Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường thpt huyện thanh ba-tỉnh phú thọ

38 313 1
Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường thpt huyện thanh ba-tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA QUẢN LÍ GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUẢN LÍ GIÁO DỤC TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT HUYỆN THANH BA-TỈNH PHÚ THỌ TÊN TÁC GIẢ VŨ THUỲ DUNG NGUYỄN THỊ VÂN ANH Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA QUẢN LÍ GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUẢN LÍ GIÁO DỤC TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT HUYỆN THANH BA-TỈNH PHÚ THỌ TÊN TÁC GIẢ VŨ THUỲ DUNG NGUYỄN THỊ VÂN ANH Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2011 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THPT: trung học phổ thông 3 MỤC LỤC Mở đầu… ………………………………………………………………………5 Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài……………………………………… 8 Chương II: Thực trạng biện pháp quản lí hoạt động dạy hoc của hiệu trưởng trường THPT Thanh Ba-huyện Thanh Ba-tỉnh Phú Thọ………………………18 Chương III: Đầ xuất biện pháp quản lí hoạt động dạy hoc…………………….34 Kết luận……………………………………………………………………… 36 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng thống kê phát triển trường lớp, học sinh năm 2007-2010 Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học trong nhà trường Bảng 2.3: Đánh giá tầm quan trọng của hoạt động dạy học ở trường THPT Thanh Ba Bảng 2.4: Đánh giá mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học của trường THPT huyện Thanh Ba Bảng 2.5: Đánh giá thực tế của hoạt động dạy học của trường THPT huyện Thanh Ba Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng biện pháp quản lí hoạt động dạy học của giáo viên trường THPT huyện Thanh Ba Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng biện pháp quản lí hoạt động học của học sinh trường THPT Thanh Ba Bảng 2.8: Thực trạng sử dụng biện pháp quản lí hoạt động hỗ trợ dạy học ở THPT Thanh Ba Bảng 2.9: Thực trạng sử dụng biện pháp quản lí công tác thanh kiểm tra nội bộ trường THPT Thanh Ba Bảng 2.10: Thực trạng sử dụng biện pháp cải tiến công tác quản lí của hiệu trưởngTHPTThanhBa 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận Lý luận dạy học là một trong những nội dung chính của lý luận giáo dục. Hoạt động dạy học được lý luận dạy học đánh giá là một hoạt động trọng tâm, thường diễn ra, trong quá trình dạy học với sự tham gia của nhiều nhân tố. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, lý luận dạy học cũng không ngừng được hoàn thiện để phát triển hơn nữa? Chính vì điều này mà hoạt động dạy học cũng được nhiều nhà khoa học giáo dục chú trọng nghiên cứu và ngày càng dành được nhiều quan tâm. Hiện nay, hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học, nó cũng là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông. Đồng thời nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng phổ thông là phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 1.2. Về mặt thực tiễn Trên thực tế, việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trung học học phổ thông huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa cao, dẫn tới tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nhất định trong công tác quản lý hoạt động dạy học, để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Hơn thế nữa, trước tình hình nền kinh tế của huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ đang trên đà phát triển và hội nhập đòi hỏi ngành giáo dục cần đề ra những biện 6 pháp nhất định để có thể đáp ứng được yêu cầu mà nhu cầu xã hội đặt ra. Một trong những nhiệm vụ chính mà ngành giáo dục huyện Thanh Ba cần đặt ra đó chính là phát triển hơn nữa hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu Trưởng ở Trường trung học phổ thông huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Đề ra biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở Trường Trung học phổ thông huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ 3.2. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động dạy học trong Trường trung học phổ thông huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Địa bàn Trường trung học phổ thông huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. 5. Giả thuyết khoa học 7 Hiện nay, hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng của đơn vị mình. Tuy nhiên công tác quản lý của hiệu trưởng còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở Trường THPT. Tìm hiểu thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý các hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp điều tra, khảo sát. Phương pháp phân tích, tổng hợp. 8 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lí luận về quản lí 1.1.1. Quản lí Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, mọi hoạt động của đời sống xã hội đều cần tới quản lí. Quản lí vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật của người quản lí trong việc điều khiển hệ thống xã hội cả về ở tầm vi mô và vĩ mô. Quản lí xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp với những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung. Các Mác đã nói đến sự cần thiết của quản lí: “ bất kì một hoạt động nào có tính chất xã hội và chũng ta trực tiếp được thự hiện với quy mô tương đối lớn đều ít nhiều cần đến sự quản lí”. Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lí trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Quản lí trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Vậy quản lí được hiểu như thế nào? Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lí. Có quan điểm cho rằng: quản lí là quá trình điều khiển của chủ thể quản lí đối với đối tượng để đạt được mục đích đã định. Hay: quản lí là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác. Hay: quản lí là tác động có hướng đích của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí nhằm thực hiện mục tiêu đã định. Hầu hết mọi người đều cho rằng: quản lí chính là các hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Từ những ý chung của các định nghĩa này và xét quản lí với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra. Trong định nghĩa này, cần chú ý đến một số khía cạnh: 9 - Quản lí bao giờ cùng là một tác động có hướng đích, có mục tiêu xác đinh. - Quản lí thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận là chủ thể quản lí và đối tượng quản lí, đây là mối quan hệ đồng cấp và không bắt buộc. - Quản lí bao giờ cũng là quản lí con người. - Quản lí là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. Như vậy, quản lí là một hoạt động tất yếu của xã hội. Quản lí là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác, lựa chọn, tổ chức, và thực hiện có hiệu quả những nguồn lực, những tiềm năng, và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra trong một môi trường đầy biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố : chủ thể, đối tượng, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý. 1.1.2. Quản lí giáo dục Khái niệm “quản lý giáo dục” được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng có hai cấp độ chủ yếu trong quản lý giáo dục thường thấy là : cấp vĩ mô và cấp vi mô. Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục là những tác động tự giác ( có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của hệ thống ( từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường ) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động tự giác ( có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. 10 [...]... thể thấy công việc của người quản lý nhà trường là : hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò 1.3 Quản lí hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo... chức năng trên 1.2 Hoạt động dạy học 13 Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có... trạng hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông Thanh Ba- huyện Thanh Ba- tỉnh Phú Thọ Để đánh giá khách quan được thực trạng hoạt động dạy học ở Trường trung học phổ thông Thanh Ba– huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các phương pháp sau : - Xây dựng các phiếu trưng cầu ý kiến về vấn đề thực tế của hoạt động dạy học ở Trường trung học phổ thông Thanh Ba - huyện Thanh. .. phát triển của học sinh, đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu giáo dục 18 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT THANH BA-TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Vài nét về trường trung học phổ thông Thanh Ba Trường trung học phổ thông Thanh Ba được thành lập từ năm học 1954_1955 theo quyết định của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ, để nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh... các biện pháp quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học của giáo viên hầu hết được sử dụng thường xuyên Cho thấy sự quan tâm của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học của giáo viên trong nhà trường Tuy nhiên vẫn nhận thấy mức độ sử dụng các biện pháp là không đồng đều Biện pháp (5) và biện pháp (6) có được quan tâm sử dụng nhưng mức độ chưa cao 2.3.2 Thực trạng sử dụng biện pháp quản lí hoạt động. .. LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng 1 Xây dựng và nâng chất lượng đội ngũ giáo viên Mục tiêu chính của biện pháp này nhằm củng cố trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp của. .. kiến của giáo viên cho rằng hoạt động học tập của học sinh là rất cần thiết thông qua biện pháp kiểm tra đánh giá học sinh từng học kì và cả năm học vì đó một nội dung rất quan trọng nó phản ánh được kết quả học tập của học sinh trong quá trình giáo dục Mặc dù các biện pháp quản lý hoạt động học tập của hiệu trưởng đối với học sinh không đồng đều nhau nhưng biện pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động. .. nhà trường đặt ra Có nhiều ý kiến cho rằng hoạt động dạy học quan trọng nhưng hoạt động học của học sinh quan trọng hơn vì học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học, chủ động, tích cực trong học tập, người thầy đóng vai trò hướng dẫn Như vậy phần lớn giáo viên này chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động dạy học, vì hoạt động dạy học bao gồm cả hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của. .. học phổ thông Thanh Ba- huyện Thanh Ba- tỉnh Phú Thọ 2.3.1 Thực trạng sử dụng biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên Bảng 2.6 : Thực trạng sử dụng biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên trường THPT Thanh Ba Mức độ(%) 1 Nội dung biện pháp Việc thực hiện chương trình dạy của giáo viên Thường Bình Không xuyên STT thường bao giờ 81 13 6 2 Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên... với mọi hoạt động của nhà trường 1.4.2 Hiệu trưởng và công tác quản lí hoạt động dạy học 1.4.2.1 Hiệu trưởng và công tác quản lí hoạt động dạy của giáo viên Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học : là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cắt xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng . các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý các hoạt động dạy học của hiệu trưởng. của hoạt động dạy học của trường THPT huyện Thanh Ba Bảng 2.5: Đánh giá thực tế của hoạt động dạy học của trường THPT huyện Thanh Ba Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng biện pháp quản lí hoạt động dạy. trung học phổ thông huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Đề ra biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của

Ngày đăng: 23/04/2015, 09:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan