Tiểu luận quản lý việc tổ chức ngày Hội ngày Lễ trường mầm non thị trấn

25 7.4K 36
Tiểu luận quản lý việc tổ chức ngày Hội ngày Lễ trường mầm non thị trấn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ. Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này. Vì vậy Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD và ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học, các cơ sở tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi. + Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: giúp học sinh có kĩ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện bảo vệ sức khỏe, chung sống hòa bình… Để khắc phục những hạn chế cần tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp qua các hoạt động. Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, mỗi giáo viên mầm non luôn phải nhiều lễ hội để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự tin nhiều hơn. Chương trình giáo dục mầm non ban hành theo Thông tư 17/của Bộ Giáo dục Đào tạo đã qui định một trong những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ là “Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Tết cổ truyền, Tết thiếu nhi (ngày 1/6), ).” Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Qua việc tổ chức lễ hội, trẻ có khái niệm về một số ngày Hội, ngày Lễ gần gũi với trẻ và thể hiện tình cảm thái độ của mình với các ngày đó. Thông qua hoạt động nghệ thuật trong các ngày lễ hội trẻ được ôn luyện, củng cố các nội dung đã học. Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ có nội dung theo chủ đề mang tính giáo dục của các ngày Hội, ngày Lễ sẽ có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất 1 nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc trẻ. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức lễ hội được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ ở trường mầm non và cũng là một trong những nội dung đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Kế hoạch năm học của bậc học mầm non Huyện Thủ Thừa có nội dung “Thực hiện đầy đủ các chương trình lễ hội trong năm, phải tạo đươc không khí vui tươi, thể hiện được đặc điểm, đặc trưng ý nghĩa của ngày hội đến với trẻ và tuyên truyền đến phụ huynh học sinh”. Cùng với các địa phương trong toàn tỉnh Long An, năm học 2012-2013 năm thứ 4 Thủ Thừa triển khai thực hiện đại trà chương trình giáo dục mầm non mới. Trường Mầm non Thị Trấn Thủ Thừa đã cố gắng nỗ lực đẩy mạnh và phát huy nội dung tổ chức tốt ngày Hội, ngày Lễ, và đạt được kết quả khá tốt giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội tại những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục truyền thống, đem lại niềm vui sướng góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên hình thức tổ chức chưa phong phú, các nội dung của từng lễ hội chưa cụ thể, bố cục mạch lạc chưa rõ ràng, chưa giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, các thiết bị dụng cụ tổ chức cho lễ hội như đàn, máy âm ly, Micro thiếu, Sau thời gian học tập và nghiên cứu những kiến thức về nghiệp vụ quản lý trường mầm non, bản thân đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công tác quản lý nhà trường, trong đó công tác tổ chức ngày Hội, ngày Lễ là rất quan trọng và cần thiết. Do đó, tôi chọn đề tài: “quản lý việc tổ chức ngày Hội ngày Lễ trường mầm non thị trấn” đó là lí do thôi thúc tôi hãy chọn và ghi lại những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình thực hiện để làm tiểu luận. 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ LIÊN QUAN QUẢN LÝ VIỆC TỔ CHỨC NGÀY HỘI NGÀY LỄ TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị điều kiện kinh tế xã hội đặc điểm nổi bật: Trường mầm non Thị Trấn Thủ Thừa đóng trên địa bàn thị trấn là cửa ngõ thông thương giữa Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, là vành đai xanh với các nông sản hàng hóa có thế mạnh như : lúa - gạo, mía 2 đường, dưa hấu, thịt bò, heo, vịt có thể tiêu thụ thuận lợi ở vùng Đông Nam bộ, một thị trường lớn nhất Việt Nam. Trường luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể hội phụ huynh học sinh đã hỗ trợ đóng góp về cơ sở như các thiết bị phục vụ cho lễ hội. Trường có 02 điểm, cơ sở vật chất trang bị tương đối đầy đủ gồm có 11 nhóm, lớp và các thiết bị đồ chơi ngoài trời Tổng số CBGV.NV là 31 trong đó giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 26,31%. Trẻ có 311 trẻ trong đó có 01 nhóm trẻ 25 trẻ ; khối mầm : 04 lớp có 100 trẻ; Khối Chồi 03 lớp có 94 trẻ; Khối lá: 03 lớp có 102 trẻ. Trong năm học qua, tuy còn nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao của tập thể đơn vị đã kiên trì bền bỉ, tìm tòi sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 2.2- Thực trạng hoạt động quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn Các hoạt động của nhà trường được đổi mới trong đó có hoạt động tổ chức ngày Hội ngày Lễ cho các cháu mầm non. Cụ thể như sau - Kế hoạch và nội dung được xây dựng cụ thể trong năm gồm có 09 lễ hội ( tổ chức lễ hội ngày toàn dân đưa trẻ đến trường; Ngày vui trung thu ; ngày 20/11; ngày Noel; Ngày tết quê em; ngày 8/3; ngày sinh nhật Bác ngày 19/5; ngày lễ ra trường và ngày Quốc tế thiếu nhi; mỗi nội dung lễ hội được xây dựng từng chủ đề của tháng, trong đó có 04 lễ hội được tổ chức tập trung dưới hình thức giáo dục luyện kỹ năng sống, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. - Các hình thức tổ chức ngày hội lể thông qua chương trình ngày hội ngày lễ gồm có có phần hội, phần l ễ : Phần lễ: tạo không khí vui tươi được diễn ra nhẹ nhàng tạo dấu ấn tốt đẹp trong hoạt động ngày lễ. Trang trí hình ảnh hoạt động , treo dán băng rôn làm nổi bật trọng tâm của ngày lễ hội Phần hội: cùng đoàn thể, hội PHHS tổ chức các hoạt động vui chơi thiết thực được giao lưu với các bạn bè trong trường với nhiều hình thức khác nhau và phù hợp với từng chủ 3 điểm thông qua đó bé thực hiện chơi các trò chơi dân gian, bé tập làm nội trợ, ăn Buffe, thi năng khiếu bé khỏe bé ngoan. - Chỉ đạo giáo viên tổ chức ở lớp những ngày hội theo sự kiện như: 20/10 ngày gia đình Việt Nam, ngày 24/12 ngày Noel, ngày giỗ tổ vua Hùng cũng được các cô tích hợp vào các hoạt động trong ngày. Giáo viên có thể tận dụng các sự kiện, các lễ hội, ngày hội cũng như các sự kiện trong cuộc sống ngày của trẻ ( sinh nhật, ngày hội của gia đình…) - Trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức ngày lễ hội như Đàn, máy, một số dụng cụ âm nhạc phách gỏ, trống, kèn, xắc xô - Phối hợp với các lực lượng xã hội để tuyên truyền thêm vê kiến thức các lễ hội nhằm nâng cao nhận thức sự thu hút - Đó là sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội đối với ngành học, sự nỗ lực của các cấp quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên. Đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và nhà nước dành cho giáo dục Mầm non. Vì thế tập thể cán bộ giáo viên trường Mầm non Thị Trấn Thủ Thừa chúng tôi luôn cố gắng xây dựng đội ngũ luôn năng động, linh hoạt để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra Trường phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Nhà trường - gia đình - xã hội. Trong những năm qua việc tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non thị trấn Thủ Thừa chưa được sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. sự quan tâm chưa sâu sát của sở, phòng đối với nội dung tổ chức lễ hội ở trường mầm non. Tuy vậy nhà trường đã có nhiều cố gắng nghiên cứu và đưa ra những phương pháp cải tiến giáo dục đạt hiệu quả. Nội dung các hoạt động lễ hội tương đối phù hợp đặc trưng của ngày Hội, ngày Lễ; các tiết mục văn nghệ, các trò chơi phong phú và xây dựng theo chủ điểm của lễ hội. Các ngày hội, ngày lễ trong trường Mầm non thị trấn được trải dài theo suốt thời gian của một năm học bắt đầu từ ngày khai giảng, ngày Tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 … và kết thúc ở ngày tổng kết năm học. Làm sao và làm thế nào chúng ta giúp trẻ được tham gia, được hoạt động để giúp trẻ hiểu hơn về cuộc sống hôm nay, thế giới ngày mai. (Bảng thống kê thực trạng tổ chức lễ hội đính kèm phụ lục) 2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục về quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn: 4 Điểm mạnh: - Đa số cháu thích tham gia vào các hoạt động Lễ hội và tạo ra các sản phẩm đẹp, cháu có kỹ năng sao chép từ ngữ, cháu khéo léo hơn trong các hoạt động gói quà, cắm hoa - Cháu tự tin trong giao tiếp, biết cách thể hiện ngôn ngữ một cách mạch lạc và có hành vi đạo đức tốt, biết phối hợp với bạn trong các hoạt động của ngày Lễ hội. - Những sản phẩm mà trẻ làm ra trong các hoạt động Lễ hội giúp trẻ tự tin hơn cũng như phụ huynh cảm thấy vui hơn khi trẻ có những tiến bộ vượt bậc. - Giáo viên có chuẩn bị kế hoạch cho các Lễ hội một cách chi tiết hệ thống và phù hợp theo lứa tuổi cũng như đảm bảo đầy đủ các Lễ hội cho trẻ. - Thực hiện nghiêm túc chương trình và thời gian quy định của từng Lễ hội, đưa ra nhiều biện pháp khắc phục khó khăn để tổ chức cho trẻ tham gia đầy đủ các Lễ hội tại trường. - Giáo viên luôn tự nghiên cứu tìm ra các biện pháp trò chơi tốt nhất để phát huy hết tính tích cực của trẻ; phát huy được một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ. Hạn chế: - Do là năm đầu thực hiện chuyên đề nên vẫn còn nhiều lúng túng, việc phân bố số lượng cháu ở các góc trong hoạt động Lễ hội đôi khi còn chưa hợp lý. Thuận lợi: - Các cháu rất thích tham gia vào các ngày Lễ hội tại trường và mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Các cháu có nhiều tiến bộ và các kỹ năng được củng cố tốt hơn trong các hoạt động này. - Cháu có khả năng sáng tạo và có thể tự mình tạo ra các động tác kỹ năng múa hát tốt. - Phụ huynh tin tưởng, đóng góp, hỗ trợ các nguyên vật liệu để các cháu tham gia vào các hoạt động Lễ hội. Khó khăn: - Cần tìm thên nhiều các hình thức hoạt động cũng như các trò chơi mới phù hợp với đặc điểm của từng ngày Lễ hội để giúp kích thích hứng thú của trẻ khi tham gia cũng như 5 qua đó giáo dục trẻ biết ý nghĩa của các Lễ hội. Từ cách học mà chơi chơi mà học này trẻ sẽ có ấn tượng sâu sắc về các ngày Lễ hội trong trường Mầm Non cũng như trong xã hội. - Việc phối hợp chặt chẽ giữa hai giáo viên trong lớp trong việc thực hiện soạn kế hoạch và cần tăng cường công tác tuyên truyền đến phụ huynh. Song song đó cần sưu tầm thêm các bài hát thiếu nhi mới để việc tổ chức Lễ hội thật sự phù hợp với lứa tuổi và làm tăng thêm không khí vui tươi của ngày Lễ hội phải nhiều thời gian. - Một số phụ huynh chưa phối hợp tốt trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu để giúp trẻ có thể phát huy hết tính tích cực trong ngày Lễ hội. 2.4. Kinh nghiệm thực tế những việc đã làm của bản thân về quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn: Bản thân chọn lớp và quan sát nhóm trẻ để thực hiện rút kinh nghiệm chỉ đạo chung cả trường như sau: a. Nghiên cứu tài liệu sách báo, tạp chí tạo ý tưởng cho việc tổ chức Lễ. hội. - Bằng các hình thức: Sưu tầm tại các nhà sách, thư viện, trao đổi với đồng nghiệp… sau khi tham khảo tôi rút ra những vấn đề quan trọng và đặt ra yêu cầu cần phải có khi tổ chức hoạt động Lễ Hội. - Phương pháp hình thức tổ chức: bằng các hoạt động tạo hình, âm nhạc, kể chuyện, múa rối để thu hút trẻ. - Tạo môi trường để mỗi trẻ đều có cơ hội tham gia vào các Lễ hội: tổ chức tại các nhóm lớp hoặc tổ chức theo khối cấp tuổi. - Song song đó việc soạn kế hoạch tổ chức Lễ hội phải mang tính kế thừa và thống nhất ở các bước thực hiện để tạo hứng thú cho trẻ và làm phong phú thêm về nội dung của Lễ hội. Ví dụ: Lễ hội ngày 20/11 chủ yếu là ca hát múa, làm thiệp, cắm hoa Nhưng khi tổ chức Lễ hội mừng Xuân thì cần soạn thêm như trò chơi dân gian, viết câu đố, gói bánh chưng bánh tét, Lễ hội 22/12 thi làm xe hoa, diễu hành - Trong khi soạn kế hoạch tổ chức Lễ hội tôi cũng cần lưu ý đến việc phân chia các góc hoạt động sao cho thật phù hợp và đảm bảo cho đủ số trẻ trong lớp được tham gia. - Trọng tâm nhất trong vịêc tổ chức Lễ hội thật sự là của trẻ Mầm Non thì chính bản thân đứa trẻ phải được tự mình tham gia, tự mình tạo ra các sản phẩm trong ngày hội 6 lễ đó. Từ những sản phẩm này, Hội lễ sẽ gây cho trẻ một hứng thú và mong muốn được tham gia vào những lễ hội tiếp theo b. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và trình độ của trẻ để phát huy tính tích cực ở trẻ. - Với mục đích tham gia Lễ hội không chỉ đơn thuần là để chơi mà thông qua đó trẻ sẽ học được một số kỹ năng cần thiết cũng như biết về ý nghĩa của các ngày Lễ hội này, tôi thấy cần cung cấp cho trẻ các kỹ năng về tạo hình, âm nhạc. - Trẻ trong lớp có nhiều tính cách khác nhau: có trẻ trầm tĩnh, trẻ khéo tay, trẻ tỉ mỉ, cẩn thận nhưng cũng có trẻ rất hiếu động, không muốn hợp tác với bạn trong các hoạt động, do đó tôi phải tìm ra các hoạt động phù hợp để đảm bảo tất cả trẻ được tham gia hoạt động Lễ một cách hào hứng và tích cực nhất. - Cụ thể là tôi tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng trẻ trong lớp và đặc biệt chú ý đến những trẻ hiếu động. Những trẻ này ít khi chịu hợp tác với bạn và ít khi chịu tập trung lâu vì vậy tôi giao nhiệm vụ đặc biệt cho nhóm trẻ này bằng các hình thức tăng cường các nguyên vật liệu trong các hoạt động tạo hình, yêu cầu gợi ý trẻ cần sáng tạo hơn trong các hoạt động, tăng độ khó của các sản phẩm để giúp trẻ tập trung hơn và kích thích hứng thú bền vững cho trẻ. Đồng thời tôi cùng trẻ đi đến một thỏa thuận là nếu như con làm xong một sản phẩm con sẽ được qua góc khác tham gia các trò chơi mới. Ngoài ra tôi cũng cho những trẻ trẻ hiếu động này khi tham gia vào các hoạt động Lễ hội bằng cách giúp cô trang trí và tổ chức các trò chơi vận động để thu hút trẻ tham gia hoạt động.Từ những áp dụng trên tôi nhận thấy trẻ đã tham gia Lễ hội một cách tích cực và hứng thú nhất. - Tôi quan tâm đến những trẻ mới đi học, những trẻ có kỹ năng tạo hình còn yếu, những trẻ chưa tự tin trong giao tiếp để hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể một cách kịp thời. Song song đó tôi quan sát các sản phẩm mà trẻ làm ra trong các giờ hoạt động chung, hoạt động góc để từ đó có thể hướng dẫn động viên và hoàn chỉnh các kỹ năng ca hát múa, vẽ nặn để giúp trẻ thật sự hứng thú trong việc tạo ra các sản phẩm khi tham gia Hội lễ. - Đối với những trẻ cẩn thận tỉ mỉ, tôi gợi ý cho trẻ tham gia vào các góc làm thiệp, giải câu đố, những trẻ có khả năng sáng tạo tốt thì cho trẻ chơi các góc nặn, cắm 7 hoa Đối với trẻ có kỹ năng ca hát múa thì cho trẻ biểu diễn các tiết mục âm nhạc tự biên của bản thân mình. - Còn đối với những trẻ chưa thật cẩn thận và chưa thật sự tập trung chú ý, tôi giao các nhiệm vụ có tính cách tỉ mỉ cẩn thận như : ghép tranh, dán trang trí đường viền để điều chỉnh hành vi và rèn luyện cá tính kiên nhẫn cho những trẻ này. c. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép các ngày hội ngày lễ thông qua các hoạt động trong ngày. - Để trẻ có khả năng tham gia vào các hoạt động Lễ hội, tôi lưu ý đến các kỹ năng tạo hình cũng như các kỹ năng âm nhạc mà đặc biệt là các sáng tạo trong biểu diễn nghệ thuật âm nhạc của trẻ. - Lồng ghép trong các hoạt động chung: Tăng cường cho trẻ khả năng hợp tác với nhau trong các hoạt động bằng cách trong các giờ hoạt động chung tôi luôn cho trẻ các bài tập mà trong đó yêu cầu trẻ phải làm việc cùng nhau. * Đối với hoạt động tạo hình: - Củng cố các kỹ năng tạo hình như cùng vẽ một bức tranh, cùng làm thiệp tập thể Tôi chú trọng cho trẻ việc phát biểu ý kiến trình bày ý tưởng sáng tạo của bản thân trẻ trong lúc hợp tác cùng bạn. - Ngoài ra tôi cũng rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi tay thông qua các họat động cắt dán các hình từ hoạt báo, hoặc xé dán tranh theo chủ đề - Cho trẻ quan sát nhiều kiểu thiệp, kiểu chữ, các bức tranh của hoạt sĩ miêu tả cảnh đẹp của những ngày hội lễ để từ đó nuôi dưỡng cảm xúc về cái đẹp đồng thời tạo cho trẻ các biểu tượng phong phú để khi tham gia vào các hoạt động Lễ hội trẻ có thể vận dụng để tạo ra sản phẩm của bản thân mình. - Tăng cường sưu tầm thêm các nguyên vật liệu như giấy thiệp màu, vỏ cây, vỏ sò, hột hạt, vỏ trứng, ống hút để cho trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình. * Đối với hoạt động giáo dục âm nhạc: -Tăng cường nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ: đa dạng các hoạt động ca hát, bổ sung thêm các bài hát ngoài chương trình học, các bài hát nói về chủ để của Lễ hội. 8 Ví dụ: bài hát “Bông hồng tặng cô”, “Em yêu cô giáo” trong Lễ hội 20/11; bài hát “Mùa xuân ơi!”, “Ngày Tết quê em”, “Tết đến rồi” cho Lễ hội Mừng Xuân v.v - Tôi dạy trẻ những kỹ năng để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động âm nhạc tổng hợp. Tôi dạy trẻ hát đúng các bài hát, biết hát diễn cảm tình cảm nội dung chương trình, tập cho trẻ thói quen nghe nhạc và hưởng ứng theo nhịp điệu âm nhạc - Khi trẻ được hoạt động âm nhạc một cách thường xuyên sẽ giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều. Điều này sẽ là nền tảng giúp trẻ hoạt động tích cực khi tham gia vào các ngày Lễ hội mang tính tập thể cao như các Lễ hội của toàn trường hoặc là các Lễ hội được tổ chức theo các cấp tuổi. * Đối với hoạt động Làm quen văn học và chữ viết: - Lễ hội là nơi trẻ được giao lưu trò chuyện với nhau, vì vậy khả năng diễn đạt ngôn ngữ là phương tiện phát huy tính tích cực, phát triển trí lực và tình cảm của trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi này. Do đó tôi cũng chú ý phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ bằng cách: gợi ý trẻ nói tròn câu thông qua các câu chuyện, bài thơ được học, tôi giúp trẻ mở rộng quan hệ bạn bè, mở rộng cách giao tiếp ứng xử với nhau. Tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ tự phát triển ngôn ngữ của bản thân bằng cách khuyến khích trẻ tự mình kể lại câu chuyện đã học chuyện hoặc là tự kể chuyện về chính bản thân trẻ. - Tôi cũng chú ý đến việc rèn luyện và phát triển khả năng đọc diễn cảm thơ, truyện để khi trẻ tham gia vào các hoạt động Lễ hội trẻ có thể tự tin mạnh dạn lên biểu diễn trước đám đông giúp trẻ thật sự phát huy tính tích cực của mình. - Tôi cũng cho trẻ tự biết cách giới thiệu bản thân của mình, biết cách thể hiện ý tưởng thông qua các hoạt động ngôn ngữ từ đó trẻ có thể mạnh dạn trong việc giao lưu với các bạn trong trường. - Khi tham gia vào hoạt động Lễ hội nhất là vào các góc làm thiệp, giải câu đối trẻ được củng cố lại các chữ đã được học đồng thời trẻ hiểu được chữ viết cũng là một ký hiệu ngôn ngữ của con người. Trẻ nhận biết mối quan hệ tương ứng giữa nói và viết (tương ứng với một tiếng là một từ). Do đó tôi chú trọng đến hoạt động này, tôi cho trẻ làm quen với các băng rôn treo trong trường để trẻ có thể hiểu được để đón chào một ngày Lễ hội không chỉ mọi người nói với nhau mà còn có những khẩu hiệu, thông qua 9 những khẩu hiệu này mà người người đều biết được ý tưởng của mình trong các ngày kỷ niệm Lễ hội. - Tôi gợi ý cho trẻ cách đặt tên cho các ngày Hội lễ và đã có những trẻ đặt tên rất thú vị như “Chú cuội và Chị Hằng”, “Bé thích mùa Xuân”, “ Em thích làm chú bộ đội” - Trẻ lớp Lá đã có kỹ năng cắt rất tốt, nên tôi chuẩn bị các phông chữ rồi in ra giấy màu và cho trẻ cắt. Thông qua các hoạt động này giúp trẻ làm quen với nhiều kiểu chữ khác nhau và từ đó trẻ thật sự hứng thú trong việc cùng cô trang trí phông vì trẻ có thể tự mình đoán xem hôm nay chữ A, B có hình dạng như thế nào. Lồng ghép trong các hoạt động góc: - Tôi đặt trọng tâm vào các góc tạo hình và âm nhạc, ở những góc chơi này tôi yêu cầu trẻ phải biết cách sắp xếp các đồ dùng gọn gàng ngăn nắp và thẫm mỹ. - Trẻ biết tự phân công và tự tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích của bản thân ở góc âm nhạc là lúc để những trẻ chưa tự tin có dịp phát huy những sáng tạo của mình. - Góc phân vai: củng cố “bé tập làm nội trợ”.Hướng dẫn cho trẻ cách gói quà, cách gói bánh, cách bày mâm quả, cách cắm hoa d. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh - Trao đổi với Phụ huynh tham gia vào việc cùng chuẩn bị cho Lễ hội như cùng sưu tầm các tranh ảnh và nhờ phụ huynh hỗ trợ một số đồ dùng cho việc tổ chức Lễ hội như: dây kim tuyến, hoa tươi, giỏ hoa, mút cắm hoa tăng cường những hình ảnh về việc tổ chức Lễ hội tại trường. Các lễ hội diễn ra theo một trình tự, có thời gian qui định rõ ràng, lễ hội được trải dài theo suốt trong một năm học. Tên và nội dung của lễ hội gắn liền với chủ đề được chọn nên giáo viên cũng kịp thời nắm bắt và phối hợp cùng nhau thực hiện. Tùy theo kế hoạch đã đề ra mà trường chọn tổ chức ngày hội tập trung hay lồng ghép vào kế hoạch hoạt động của lớp các cô tổ chức như: ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.12; ngày 8/3 Quốc tế phụ nữ; ngày 1/6 Quốc tế thiếu nhi. Riêng những ngày hội theo sự kiện như: 20/10 ngày gia đình Việt Nam, ngày 24/12 ngày Noel, ngày giỗ tổ vua Hùng cũng được các cô tích hợp vào các hoạt động trong ngày. Giáo viên có thể tận dụng các sự kiện, các lễ hội, ngày hội cũng như các sự kiện trong cuộc sống ngày của trẻ ( sinh nhật, ngày hội của gia đình…) như là một biện pháp để giáo dục toàn diện thông qua các hoạt động trong ngày, chủ yếu là hoạt động chơi. Việc tổ chức chơi theo 10 [...]... kinh tế xã hội đặc điểm nổi bật 2.2 Thực trạng hoạt động quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn 2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu thuận lợi, khó khăn để đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục về quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn 2.4 Kinh nghiệm thực tế những việc làm của bản thân liên quan đến quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn 3 CÁC... mọi hình thức khi các đơn vị tổ chức lễ hội Đó là nguồn động viên nhằm tiếp sức giúp chúng tơi có thêm niềm tin và nghị lực để thực hiện đạt hiệu quả kế hoạch đã đề ra trong thời gian tới 19 MỤC LỤC 1 LÝ DO CHỌN TIỂU LUẬN 1.1 Lý do pháp lý 1.2 Lý do lý luận 1.3 Lý do thực tiển 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ LIÊN QUAN QUẢN LÝ VIỆC TỔ CHỨC NGÀY HỘI NGÀY LỄ TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2.1 Giới thiệu khái qt... cầu được chơi của trẻ Mầm non Tập thể cán bộ giáo viên cơng nhân viên trong đơn vị Trường Mầm non Thị Trấn Thủ Thừa đã từng bước thực hiện kế hoạch đã đề ra đó là quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn Với những kinh nghiệm áp dụng vào thực tế mà bản thân đã ghi nhận trong thời gian qua trường tơi làm việc các vấn đề sau: Cán bộ quản lí và giáo viên Mầm non là người xây dựng... ấn tượng GV, và Ngày tốt đẹp, lưu luyến về trường thể, ban đại QTTN lớp mầm non 01/6 Sân trường Đồn Xây dựng kế hoạch, họp phân cơng giáo viên thực hiện đúng vai trò nhiệm vụ diện CMHS, trẻ Việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non, giúp trẻ có vốn kiến thức về một số ngày hội ngày lễ gần gũi với trẻ và thể hiện tình cảm, thái độ của mình với các ngày đó Thơng qua ngày hội, ngày lễ trẻ được ơn luyện... ĐỘNG VỀ QUẢN LÝ VIỆC TỔ CHỨC NGÀY HỘI NGÀY LỄ TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 3.1 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 tháng 3.2 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng 3.3 Các hoạt động dự kiến thực hiện 1 năm sau 4 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận 4.2 Kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt: - Tác giả Hồng Văn Yến năm 1997 Kịch bản lễ hội ở trường Mầm non, do Vụ Giáo Dục mầm non và Nhà... : Tổ chức ngày lễ “vui trung thu” trong kế hoạch tơi đưa ra có cho trẻ đi rước đèn ngồi đường phố nhưng vì trời mưa đến thì trẻ khơng được đi rước đèn 3 CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ QUẢN LÝ VIỆC TỔ CHỨC NGÀY HỘI NGÀY LỄ TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 11 3.1 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 tháng Stt 01 Tên cơng Mục đích kết quả cần đạt Người thực Điều kiện việc/ Nội hiện/ phối thực hiện dung hợp Tổ chức. .. Khi tổ chức lễ Cần có lịch tổ chức cụ thể, để phối kết thể, PHHS, hổ trợ tốt hội đội các lực hợp tốt với địa phương dân trong việc lượng phòng địa tổ chức lễ phương bận hội tác cơng khơng 01 tham Tổ chức lễ gia Giáo dục trẻ biết được ý BGH/ Giáo Sân trường Sân trường Họp giao ban, tham mưu địa phương hội Ngày nghĩa ngày tồn dân đưa trẻ viên, Đồn lên kế hoạch cụ thể , phân cơng giao tồn dân đến trường, ... Đường Hoa Nguyễn Huệ, Lễ hội Bánh Chưng, Lễ hội chào mừng ngày 30/4, ngày 22/12 cũng như các chương trình văn hóa nghệ thuật mang tính xã hội như Giai điệu xanh, văn nghệ Mùa Xn Các chương trình này sẽ tạo những ấn tượng mạnh mẽ cho trẻ về khơng khí của những ngày Lễ hội từ đó giúp cảm xúc của trẻ khi tham gia gia Lễ hội tại trường đạt hiệu quả hơn - Riêng có những lễ hội tổ chức khơng kết quả cao ngun... các ngày lễ hội nhằm kích thích nhu cầu và động cơ hoạt động của trẻ qua đó trẻ phát triển tồn diện hơn - Khuyến khích phụ huynh cho trẻ tham dự các Lễ hội mang tính thời sự (sự kiện) được tổ chức ngồi xã hội để trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh và phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động Lễ hội ở trường và xã hội Khi tham gia vào các Lễ hội như: Hội hoa Xn, Đường Hoa Nguyễn Huệ, Lễ. .. Nguyễn Thị Bích Yến, Tạ Thị Hồng Oanh tháng 6/2012 tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường mầm non, Modulel 4 Quản lý nhà trường tập 2, Bộ Giáo Dục và Đào tạo, trường cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh - Căn cứ “ cơng văn số 1477/HD-SGDĐT” ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 của GDMN - Căn cứ “ kế hoạch số 83/KH-PGD-GDMN” ngày . về quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn. 2.4. Kinh nghiệm thực tế những việc làm của bản thân liên quan đến quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn. . nhà trường. 2.2- Thực trạng hoạt động quản lý việc tổ chức ngày hội ngày lễ trường mầm non thị trấn Các hoạt động của nhà trường được đổi mới trong đó có hoạt động tổ chức ngày Hội ngày Lễ. DO CHỌN TIỂU LUẬN 1.1. Lý do pháp lý 1.2. Lý do lý luận 1.3. Lý do thực tiển 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ LIÊN QUAN QUẢN LÝ VIỆC TỔ CHỨC NGÀY HỘI NGÀY LỄ TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2.1. Giới

Ngày đăng: 22/04/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan