HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9

36 13.2K 44
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 Tên chủ đề: Bài 3: Dân chủ và kỉ luật 1.Câu hỏi 1 +Mức độ: Nhận biết +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Thế nào là dân chủ? 2.Đáp án Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội; Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc; mọi người góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. Tên chủ đề: Dân chủ và kỉ luật 1.Câu hỏi 2 +Mức độ: Nhận biết +Dự kiến thời gian trả lời: 5phút +Nội dung câu hỏi: kỉ luật là gì? 2.Đáp án Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. Tên chủ đề : Dân chủ và kỉ luật 1.Câu hỏi 3 +Mức độ: Thông hiểu, vận dụng +Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút +Nội dung câu hỏi: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật? 2.Đáp án a/ Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là mối quan hệ hai chiều: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung; kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. b/ Một số việc học sinh cần làm để thực hiện quyền dân chủ và rèn luyện tính kỉ luật. Ví dụ: Tham gia xây dựng nội quy trường, lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng, nơi ở. Tên chủ đề: Dân chủ và kỉ luật 1.Câu hỏi 4 +Mức độ: Vận dụng +Dự kiến thời gian trả lời: 7 phút +Nội dung câu hỏi: Em hiểu gì về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu: " Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ? 2.Đáp án - Dân biết: Mọi chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước phải phổ biến đến từng người dân. - Dân bàn: Mọi người dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự 1 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 thảo sửa đổi hiến pháp, pháp luật, các chủ trương của phường, xã. - Dân làm: Thể hiện đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước. - Dân kiểm tra: Góp ý, chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp. Tên chủ đề Dân chủ và kỉ luật 1.Câu hỏi 5 +Mức độ: Thông hiểu +Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút +Nội dung câu hỏi: Hãy phân tích và chứng minh nhận định:" Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể:? 2.Đáp án Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp những công việc của tập thể , dân chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng của quần chúng, là sức mạnh của một tập thể biết đoàn kết , thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả cao trong công việc. Tên chủ đề : Bài 4: Bảo vệ hòa bình 1.Câu hỏi 6 +Mức độ: Nhận biết +Dự kiến thời gian trả lời: 5phút +Nội dung câu hỏi: Thế nào là hòa bình? 2.Đáp án Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. Tên chủ đề: Bảo vệ hòa bình 1.Câu hỏi 7 +Mức độ: Thông hiểu, vận dụng. +Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút +Nội dung câu hỏi: Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hòa bình? (nêu 4 việc có thể làm). 2.Đáp án HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: a) Chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình vì: -Hòa bình là cơ sở đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Chiến tranh là thảm họa, gây đau thương cho loài người. -Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột và ngòi nổ chiến tranh âm ỉ ở nhiều nơi. nước ta tuy đang hòa bình nhưng nhiều thế lực thù địch vẫn đang tìm cách 2 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 phá hoại cuộc sống bình yên đó. b) Yêu cầu HS nêu được 4 việc HS có thể làm để thể hiện lòng yêu hòa bình. Ví dụ những việc sau: - Tôn trọng và lắng nghe người khác, - Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh, - Khi có mâu thuẫn với người khác thì chủ động gặp gỡ, trao đổi để kịp thời giải quyết mâu thuẫn. - Không phân biệt bạn bè (nam - nữ, dân tộc, giàu - nghèo) - Khuyên can hòa giả khi thấy bạn của mình xích mích, cãi nhau. Tên chủ đề : Bảo vệ hòa bình 1.Câu hỏi 8 +Mức độ: Nhận biết +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Theo em ngày nay có còn chiến tranh không? 2.Đáp án Ngày nay ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, các thế lực phản động , hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ ở tại nhiều nơi trên thế giới. Tên chủ đề: Bảo vệ hòa bình 1.Câu hỏi 9 +Mức độ: Thông hiểu +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: : Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai? 2.Đáp án Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại. Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người. Tên chủ đề : Bảo vệ hòa bình 1.Câu hỏi 10 +Mức độ: Thông hiểu. +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Theo em, ngày nay đất nước ta đã được độc lập, chúng ta đang sống trong hòa bình vậy, chúng ta có trách nhiệm để bảo vệ hòa bình thế giới không? 2.Đáp án Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát của mấy cuộc chiến tranh cam go, ác liệt để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc, nhân dân ta càng thấu 3 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 hiểu gía trị của hòa bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới. Chủ đề: Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC Câu hỏi: 1 + Mức độ: Nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Đáp án Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu hỏi: 2 + Mức độ: Vận dụng. + Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút. + Nội dung câu hỏi: Em hãy kể tên một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp mà em biết. Đáp án Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp. Ví dụ : - Truyền thống về đạo đức : Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, - Truyền thống về nghệ thuật : Múa rối nước, nghệ thuật Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, tranh Đông Hồ, nghệ thuật Chèo, các làn điệu dân ca của mọi miền đất nước, - Truyền thống về nghề nghiệp : Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mĩ nghệ, Câu hỏi: 3 + Mức độ: Thông hiểu. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Đáp án Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn. Câu hỏi: 4 + Mức độ: Thông hiểu. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Theo em, vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp 4 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 của dân tộc ? Đáp án Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. Câu hỏi 5 + Mức độ: Thông hiểu. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Đáp án Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần : - Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực. - Tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống. - Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống. Câu hỏi 6 + Mức độ: Nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút. + Nội dung câu hỏi: Việc làm nào dưới đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Tham gia các lễ hội truyền thống. B. Xem bói để biết trước các sự việc sẽ xảy ra, tránh điều xấu. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Đi thăm các đền chùa, các di tích. Đáp án B Câu hỏi 7 + Mức độ: Vận dụng . + Dự kiến thời gian trả lời: 15 phút. + Nội dung câu hỏi: Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca - Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó. - Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc? Đáp án Yêu cầu nêu được: - Suy nghĩ của bản thân : Đó là biểu hiện không đúng đắn, vì nghệ thuật 5 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được giá trị của nó. - Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ cần tự hào và trân trọng các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống đó bị mai một đi. Câu hỏi: 8 + Mức độ: Nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 4 phút. + Nội dung câu hỏi: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là : A. những cách ứng xử phổ biến hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. những tư tưởng, đức tính hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. những đức tính, lối sống hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đáp án C Câu hỏi: 9 + Mức độ: Nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 4 phút. + Nội dung câu hỏi: Biểu hiện nào dưới đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Chê bai các loại hình nghệ thuật dân tộc. B. Tích cực tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các truyền thống dân tộc. C. Không quan tâm tìm hiểu về truyền thống dân tộc. D. Cho rằng Việt Nam không có truyền thống đáng tự hào. Đáp án B Câu hỏi: 10 + Mức độ: Thông hiểu. + Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút. + Nội dung câu hỏi: 6 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 Những hành vi dưới đây là đúng hay sai đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Hành vi Đúng A. Chê bai các kiểu trang phục dân tộc, cho là lỗi thời. B. Tham gia các lễ hội truyền thống. C. Tích cực tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc. D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. E. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử- văn hoá. G. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc. H. Học tập cách ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam. Đáp án - Đúng : B, C, D, G, H - Sai : A, E, Chủ đề: Bài 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO. Câu hỏi: 1 + Mức độ: Nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Thế nào là năng động, sáng tạo? Đáp án - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. Câu hỏi: 2 + Mức độ: Vận dụng. + Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút. + Nội dung câu hỏi: Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Đáp án - Nêu được 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: mạnh dạn học hỏi khi có điều gì chưa hiểu; tìm những cách giải bài tập khác nhau; sưu tầm thêm những bài tập ngoài sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu để đọc thêm v.v - Nêu được 2 biểu hiện thiếu năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: học thuộc lòng mà không hiểu bài (học vẹt); không chú ý vận dụng lý thuyết (lý thuyết suông); không biết liên hệ bài học với thực tế; chỉ biết làm theo thày, không tự tìm những cách giải khác v.v 7 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 Câu hỏi: 3 + Mức độ: Vận dụng. + Dự kiến thời gian trả lời: 7 phút. + Nội dung câu hỏi: Em tán thành ý kiến nào sau đây? Vì sao? A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sự sáng tạo. D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người lao động. Đáp án - Tán thành ý kiến D. - Giải thích: Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của tất cả mọi người lao động, nhất là trong xã hội hiện đại, vì lao động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần đạt được kết quả tốt. Câu hỏi: 4 + Mức độ: Vận dụng. + Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút. + Nội dung câu hỏi: Bàn về khả năng sáng tạo của mỗi người, Bùi nói : “Sáng tạo là một phẩm chất không phải ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi !” Em có tán thành ý kiến của Bùi không ? Vì sao ? Đáp án Không tán thành ý kiến của Bùi vì : - Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được, mà phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống. - Học sinh nếu cố gắng cải tiến phương pháp, có phương pháp học tập phù hợp thì vẫn có thể học tốt. Câu hỏi: 5 + Mức độ: Vận dụng. + Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút. + Nội dung câu hỏi: Theo em, học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện trở thành người năng động, sáng tạo ? Đáp án - Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống. 8 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 - Đối với HS, để trở thành người năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế. BÀI MỨC ĐỘ NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ĐIỂM Năng Năn g động và sáng tạo (5 câu) Nhận biết 1. Em hãy nêu biểu hiện của năng động sáng tạo? 2. Em hãy nêu ý nghĩa của năng động sáng tạo trọng học tập, lao động và hàng ngày? Đáp án: 1. Biểu hiện Say mê, tìm tòi, phát hiện , linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động và cuộc sống. 2. ý nghĩa của năng động sáng tạo - Là phẩm chất của con người - Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, rút ngắn thời gian để đạt mục đích. - Con người làm nên thành công , kì tích, vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. 1 điểm 1 điểm Thông hiểu 1. Em hiểu thế nào là năng động sáng tạo? cho ví dụ. Đáp án: 1. - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê, tìm tòi để tạo ra giá trị mớivề vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới. 1 điểm Vận dụng 1. Chúng ta cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào? 2. em hãy tìm những gương năng động sáng tạo mà em biết? Đáp án: 1. Cách rèn luyện - Cần cù, chăm chỉ - Biết vượt qua khó khăn thử thách - Tìm ra cái tốt nhất khoa học để đạt mục đích. 2. Hs tự nêu 1 điểm 2 điểm Bài 14: Làm việc 1, Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 2, ý nghĩa cuả việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 1 điểm 1 điểm 9 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 có năng suất, chất lượn g, hiệu quả (5 câu) Nhận biết Đáp án: 1. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. 2. ý nghĩa - Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân,gia đìnhvà XH. Thông hiểu 1, Trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng để làm việc việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 2, Tìm những biểu hiện làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả trong gia đình, nhà trường? Đáp án: 1. Trách nhiệm của CD-HS. - Trách nhiệm của công dân. + Lao động tự giác kỷ luật. + Luôn năng động, sáng tạo. + tích cực học hỏi,r èn luyện. - Trách nhiệm của HS + học tập và rèn luyện ý thức kỷ luật tốt + tìm tòi, sáng tạo trong học tập. + Có lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn XH. 2. Ỷ lại, lười nhác, làm giàu băng con đường bất chính. - Lưừi học, đua đòi, chạy theo thành tích, học vẹt. - Làm bừa, làm ẩu, hàng nhái hàng nhập lậu. 2 điểm 1 điểm Vận dụng 1, Em hãy tìm những gương tốt trong lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả xung quanh em? Đáp án: 1. Hs nêu gương tốt, việc tốt. 1điểm 1.Tên chủ đề: Bài 12 Tiết 20 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Câu hỏi Nội dung (câu hỏi và đáp án) Điểm Câu 1: (Biết) 5’ Thế nào là hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính? 1,5 10 [...]... tiểu học còn nhỏ chưa phải lao 16 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 động C Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động D Những người khuyết tật không cần lao động HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ C BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận MÔN HỌC: GDCD Thông tin chung * Lớp 9 Học kì II * Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế * Chuẩn cần đánh giá:... Chăm chỉ học tập để có đủ kiến thức chuẩn bị cho một nghề nghiệp trong tương lai - Chăm chỉ làm việc giúp đỡ gia đình, tham gia các buổi lao động tập thể để làm quen với lao động - Tích cực rèn luyện cơ thể, chăm sóc sức khỏe để có một cơ thể khỏe mạnh BIÊN SOẠN CÂU HỎI 17 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận MÔN HỌC: GDCD Thông tin chung * Lớp 9 Học kì II... là học tập, giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp sức mình, tham gia lao động ở trường, lớp, ở khu dân cư + Lao động vừa sức giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, góp phần XD cuộc sống gia đình và rèn luyện thói quen lao động ngay từ nhỏ để sau này trở thành người lao động có ích 18 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm MÔN HỌC: GDCD Thông... trống thứ hai: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà nước BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm MÔN HỌC: GDCD Thông tin chung * Lớp 9 Học kì II * Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước * Chuẩn cần đánh giá: 22 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật - Kể được các loại vi phạm pháp... em … Bài 17 : NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC- Tiết 29, 30 30 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 Câu 1: * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc * Mức độ tư duy: Nhận biết * Thời gian: 2 ’ KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1 Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1 - Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống. .. trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em 15 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 * Mức độ tư duy: Thông hiểu KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông của công dân Câu2 : Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ? - Quyền và nghĩa vụ lao động của... vận dụng KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ Câu 3: Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau ở các loại trách nhiệm pháp lí? Việc áp dụng trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa gì ? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1 Điểm giống và khác nhau ở các loại TNPL 20 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 HOẶC KẾT QUẢ - Giống: Đều là những hành vi sai trái và phải chịu xử phạt trước... tư duy: Thông hiểu * Thời gian: 3 ’ 31 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2 Hãy nêu quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2 Một số quy định của pháp luật : - Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ... TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6 B 34 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 Câu 7: * Chuẩn cần đánh giá: Phân biệt việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc * Mức độ tư duy: Thông hiểu * Thời gian: 2’ KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7 Những việc làm dưới đây là đúng hay sai trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng) Việc làm A Tích cực học tập bộ môn quốc phòng trong nhà... VỰC VIẾT CÂU HỎI HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ Câu 4: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự: A Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty B Trộm cắp xe máy của người khác C Từ chối không nhận quyền thừa kế tài sản D Tự ý cho người khác mượn xe đạp của bạn D 21 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 HOẶC KẾT QUẢ BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận . khỏe mạnh. BIÊN SOẠN CÂU HỎI 17 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận MÔN HỌC: GDCD Thông tin chung * Lớp 9 Học kì II * Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân. đình và rèn luyện thói quen lao động ngay từ nhỏ để sau này trở thành người lao động có ích. 18 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc. em. 15 HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9 * Mức độ tư duy: Thông hiểu KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông của công dân. Câu2 : Thế nào là quyền và nghĩa

Ngày đăng: 23/04/2015, 22:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan