Tìm hiểu về sự truyền bá đạo Ixlam trên thế giới và ở Đông Nam Á

26 508 0
Tìm hiểu về sự truyền bá đạo Ixlam trên thế giới và ở Đông Nam Á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 1. Vài nét tìm hiểu về sự truyền bá đạo Ixlam trên thế giới và ở Đông Nam Á Đạo Ixlam – ra đời từ thế kỷ VII sau công nguyên trên bán đảo Arập – không những là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới mà còn là một tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, cùng với việc chi phối đời sống của các tín đồ, nú cũn chi phối cả đường lối chính trị của các quốc gia theo Ixlam giáo. Đạo Ixlam khi mới ra đời chỉ là một tôn giáo địa phương như hàng trăm, hàng nghìn các tôn giáo ở các địa phương khác. Nhưng nú đó nhanh chóng bành trướng trở thành một tôn giáo thế giới : từ Tây Á sang châu Âu, châu Phi rồi sang Đông Nam Á theo các thương nhân người Ấn Độ và người Mã Lai… Vì vậy, đạo Ixlam có một sức mạnh kỳ diệu trong quá trình hình thành đế quốc Arập và sự bành trướng ra bên ngoài. Sau khi đế quốc Arập tan rã, các quốc gia theo Ixlam giáo vẫn tồn tại và sau đó phát triển thành những đế quốc hùng mạnh như đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Cận Đông, đế quốc Mụgụn ở Ấn Độ… 1.1 Sự ra đời của đạo Ixlam Đạo Ixlam – tiếng Arập có nghĩa là sự phục tùng, sự tuân lệnh – được hình thành trên bán đảo Arập vào đầu thế kỷ VII. Arập là bán đảo lớn nhất ở khu vực Tây Á, nằm giữa Địa Trung Hải, Hồng Hải, Ấn Độ Dương; trên con đường thông thương nối kiền giữa cỏc chõu: chõu Âu – châu Á – châu Phi cả về đường thủy lẫn đường bộ. Trên bán đảo Arập bao gồm phần lớn là những miền đất hoang dã, khô cằn và những cao nguyên đang biến dần thành sa mạc, khớ hậu khụ núng, khắc nghiệt. Chỉ cú vựng Yờmen ở phía tây nam bán đảo – vùng được mệnh danh là “xứ Arập hạnh phỳc” là có nguồn nước phong phú, có nhiều đất đai để canh tác nông nghiệp và trồng các loại cây nhiệt đới như: chà là, cà phờ… Mặt khác, Yờmen lại nằm trên con đường buôn bán từ Xiri, Palextin đến Ai Cập và ấtiụpia nờn Yờmen đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi buôn bán giữa cỏc vựng này. Chính vì vậy, so với các vựng khỏc trờn bán đảo Arập, Yờmen là nơi sớm bước vào xã hội văn minh nhất. Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 Ngoài Yờmen, dọc ven bờ Hồng Hải ở phía tây bán đảo là vùng Hegiadơ (Hejaz), nằm trên con đường buôn bán Đông – Tây, giữa khu vực Địa Trung Hải với Ấn Độ và Trung Quốc. Sự giao lưu đó là điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hàng hóa phát triển. Tại đây hình thành một số thành phố với tư cách là những trung tâm kinh tế, văn hóa, trong đó quan trọng nhất là Mộcca và Yatơrộp. Điều kiện tự nhiên đó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế trên bán đảo mà còn ảnh hưởng lớn đến tính cách của cư dân nơi đây. Đó là những con người vừa bé nhỏ, vừa dẻo dai; thích tự do, phóng khoáng nhưng cũng thật ngang tàng. Họ vừa lãnh đạm, vừa đam mê; vừa cao thượng, vừa hung dữ; sẵn sang giúp đỡ người khác nhưng cũng lại sẵn sàng cướp bóc, giết người. Những nét đặc thù và trái ngược trong tính cách đó thể hiện và phản ánh rõ nét vào trong đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của họ. Vào thế kỷ VII sau công nguyên, cư dân trên bán đảo Arập vẫn đang trong “giai đoạn mạt kì của chế độ công xã nguyên thủy” [4, 74], cụ thể: - Về mặt kinh tế: vẫn trong tình trạng thấp kém, chậm phát triển, phần đông dân cư sống bằng nghề chăn nuôi du mục, nông nghiệp chỉ phát triển được ở một số vùng thuộc phía Tây Nam của bán đảo (như xứ Yờmen, Hờgiadơ); “kinh tế hàng hóa tuy có phát triển, song chủ yếu vẫn chỉ là nguồn lợi có được từ việc thu thuế các thương nhân quá cảnh qua bán đảo A rập trên con đường buôn bán Đông – Tây” [5, 55-56]. - Về mặt xã hội: do sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế hàng hóa, “cơ cấu xã hội của người Arập dần dần tan rã”[4, 74]. Sự bất bình đẳng về sở hữu tài sản đã dẫn đến sự phân hóa trong nội bộ dân cư. Quan hệ bình đẳng giữa các thành viên công xã thị tộc trước đây được thay thế bằng quan hệ chủ nô và nô lệ. Mặc dù đó cú những thay đổi khá lớn trong quan hệ xã hội, song xã hội Arập trước khi Ixlam giáo ra đời vẫn còn tồn tại nhiều tập tục cổ hủ, hết sức dã man, như: chế độ đa thê, tục chọc mù mắt một số con vật để trỏnh vớa dữ, tục cột lạc đà chôn bên cạnh người chết… Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 - Về mặt tín ngưỡng: “Trước khi Ixlam giáo ra đời, cư dân Arập theo tín ngưỡng đa thần; họ thờ hòn đá trên sa mạc, cây cối trong các ốc đảo hoặc các động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên. Tương truyền, tại ngôi đền Caaba ở trung tâm Mecca có rất nhiều tượng thần của các bộ lạc, trong đó có một phiến đá đen dài khoảng 20cm được coi là biểu tượng sùng bái chung của các bộ lạc”[4, 74-75]. Đầu thế kỷ VII, con dường buôn bán Đông – Tây chuyển sang vùng vịnh Ba Tư, thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư. Việc mất quyền kiểm soát này đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của cư dân trên bán đảo Arập. Các thành phố lớn như Mecca, Yatơrộp… trở nên tiêu điều. Bọn quý tộc chủ nô mất đi một nguồn lợi lớn nên bắt đầu chuyển sang cho vay nặng lãi và bóc lột lao động nô lệ, dân nghèo thậm tệ hơn. Mâu thuẫn trong nội bộ các thị tộc, bộ lạc ngày càng gay gắt. Trong khi đó, bán đảo Arập đứng trước nguy cơ xâm lược của đế quốc Bidantium từ phía tây và đế quốc Ba Tư từ phía đông. Tình hình đó đòi hỏi phải có một chính quyền tập trung vững mạnh, có khả năng thống nhất các bộ lạc, duy trì nền thống trị, để khôi phục con đường buôn bán Đông – Tây, đẩy lùi nguy cơ bị xâm lấn và có thể mở rộng cuộc chiến tranh chinh phục các nước láng giềng. Song tín ngưỡng đa thần của các bộ lạc không những không đáp ứng được mà còn gây trở ngại cho khuynh hướng trên. Trong điều kiện lịch sử đó, đạo Ixlam – một tôn giáo chủ trương thờ độc thần, chủ trương liên kết mọi người, không phân biệt bộ lạc, coi mọi người Arập là anh em – đã ra đời và đóng vai trò hạt nhân trong việc thống nhất Arập. Sự ra đời của đạo Ixlam gắn liền với tên tuổi, cuộc đời của Mohammed (570 – 632). Ông sinh ra trong một gia đình thuộc bộ lạc có thế lực ở Mecca, mồ côi cha mẹ từ khi chưa đầy 6 tuổi, sau được ông nội nuôi. Khi ông nội mất, Mohammed đến ở với người chú, đi chăn gia súc, dẫn đường cho thương nhân qua sa mạc và sau đó đi làm thuê cho một bà thương gia góa chồng tên là Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 Khadia. Mặc dù chênh lệch về tuổi tác nhưng Mohammed đã cưới Khadia làm vợ. Từ đó, ông thoát khỏi cảnh sống bần hàn, ổn định về vật chất và tinh thần. Tương truyền rằng từ nhỏ Mohammed đã đam mê các vấn đề tôn giáo. Dù không biết đọc, biết viết nhưng ông là một người thông minh, giàu nghị lực. Năm 610, Mohammed được Chúa Trời cho gọi thông qua một vị thiên thần là Gabrien. Từ đó, ông tự xưng mình là sứ giả của Chúa Trời – Thánh Allah, và bắt đầu đi vào hoạt động truyền đạo. Khởi nghiệp hoạt động truyền giáo từ Mecca nhưng không có kết quả vì bị bọn quý tộc, thương nhân chống đối quyết liệt, Mohammed đã rời Mecca đến Yatơrép. Ở thành phố này, ụng đó tranh thủ được sự ủng hộ của cư dân và bà con thân thích nờn đó nâng cao được uy tín của mình. Năm 630, Mohammed mở cuộc hành hương về chinh phục lại Mecca, khẳng định sự có mặt của Ixlam giỏo trờn bán đảo Arập. 1.2 Quá trình truyền bá đạo Ixlam trên thế giới Ngay sau khi xuất hiện và làm chủ bán đảo Arập, đạo Ixlam đó cựng cỏc nhà chinh phục vượt qua biên giới nhiều nước, bắt đầu truyền bá vào các dân tộc khác, thực hiện chính sách chinh phục rộng lớn của mình. Có thể chia thành các thời kỳ sau: - Từ khoảng giữa thế kỷ VII đến giữa thế kỷ VIII: Là thời kỳ thống trị của triều đại Ô-mờ-i-ỏt, lãnh thổ của đế quốc Arập mở rộng đến mức tối đa: phía Tây giáp Bắc Phi, Tây Ban Nha; phía Đông kéo dài đến Tuốckextan và tây bắc Ấn Độ. Trung tâm Ixlam giáo là thành phố Đa mát (Xiri), các vua Hồi không do tuyển cử mà tự xưng vua, thực hiện chế độ cha truyền con nối. - Từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX: Dưới sự thống trị của vương triều Apbatxit, Ixlam giáo tiếp tục mở rộng sang phía Đông, châu Á và châu Phi. Đạo Ixlam đã trở thành tôn giáo thống trị một vùng lãnh thổ rộng lớn từ Tây Ban Nha đến vịnh Ba Tư. Trung tâm Ixlam giáo chuyển từ Đa mát sang Bát đa – trên sông Tigơrơ (Lưỡng Hà). Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 - Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII: vận mệnh Ixlam giáo lọt vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ, rồi người Mông Cổ. Tuy vậy, quá trình bành trướng vẫn được tiếp tục. Đạo Ixlam đã tiến tới tận Viên (Áo), Trung Quốc, rồi tiến xuống Ấn Độ, thâm nhập vào lục địa châu Phi. Đến thế kỷ XIV – XVI, đạo Ixlam vào Inđụnờxia. Để mở rộng và phát triển thế giới Ixlam giỏo, cỏc nhà chinh phục đã sử dụng mọi biện pháp: ngoài cưỡng bức cũn cú biện pháp khuyến khích vật chất, kinh tế, biện pháp xã hội, dùng sức ép tinh thần, tâm lý, tuyên truyền dai dẳng hoặc do sự suy tàn của tín ngưỡng địa phương, sự trùng hợp của các giai cấp thống trị với quyền lợi của những kẻ xâm lược… Tất cả những nhân tố đó đều nằm trong sự liên hệ chồng chéo, giúp cho đạo Ixlam được truyền bá rộng rãi hơn, nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo thế giới. Song song với quá trình bành trướng và truyền bá đạo Ixlam đến các khu vực, cỏc vựng đất mới, thì kinh tế - văn hóa – khoa học kĩ thuật – nghệ thuật Ixlam giáo cũng không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. - Trong những thế kỷ XIX – XX: Đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, hầu hết các lãnh thổ của người Ixlam giỏo đó trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc. Nhân dân các quốc gia theo đạo Ixlam đã nổi dậy đấu tranh chống lại bọn thực dân. Cùng với việc thức tỉnh ý thức dân tộc, các quốc gia Ixlam giỏo cũn tiến hành cải cách và mở rộng thế giới Ixlam giáo, tiếp tục có những đóng góp cho sự tiến bộ chung của nhân loại. Hiện nay, thế giới đạo Ixlam đang đứng trước những vấn đề khó khăn như: những mâu thuẫn về chính trị, kinh tế, dân tộc, tụn giỏo… khiến cho nó trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Mặc dù vậy, Ixlam giáo vẫn luôn tìm cách để thích ứng và hòa nhập với sự phát triển chung của thế giới. 1.3 Sự truyền bá đạo Ixlam ở Đông Nam Á Ixlam giáo truyền bá trên thế giới từ thế kỷ VII, nhưng cho đến thế kỷ XIII – XIV mới bành trướng thế lực sang Đông Nam Á. Trên thực tế, vào Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 thời điểm này, những thế lực của người Arập Ixlam giỏo đó suy yếu về nhiều mặt, do vậy, không gây ấn tượng sâu sắc trong toàn bộ khung cảnh văn hóa của khu vực này. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các tôn giáo khỏc thỡ ảnh hưởng của Ixlam giáo đối với Đông Nam Á cũng không phải là nhỏ. Nó cũng ảnh hưởng và chi phối tới nhiều mặt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các nước Đông Nam Á, nhất là cỏc vựng hải đảo, đặc biệt trong đó cú Inđụnờxia, Malaixia, Philippin. Vào cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV, Malắcca trở thành trung tâm buôn bán sầm uất – là nơi tập trung sự buôn bán của các thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư, Arập. Do vậy, các triều quốc khác xem Malắcca là chỗ dựa tinh thần của họ, trong đó có một số tiểu quốc đã lệ thuộc Malắcca sau khi đã tiếp thu Ixlam giáo qua các thương nhân Ấn Độ. Cũng qua các mối liên hệ buôn bán với Malắcca mà cỏc vựng phía bắc Java, đạo Ixlam cũng đã xâm nhập được vào đây. Như vậy, đạo Ixlam du nhập vào các nước Đông Nam Á (Mã Lai, Java…) là do các thương nhân Ấn Độ theo Ixlam giáo chứ không phải là do người Arập truyền vào. Cũng bởi lẽ đó mà đạo Ixlam đến Đông Nam Á đó cú nột khác với bản thân nó ở Arập, nú đó cú sự hòa nhập ở một mức độ nhất định với nền văn hóa Ấn Độ. Cụ thể: Cũng như Phật giáo và Hinđu giáo, Ixlam giáo đến Đông Nam Á không phải bằng con đường gươm giáo, bằng những cuộc chiến tranh “thần thỏnh” như đã từng diễn ra ở Trung Cận Đông và Ấn Độ mà bằng con đường hòa bình. Chính vì vậy, ngay từ đầu nó dễ dàng được người dân địa phương tiếp nhận và trên thực tế, càng ngày Ixlam giáo càng gây được nhiều ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa ở các quốc gia hải đảo. - Ở một số tiểu quốc, vua đồng thời là giáo chủ (Khalifat), do đó, về chính trị, tiểu quốc đú đó biến thành Hồi quốc. Ví dụ, ở Philippin, tiểu quốc Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 Ixlam giáo đầu tiên là Sulu (vào thế kỷ XV), sau đó là tiểu quốc Ixlam giáo thứ hai ở phía Nam đảo Minđanao (thế kỷ XVI). - Về kinh tế: từ khi đạo Ixlam được truyền vào Đông Nam Á, ở các quốc gia Inđụnờxia và Malaixia, các hoạt động thương mại, buôn bán càng trở nên tấp nập, mà rõ nhất là Malăcca. - Về văn hóa: hàng loạt trường học Ixlam giáo ra đời. Tại đây, người ta không chỉ dạy kinh Coran, giỏo lớ thuần túy, lịch sử đạo Ixlam mà còn mở rộng dạy các lĩnh vực tri thức khác. Chẳng hạn, ở Đại học Ixlam giáo Quốc tế Malaixia, có cả khoa Y học, Luật, Kinh tế, Thương mại, Tài chính, Nghệ thuật và Nhân văn. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay, đạo Ixlam vẫn đóng vai trò lớn lao ở Malaixia, Inđụnờxia và một phần Philippin. Rất nhiều tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa Ixlam giáo ra đời ở các quốc gia này. Thủ tướng Malaixia Mahathir Mohamed đã từng tuyên bố: “Cỏc đường lối của Malaixia được xây dựng trên nguyên tắc của đạo Ixlam”. Điều này chứng tỏ Ixlam giáo vẫn đang là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân Malaixia nói riêng và cho thế giới tín đồ Ixlam giáo ở Đông Nam Á nói chung. 2. Đạo Ixlam ở Việt Nam 2.1 Quá trình truyền bá Theo một số tài liệu thì bắt đầu từ thế kỷ XI, người Việt Nam đó có sự tiếp xúc, buôn bán với một số thương nhân theo Ixlam giáo ở vựng Tõy - Nam Á. Những thương nhân này đã đem theo “hơi hướng” của đạo Ixlam đến nước ta. Nhưng phải đến thế kỷ XV, Ixlam giáo mới chính thức du nhập vào Việt Nam. Vậy bằng con đường nào và thời gian nào thì Ixlam giáo được truyền bá vào dân tộc Chăm? Sự tiếp thu đạo Ixlam của người Chăm diễn ra trong một hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. “Thế kỷ XV, nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam đạt đến mức cực thịnh và chú trọng mở mang bờ cõi. Năm 1471, Lờ Thỏnh Tụng Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 chinh phục vương quốc Chăm Pa; người Chăm đã dồn tụ về phía nam đốo Cự Mụng (từ Phan Rang trở vào) và thiết lập nên vương quốc Chiêm Thành. Trong thời gian tồn tại vương quốc Chiêm Thành, dân chúng sống trong một tâm trạng bi quan, không ổn định. Mặt khác, ngay từ thế kỷ XV, ngành hàng hải của người Chăm đã phát triển khá mạnh. Thông qua buôn bán, người Chăm được tiếp xúc với các thương nhân Ixlam giáo người A rập, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc… và biết đến một tôn giáo mới là đạo Ixlam.”[6, 171]. Như vậy, Ixlam giáo bắt đầu truyền bá đến người Chăm từ thế kỷ XV, khi vương quốc Chămpa đang suy yếu và đi đến chỗ diệt vong. Bên cạnh đú, cũn rất nhiều ý kiến khác nhau trong khi xác định thời gian đạo Ixlam du nhập vào Việt Nam: -“Gần đây, khi nghiên cứu về Islam ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học gần thống nhất với nhau về sự có mặt của Islam tại Việt Nam và Đông Nam Á vào khoảng thế kỉ IX”.[1, 45] -“Ixlam giáo du nhập vào Chămpa vào nửa cuối thế kỷ X” [7, 39]. Để minh chứng cho ý kiến này, tác giả đã nêu lên dẫn chứng: “… một phát hiện khảo cổ học với hai tấm bia kí, một có niên đại 1025 – 1035 và một bia có niên đại 1039. Nội dung của hai tấm bia này cho thấy Ixlam giỏo đó du nhập vào cộng đồng người Chăm từ thế kỷ X” [7, 39] -GS, Nguyễn Văn Kiệm, trong bài viết “Đạo Hồi ở Đông Dương” đã nhận định: “rất có thể là đạo Hồi đã được du nhập từ thế kỷ XI bởi thương gia Ả Rập, Ba Tư hoặc Ấn Độ, nhưng ở đây đạo Hồi rất ít tiến triển và hẳn là nếu không có các sự nhập cư của người Mã Lai vào các thế kỷ XIV và XVI đã gìn giữ là truyền bá đạo này thỡ nú đó bị biến mất rồi. Cũng chính những sự nhập cư này đã bảo toàn được sự trong sáng của đạo Hồi ở đây và duy trì được mối liên hệ của họ với người Chàm ở Campuchia và ở Nam Kỳ”[2, 79] -Năm 1922, P.Ravaisse công bố hai bản chữ Arỏp do một sĩ quan hải quân phát hiện “ở gần bờ biển miền Trung Việt Nam”, trong đó bản thứ nhất chỉ dẫn ngôi mộ của một người tên là Abu Kamil có niên đại 21 – 11 – 1039, Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 bản thứ hai “nột chữ thô xấu và sứt sát hơn”, cho biết “về một thông báo cho cộng đồng A ráp, Ba Tư, cần phải cư xử thế nào với dân bản địa trong giao tiếp và giao dịch. Bản thứ hai không có niên đại, song cả hai cùng thời, có nét chữ thuần khiết Aráp Phatimit, Điều đó dẫn tới đoán định của Ravaisse về sự hiện diện của Hồi giáo vào thế kỷ XI ở vương quốc Chămpa.” [3, 51] Vậy trong điều kiện xã hội nào, một bộ phận người Chăm tiếp nhận đạo Ixlam, trong khi người Chăm đang theo đạo Phật và đạo Bàlamụn? Vào khoảng thế kỷ XVI, khi quốc gia Chămpa ngày càng suy yếu, chiến tranh liên miên xảy ra giữa Chămpa với các nước láng giềng làm cho mâu thuẫn xã hội càng phức tạp, đời sống nhân dân khó khăn. Có lẽ chính điều đó làm cho niềm tin vào đạo Phật và đạo Bàlamôn ngày càng giảm trong lòng một bộ phận dân chúng. Điều kiện đó tạo cơ hội cho đạo Ixlam cùng với đức tin vào thánh Allah được truyền bá và ăn sâu vào tâm thức của người Chăm. 2.2 Quá trình phát triển Ixlam giáo ở Việt Nam chủ yếu là trong dân tộc Chăm. Người Chăm là một trong những tộc người thiểu số sống trên lãnh thổ nước ta, người Chăm chiếm khoảng 1% cộng đồng người Việt. Họ phân bố ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Thuận Hải, An Giang và phân bố rải rác ở một số nơi như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh… Sau khi tiếp xúc với đạo Ixlam, “năm 1693, sau một lần vua Chăm nổi dậy, chúa Nguyễn đem quân đánh dẹp và lập ra tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Hầu hết người Chăm di cư về phía Tây và Tây Nam, đến vựng Chõu Đốc và một số vựng trờn lãnh thổ Campuchia. Số người Chăm từ Việt Nam sang Campuchia đều theo Hồi giáo, chỉ có phần lớn người Chăm ơ Thuận Hải là theo đạo Hinđu. Số người Chăm theo Hồi giáo đông hơn cả là ở Châu Đốc, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn một số ít người Ấn Độ, Malaixia và gần đây có cả người Việt (Kinh) cũng theo Hồi giáo (song số lượng không đáng kể)” [6, 171-172]. Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học K17 “Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vấn đề người Chăm và đạo Hồi bị Pháp và Mỹ lợi dụng để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng Việt Nam. Chỳng đó dựng lên Mặt trận giải phóng Chăm-pa là một trong ba thành viên của Phun-rụ, đồng thời thao túng chi phối các hoạt động của Hiệp hội Chăm-pa Hồi giáo Việt Nam – một hình thức tổ chức giáo hội của người Chăm Ixlam do Mỹ - ngụy lập ra năm 1965. Sau 1975, một số người Chăm theo đạo Hồi di tản ra nước ngoài; số còn lại vừa làm nghĩa vụ công dân của một Tổ quốc thống nhất, vừa hoạt động tôn giáo bình thường. Năm 1983, một số phần tử phản động sống lưu vong ở Mỹ và Canada dựng lại tổ chức Mặt trận giải phóng Chăm-pa và có những hoạt động nhằm ngăn trở con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Trong những năm gần đây, các tổ chức Hồi giáo quốc tế như Liên minh Hồi giáo thế giới, Liên hiệp Hồi giáo Đông Nam Á và một số nước Hồi giáo như Arậpxờỳt, Libi, Inđụnờxia, Malaixia đã đề nghị đặt quan hệ với Hồi giáo Việt Nam. Theo điều tra dân số năm 1989, dân số người Chăm có 93.510 người, trong đó có gần 45.000 người theo Hồi giỏo” [6, 172-173] “Theo điều tra dân số năm 1999, số người Chăm ở Việt Nam là trên 110.000 người, trong đó có 63.147 tín đồ đạo Hồi, với 699 chức sắc và 77 thánh đường” (Theo Bài 4: Hồi giáo, đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo ở Việt Nam, tr162, Tập bài giảng Lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo,) Hiện nay, người Ixlam Việt Nam cư trú khá tập trung trong các Palei bên cạnh các Masjid (Thánh đường) hoặc Surau (Tiểu Thánh đường). “Năm 1998 tại Việt Nam có hơn 60 Thánh đường và Tiểu Thánh đường” [1, 46] Nhưng ban đầu, hầu hết các Thánh đường và Tiểu Thánh đường chỉ đều xây dựng bằng gỗ, lợp lá, tường bằng ván tre, vách đất. Trước năm 1975, nhiều Thánh đường và Tiểu Thánh đường đã được xây dựng lại bằng xi măng (bê [...]... 1975 và nhất là trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới, kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước, nên ngoài sự đóng góp của người Ixlam ở trong nước, sự quan tâm và sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam cũn cú cả sự đóng góp tài chính của người Ixlam anh em ở nước ngoài, đặc biệt là sự giúp đỡ khá thường xuyên của các cá nhân và các tổ chức Ixlam các tổ chức quốc gia Đông Nam Á, nên nhiều Thánh... tuy ít nhiều có sự khác biệt trong việc thực hiện các giáo lý, giáo luật, nhưng cả hai cộng đồng người Chăm Ixlam và Chăm Bani đều cho rằng đạo Ixlam là một tôn giáo thiêng liêng, họ đều tôn thờ thánh Allah và là những tín đồ Ixlam giáo thực thụ 2/ Một số nét riêng biệt trong thực hiện giỏo lớ, giới luật Các nước Ixlam giáo ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã tiếp biến đạo Ixlam một cách có chọn lọc,... hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo Động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ… Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động... việc bảo vệ tín ngưỡng Ixlam và phối hợp với chính quyền chăm lo mọi mặt thuộc về tôn giáo, đời sống xã hội cho cộng đồng Islam Cộng đồng Ixlam ở Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam theo một quá trình lịch sử hết sức phức tạp Cùng với sự hình thành và phát triển đạo Ixlam ở Việt Nam, các tín đồ đã chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự suy vong của nhà nước Chămpa (cổ), sự tác động của nhiều nền... che mặt và phải chịu nhiều tập tục khắt khe, lạc hậu Tóm lại, chính những đặc trưng độc đáo trên đã định hình điểm khác biệt riêng của Ixlam giáo so với các tôn giáo lớn khỏc trờn thế giới 2.3.2 Một số nét đặc trưng của đạo Ixlam ở Việt Nam 1/ Hình thành hai bộ phận: Chăm Ixlam và Chăm Bani Trong lịch sử phát triển của mình, đạo Ixlam Việt Nam đó tách thành hai cộng đồng là người Chăm Ixlam và người... của đạo Ixlam Bên cạnh những điểm khác biệt với các tôn giáo lớn khỏc trờn thế giới về thời gian và hoàn cảnh ra đời; xét về nội dung giỏo lớ, giới luật, đạo Ixlam cũn cú những nét đặc trưng riêng biệt sau: 1/ Đạo Ixlam là “một tôn giáo độc thần tuyệt đối, và ý thức bảo vệ sự độc tôn của Thánh Allah trong đại đa số tín đồ là rất cao” [5, 56] Vị thần duy nhất mà các tín đồ Ixlam giáo tôn thờ là Thánh Allah... cục Chính trị, Một số hiểu biết về tôn giáo – Tôn giáo Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân , Hà Nội, 1993 7 Bá Trung, Cộng đồng người Chăm Islam giáo ở Việt Nam với đời sống xã hội, Tạp chí NCTG, Số 2 – 2005 8 Đặng Nghiêm Vạn (cb), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001 9 Lê Thị Quyên,“Những nét riêng biệt của Hồi giáo ở một số nước Đông Nam Á Luận văn tốt nghiệp,... kia thế giới Ở các nước Ixlam giỏo Đụng Nam Á, những ngày lễ kết thúc tháng ăn chay cũng được thực hiện, nhưng tính chất của ngày lễ này cũng khác so với Ixlam giáo chính thống Đối với người Chăm ở Việt Nam, “ngày lễ kết thúc tháng ăn chay bao giờ cũng được tổ chức trọng thể hơn và các tín đồ hào hứng đón ngày lễ dó Ngày lễ “nhập chay” các tín đồ chỉ tổ chức một buổi cầu nguyện vào 10 giờ sáng tai các... với người Chăm Ixlam ở Nam Bộ) Vì thế, nhiều người Ixlam Việt Nam có thể đọc được kinh Coran, đọc được tiếng Jawi của Malaixia, In đụ nờ xia để hiểu biết thêm về đạo Ixlam Ngoài ra, cộng đồng Ixlam ở Việt Nam Bài tập điều kiện K17 Vũ Thị Mai Liên - Cao học còn phải học tiếng Việt Tiếng Việt ngày nay không chỉ giúp người Ixlam Việt Nam (đa số nói tiếng Chăm) giao tiếp, tìm hiểu Ixlam và các hoạt động... địa Do đó, Ixlam giáo khi xâm nhập vào đồng bào người Chăm ở Việt Nam đã không thay đổi được triệt để cơ chế xã hội, hệ thống tư tưởng và nếp sống tôn giáo như ở một số nước Trung Cận Đông và Bắc Phi; trên thực tế, nú đó ít nhiều thay đổi về giáo luật, quy định cho phù hợp với truyền thống văn hóa bản địa Tựu chung lại, đạo Ixlam ở Việt Nam trong việc thực hiện thống nhất những giỏo lớ, giới luật chung . Vài nét tìm hiểu về sự truyền bá đạo Ixlam trên thế giới và ở Đông Nam Á Đạo Ixlam – ra đời từ thế kỷ VII sau công nguyên trên bán đảo Arập – không những là một trong ba tôn giáo lớn trên thế. trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Mặc dù vậy, Ixlam giáo vẫn luôn tìm cách để thích ứng và hòa nhập với sự phát triển chung của thế giới. 1.3 Sự truyền bá đạo Ixlam ở Đông. quốc Ixlam giáo thứ hai ở phía Nam đảo Minđanao (thế kỷ XVI). - Về kinh tế: từ khi đạo Ixlam được truyền vào Đông Nam Á, ở các quốc gia Inđụnờxia và Malaixia, các hoạt động thương mại, buôn bán

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan