luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn

31 619 0
luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Ước muốn ngày nào, ôm Êp trong tim mai đây là cô giáo”… Bài hát Êy, câu hát Êy không chỉ là giấc mơ của tôi mà còn là của cả gia đình tôi, từ khi chóng tôi còn học phổ thông. Cũng như một bài hát đã viết “Mùa xuân a đi hái hoa, còn tôi đi nuôi dạy trẻ… em yêu những đôi môi đỏ, những đôi má hồng…”. Đó cũng là mơ ước, là tình yêu giúp tôi lựa chọn theo học nghề cô giáo mầm non và gắn bó với nghề hơn. Để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển lớn mạnh của đất nước Đảng ta đã đặt ra nhiệm vụ phải phát triển nền giáo dục và đào tạo, đặc biệt là luôn quan tâm đến thế giới trẻ thơ, người xưa có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Vì giáo dục mầm non là nền móng sau này cho các bậc học khác, giáo dục mầm non là giáo dục toàn bộ đức, trí, thể, mỹ cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện. Mét trong những hoạt động được chú trọng trong trường mầm non đó là hoạt động giáo dục âm nhạc và múa. Đây là hoạt động góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách cho trẻ. “Nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù”, phương tiện thể hiện chúng là con người, ngôn ngữ được biểu hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính logic có thể phản ánh một sự việc, một sự kiện, một tình cảm nào đó hay chuyển tải một nội dung hoặc tư tưởng… Múa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là bức “Điêu khắc sống” để là cho một bức điêu khắc múa, ở múa chính là con người thể hiện gây Ên tượng sâu sắc tới những người thưởng thức. Nó mang trong mình về màu sắc, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt động. 1 Từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã nghe được những lời ru à ơi của mẹ, những động tác vuốt ve, âu yếm của người thân. Trẻ cảm nhận được tình yêu thương đùm bọc đó bằng ánh mắt và một số vận động cơ thể. Lớn lên, khi trẻ chập chững bước vào trường học đầu tiên – trường học mầm non, những bài hát, điệu múa cô dạy cho trẻ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của trẻ hướng tới cái đẹp, hình ảnh nhân cách và khả năng linh hoạt cơ thể. Bắt đầu bằng những động tác đơn giản, sau đó cùng với sự phát triển của lứa tuổi, những động tác phức tạp tăng dần lên, những vận động đó làm cho trẻ sự mềm dẻo của cơ thể, sự khéo léo của toàn thên, vận động múa giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dẻo dai đáp ứng yêu cầu phát triển thể chất. Qua đó trẻ còn nhận biết được cái đẹp của lời ca, của động tác, trẻ thêm tự tin và thoải mái trong các hoạt động. Trong nhiều năm là giáo viên đứng lớp, tôi nhận thấy nghệ thuật múa trong trường mầm non chưa thực sự được chú trọng, chưa được khai thác triệt để, chưa tách biệt được thành một môn học độc lập mà chỉ là một nội dung trong một tiết học Giáo dục âm nhạc. Chính vì vậy mà nó khó có thể phát huy hết những tiềm năng của một môn nghệ thuật. Dạy múa ở đây chỉ là những động tác đơn giản nh cuộn cổ tay, nhón theo nhạc, nghiêng người… rất đơn điệu. Trong khi đó nghệ thuật múa đòi hỏi phải có sự phối hợp của toàn bộ cơ thể, sự cảm thụ âm nhạc, phối hợp nhịp nhàng giữa giai điệu với lời ca với các động tác múa, phải phát huy được sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ. Hiện nay, những bài múa dạy cho trẻ con dập khuôn, máy móc. Vì vậy trẻ thường không có kiến thức về các động tác cơ bản của múa, cho nên trình độ và khả năng hướng dẫn múa cho trẻ của giáo viên còn nhiều hạn chế, còn áp đặt theo chương trình, chưa khuyến khích tạo sự hứng thú tích cực say mê cho trẻ khi tham gia múa. Chính vì những điều băn khoăn trên, với mong muốn nghệ thuật múa thực sự đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội, cũng nh muốn góp một phần bé nhỏ 2 của mình vào công việc nâng cao chất lượng múa cho trẻ. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Lựa chọn một số bài hát múa và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo lớn. Bước đầu cho trẻ mẫu giáo lớn nắm được các dạng múa, các động tác múa cơ bản, múa mô phỏng, múa minh hoạ, múa biểu hiện – ngôn ngữ. Nhằm phát triển năng lực cảm thụ, sáng tạo, tưởng tượng và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Các cháu mẫu giáo lớn đã được đi học, được làm quen và tiếp xúc với múa từ lớp mẫu giáo bé. Các giáo viên được trang bị cơ sở lý thuyết và có năng khiếu trong hoạt động múa. Cơ sở vật chất của trường mầm non tương đối đầy đủ đáp ứng các nhu cầu tổ chức dạy múa cho trẻ. Việc nghiên cứu đưa vào chương trình giáo dục một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn sẽ giúp cho trẻ trong giờ học múa khi tiếp thu các động tác, hình thức minh hoạ mới. Nếu tổ chức dạy múa cho trẻ bằng nhiều biện pháp phong phú, phù hợp với nội dung nghệ thuật múa thì sẽ tác động đến trẻ tốt hơn. Trẻ sẽ thể hiện các tiết mục tốt hơn, trẻ cảm thụ nghệ thuật và thuận lợi trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài - Tìm hiểu thực trạng + Chương trình giáo dục âm nhạc, vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn hiện nay. + Nghiên cứu về khả năng tiếp thu nghệ thuật múa và vận động múa của trẻ mẫu giáo lớn. 3 + Thông qua một số bài hát múa lựa chọn, đề xuất ra các biện pháp mới để nâng cao khả năng múa cho trẻ. + Đề xuất sư phạm, rót ra kết luận sư phạm và đề xuất ứng dụng vào thực tế V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). Khách thể nghiên cứu: 30 trẻ cháu lớp 5 tuổi A làm thực nghiệm. 30 trẻ lớp 5 tuổi B làm đối chứng. Trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Liên Cơ - thành phố Lạng Sơn. VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu khả năng tiếp thu nghệ thuật múa của trẻ mẫu giáo lớn. - Nghiên cứu chương trình dạy trẻ vận động theo nhạc và dạy múa cho trẻ mẫu giáo lớn. - Nghiên cứu mức độ hứng thú, khả năng cảm nhận, độ tập chung chó ý của trẻ thông qua cách tổ chức dạy múa của giáo viên để thấy được sự cần thiết trong việc xây dựng một số biện pháp dạy múa cho trẻ mẫu giáo lớn một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. - Chọn một số bài hát múa dành cho trẻ mẫu giáo lớn, sử dụng một số biện pháp múa mới làm thực nghiệm. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đọc tài liệu cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Quan sát, ghi chép hoạt động của cô và trẻ trên tiết học vận động theo nhạc, tiết múa chuyên biệt, năng khiếu. + Trò chuyện trao đổi đàm thoại với trẻ để tìm hiểu sự hứng thú của trẻ. - Phương pháp thực nghiệm đối chứng * Kế hoạch thực hiện - Tháng 10/2009: Xác định đề tài - Tháng 11/2009: Sưu tầm tài liệu và đọc tài liệu 4 - Tháng 12/2009: Nghiên cứu thực trạng - Tháng 1/2010: Điều tra thực trạng - Tháng 2/2010: Hoàn thành đề cương - Tháng 3/2010: Hoàn thành bài tập 5 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật có từ sớm nhất của loài người, nó tồn tại và phát triển theo lịch sử văn hóa và lịch sử phát triển trí tuệ của con người. Ngay từ thuở bình minh của bộ người nguyên thuỷ, nghệ thuật múa đã xuất hiện như một nhu cầu thiết yếu trong đời sống văn hoá tinh thần và phát triển ngày càng hoàn thiện. Từ thời kỳ xã hội nguyên thuỷ, sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ rồi đến thời kỳ xã hội phong kiến, đến chế độ tư bản và lên chủ nghĩa xã hội. Múa được phát triển theo từng thời kỳ. Đầu tiên chưa có định hướng, sau đó múa mang tính mô phỏng, múa thể hiện các nội dung sinh hoạt của con người, rồi múa ngày càng được nâng cao thành các thể loại múa, hình thức múa và các dòng múa. Đến nay múa có sự định hướng và hướng con người đến chân – thiện – mỹ, nó chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân tộc và đời sống văn hoá xã hội. Ta có thể thấy điều này qua “Mô hình nghệ thuật múa phát triển qua các thời kỳ”. Nh vậy có thể kết luận: Lịch sử phát triển nghệ thuật múa gắn liền với sự phát triển của loài người. Múa còn có các chức năng cơ bản giáo dục, phản ánh, góp phần cải tạo xã hội, định hướng thẩm mỹ và phát triển thể chất. Với những chức năng này, chúng ta thấy múa rất gần gũi với cuộc sống của con người. Con người không chỉ là nhu cầu thưởng thức mà còn nhu cầu muốn học, muốn sáng tạo ra nó. Việc tìm hiểu một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn là rất cần thiết. Có rất nhiều tác giải viết về vai trò giáo dục của nghệ thuật múa nói chung và nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Vì múa có tầm quan trọng trong đời sống con người, nghệ thuật múa có chức năng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Hiện nay, có rất nhiều nhà sư 6 phạm đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật múa cho trẻ mầm non nh: “Cải tiến một số hình thức vận động theo nhạc cho trẻ 5-6 tuổi”. Dựa vào khả năng tiếp xúc nghệ thuật của trẻ, tác giả đã đưa ra một số phương pháp mới trong tiết học nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ chung với những hành động tác dịch chuyển đơn giản, đơn điệu chưa thật phù hợp với sự phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thế kỷ XXI này. Với bài viết “Một số điệu múa cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Lã Tiến Thêm (Viện Khoa học giáo dục – Trung tâm nghiên cứugiáo dục mầm non - 1996). Tác giả đã đáp ứng mong mỏi của đông đảo giáo viên mầm non ở các vùng miền về cá bài múa dành cho trẻ mẫu giáo, nhằm góp phần làm phong phú các hoạt động biểu diễn cho trẻ ở trường mầm non. Bài: “ Múa và phương pháp vận động theo nhạc” của tác giả Trần Minh Trí (NXB Giáo dục - 1999) tác giả có đề cập đến những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa. Đưa ra một số phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc và múa. Tác giả nhận thức được vai trò quan trọng của múa đối với trẻ, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ vận động theo nhạc, mà chưa đưa ra các phương pháp và biện pháp nhằm nâng cao khả năng múa cho trẻ. Trong qúa trình công tác và học tập, tôi đã được trang bị cơ sở lý luận về nghệ thuật múa, nên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn”. Với mong muốn giúp trẻ có hứng thú, có khả năng cảm nhận nghệ thuật múa tốt nhất. Góp phần vào sự phát triển nghệ thuật trong ngành Giáo dục mầm non. II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT MÚA 1. Lý luận của nghệ thuật múa Múa là một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp, thông qua múa, cái được phản ánh là các hiện tượng trong cuộc sống con người, qua hình thức đặc biệt của nó là những hình dáng, động tác, cử chỉ, điệu bộ, luân chuyển động tác 7 trên các tuyến, đội hình tiết tấu, giai điệu múa của âm nhạc chuyển động trong không gian và thời gian. Những động tác điệu bộ hình dáng có được bắt nguồn từ lao động có sáng tạo, từ sinh hoạt văn hoá (Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần) trong đấu tranh tự nhiên và đấu tranh xã hội của con người. Nghệ thuật múa còn chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và các tập tục của cộng đồng. Trải qua thực tiễn lao động có sáng tạo và tiến trình lịch sử mà nghệ thuật múa ngày một hoàn thiện. Nghệ thuật múa có những cơ bản la giàu tính cách, khái quát tạo hình dựa trên cơ sở lao động, sinh hoạt, thể hiện mọi lĩnh vực tình cảm của con người. Phương tiện thể hiện nghệ thuật múa là con người. Quá trình biểu diễn của con người là quá trình biểu đạt ngôn ngữ, động tác, đội hình, luôn hoà điệu với nghệ thuật âm nhạc, mỹ thuật. Nó là loại hình nghệ thuật có tính nguyên hợp các thành tố nghệ thuật biểu diễn. 2. Thực tiễn nghệ thuật múa Trải qua tiến trình lịch sử nghệ thuật múa đã hình thành 4 hình thái: Múa dân gian, múa cung đình, múa tôn giáo, múa tín ngưỡng. Trong nghệ thuật múa chia ra 2 loại: múa mô phỏng và múa biểu diễn. Nghệ thuật múa có chức năng giáo dục nhận thức, phản ánh giáo dục thẩm mỹ, văn hoá xã hội, nghệ thuật múa có bản chất là thẩm mỹ, Jan Jooc Nove (Nhà biên đạo người Pháp) nói: “Động tác là tiếng nói thứ hai của con người, nhưng ta chỉ nghe được khi tâm hồn bắt nói nói lên”. Có thể nói tất cả những hoạt động trong ngôn ngữ động tác múa là yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nghệ thuật múa, phản ánh hoạt động của xã hội, góp phần cải tạo xã hội. Nghệ thuật múa tồn tại chính là để phục vụ, nhằm giáo dục đạo đức, nâng cao tính thẩm mỹ cho con người. 3. Định nghĩa về nghệ thuật múa 8 “Nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù” phương tiện thể hiện bằng cơ thể con người, ngôn ngữ thể hiện bằng động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ tình cảm nào đó được hoạch định. III. VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA NGHỆ THUẬT MÚA 1. Các chức năng cơ bản của nghệ thuật múa “Mục tiêu của giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đò tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng và có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” (trang 106, Giáo dục mầm non tập 1). Việc giáo dục thẩm mỹ ở trường mẫu giáo nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ, hiểu biết, lĩnh hội được cái đẹp, phân biệt được cái hay cái dở, cái tốt cái xấu, biết độc lập suy nghĩ, có chính kiến và sự sáng tạo khi tiếp xúc với các hoạt động khác nhau của âm nhạc. Các vận động theo nhip điệu, các động tác múa giúp cho trẻ bộ lộ cảm xúc, diễn đạt cảm xúc. Nhịp điệu vui tươi, khoẻ mạnh của bản nhạc giúp trẻ hứng thú tự tin. Hay các bài hát ru em bé ngủ vỗ về, âu yếm, nhẹ nhàng khắc sâu trong trẻ tình cảm trìu mến, dịu dàng. Trong khi trẻ múa, trẻ không chỉ cảm nhận được tính âm nhạc, tình cảm âm nhạc (hưởng ứng với trạng thái, cảm xúc có trong âm nhạc mà còn cảm nhận được cái đẹp trong sự chuyển đổi đội hình, động tác, hình tượng múa… Các bài tập rèn luyện nhịp điệu âm nhạc tạo cho trẻ khả năng hoạt động độc lập sáng tạo. Trong khi trẻ múa theo nhạc trẻ hình dung ra các hình tượng (Chú bộ đội, em bé, cụ già…), hình dung ra các chuỗi động tác nối tiếp nhau theo vốn hiểu biết của mình, trên cơ sở đó phối hợp các động tác múa đã biết ruồi biến đổi, thêm thắt vào các động tác cho đẹp. Được tham gia múa trong nhóm bạn bè, trẻ biết đánh giá nhận xét về bạn và bản thân. Trên cơ sở đó trẻ nhận ra chất lượng biểu diễn 9 tốt hay không tốt, đúng hay sai. Cùng với sự phát triển kỹ năng hoạt động nhịp điệu âm nhạc, trên cơ sở đó góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 1.1. Múa là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ mầm non Khi trẻ thực hiện một hoạt động có mục đích nào đó thì đồng thời tình cảm, đạo đức cũng được hình thành. Đối với hoạt động múa cũng vậy, khi trẻ cùng nhau múa hát cũng là lúc trẻ được giao lưu cảm xúc với nhau. Sù quan tâm chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nhường nhịn nhau giúp trẻ có ý thức tập thể, tạo điều kiện tốt cho trẻ có khả năng hoà nhập với cộng đồng. Khi biểu diễn múa trên sân khấu, trẻ mạnh dạn tự tin, cố gắng biểu diễn múa cho đều, đẹp và hoàn chỉnh. Không phá đám, không bỏ cuộc giữa chứng đòi hỏi trẻ phải có tính kỷ luật cao mới làm được. Múa trên nền nhạc tạo ra những điều kiện cần thiết đối với sự hình thành những phẩm chất đạo đức, nhân cách của trẻ, đặt ra những cơ sở ban đầu cho văn hoá chung của người công dân tương lai. Khi múa, trẻ thể hiện động tác bắt nguồn từ thực tiễn chứ không phải bịa đặt, nên khi múa hát tập thể, trẻ biết cảm thông và quan tâm đến nhau. Đối với điệu múa dân gian, xúc cảm mang đến cho trẻ thơ là niềm tự hào dân tộc, trẻ thêm yêu quê hương đất nước. Ngoài ra, ở mỗi màn múa hoạt cảnh, các hình thức múa cũng đem lại nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ. 1.2. Múa là phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non Múa là phương tiện đẩy mạnh khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ thơ nên nó cũng gắn liền với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Khi múa đòi hỏi trẻ phải chú ý quan sát, linh hoạt phối hợp các động tác với nhau một cách tuần tự, logic đồng thời phải lắng nghe giai điệu âm nhạc. Với những tác phẩm múa phức tạp như các bài hát tập thể, múa dựng hình tượng hoạt cảnh đòi hỏi trẻ phải lắng nghe giai điệu, nghe nhạc; ghi nhớ diễn, đội hình chuyển động, thứ tự tác động tác múa, vị trí từng người để điều chỉnh đội hình cho đẹp. Như vậy trên cơ sở liên kết thống nhất các cơ quan vận đông thính giác, thị giác, giúp trí nhớ trẻ phát 10 [...]... tác múa mới Từ kết quả thu được ở trên, tôi khẳng định việc đưa ra những biện pháp mới, hình thức múa mới vào trong các bài hát múa trong điều kiện sân tập rộng, đủ tiêu chuẩn thì sự hứng thú múa của trẻ sẽ cao hơn và giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, cơ thể trẻ phát triển cân đối hài hoà hơn 29 C KẾT LUẬN Sau khi thực hiện áp dụng một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa đối với trẻ mẫu giáo lớn. .. động, kỹ năng nhảy, xoay người, cuộn cổ tay còn kém, chính vì thế giáo viên không nên đưa ra động tác minh hoạ quá khó đối với trẻ 3 Nguyên nhân thực trạng Qua quá trình khảo sát thực tế, tôi nhận thấy để phát triển khả năng sáng tạo của giáo viên trong một số biện pháp nâng cao khả năng múa cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) các nhà hoạch định cần đưa ra một hệ thống các phương pháp dạy múa cho trẻ theo... nâng cao nghệ thuật múa cho trẻ giáo viên cần năm vững tác phẩm, chịu khó biện soạn các động tác và sáng tạo đội hình múa cho trẻ Đặc biệt giáo viên phải biết múa và múa đẹp để thể hiện sinh động tác phẩm dạy trẻ, như thế mới thu hút và tạo hứng thú múa ở trẻ 4 Phải thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật múa để thình thành ở trẻ cảm xúc nghệ thuật trong lòng trẻ 5 Cần tách múa thành một môn học. .. cháu phần lớn đến trường ngay từ tuổi nhà trẻ và theo học đến hết tuổi mẫu giáo Phô huynh của trường phần lớn là gia đình công chức Nhà nước nên đã có nhận thức đúng đắn về sự trưởng thành và phát triển của con mình 2 Mục đích điều tra Tìm hiểu thực trạng về tổ chức dạy nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Liên Cơ Từ đó đưa ra các biện pháp, các hình thức dạy múa phù hợp... một số kết luận sau: Múa là loại hình nghệ thuật giúp trẻ phát triển cảm xúc thẩm mỹ tốt nhất Khi tham gia học múa, biểu diễn múa làm cho trẻ có một cơ thể đẹp, cân đối, hài hoà, tâm hồn trong sáng, nâng cao tính thẩm mỹ và góp phần phát triển các mặt đức, trí, thể, mĩ cho trẻ Tham gia vào nghệ thuật múa có bài bản, trẻ dễ tiếp thu, biết tự đánh giá mình, đánh giá bạn và hình thành năng khiếu múa cho. .. lý của trẻ là khả năng bắt chước và thích bắt chước Nhờ khả năng này mà trẻ có thể tiếp nhận hay nói một cách khác “bắt chước” một cách nhanh chóng những bài luyện tập múa theo sự hướng dẫn của cô giáo 2 Đặc điểm phát triển vận động ở trẻ Đến tuổi mẫu giáo, trẻ đã dần hoàn thiện một số chức năng, trẻ đi đứng chạy nhảy vững vàng Tuy nhiên, xương trẻ còn mềm do có nhiều sụn Về khả năng vận động trẻ biết... cho trẻ Để thực hiện đề tài này, tôi đã mạnh dạn chọn một số tác phẩm vừa là dạy hát, vừa là nghe hát trong đó có một số tác phẩm nằm ngoài chương trình để làm thực nghiệm Tôi đã bổ sung một số biện pháp mới vào và kết hợp các biện pháp cũ để làm những động tác múa đơn giản nhưng không gây nhàm chán ở trẻ, phù hợp với khả năng ghi nhớ của trẻ Thực tế cho thấy rằng các biện pháp bổ sung trên để nâng cao. .. trên để nâng cao khả năng thể hiện múa ở trẻ, tạo hứng thú say mê tập múa Đồng thời thúc đẩy khả năng cảm thụ nghệ thuật, khả năng tiếp thu tri thức, tạo nên một thế hệ mới phát triển toàn diện hơn Kết quả thực nghiệm thu được phù hợp với giả thiết khoa học đặt ra Vì vậy, Việc đưa ra một số biện pháp mới vào chương trình giáo dục âm nhạc và dạy múa cho trẻ là cần thiết 30 D DỰ KIẾN SƯ PHẠM Từ kết quả... móc Vì thế chưa gây cho trẻ được sự say mê, yêu thích những điệu múa mới Qua điều tra một số lớp mẫu giáo lớn, tôi thấy giờ tổ chức cho trẻ nghe một số bài hát có tính chất vui tươi, rộn ràng và có thể cho trẻ múa cùng cô thì giáo viên lại không làm như vậy Thậm chí có bài cô không múa minh hoạ lời ca mà chỉ hát cho trẻ nghe, cho trẻ nghe qua đàn, qua băng đĩa Còn các bài hát cô có múa minh hoạ thì những... và học tập, quan sát và đàm thoại về quá 15 trình dạy múa cho trẻ ở trường mầm non, tôi nhận thấy việc dạy múa cho trẻ ở trường mầm non có một số vấn đề như sau: * Ưu điểm: - Hiện nay giáo viên ở các trường mầm non có độ tuổi rất trẻ, nhiệt tình với công việc và có khả năng múa tương đối tốt - Đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhiều phụ huynh có xu hướng cho con em mình đi học múa ở các nhà văn . việc nâng cao chất lượng múa cho trẻ. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn . II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Lựa chọn một số bài hát múa. trình giáo dục một số biện pháp nâng cao khả năng thể hiện múa cho trẻ mẫu giáo lớn sẽ giúp cho trẻ trong giờ học múa khi tiếp thu các động tác, hình thức minh hoạ mới. Nếu tổ chức dạy múa cho trẻ. triển khả năng sáng tạo của giáo viên trong một số biện pháp nâng cao khả năng múa cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) các nhà hoạch định cần đưa ra một hệ thống các phương pháp dạy múa cho trẻ

Ngày đăng: 22/04/2015, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan