sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Hoa Hồng

20 4.6K 18
sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Hoa Hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHÒNG GD - ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Hoa Hồng Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Nguyễn Thị Dung Giáo viên mẫu giáo Tài liệu kèm theo: NĂM HỌC 2012 - 2013 2 Mục lục I.Đặt vấn đề Trang 2 II.Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2. Thực trạng những vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện tổ chức dạy trẻ hoạt động tạo hình ở trẻ Mẫu giáo bé 3. Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình. 4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 3 3 4 5 17 III Kết luận và khuyến nghị 1.Kết luận chung 2. Khuyến nghị 18 18 19 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG I - Đặt vấn đề Phát triển thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, là việc cần phải tiến hành một cách nghiêm túc từ lứa tuổi mẫu giáo, có thể coi trẻ mẫu giáo là thời kỳ “ hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Ở lứa tuổi này tâm hồn trẻ rất nhạy cảm và dễ xúc động với thế giới xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng, phong phú. Trẻ thường nhạy cảm với những thay đổi và tác động của môi trường cảnh vật xung quanh: có nhiều màu sắc, những đồ chơi ngộ nghĩnh, bức tranh, hình ảnh sinh động… năng khiếu nghệ thuật và khả năng thẩm mỹ cũng được xuất hiện ở lứa tuổi này. Do đó, giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để định hướng và ươm mầm cho trẻ phát triển năng khiếu thẩm mỹ nghệ thuật trong tương lai. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ. Hoạt động này giúp trẻ có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không gian…nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật, hiện tượng mà trẻ miêu tả, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp, là yếu tố góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách theo yêu cầu giáo dục toàn diện. Trong các lứa tuổi của trẻ mẫu giáo, lứa tuổi mẫu giáo bé được coi là quan trọng nhất, lứa tuổi thuận lợi nhất để tạo tiền đề và phát triển khả năng thẩm mỹ đầu tiên của trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động tạo hình. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường Mầm non Hoa Hồng ”. II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu * Cơ sở lý luận Thứ nhất, theo nghiên cứu của tâm lý lứa tuổi - tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi - giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp các kỹ năng thao tác ban đầu còn hạn chế, vụng về như thao tác cắt, dán, cầm bút Đồng thời, trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, còn khó khăn trong việc thích ứng. Thứ 2, vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ còn khó khăn trong diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh, thể hiện tình cảm của mình qua các sản phẩm. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ. 4 * Cơ sở thực tiễn: Tuổi mầm non trẻ ham thích được tham gia vào hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu nước, dùng giấy để xé, vò… theo ý của trẻ để tạo ra những sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thích…chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi ,và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ . 2. Thực trạng những vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện tổ chức dạy trẻ hoạt động tạo hình ở trẻ Mẫu giáo bé 2.1. Thuận lợi - Trường mầm non Hoa Hồng là trường có bề dày thành tích, Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý, đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. - Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm lẫn nhau trong đó có lưu ý đến việc tổ chức hoạt động tạo hình ở các độ tuổi. - Bản thân tôi được giảng dạy trong môi trường tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất về môi trường, đồ dùng học tập, phụ huynh quan tâm và kết hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên. - Được sự chỉ đạo sát sao của tổ chuyên môn, với lòng nhiệt tình yêu trẻ được hàng ngày tiếp xúc cùng trẻ, thảo luận, trò chuyện, tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân. - Lớp có 4 cô, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Bốn đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, thường xuyên thay đổi các hình thức dạy linh hoạt, hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. - Giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ. - Nhà trường đã có các lớp cung ứng dịch vụ nên có điều kiện thuận lợi trong chăm sóc các trẻ nói chung và các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, đặc biệt là hoạt động tạo hình 2.1. Khó khăn Cơ sở vật chất của Trường đã xuống cấp, học sinh đông 47 cháu nên các góc dành cho hoạt động tạo hình còn hạn chế. Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, nhiều khi cô chưa thực sự chú ý rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ hay khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình, tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ còn hạn chế. Việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ từ trước tới nay vẫn theo khuôn mẫu cứng nhắc. 5 3/4 số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻ nên kỹ năng cầm bút, tô vẽ chưa có. Trẻ còn nhút nhát chưa tích cực hoạt động. Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác. 3. Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình. Qua quá trình thực hiện, chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau: 3.1. Xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học tốt để qua đó cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp. Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không? Với từng yêu cầu của chủ điểm, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ. Lớp đẹp, bố cục hợp lý, màu sắc bắt mắt sẽ kích thích giác quan của trẻ tạo hứng thú cho trẻ vào lớp, khiến tinh thần của trẻ phấn chấn, trẻ thích hoạt động và có ham muốn tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp giống của cô. Khung cảnh cô và trẻ cùng trang trí ở cửa lớp dịp Noel 6 Mảng tường gây sự chú ý của trẻ khi đến lớp Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường vẽ, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ. Các góc hoạt động như góc gia đình: Khi nói về gia đình thì góc trang trí bằng màu hồng, có nhiều hình ảnh trái tim, tên góc thật gần gũi như Tổ ấm gia đình, gia đình đầm ấm Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình xây dựng của bé có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng. Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó. 7 Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ điểm ta cần thay đổi nội dung chủ điểm mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ điểm mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình. Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ điểm tiến hành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại. VD: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, len sợi, lá cây, cỏ hạt dưa, vỏ trứng… 8 Nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động. Bên cạnh đó giáo viên chuẩn bị một bức tranh hay 1 sản phẩm tạo hình mà tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt động chung để làm mảng cung cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong các giờ đón và trả trẻ, giờ hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt động chung. Với chủ đề: “ Thế giới động vật” ở góc tạo hình tôi nặn một số con vật (Chó, gà, lợn, mèo, trâu, voi…) bày ở giá hoặc tranh một số con vật bằng các thể loại như vẽ, xé dán, tô màu…để cung cấp kiến thức cho trẻ. Cũng có khi tôi cho các trẻ mẫu giáo lớn hướng dẫn làm mẫu cho các em trong hoạt động góc để trẻ học tập. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó. Trẻ lớp mẫu giáo lớn A1 hướng dẫn các em tô màu và cắt dán đông vật sống dưới nước + Góc tạo hình: Khi làm những bức tranh, loại hoa, dán trang phục cho bạn kết hợp vừa làm vừa giới thiệu. Sau đó cô yêu cầu trẻ kể lại những đặc điểm chung của nó, nguyên liệu sử dụng để làm. Những trẻ chậm hay chưa làm được, cô hướng dẫn tỉ mỉ về cách làm (xé, vẽ, chấm, tô màu ) kết hợp với động viên khuyến khích trẻ. Như vậy” khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoả mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp 9 hoặc củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo hình mới phát huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên cũng có thể rèn luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ. + Góc học tập: Góc học tập là góc hoạt động mà qua đó trẻ có thể củng cố lại kiến thức mà trẻ đã lĩnh hội qua các giờ hoạt động chung, Mặt khác, ở góc chơi này trẻ có thể chơi, các trò chơi nhằm phát triển trí tuệ. Bởi vậy góc học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi có đồ dùng, đồ chơi. Việc chuẩn bị đồ dùng cũng là một vấn đề mà giáo viên hết sức quan tâm. Trước đây, do việc hình thành góc học tập chưa có nên đồ dùng chủ yếu là một số hột hạt, sỏi Ngày nay, theo từng chủ điểm đồ dùng lại thay đổi khác nhau. Để chuẩn bị cho từng chủ điểm tôi thường: lên chương trình trước các trò chơi cho trẻ chơi ở từng chủ điểm đó để chuẩn bị Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán và môi trường xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa chọn các trò chơi, nội dung để củng cố cung cấp cho trẻ. Từ đó giáo viên có thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. + Góc sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem các loại sách, tô vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ dùng có liên quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên củng có thể nhẹ nhàng đưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ. 10 Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm trẻ hoặc một cá nhân tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tạo hình. Để tạo môi trường tốt vào tạo hứng thú cho trẻ , Cô có thể trang trí xen kẽ trồng cây xanh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho hợp lí để tạo môi trường thực sự phù hợp với tâm lý của trẻ để trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. Như vậy, tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. Giúp trẻ luôn có hứng thú, say mê tham ra vào các hoạt động. Thông qua đó không chỉ nâng cao chất lượng tiết học qua các chủ để mà còn nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em. 3.2. Dạy một số kỹ năng tạo hình đầu tiên cho trẻ. Theo tâm lý học lứa tuổi và thực tiễn, Trẻ mẫu giáo bé tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô còn vụng, sử dụng đường nét vụng về. Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu. Chính vì vậy mà cô phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ. Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản tạo hình cơ bản sau: + Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật: Đây là một thao tác khó, đặc biệt với lứa tuổi này, khi chúng chưa được tiếp cần với bút, do đó khi [...]... suy nghĩ, tưởng tượng Nó không chỉ phát triển khả năng thẩm mỹ ở trẻ, còn nâng cao tư duy ngôn ngữ trừu tượng, và rèn phẩm chất tiết kiệm và gọn gàng, sạch sẽ ở trẻ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở trẻ 3.4 Công tác giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, lớp học với phụ huynh 15 Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng... n Hoạt động tạo hình trong trường Mầm non là một trong những phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ là cơ sở giúp trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật trẻ, thuật, hường tới cái đẹp trong cuộc sống Những đồ chơi, đồ vật, đám mây ngôi nhà sống mây, thân yêu, hình ảnh cha mẹ cô giáo đều là đề tài yêu thích trong các bức vẽ của mẹ, trẻ. Sự sáng tạo của trẻ trong tạo hình bức vẽ sẽ trở thành phương tiện để trẻ. .. tranh ảnh tạo cho trẻ có kỹ năng hơn Nhắc nhở phụ huynh trẻ nên động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng Việc giáo dục trẻ không chỉ diễn ra ở trường mà còn chính trong gia đình Sự phối hợp giúp tạo điều kiện và môi trường tốt nhất không chỉ cho trẻ học khả năng tạo hình mà hơn nữa giáo dục khả năng thẩm mỹ sớm cho trẻ- một yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ 4-... cứu, sáng kiến của mình, thông qua các sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức giới thiệu các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng để các giáo viên tham gia học hỏi, rút kinh nghiệm trong các hoạt động giảng dạy nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy của các giáo viên trong nhà trường Trên đây là một số vấn đề tôi đưa ra để trao đổi cùng đồng nghiệp Mỗi giáo viên có thể có một. .. nhiều 19 kinh nghiệm tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nói chung, mẫu giáo bé nói riêng - Đầu tư kinh phí, thời gian đồng thời hướng dẫn, khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều học liệu mới, nhiều hoạt động mới, hấp dẫn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ - Hàng năm tổ chức tốt hơn nữa hội thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức các hội nghị để giáo viên... 85% 3 Trẻ có kỹ năng tham gia vào 20% hoạt động tạo hình 80% 4 Trẻ gọi được tên sản phẩm 70% 10% Hình 1 Sơ đồ thể hiện sự thay đổi của trẻ trước và sau khi tác động 17 95 100 85 90 80 80 70 70 60 50 Trước khi thực hiên 40 Sau khi thực hiên 40 30 25 20 20 10 10 0 1 2 3 4 1 .Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình Trẻ 2 .Trẻ có thể tạo ra sản phẩm Trẻ 3 .Trẻ có kỹ năng tham gia hoạt động Trẻ động 4 Trẻ. .. khuyến khích sự hứng thú trẻ tham gia vào các hoạt động 2 Giáo viên cần tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân Cho trẻ thấy được vai trò của chúng khi tham gia vào các hoạt động Tạo cho trẻ có ấn tượng đẹp về lớp học của mình Khi trẻ tham gia mỗi hoạt động cần giúp trẻ hiểu về các hoạt động và vai trò của mình và thu hút tất cả trẻ cùng tham gia 3 Khi tiến hành luyện kỹ năng cho trẻ Trẻ 3 tuổi mọi thao tác... đình và nhà trường để giải quyết những khó khăn trong học tập Để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động tạo hình ngoại khoá ngoài trời có mời phụ huynh tham gia để giúp phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động này đồng thời giáo viên thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói chung... trường để có sự giáo dục đồng bộ Giúp cho phụ huynh hiểu được ý nghĩ và vai trò của hoạt động và cách thức phối hợp với nhà trường để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện 2 Khuyến nghị - Ban giám hiệu tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, tham quan, dự các lớp tập huấn ở các cơ sở giáo dục mầm non khác trong cả nước, các Trường quốc tế để giáo viên có cơ... chung và đổi mới trẻ 3 tuổi nói riêng Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc, linh hoạt hơn tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau Các bé lớp mẫu giáo bé cắm hoa tặng mẹ nhân ngày 8-3 16 Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ . GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Hoa Hồng. 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG I - Đặt vấn đề Phát triển thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng. khác. 3. Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình. Qua quá trình thực hiện, chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau: 3.1. Xây dựng môi trường trong

Ngày đăng: 23/04/2015, 16:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan