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi để đưa ra các biện pháp giải quyết những khó khăn của đơn vị. 2. Đối với giáo viên: - Đến từng hộ gia đình điều tra nắm số liệu chính xác, tổng hợp báo cáo. - Huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. 4 - Xác định tầm quan trọng trong chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ trước khi vào lớp 1. - Không ngừng học hỏi, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo ở trẻ, nâng cao chất lượng GDMN. 3. Đối với phụ huynh: - Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc đưa con em đến trường đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi. - Phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Trên đây là những giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp để trường rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. 5 HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI QUẢN LÝ ĐỂ CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG TRƯỜNG HỌC Lê Văn Cầu Hiệu trưởng Tiểu học Giá Rai B Chủ đề năm học 2011-2012 là “ Tiếp tục tập trung đổi mới quản lý, đổi mới tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ở cấp đơn vị trường học, để không ngừng củng cố và hoàn thiện thành quả giáo dục đại trà, tạo lập nền tảng phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng mũi nhọn, góp phần nâng cao dân trí, đảo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở địa phương”. Trên nền tảng chất lượng hoạt động của các tổ chức trong nhà trường năm qua, để thực thực hiện đạt hiệu quả chủ đề năm học 2011-2012, trường chúng tôi tập trung đổi mới công tác quản lý thực hiện nhiều nhiệm vụ, bằng những giải pháp phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Nhiệm vụ củng cố, kiện toàn các tổ chức trong nhà trường là một trong các nhiệm vụ then chốt, để mọi hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Nếu ta xây dựng được guồng máy, đi vào hoạt động có nền nếp thì hiệu quả tất yếu phải nâng lên. Ta hiểu rằng, chức năng tổ chức bộ máy nhà trường là xây dựng tập thể sư phạm để hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao nhất có thể được, tạo sự gắn kết giữa các bộ phận trong nhà trường thành một hệ thống vận động một cách đồng bộ. Để làm tốt trước hết phải nắm chắc lực lượng giáo viên, cán bộ về hoàn cảnh, năng lực, thấy rõ những mặt thuận lợi, khó khăn, mạnh, yếu của họ để bố trí công tác hợp lý, cơ cấu làm người đứng đầu các tổ chức trong nhà trường. Trong những nhiệm vụ để thực hiện tốt chủ đề năm học, sau đây đơn vị chúng tồi xin chia sẻ về việc “ Chỉ đạo công tác củng cố, kiện toàn để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong nhà trường” như sau: I. Những căn cứ pháp lý. - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Tiếp tục thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010”. - Tiếp tục thực hiện Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ nội vụ ban hành qui chế đánh giá, sắp xếp giáo viên mầm non, giáo viên phổ thong công lập; Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT – BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2008; Thông tư liên tịch số 71/TTLT-BGD&ĐT- BNV, ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế, viên chức ở các trường phổ thong và mầm non. Căn cứ Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 41/2011. 6 Tiếp tực thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU, ngày 12 tháng 02 năm 2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu ( khóa XIII) về việc chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Giáo dục-Đào tạo và Kế hoạch 07/KH- UBND, ngày 15 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện Nghị quyết 03-NQ-TU. Thực hiện đề án “Sắp xếp, củng cố, kiện toàn để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 09 huyện Giá Rai. Cùng với các văn bản của Ngành, đơn vị đã tổ chức triển khai để tập thể sư phạm nhà trường quán triệt và thực hiện. II. Những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. 1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý . - Cơ cấu tổ chức trong nhà trường gồm tổng thể các bộ phận và mối quan hệ công việc giữa các bộ phận. - Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý là làm sao cho bộ máy gọn nhẹ, có sự phân công cụ thể rõ ràng về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ giữa các bộ phận nhằm thúc đẩy bộ máy hoạt động nhịp nhàng, không trùng lập chồng chéo. - Để xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý theo chúng tôi cần làm như sau: + Xuất phát từ những chức năng, nhiệm vụ của nhà trường được giao mà xác định quy mô các bộ phận thực hiện. + Phải xây dựng quy chế làm việc, trong đó quy định chi tiết mối quan hệ phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận, đoàn thể. + Bầu chọn người vào các chức danh chủ chốt của từng bộ phận đoàn thể phải là người có năng lực, am hiểu và tâm huyết với nhiệm vụ được giao. Biết tổ chức, quản lí điều hành hoạt động trong lĩnh vực được giao. Biết phối kết hợp với các bộ phận khác. + Nhiệm vụ nào cũng bố trí người đảm nhiệm, quy định họ trực thuộc ai? Phối hợp với ai trong công tác. + Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn tương xứng trách nhiệm cho mỗi cá nhân. Tránh tình trạng muốn có nhiều quyền hạn mà không chịu trách nhiệm cá nhân. 2. Xây dựng định mức và phân công công tác trong nhà trường. - Căn cứ Điều lệ trường tiểu học, Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT, Thông tư liên tịch số 71/TTLT, đơn vị xác định định mức lao động theo quy định. - Việc phân công công tác cho CB, GV, NV trong đơn vị dựa trên các nguyên tắc sau: Dựa theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, dựa trên cơ sở biên chế. Nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc phân cồng là: Chuyên môn hóa công tác; Tính phụ thuộc lẫn nhau; phù hợp khả năng, điều kiện; Mỗi thành viên đều biết số lượng và chất lượng công việc của mình; Hướng vào việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Chú ý đến tính tình, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình. 3. Củng cố, kiện toàn các tổ chức trong nhà trường. 7 3.1. Kế thừa, phát huy thành tích của từng bộ phận, đoàn thể ở năm học qua. Chủ động cho bộ máy năm học mới, chúng tôi tiến hành rà soát, đánh giá năng lực hoạt động của từng cá nhân, tập thể trong năm qua. Từ cơ sở đó chúng tôi dựa trên các nguyên tắc để bầu chọn những người có năng lực, tâm huyết vào các chức danh chủ chốt. Tất cả trên nguyên tắc dân chủ tập trung, sự đồng thuận của tập thể. 3.2. Sau khi củng cố các tổ chức bộ máy, để từng tổ chức trong bộ máy đi vào hoạt động có hiệu quả, chúng tôi xây dựng các cơ chế điều hành, phối hợp như sau: - Điều hành hoạt động một cách khoa học: Điều hành bằng kế hoạch; Điều hành bằng pháp luật, quy chế, quy định của cấp trên và quy định của nhà trường; củng cố kỷ luật lao động, phát huy tinh thần tự chủ của mỗi CB, GV, NV. Trên cơ sở này xây dựng nền nếp quản lý, nền nếp giảng dạy, học tập, phục vụ,… - Tổ chức các cuộc họp: Về yêu cầu, tiết kiệm thời gian, tập trung giải quyết vấn đề nhanh chóng, không tổ chức họp khi nội dung có thể thông báo được. + Thông qua hội họp các thông tin được trao đổi, dân chủ hóa nhà trường được thực hiện, mọi người có cơ hội tham gia ý kiến đóng góp xây dựng kế hoạch, những quyết định của Hiệu trưởng, của cán bộ chủ chốt. + Những cuộc họp đều xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Tránh hình thức, phải đúng tính chất, điều khiển đúng trọng tâm, đúng mục đích, tiết kiệm thời gian. + Kết thúc họp có biên bản, kết luận rõ rang. + Chế độ hội họp theo chế độ quy định về số lần, thời gian họp,… + Chuẩn bị họp cần chuẩn bị tốt: Nội dung, thành phần, địa điểm, thời gian. - Về biện pháp chỉ đạo hoạt động trong một số tổ chức như. + Các bộ phận chính quyền và đoàn thể đều có kế hoạch năm, tháng, tuần với nội dung và biện pháp cụ thể và thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện. + Từng tổ chức thường xuyên củng cố, xây dựng mối quan hệ quản lý giữa các bộ phận, phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy vai trò của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. + Chỉ đạo thực hiện tốt chế độ sinh hoạt định kỳ của tổ chuyên môn 2 lần/tháng về công tác chuyên môn và chủ nhiệm. Cải tiến hoạt động chuyên môn. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các bộ phận. + Triển khai học tập đầy đủ các văn bản về quy chế chuyên môn. Thực hiện tốt việc đổi mới qui định đánh giá, xếp loại học sinh theo TT 32/2009 của Bộ GD-ĐT. Thường xuyên thực hiện các chuyên đề về chuyên môn dạy và học của bộ môn Tiếng Việt, Toán, để giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn. Có kế hoạch dự giờ thăm lớp để bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên, kết hợp uốn nắn nề nếp soạn giảng, tác phong sư phạm. + Chỉ đạo các tổ bồi dưỡng công tác mũi nhọn có hiệu quả. + Quản lý, sử dụng và lưu trữ các loại hồ sơ khoa học. 8 [...]... đây là tham luận của chúng tơi về đổi mới cơng tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chủ đề năm học 201 1- 2012 Chúng tơi rất mong được sự đóng góp xây dựng chân tình của q đại biểu 9 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC 2 BUỔI/NGÀY Nguyễn Phúc Lộng Hiệu trưởng trường Tiểu học Hộ Phòng A I Đặt vấn đề: Trong năm học: 2011 – 2012 thực hiện các nội dung đổi mới theo chủ đề năm học do... huyện, tỉnh: Năm học Khối Năm học 2010 -2 011 201 1-2 012 Huyện 3 4 5 Tỉnh Huyện 4 12 13 7 Tỉnh So sánh Tăng Giảm 13 Số học sinh giỏi lớp 5 đạt giải vòng huyện của năm học 2010 -2 011 bằng với năm học 201 1- 2012 nhưng hiện nay số học sinh giỏi đang học bồi dưỡng tại huyện chuẩn bị thi vòng tỉnh là 13 em Như vậy khả năng học sinh đạt giải vòng tỉnh năm học 201 1- 2012 sẽ cao hơn năm học 2010 -2 011 Kính thưa Hội thảo... đó, cơng tác phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những giải pháp nhằm hạn chế học sinh bỏ học - Thực hiện chủ đề đổi mới năm học 201 1- 2012; trường THCS Tân Thạnh đã xác định nội dung đổi mới cơng tác quản lý: “Tăng cường cơng tác phụ đạo học sinh yếu kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà, hạn chế học sinh bỏ học II NỘI DUNG 1 Cơng tác triển khai văn bản, xây dựng kế hoạch - Đầu năm, Hiệu trưởng triển... giảm 201 1- 2012 2010 -2 011 Tăng, giảm 201 1- 2012 2010 -2 011 Tăng, giảm 201 1- 2012 2010 -2 011 Tăng, giảm Học lực số Giỏi HS 81 1 78 3 % Khá % Tb % Yếu % 3 64 70 -2 6 1 1.23 3.85 2.61 9.38 1.43 -6 57 5 1 7.95 1.75 0 2.41 17 29.82 2 37 7.01 64.91 -1 1 2 -1 4.5 3.51 69 1 1.45 20 28.99 39 56.52 9 0 4 3 -3 0.84 29 44.62 10 22.22 -2 28 27 8.39 43.08 60.00 -7 4 5 -9 .53 6.15 11.11 20 1 0.31 6.15 6.67 0.51 1 -1 6.9 -1 ... 13.04 -1 2 65 45 Kém 29 35.80 21 26.92 36 30 44.44 38.46 14 22 17.28 28.21 1 2 1.23 2.56 8 8.88 18 28.13 18 25.71 6 31 29 5.98 48.44 41.43 -8 9 20 -1 0.9 14.06 28.57 -1 0 2 -1 .33 0.00 2.86 -2 0 -2 .86 0.00 0 0 0 0.00 -4 .96 19 22.4 2 Số liệu học sinh bỏ học qua các năm Năm học Tổng số học sinh đầu năm Số học sinh bỏ học Chiếm tỷ lệ % 200 8-2 009 294 7 2,38 200 9-2 010 289 3 1,04 2010 -2 011 Hiện tại 201 1- 2012. .. Học sinh giỏi cuối học kỳ 1 năm học 201 1- 2012: -Mơn Tiếng Việt: Đầu năm Cuối HK1 2010 -2 011 Cuối HK1 201 1- 2012 1 2 3 11,84 20,56 21,02 So sánh (3) so với (1) Tăng Giảm 9,18 (3) so với (2) Tăng Giảm 0,46 -Mơn Tốn: Đầu năm Cuối HK1 2010 -2 011 Cuối HK1 201 1- 2012 1 2 3 25,34 34,25 35,87 So sánh (3) so với (1) Tăng Giảm 10,53 (3) so với (2) Tăng Giảm 1,62 4.2 Học sinh giỏi đạt giải vòng huyện, tỉnh: Năm học. .. “Tiếng kẻng học bài”; hỗ trợ bằng tinh thần và vật chất để các em n tâm học 32 tập và tiến bộ, phong trào phối hợp với gia đình quản lý học sinh tự học ở nhà để phụ huynh quan tâm hơn tới việc học tập của con em mình III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1 Bản tổng hợp so sánh chất lượng học lực học kỳ 1 năm học 20112 012 với cùng kỳ năm học 2010 - 2011 Tổng Lớp Năm học Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 201 1- 2012 2010 -2 011 Tăng,... cấp học nhất là học sinh bỏ học ở cấp THCS đang là nỗi lo của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là đối với ngành giáo dục, là áp lực của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên khi thực hiện cơng tác duy trì sĩ số học sinh - Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học trong đó có ngun nhân học sinh học yếu, kém, mất căn bản do đó dẫn đến chán học, sợ học rồi bỏ học Do đó, cơng tác. .. giáo dục tồn diện) Học 2 buổi/ngày khơng phải là học thêm mà là tăng cường rèn luyện bổ sung kiến thức, kỹ năng một cách đầy đủ và chắc chắn hơn cho học sinh, góp phần hạn chế tình trạng học sinh yếu kém trong từng năm học Trong năm học: 2011 – 2012 thực hiện chủ đề : “ Tiếp tục tập trung đổi mới quản lý, đổi mới tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ở cấp đơn vị trường học, để khơng ngừng... bản chỉ đạo của cấp trên về cơng tác phụ đạo học sinh yếu kém, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh thực hiện ngay từ đầu năm học - Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm học trước; Căn cứ kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học; Căn cứ kế hoạch của Phòng GD-ĐT mà Hiệu trưởng đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện ở đơn vị; thành lập Ban chỉ . trường năm qua, để thực thực hiện đạt hiệu quả chủ đề năm học 201 1- 2012, trường chúng tôi tập trung đổi mới công tác quản lý thực hiện nhiều nhiệm vụ, bằng những giải pháp phù hợp với thực tiễn. nhọn như: Giáo viên giỏi, học sinh giỏi, phong trào “ Vở sạch-chữ đẹp” vòng huyện. Trên đây là tham luận của chúng tôi về đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chủ đề năm học 201 1- 2012. Chúng. cho học sinh, góp phần hạn chế tình trạng học sinh yếu kém trong từng năm học. Trong năm học: 2011 – 2012 thực hiện chủ đề : “ Tiếp tục tập trung đổi mới quản lý, đổi mới tổ chức hoạt động và thực

Ngày đăng: 24/04/2015, 06:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan