Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam

120 605 2
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các nguồn số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề dùng để bảo vệ một học vị khoa học nào. Các thông tin trách dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Hải LỜI CẢM ƠN Có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này trước tiên Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Viện Đại học Mở Hà Nội, các Thầy Cô khoa Sau đại học cùng các thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GSTS. Đàm Văn Nhuệ là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, các em HSSV đã tạo điều kiện cho Tôi thu thập số liệu, thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Gia Lâm Hà Nội, khu công nghiệp phố Nối Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi thu thập thông tin trong thời gian qua. Cảm ơn gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên và giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Dù đã hết sức cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiết sót, tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Hải MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông nam á BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo BLĐTBXH Bộ lao động thương binh xã hội CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa CBCNV Cán bộ công nhân viên CĐN Cao đẳng nghề CNTT Công nghệ thông tin GDĐT Giáo dục đào tạo GDNN Giáo dục nghề nghiệp HSSV Học sinh sinh viên HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật KTMNVN Kỹ thuật mỹ nghệ Việt Nam KTTT Kinh tế thị trường KTXH Kinh tế xã hội MT Mục tiêu ND Nội dung NNL Nguồn nhân lực PP Phương pháp QTM Quản trị mạng TB Thiết bị THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TMQ Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTDN Trung tâm dạy nghề TW Trung ương WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Dự báo trong những năm tới ngoài các nguồn lực vật chất, Việt Nam còn cần ít nhất khoảng 25 triệu lao động có trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề và kỹ sư thực hành. Để đáp ứng nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ CNH, HĐH đất nước, nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: "Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề". Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước công tác dạy nghề đã dần đi vào ổn định và có bước phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động. Nhưng chúng ta cũng thừa nhận rằng dạy nghề vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần phải giải quyết như: quy hoạch hệ thống đào tạo nghề còn thiếu, hầu như tự phát, cơ cấu nghành nghề mất cân đối, chưa đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, việc kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường trong quá trình đào tạo chưa được nhìn nhận đúng mức. Chất lượng đào tạo nghề hiện nay đang là một vấn đề đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Chương trình đào tạo của các trường nghề trong hệ thống giáo dục phần lớn còn nặng tính lý thuyết hàn lâm, chưa quan tâm đúng mức đến rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động sáng tạo và đặc biệt là thiếu tính cập nhật mới. Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là thuyết trình thiếu sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại khác, không thích ứng với khối lượng tri thức mới đang tăng nhanh, không khuyến khích sự chủ động sáng tạo của người học, chưa lấy người học làm trung tâm trong quá trình đào tạo. Tính chuyên nghiệp trong quản lý nhà trường còn bất cập, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của các trường nhìn chung còn thiếu thốn và lạc hậu. Năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO đã có tác động rất lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực ở các trình độ, trong đó có công tác đào tạo nghề. Nhu cầu về lao động giản đơn sẽ giảm nhưng nhu cầu về lao động kỹ thuật có chất lượng cao lại tăng. 1 Như vậy, các trường đào tạo nghề đang đứng trước bài toán làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo trong khi lại phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là một đơn vị trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, là trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quyết định số 1305/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2008 của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội trên cơ sở Trường Trung cấp nghề Thủ công - Mỹ nghệ Việt Nam. Là một trường trọng điểm quốc gia về đào tạo nghề, nhiệm vụ của trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực kinh tế hợp tác xã và mở rộng đào tạo phục vụ cho các lĩnh vực ngành nghề công nghiệp, dịch vụ khác. Trong những năm vừa qua kết quả đào tạo của nhà trường đã đạt được một số thành tích nhất định, công tác nâng cao chất lượng nhà trường luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên do việc phát triển nóng từ trường dạy nghề lên Trung cấp nghề rồi nâng cấp lên Cao đẳng nghề chỉ trong vòng 5 năm nên công tác đào tạo và nâng cao chất lượng còn bộc lộ những việc làm chưa đúng hướng và hạn chế như: công tác quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, công tác quản lý HSSV, công tác quy hoạch đầu tư thiết bị thực hành Vấn đề chất lượng đào tạo là sống còn đối với nhà trường. Thực tế công tác đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam và kết quả đào tạo cụ thể trong những năm qua như thế nào? Hiện nay nhà trường đã làm gì và cần phải áp dụng những giải pháp trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đào tạo? Chiến lược phát triển nhà trường như thế nào? Bản thân đang công tác tại trường Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam”. 2. Tổng quan nghiên cứu Hiện nay đã có một số đề tài sau nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ hoặc chất lượng đào tạo trong nhà trường: - Tác giả Đặng Văn Doanh với đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên” năm 2008. - Tác giả Vũ Thị Phương Oanh với đề tài "Nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng biện pháp tăng cường sự liên kết giữa trường đào tạo nghề với doanh nghiệp" năm 2008. 2 - Tác giả Quách Thị Hảo với đề tài “Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội” năm 2010. -Tác giả Đào Thị Phương Nga với đề tài "Tăng cường sự liên kết giữa trường dạy nghề với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm nâng cao chất tạo nghề" năm 2010. -Tác giả Trần Thị Ngát với đề tài "Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Duyên Hải Hải phòng" năm 2011. - Tác giả Lê Thị Huệ với đề tài "Nâng cao năng lực giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội" năm 2012. Các đề tài trên tập trung nghiên cứu chiến lược phát triển nguồn nhân lực hoặc đi sâu nghiên cứu một vấn đề về nâng cao chất lượng hoặc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng một nghề được đào tạo trong nhà trường. Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng tổng thể cho một trường Cao đẳng nghề. Để làm được điều này trong phạm vi của luận văn Tôi sẽ đi phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm vừa qua của nhà trường khi đó mới đề ra được các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu của nhà trường trong thời gian tới. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục tiêu Đánh giá công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam trong ba năm từ 2009 - 2012. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nhà trường giai đoạn 2013 - 2015. 3.2.Nhiệm vụ - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề và các giải pháp đã áp dụng tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012. - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu 3 - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. 4.2.Phạm vi nghiên cứu 4.2.1.Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chủ yếu sau: - Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012. - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015. 4.2.2.Phạm vi về không gian - Đề tài thực hiện nghiên cứu tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. - Đề tài chỉ giới hạn ở lĩnh vực nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 4.2.3.Phạm vi về thời gian - Đề tài được nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam từ 2009 - 2012. - Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đề xuất cho giai đoạn 2013 - 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1.Quy trình nghiên cứu 5.2.Phương pháp nghiên cứu 5.2.1.Thu thập tài liệu - Thu thập tài liệu đã công bố gồm: +Số lượng HSSV tuyển sinh hàng năm vào nhà trường. 4 Cơ sở lý luận về đào tạo nghề Thực trạng vấn đề nâng cao chất lượng tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012 Quan điểm, phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015 Các phương pháp nghiên cứu [...]... thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012 Chương 3: Quan điểm, phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1 .Đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.1.1.Vị trí của đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân Theo Luật giáo dục năm 2005 tại. .. văn -Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo nghề và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề -Hai là, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng 5 nghề Kỹ thuật Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 200 9-2 012, đưa ra những đánh giá , nhận xét về ưu điểm và tồn tại của nhà trường về vấn đề nâng. .. nâng cao chất lượng đào tạo -Ba là, chỉ ra khó khăn thách thức của nhà trường trong giai đoạn tới và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường 7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận luận văn có ba chương: Chương 1: Cơ cở lý luận nâng cao chất lượng đào tạo nghề Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật -. .. trình đào tạo Trong 6 nhân tố trên thì mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo và phương pháp đào 14 tạo được xem là 3 trong 4 thành tố của chương trình đào tạo Thành tố thứ tư của chương trình đào tạo là cách thức đánh giá kết quả đào tạo 1.3 .Chất lượng đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề 1.3.1.Khái niệm chất lượng ,chất lượng đào tạo nghề 1.3.1.1 Khái niệm chất lượng Chất lượng. .. dung đào tạo và hướng tới đạt mục tiêu đào tạo trong các môi trường và điều kiện dạy học cụ thể Trong “Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường thì quá trình đào tạo bao gồm sáu nhân tố chủ yếu sau: - Mục tiêu đào tạo MT - Nội dung đào tạo ND - Phương pháp đào tạo PP - Lực lượng đào tạo GV (giáo viên, thợ lành nghề) - Đối tượng đào tạo HS (học sinh) - Phương tiện, thiết bị dạy học TB(cơ sở vật chất) ... để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn Các hình thức đào tạo nghề bao gồm: đào tạo nghề mới, đào tạo lại nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề + Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người... nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo Chất lượng đào tạo nghề phản ánh ở tay nghề (kỹ năng nghề nghiệp), người học nghề sau khi học xong có thể vận dụng được những kiến thức đã đào tạo vào trong thực tiễn Chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, của cả hệ thống đào tạo nghề. .. định chất lượng trường Cao đẳng nghề: Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường Cao đẳng nghề được sử dụng để các trường Cao đẳng nghề tự kiểm định, đánh giá và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề của nhà trường; cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thực hiện việc kiểm định, công nhận hoặc không công nhận các trường Cao đẳng nghề đạt... nghề Chất lượng đào tạo nghề biến đổi theo thời gian và theo không gian dưới tác động của các yếu tố Như vậy, Chất lượng đào tạo nghề là tập hợp các đặc tính của đào tạo nghề, là tiềm năng của cơ sở đào tạo để thõa mãn nhu cầu của xã hội về học nghề 1.3.2 Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề Theo quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất. .. làm Hệ thống đào tạo nghề căn cứ vào thời gian đào tạo, đào tạo dạy nghề được chia làm hai loại: + Đào tạo dạy nghề dài hạn (gồm đào tạo mới và đào tạo lại): Là hình thức đào tạo phổ biến tại các trường chính qui của Nhà nước, các Bộ, Ngành và các tỉnh Thời gian đào tạo nghề dài hạn thường từ một năm trở lên + Đào tạo dạy nghề ngắn hạn: Là cách tổ chức dạy nghề trong thời gian ngắn từ ba đến mười hai . sau: - Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012. - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật. các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1 .Đào tạo nghề. đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012. - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015. 4. Đối tượng

Ngày đăng: 22/04/2015, 22:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cũng giống như một hệ thống đảm bảo chất lượng, TQM tập trung vào năm lĩnh vực: mục tiêu, nhiệm vụ và chú trọng đến khách hàng; cách tiếp cận các hoạt động có hệ thống; việc phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực; các tư tưởng dài hạn; và sự phục vụ hết mực, có năm thành phần chính ảnh hưởng đến việc cải tiến chất lượng ở trường học: sự trung thực, chia sẻ quan điểm, kiên nhẫn, hết lòng làm việc, và lý thuyết TQM. Trong năm thành tố trên, chỉ có cái cuối cùng là có thể dạy và học được.

  • *Cải tiến liên tục: Triết lý quan trọng nhất của Quản lý chất lượng tổng thể là cải tiến không ngừng, và có thể đạt được do quần chúng và thông qua quần chúng. Sự cải tiến liên tục này được thể hiện trong kế hoạch chiến lược của trường bằng các chu kỳ cải tiến, nâng cao dần theo vòng xoáy trôn ốc từ lợi ích trước mắt đến lợi ích lâu dài, từ trình độ xuất phát ở một thời điểm nhất định vươn không ngừng tới các trình độ cao hơn.Trong công tác đảm bảo chất lượng trong các ngành dịch vụ như giáo dục, chúng ta không thể xác định được một sản phẩm “không mắc lỗi” mà không làm giảm đi nhiều khả năng có thể đạt được mức độ hoàn hảo. Do đó, quá trình đảm bảo chất lượng nhất thiết phải xuất phát từ một hệ thống đảm bảo chất lượng mà trong đó có sự chú trọng đến khái niệm “Cải tiến chất lượng liên tục”. Khái niệm một học viên tốt nghiệp đạt chất lượng là “không mắc lỗi” được xét theo một cách rất hạn chế - vì đó là trên phương diện những bằng cấp tối thiểu.

  • * Cải tiến từng bước: Quản lý chất lượng tổng thể được thực hiện bằng một loạt dự án quy mô nhỏ có mức độ tăng dần. Về tổng thể, quản lý chất lượng tổng thể có quy mô rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của một trường, song việc thực hiện nhiệm vụ đó trong thực tế lại có quy mô hẹp, khả thi, thiết thực và có mức độ tăng dần. Sự can thiệp mạnh không phải là phương sách tốt để tạo sự chuyển biến lớn trong quản lý chất lượng tổng thể. Các dự án đồ sộ nhiều khi không phải là con đường tốt nhất vì thiếu kinh phí, và nếu thất bại sẽ dẫn tới sự thờ ơ, bất bình. Các dự án nhỏ sẽ dễ thành công và tạo ra sự tự tin và làm cơ sở cho các dự án sau lớn hơn.

  • * Hệ thống tổ chức phải hướng tới khách hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan