Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

64 568 0
Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

MỤC LỤC CHƯƠNG MỘT TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM 1.1 Đặc điểm sản phẩm thức ăn chăn nuôi . 5 1.2 Đặc điểm ngành chế biến thức chăn nuôi . 7 1.3 Vai trò chủ yếu ngành chế biến thức ăn chăn nuôi . 8 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi 10 1.4.1 Nguyên liệu đầu vào . 10 1.4.2 Khách hàng và hành vi tiêu dùng . 11 1.4.3 Thiết bị và dây chuyền công nghệ 13 1.4.4 Nguồn nhân lực 15 1.4.5 Vai trò quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi . 16 CHƯƠNG HAI THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2.1 Các doanh nghiệp ngành chế biến thức ăn chăn nuôi 19 2.1.1 Cơ cấu và qui mô các doanh nghiệp 19 2.1.2 Sản lượng sản xuất và khả năng cung ứng thị trường 23 2.2 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam . 24 2.2.1 Nguyên liệu đầu vào . 24 2.2.1.1 Khả năng cung ứng nguyên liệu . 24 2.2.1.2 Giá nguyên liệu 26 2.2.2 Thị trường và cơ cấu khách hàng 28 2.2.2.1 Khách hàng và năng lực thị trường . 28 2.2.2.2 Giá thức ăn chăn nuôi 31 2.2.3 Thiết bị và dây chuyền công nghệ 33 2.2.4 Nguồn nhân lực 34 2.2.5 Quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi 36 2.2.5.1 Thực trạng chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi . 36 2.2.5.2 Trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi . 38 1 2.3 Đánh giá chung . 39 2.3.1 Cơ hội phát triển . 40 2.3.2 Những vấn đề tồn tại 41 CHƯƠNG BA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI 3.1 Quan điểm phát triển . 43 3.2 Mục tiêu phát triển . 44 3.3 Các giải pháp phát triển ngành chế biến thức chăn nuôi Việt Nam 45 3.3.1 Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu . 45 3.3.2 Giải pháp cải tiến và xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị . 52 3.3.3 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 53 3.3.4 Giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất . 54 3.3.5 Giải pháp thâm nhập và mở rộng thị trường 55 3.3.6 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi 58 3.3.6.1 Giải pháp kiểm soát và định hướng phát triển các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 58 3.3.6.2 Giải pháp kiểm soát và bình ổn giá thức ăn chăn nuôi . 60 3.3.6.3 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi . 61 3.4 Kiến nghị . 63 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu đề tài Chăn nuôi là ngành sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống và tồn tại rất lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên so với mặt bằng phát triển các nước trong khu vực, ngành sản xuất chăn nuôi Việt Nam đang có sự tụt hậu rõ rệt. Sản phẩm chăn nuôi về căn bản chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dung trong nước, chưa thể hiện được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đánh giá về tiềm năng phát triển, có thể khẳng định rằng Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và địa lý rất thuận lợi cho sản xuất chăn nuôi, như vậy sự tụt hậu của ngành suy cho cùng là do hình thức và phương pháp chăn nuôi chưa được cải tiến, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có cho nhu cầu phát triển. Điều đó đòi hỏi ngành sản xuất chăn nuôi trong nước phải có bước phát triển nhảy vọt. Trong đó chuyển đổi hình thức chăn nuôi quảng canh, bán thâm canh truyền thống sang hình thức chăn nuôi công nghiệp được coi trọng hàng đầu và là một bước thay đổi tất yếu. Với xu hướng trên, sự phát triển đồng bộ của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là một điều kiện không thể thiếu đối với tiêu chí phát triển ngành nôngnghiệp nói chung và ngành sản xuất chăn nuôi nói riêng. Bởi sản phẩm thức ăn công nghiệp là nguyên liệu sản xuất chính của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của người sản xuất chăn nuôi. Song một thực tế cho thấy, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện nay đang phát triển một cách tự phát và thiếu tính đồng bộ.Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt đứng trước thềm gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi Việt Nam phải đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sinh thái môi trường theo tiêu chuẩn Quốc tế. Do vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, ngay từ bây giờ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phải có định hướng phát triển một cách đồng bộ, bền vững và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đứng trước đòi hỏi cấp bách của nhu cầu phát triển ngành, tác giả chọn đề tài “Giải pháp phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam” với nỗ lực nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mang tính cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn cao cho quá trình phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. 3 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam và một số nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành. Trên cơ sở các thông tin đã được phân tích, đánh giá đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp với tiêu chí phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành sản xuất chăn nuôi trong nước nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các yếu tố ảnh hưởng đến hai loại sản phẩm chính, có tính đặc trưng và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của ngành là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sử dụng cho gia súc, gia cầm. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử và phân tích thống kê nhằm đưa ra các thông tin phục vụ cho việc xây dựng giải pháp phát triển, cụ thể: ¾ Đánh giá, phân tích thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cơ sở số liệu thống kê và số liệu điều tra, quan sát. ¾ Dự báo nhu cầu thị trường nguyên liệu, sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo mục tiêu phát triển đàn gia súc gia cầm và định mức chuyên ngành về tiêu hao thức ăn, tiêu hao nguyên liệu sản xuất thức ăn. ¾ Dự báo khả năng cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở qui hoạch diện tích đất canh tác nguyên liệu và năng suất ngành sản xuất nông nghiệp. 5. Kết cấu luận văn Luận văn được trình bày làm ba chương gồm: Chương một: Tổng quan ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam Chương hai: Thực trạng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam Chương ba: Giải pháp phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam Vì thời gian và qui mô nghiên cứu có hạn, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mong quý Thầy Cô và bạn đọc đóng góp ý kiến nhằm xây dựng các giải pháp phát triển mang tính thực tiễn cao hơn. 4 CHƯƠNG MỘT TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM 1.1 Đặc điểm sản phẩm thức ăn chăn nuôi Thoạt đầu ngành chăn nuôi xuất hiện và phát triển một cách tự phát, sản phẩm dùng cho chăn nuôi chủ yếu là thức ăn đơn tận dụng từ phụ phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp và các sinh vật tự nhiên sẵn có. Đến đầu thế kỷ 20, khoa học chế biến thức ăn chăn nuôi mới hình thành và phát triển một cách nhanh chóng cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mục tiêu của quá trình sản xuất là tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôithức ăn đơn không thể đáp ứng được. Mặt khác, mỗi loại vật nuôi trong từng giai đoạn phát triển sinh lý lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phải tạo ra được được nhiều loại sản phẩm phù hợp cho từng loại gia súc, phù hợp với từng thời kỳ phát triển sinh lý của vật nuôi. Phải nói rằng, thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi bởi chúng đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, giúp tăng trưởng nhanh chóng, thức ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt hơn. Từ đó có thể rút ngắn chu kỳ chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với qui mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn chăn công nghiệp là sản phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Người ta thường phân chia thức ăn công nghiệp thành hai loại chính như sau: Thứ nhất: Thức ăn đậm đặc Đây là thức ăn giàu đạm, có hàm lượng cao về protein, khoáng, vitamin, axít amin… nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn cho phù hợp với từng loại vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng. Quá trình sử dụng thức ăn đậm đặc thường được pha trộn với thức ăn thô như bắp, tấm, cám hoặc các loại thức ăn tận dụng khác sẵn có tại địa phương nên rất phù hợp với mô hình chăn nuôi bán công nghiệp ở nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên để sử dụng thức ăn đậm đặc một cách hiệu quả và hợp lý đòi hỏi 5 người chế biến thức ăn, đặc biệt là người sử dụng thức ăn cần phải nắm rõ một số đặc điểm cũng như ưu khuyết điểm khi sử dụng thức ăn đậm đặc, cụ thể: - Chất lượng thức ăn thô phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mức độ đầu tư và khả năng chăm sóc nên thường không ổn định và có sự khác biệt giữa các mùa, các địa phương và thậm chí ngay trong từng hộ gia đình. Trong khi đó trình độ hiểu biết của người chăn nuôi chưa cao nên việc pha trộn thường không hợp lý dẫn đến tình trạng chất lượng thức ăn sau khi pha trộn bất ổn định, không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng. - Thức ăn thô dùng để pha trộn hầu hết là sản phẩm hoặc phụ phẩm tận dụng từ ngành sản xuất nông nghiệp, chính vì thế mà giá thành thức ăn sau khi pha trộn rất thấp. Nếu người chăn nuôi biết áp dụng và sử dụng một cách hợp lý nguồn thức ăn sẵn có trong quá trình chăn nuôi có thể mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. - Thức ăn đậm đặc thường được sử dụng với số lượng ít nên hạn chế được chi phí vận chuyển và bảo quản. Vì vậy khách hàng của sản phẩm thức ăn đậm đặc phần đông là các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, phân bổ một cách phân tán và nằm chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với điều kiện vận chuyển khó khăn. Thứ hai: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều nguyên liệu đơn được phối chế theo công thức, đảm bảo chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại vật nuôi qua từng giai đoạn tăng trưởng. Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp dùng cho vật nuôi thường không cần pha trộn bất cứ một loại thức ăn hay nguyên liệu nào khác ngoài nước uống. Ngày nay thức ăn hỗn hợp được sử dụng một cách phổ biến, đặc biệt rất thuận lợi với hình thức chăn nuôi công nghiệp bởi chúng có những đặc điểm sau: - Thức ăn hỗn hợp được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, quá trình sử dụng không cần trãi qua giai đoạn pha trộn như thức ăn đậm đặc nên chất lượng rất ổn định. Người sử dụng có thể chủ động lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi mà nhà sản xuất đã xác định. - Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thường được sử dụng với số lượng lớn, chi phí vận chuyển và lưu trữ cao nên không phù hợp với vùng xa 6 hoặc khu vực có điều kiện vận chuyển khó khăn. Khách hàng lớn của sản phẩm thức ăn hỗn hợp chủ yếu là các trang trại chăn nuôi với qui mô sản xuất lớn, chính vì vậy họ rất nhạy cảm với giá sản phẩm. - Đối với một số địa phương không thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, hoặc các trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, việc sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sử dụng thức ăn đậm đặc bởi bản thân thức ăn hỗn hợp chứa đựng đầy đủ chất dinh dưỡng giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, rút ngắn được chu kỳ chăn nuôi. - Thức ăn hỗn hợp được đưa vào sử dụng mà không cần phải pha trộn với bất cứ nguồn thức ăn nào khác nên nhà sản xuất, cơ quan quản lý Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng đảm bảo sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, từ những đặc trưng khác nhau của từng loại thức ăn chăn nuôi chúng ta có thể nhìn nhận rằng mỗi loại thức ăn đều có một lợi thế riêng và phù hợp với từng điều kiện chăn nuôi nhất định. Chính vì thế người tiêu dùng khi lựa chọn thức ăn phải xem xét loại thức ăn nào là phù hợp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Về phía doanh nghiệp phải đánh giá và phân khúc thị trường cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng kênh phân phối tối ưu nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2 Đặc điểm ngành chế biến thức chăn nuôi Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành chế biến thức chăn nuôi bao gồm các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế khác nhau tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh một cách công bằng theo đúng pháp luật, vận hành theo qui chế thị trường có sự quản lý nhà nước. Tuy nhiên, mỗi ngành kinh tế khác nhau đều có những đặc trưng khác nhau và đóng một vị trí, một vai trò khác nhau trong tổng thể nền kinh tế xã hội. Đối với ngành chế biến thức chăn nuôi, chúng ta có thể nhìn nhận và khái quát thông qua một số đặc điểm mang tính đặc trưng của ngành như sau: - Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn công nghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng của sản 7 phẩm chăn nuôi. Và đó cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng sản phẩm chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái. - Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động của ngành từ khâu cấp phép sản xuất kinh doanh đến khâu quản lý chất lượng, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. - Ngành chế biến thức chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủy sản, ngành dược phẩm, do vậy nó tác động và chịu sự tác động rất lớn từ các ngành sản xuất khác. Chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phát triển gắn liền với việc phát triển công nghệ và kỹ thuật của ngành sản xuất khác. - Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất luôn được các doanh nghiệp và Nhà nước thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ tương hỗ. Đối với các doanh nghiệp, quá trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các công thức pha trộn và sản xuất thức ăn nhằm tạo ra các bí quyết riêng trong vịêc đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Đối với nhà nước, quá trình nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước bắt kịp với xu hướng thế giới, tiếp cận với khoa học hiện đại. Đưa ra các giải pháp khoa học phát triển chăn nuôi trong mối quan hệ phát triển bền vững với các ngành khác nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên một các hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm bớt các di hại do nguồn thức ăn chăn nuôi gây nên. Từ đó nghiên cứu các cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế. 1.3 Vai trò chủ yếu ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Là một nước nông nghiệp (với hơn 70 % dân số sản xuất nông nghiệp) nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi là một lợi thế phát triển cho ngành chăn nuôi. Xuất phát từ những thuận lợi trên Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã 8 hội. Trong đó ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau: Thứ nhất: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố chính quyết định đến hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng 65%-70% giá thành sản phẩm và được xem là nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ở một số nước nông nghiệp phát triển, ngành chăn nuôi đã từng bước được công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thức ăn chính sử dụng cho vật nuôithức ăn công nghiệp chứa đựng đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo vật nuôi phát triển tốt, sản phẩm từ ngành chăn nuôi đáp ứng đầy đủ chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Và một thực tế cho thầy rằng, trong cùng một điều kiện nuôi nhốt, nếu tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn nuôi càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn bởi tốc độ tăng trọng vật nuôi nhanh và thời gian chăn nuôi được rút ngắn. Thứ hai: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa tỷ trọng chăn nuôi từ 23% lên 30% vào năm 2010, cụ thể từ nay đến 2010, ngành chăn nuôi dự kiến nâng mức sản xuất thịt hơi từ 35 kg /người năm 2005 tăng lên 45 kg/người năm 2010, 70 quả trứng /người năm 2005 tăng lên 100 quả/người năm 2010 và sản lương thịt hơi xuất khẩu dự kiến vào khoảng 50.000-100.000 tấn 1 . Đó là một nhiệm vụ đòi hỏi ngành chăn nuôi phải không ngừng gia tăng năng suất, nâng cao mức độ sử dụng tỷ lệ thức ăn công nghiệp trong sản xuất chăn nuôi. Như vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, sự phát triển đột phát và mang tính đồng bộ của ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là một đòi hỏi không thể thiếu trong mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi. Thứ ba: Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn. 1 Phụ lục 1: Mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2010 9 Ở nước ta hiện nay, nhu cầu thức ăn tinh cần thiết cho ngành chăn nuôi khoảng 10 triệu tấn/năm, nhưng công suất của tất cả các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng 5,5 triệu tấn 2 , phần còn lại do các cơ sở sản xuất thủ công cung cấp hoặc tận dung nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có. Như vậy thị trường tiềm năng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là rất lớn và sẽ phát triển nhanh cùng với phương pháp chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến. Điều đó cho thấy ngành chế biến thức chăn nuôi đang là ngành công nghiệp đầy tiềm năng và đang có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách quản lý vĩ mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và đồng bộ với tiến trình phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân. Thứ tư: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Đi đôi với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi từ nay đến năm 2010, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi còn là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người sử dụng sản phẩm chăn nuôi. Chính vì thế đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách đầu tư hợp lý cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Phải có cơ chế quản lý vĩ mô phù hợp đảm bảo ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển một cách bền vững, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi 1.4.1 Nguyên liệu đầu vào Để thức ăn chăn nuôi đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng, nguồn nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi. Tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn khác nhau mà người ta có thể sử dụng chủng loại hoặc cơ cấu nguyên liệu đầu vào phù hợp, tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật hiện nay, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi sử dụng một số nguyên liệu chính theo các nhóm chủ yếu sau: 2 Bảng 2: Công suất các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi 10 [...]... bình lượng thức ăn đậm đặc chiếm khoảng 1/3 trọng lượng thức ăn chăn nuôi sau khi pha trộn Như vậy lượng thức ăn hỗn hợp qui đổi được tính bằng sản lượng thức ăn hỗn hợp và 3 lần sản lượng thức ăn đậm đặc đã sử dụng trong sản xuất chăn nuôi - Doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi - Lượng thức ăn tinh: là lượng thức ăn cần thiết dùng cho ngành chăn nuôi bao gồm thức ăn công... xuất và khả năng cung ứng thị trường Để đánh giá năng lực sản xuất và khả năng cung ứng của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu mang tính đặc trưng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi như sau: - Sản lượng sản xuất hàng năm (gồm thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc ) - Thức ăn hỗn hợp qui đổi: theo các thông số kỹ thuật ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, trung... để kết luận về chất lượng sản phẩm Tóm tắt chương một Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là tư liệu sản xuất chính của ngành chăn nuôi trong nước, chính vì thế sự phát triển ngành chế biến thức ăn phải gắn liền với tiêu chí phát triển ngành sản xuất chăn nuôi trong nước Cũng như các ngành kinh tế khác, sự phát triển của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhân tố nội tại của... xuất, nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi - Quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi để cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn Việt Nam - Kiểm tra, thanh tra và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi Cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo thẩm quyền của mình - Công bố danh mục thức ăn và nguyên liệu cấm sản... hội 4 Phụ lục 04 : Mẫu nhãn hàng hoá thức ăn chăn nuôi 18 CHƯƠNG HAI THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2.1 Các doanh nghiệp ngành chế biến thức ăn chăn nuôi 2.1.1 Cơ cấu và qui mô các doanh nghiệp Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam rất đa dạng và phong phú, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau về qui mô, hình thức đầu tư, nguồn vốn và đặc tính... doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi 2.2.2 Thị trường và cơ cấu khách hàng 2.2.2.1 Khách hàng và năng lực thị trường Như đã giới thiệu, ngành chế biến thức chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành chăn nuôi, do vậy việc xác định hoặc dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm thức ăn chăn nuôi được căn cứ trên cơ sở đàn gia súc Một thực tế cho thấy, sản phẩm thức ăn chăn nuôi hiện nay chủ... nghiệp và thức ăn tự cung tự cấp (sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến) - Tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp: tính theo tỷ lệ thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp qui đổi) và lượng thức ăn tinh Có thể đánh giá khả năng sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở số liệu sau: (xem bảng 4) Bảng 4: Sản lượng và tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi. .. trang trại và đầu gia súc chăn nuôi theo hình thức công nghiệp như hiện nay, thị trường đang phục vụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi hầu như bão hòa hoặc phát triển rất chậm Biểu hiện cho xu hướng trên là quá trình giảm lợi nhuận liên tục của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong những năm gần đây mặc dù thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng rất lớn Về cơ... năng thị trường thức ăn chăn nuôi, một mặt do ở một số địa phương hình thức chăn nuôi công nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng hình thức chăn nuôi tận dụng, một mặt do khâu phân phối và khai thác thị trường của các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả 2.2 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam 2.2.1 Nguyên liệu đầu vào 2.2.1.1 Khả năng... phẩm thức ăn chăn nuôi biến động theo chiều hướng gia tăng và bất ổn định - Nhìn chung giá nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh và bất ổn định Đặc biệt vào thời điểm cuối năm 2004 đầu 2005 giá nguyên vật liệu nhập khẩu có lúc tăng 30%-40% kéo theo giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi tăng rất cao gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chế . ăn chăn nuôi Việt Nam Chương hai: Thực trạng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam Chương ba: Giải pháp phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. hoá thức ăn chăn nuôi 18 CHƯƠNG HAI THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2.1 Các doanh nghiệp ngành chế biến thức ăn chăn

Ngày đăng: 05/04/2013, 08:40

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Cơ cấu các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu. - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 1.

Cơ cấu các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu Xem tại trang 19 của tài liệu.
Loại hình doanh nghiệp Công - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

o.

ại hình doanh nghiệp Công Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2: Công suất sản xuất các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 2.

Công suất sản xuất các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu Xem tại trang 20 của tài liệu.
2.1%TDMN phía B ắ c - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

2.1.

%TDMN phía B ắ c Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 3: Cơ cấu các doanh nghiệp theo vùng sinh thái - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 3.

Cơ cấu các doanh nghiệp theo vùng sinh thái Xem tại trang 21 của tài liệu.
2.1.2 Sản lượng sản xuất và khả năng cung ứng thị trường. - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

2.1.2.

Sản lượng sản xuất và khả năng cung ứng thị trường Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 4: Sản lượng và tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 4.

Sản lượng và tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 5: Tình hình cung ứng nguyên vật liệu - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 5.

Tình hình cung ứng nguyên vật liệu Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 6: Giá bình quân một số nguyên vật liệu thô trong nước - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 6.

Giá bình quân một số nguyên vật liệu thô trong nước Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 7: Giá một số nguyên liệu các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 7.

Giá một số nguyên liệu các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương Xem tại trang 27 của tài liệu.
7 Phụ lục 07: Giá nguyên vật liệu và thức ăn chăn nuôi năm 2002-2005 - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

7.

Phụ lục 07: Giá nguyên vật liệu và thức ăn chăn nuôi năm 2002-2005 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 8: Phân bổ vật nuôi theo vùng sinh thái - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 8.

Phân bổ vật nuôi theo vùng sinh thái Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 9: Giá một số thức ăn chăn nuôi qua các năm - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 9.

Giá một số thức ăn chăn nuôi qua các năm Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 12: Dự báo nhu cầu nguyên vật liệu năm 2010 - Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi

Bảng 12.

Dự báo nhu cầu nguyên vật liệu năm 2010 Xem tại trang 44 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan